Trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực. Các doanh
nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia vào nền kinh tế toàn
cầu, tham gia vào một sân chơi bình đẳng để từ đó ngày càng hoàn thiện sản
phẩm cũng như chiến lược kinh doanh của mình.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực
cạnh tranh kém. Khi mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh
tranh về nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nguồn nhân lực ngày
càng khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài với thương hiệu mạnh,
chính sách lương ưu đãi sẽ thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động chất
lượng cao về phía họ. Điều này đã tạo ra không ít thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải làm thế nào đây? Để
đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, các doanh nghiệp cần phải nhận biết được những yếu
tố cơ bản trong xu thế chung của thời đại không chỉ ở khoa học công nghệ mà
còn ở vấn đề nhận thức, văn hóa. Và một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu
được, giúp các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình trong một môi
trường kinh doanh đầy khốc liệt này chính là văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những
thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức
mạnh của văn hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm
nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.
Nền văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan
trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực doanh nghiệp có
thể tuyển dụng thêm, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm nhưng
doanh nghiệp lại không thể đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy của từng
nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và phát triển văn hóa doanh
- 2 -nghiệp đang trở thành một xu hướng chủ đạo và trở thành chiến lược quan
trọng trong định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là một khái niệm
khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp còn chưa
nhận thức được hết tầm quan trọng, chưa thấy được hết sức mạnh của văn hóa
doanh nghiệp như một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh
nghiệp đã không đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách thích đáng
mà ngược lại chính những quan điểm lỗi thời đang trở thành vật cản vô hình
đối với các doanh nghiệp trên con đường hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Vì
vậy, xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp đang trở thành một yêu cầu
rất cấp thiết để các doanh nghiệp có thể đương đầu với những thách thức và
đáp ứng được những yêu cầu phát triển chung của thời đại.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn ThS. Trần Hải Ly, em xin chọn đề
tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại
công ty viễn thông quốc tế VTI – thuộc tập đoàn VNPT” làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp của mình
100 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại công ty viễn thông quốc tế vti, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYấN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
========
KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG
VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CễNG TY
VIỄN THễNG QUỐC TẾ VTI
Sinh viờn thực hiện : Nguyễn Thị Thỳy Quỳnh
Lớp : Anh 7
Khoỏ : K42B
Giỏo viờn hướng dẫn : ThS. Trần Hải Ly
HÀ NỘI, 11/ 2007
MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................. 1
Chương 1: Lý luận chung về văn húa doanh nghiệp ................................ 4
I. Một số vấn đề cơ bản về xõy dựng văn húa doanh nghiệp ...................... 4
1. Cỏc khỏi niệm ........................................................................................... 4
1.1. Khỏi niệm về văn húa ............................................................................ 4
1.2. Văn húa doanh nghiệp ........................................................................... 5
2. Đặc điểm, chức năng của văn húa doanh nghiệp ...................................... 7
2.1. Đặc điểm của văn húa doanh nghiệp...................................................... 8
2.2. Chức năng của văn húa doanh nghiệp .................................................... 8
3. Vai trũ của văn húa doanh nghiệp ............................................................. 9
3.1. Văn húa doanh nghiệp gúp phần nõng cao năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp ................................................................................................ 9
3.2. Văn húa doanh nghiệp gúp phần tăng cường khả năng thớch ứng cho
doanh nghiệp ................................................................................................ 9
3.3. Văn húa doanh nghiệp tạo nền tảng sức mạnh tinh thần cho doanh
nghiệp .......................................................................................................... 10
4. Kết cấu của văn húa doanh nghiệp ........................................................... 11
4.1. Tầng bề mặt ........................................................................................... 11
4.2. Tầng trung gian ..................................................................................... 14
4.3. Tầng sõu ................................................................................................ 16
II. Nội dung xõy dựng văn húa doanh nghiệp ............................................ 18
1. Quy trỡnh xõy dựng văn húa doanh nghiệp ............................................... 18
1.1. Xõy dựng hệ thống định chế của doanh nghiệp ...................................... 18
1.2. Xõy dựng thể chế, thu thập và xử lý thụng tin ....................................... 25
1.3. Xõy dựng và thực hiện quy chế dõn chủ cơ sở ....................................... 25
1.4. Xõy dựng cơ chế kết hợp hài hũa lợi ớch giữa cỏ nhõn và doanh
nghiệp .......................................................................................................... 30
2. Cỏc rào cản đối với quỏ trỡnh xõy dựng văn húa doanh nghiệp ................. 30
Chương 2: Thực trạng việc xõy dựng văn húa doanh nghiệp tại cụng
ty viễn thụng quốc tế VTI giai đoạn 2004 - 2007....................................... 32
I. Giới thiệu khỏi quỏt về cụng ty viễn thụng quốc tế VTI .......................... 32
1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của cụng ty ......................................... 32
2. Chức năng, nhiệm vụ của Cụng ty ............................................................ 34
3. Hỡnh thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Cụng ty ..................... 34
4. Tổ chức bộ mỏy quản lý của Cụng ty ....................................................... 35
II. Phõn tớch mụi trường văn húa doanh nghiệp của cụng ty viễn thụng
quốc tế VTI .................................................................................................. 37
1. Đặc điểm văn húa doanh nghiệp của Cụng ty viễn thụng quốc tế VTI ...... 37
2. Phõn tớch cỏc yếu tố tạo nờn mụi trường văn húa doanh nghiệp của
Cụng ty Viễn thụng Quốc tế VTI.................................................................. 40
III. Tỡnh hỡnh xõy dựng văn hoỏ doanh nghiệp tại Cụng ty Viễn thụng
quốc tế VTI .................................................................................................. 44
1. Xõy dựng hệ thống định chế của Cụng ty Viễn thụng Quốc tế VTI .......... 44
1.1. Xõy dựng định hướng và tầm nhỡn chiến lược ....................................... 44
1.2.Xõy dựng triết lý kinh doanh cho Cụng ty .............................................. 46
1.3. Xõy dựng cơ cấu tổ chức cho Cụng ty ................................................... 47
1.4. Xõy dựng hệ thống văn bản quản lý cho Cụng ty ................................... 48
1.5. Xõy dựng cơ chế khen thưởng kỷ luật ................................................... 48
1.6. Xõy dựng tiờu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, tinh thần, thỏi độ đối với
cỏc nhõn viờn trong Cụng ty ......................................................................... 50
1.7. Đồng phục cho nhõn viờn ...................................................................... 51
2. Xõy dựng và thực hiện quy chế dõn chủ cơ sở .......................................... 52
2.1. Xõy dựng biểu tượng: logo, khẩu hiệu, màu sắc chủ đạo ...................... 52
2.2. Xõy dựng một mụi trường làm việc thõn thiện và cởi mở ...................... 52
2.3. Xõy dựng ngụn ngữ giao tiếp trong Cụng ty .......................................... 55
3. Xõy dựng cơ chế kết hợp hài hũa lợi ớch giữa cỏ nhõn và Cụng ty ............ 56
IV. Đỏnh giỏ chung về thực trạng xõy dựng văn hoỏ doanh nghiệp của
Cụng ty viễn thụng quốc tế VTI ................................................................... 58
1. Những thành cụng mà Cụng ty Viễn thụng Quốc tế VTI đó đạt được
trong quỏ trỡnh xõy dựng văn hoỏ doanh nghiệp ........................................... 58
2. Những hạn chế cũn tồn tại ở Cụng ty Viễn thụng Quốc tế VTI trong
quỏ trỡnh xõy dựng văn hoỏ doanh nghiệp .................................................... 60
3. Một số nguyờn nhõn ................................................................................. 61
3.1. Nguyờn nhõn khỏch quan ...................................................................... 61
3.2. Nguyờn nhõn chủ quan .......................................................................... 62
Chương 3: Một số giải phỏp hoàn thiện việc xõy dựng văn hoỏ doanh
nghiệp tại cụng ty viễn thụng quốc tế VTI ................................................ 64
I. Bài học kinh nghiệm của nước ngoài về xõy dựng và hoàn thiện văn
hoỏ doanh nghiệp ........................................................................................ 64
1. Xõy dựng và hoàn thiện văn hoỏ doanh nghiệp tại Nhật Bản .................... 64
2. Xõy dựng và hoàn thiện văn hoỏ doanh nghiệp tại Hàn Quốc ................... 67
II. Cỏc giải phỏp hoàn thiện việc xõy dựng văn hoỏ doanh nghiệp tại
Cụng ty Viễn thụng Quốc tế VTI ................................................................. 69
1. Nõng cao sự nhận thức về văn hoỏ doanh nghiệp ..................................... 69
2. Phỏt huy nhõn tố con người trong xõy dựng văn hoỏ doanh nghiệp ở
Cụng ty......................................................................................................... 72
3. Hoàn thiện bầu khụng khớ làm việc trong Cụng ty .................................... 76
4. Hoàn thiện thể chế của Cụng ty ................................................................ 79
4.1. Thiết kế khẩu hiệu thương mại .............................................................. 79
4.2. Thiết kế đồng phục riờng cho nhõn viờn trong Cụng ty .......................... 81
5. Hoàn thiện cỏc bước xõy dựng văn hoỏ doanh nghiệp ở Cụng ty Viễn
thụng Quốc tế VTI ....................................................................................... 81
III. Một số đề xuất đối với Nhà nước nhằm hoàn thiện việc xõy dựng
văn hoỏ doanh nghiệp tại Cụng ty Viễn thụng Quốc tế VTI ....................... 85
1. Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường
định hướng xó hội chủ nghĩa nhằm tạo một mụi trường tốt nhất cho Cụng
ty VTI cũng như cho cỏc doanh nghiệp khỏc phỏt triển kinh doanh và xõy
dựng văn hoỏ doanh nghiệp .......................................................................... 85
2. Nhà nước khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhõn dõn, khuyến khớch
mọi người, mọi thành phần kinh tế hăng hỏi làm giàu cho mỡnh và cho
đất nước ....................................................................................................... 86
3. Nhà nước cần đẩy mạnh cuộc cải cỏch hành chớnh dõn chủ trong sạch,
vững mạnh, chuyờn nghiệp và hiện đại hoỏ .................................................. 87
4. Nhà nước cần giỏo dục văn hoỏ cho những người làm kinh tế .................. 88
Lời kết ......................................................................................................... 89
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 90
Danh mục bảng biểu, sơ đồ………………………………………………...91
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực. Các doanh
nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia vào nền kinh tế toàn
cầu, tham gia vào một sân chơi bình đẳng để từ đó ngày càng hoàn thiện sản
phẩm cũng như chiến lược kinh doanh của mình.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực
cạnh tranh kém. Khi mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh
tranh về nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nguồn nhân lực ngày
càng khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài với thương hiệu mạnh,
chính sách lương ưu đãi sẽ thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động chất
lượng cao về phía họ. Điều này đã tạo ra không ít thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải làm thế nào đây? Để
đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, các doanh nghiệp cần phải nhận biết được những yếu
tố cơ bản trong xu thế chung của thời đại không chỉ ở khoa học công nghệ mà
còn ở vấn đề nhận thức, văn hóa. Và một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu
được, giúp các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình trong một môi
trường kinh doanh đầy khốc liệt này chính là văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những
thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức
mạnh của văn hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm
nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.
Nền văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan
trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực doanh nghiệp có
thể tuyển dụng thêm, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm nhưng
doanh nghiệp lại không thể đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy của từng
nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và phát triển văn hóa doanh
- 1 -
nghiệp đang trở thành một xu hướng chủ đạo và trở thành chiến lược quan
trọng trong định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là một khái niệm
khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp còn chưa
nhận thức được hết tầm quan trọng, chưa thấy được hết sức mạnh của văn hóa
doanh nghiệp như một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh
nghiệp đã không đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách thích đáng
mà ngược lại chính những quan điểm lỗi thời đang trở thành vật cản vô hình
đối với các doanh nghiệp trên con đường hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Vì
vậy, xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp đang trở thành một yêu cầu
rất cấp thiết để các doanh nghiệp có thể đương đầu với những thách thức và
đáp ứng được những yêu cầu phát triển chung của thời đại.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn ThS. Trần Hải Ly, em xin chọn đề
tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại
công ty viễn thông quốc tế VTI – thuộc tập đoàn VNPT” làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Từ việc làm rõ khái niệm văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, luận văn
nghiên cứu khái quát đặc điểm, các bộ phận cấu thành của văn hóa doanh
nghiệp cũng như nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ cấu tổ
chức, kết quả kinh doanh của công ty viễn thông quốc tế VTI.
- Nghiên cứu thực trạng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty
viễn thông quốc tế, từ đó tìm ra hạn chế và nguyên nhân đồng thời đề ra các
giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
- Phạm vi nghiên cứu là việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty
viễn thông quốc tế VTI từ năm 2004 – 2007.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- 2 -
Đề tài này nhằm đưa ra các khái niệm cơ bản về văn hóa, văn hóa
doanh nghiệp, quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng thời đi sâu vào
tìm hiểu, phân tích, đánh giá việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty
viễn thông quốc tế VTI. Trên cơ sở đó, em mạnh dạn đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty VTI.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau để tiếp cận và nghiên
cứu vấn đề:
• Phương pháp phân tích thống kê
• Phương pháp so sánh
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty
viễn thông quốc tế VTI giai đoạn 2004-2007.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp tại công ty viễn thông quốc tế VTI.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học
Ngoại Thương, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và
đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Trần Hải Ly đã nhiệt tình giúp đỡ,
chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- 3 -
Chương 1
Lý luận chung về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
I. Một số vấn đề cơ bản về văn hóa doanh nghiệp
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa từ xưa đến nay luôn là một vấn đề được đề cập nhiều trong học
thuật cũng như trong thực tế đời sống bởi vì nói tới văn hóa là nói tới ý thức,
nói tới những gì thuộc về bản chất làm cho con người trở thành chủ thể năng
động, sáng tạo trong cuộc sống, trong lao động sản xuất. Đây được xem như là
nền tảng, vừa là mục tiêu vừa là động lực làm cho sự phát triển của con người
và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn. Văn hóa có tác dụng tích
cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Một
nền văn hóa riêng khác biệt với các nền văn hóa khác chính là nguồn lực nội
sinh mạnh mẽ giúp cho các dân tộc tồn tại và phát triển bền vững trước những
biến cố lịch sử của nhân loại. Vậy văn hóa là gì?
Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về văn hóa. Chúng ta có thể
hiểu văn hóa theo một số khái niệm sau đây:
Theo E.Heriôt: “Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị
1
quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả.”0F
Theo Edward Taylor: “Văn hóa là tổng thể phức hợp bao gồm kiến
thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực
hay hành vi nào khác mà mỗi cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt
được. Văn hóa là một phức thể bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo
đức, tập quán, tất cả những khả năng và tập tục khác cần thiết cho con người
2
trong xã hội.”1F
1 Trần Ngọc Thêm (1999), Cở sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội
2 Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội
- 4 -
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
3
xã hội của mình.”2F
Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hóa: “Văn hóa phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống(của
mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang
diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ
thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân
tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Như thế, văn hóa có bản chất và đời sống riêng của nó. Từ cái chung đó
đã tạo cơ sở cho việc xác định đặc trưng văn hóa của một cộng đồng, một
quốc gia hay một tầng lớp xã hội trong mối tương quan với cộng đồng khác,
quốc gia khác hay tầng lớp xã hội khác.
Như vậy văn hóa là một hiện tượng bao trùm toàn bộ đời sống xã hội.
Và như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh
4
tồn.”3F
Tóm lại, văn hóa là một tổng thể các sáng tạo vật chất và không vật chất
của một cộng đồng người trong quá trình quan hệ với thiên nhiên và với những
cộng đồng người khác. Và không chỉ có các quốc gia, các dân tộc mới có văn
hóa mà mỗi một tổ chức, một doanh nghiệp cũng có văn hóa riêng của mình.
1.2. Văn hóa doanh nghiệp
Một đất nước không phát triển và dẫn đến suy vong nếu không bảo tồn
được nền văn hóa truyền thống dân tộc. Một gia đình sẽ không thể hạnh phúc
và hưng thịnh nếu không có “gia phong”- một lĩnh vực thuộc văn hóa gia đình.
3 Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội
4 Hồ Chí Minh tuyển tập – tập 3 (1995), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội
- 5 -
Cũng như vậy, một doanh nghiệp sẽ không tồn tại sự nghiệp của mình nếu
không có một nền văn hóa đặc thù của ngành nghề gọi là văn hóa doanh
nghiệp.
Như đã biết, doanh nghiệp tồn tại là để sản xuất của cải vật chất và làm
dịch vụ. Mọi hoạt động sản xuất đều gắn liền với một dây chuyền công nghệ
nhất định. Để vận hành được các khâu của dây chuyền này, trong doanh
nghiệp phải có hệ thống tổ chức quản lý thật chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu
cuối. Điều này có nghĩa là trong các hoạt động của doanh nghiệp, mọi người
đều phải tuân theo những giá trị chuẩn mực cụ thể nào đó và thực hiện theo
những khuôn mẫu văn hóa. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì?
Có thể nói, mỗi doanh nghiệp được thành lập là nhằm thực hiện mục
đích nào đó do nhà kinh doanh đặt ra. Để thực hiện tốt công việc này cần phải
có phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, phương
thức tiến hành công việc nhằm tạo cho doanh nghiệp có được màu sắc riêng,
tức là nhân cách hóa doanh nghiệp đó. Xét từ góc độ này, có thể xác định văn
hóa doanh nghiệp như một hệ thống đặc thù đặc trưng của doanh nghiệp, một
hệ thống các mối liên hệ, các hành động, các tác động qua lại, được thực hiện
trong khuôn khổ một hoạt động kinh doanh cụ thể.
Nhà xã hội học người Mỹ E.N.Schein có quan điểm về văn hóa doanh
nghiệp như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc
giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên,
những quy tắc đã tỏ rõ hữu hiệu trong quá khứ và vẫn cấp thiết trong hiện tại.
Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các
nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định phù
hợp. Các thành viên của tổ chức doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý
nghĩa của