Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thủy Nguyên

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế và hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất không những đối với Ngân hàng, mà còn đối với các doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân, hộ gia đình. Trong giai đoạn nền kinh tế nƣớc ta đang hội nhập và phát triển cùng với nền kinh tế toàn cầu,bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc,nền kinh tế Việt nam đã và đang chịu rất nhiều sức ép từ những khó khăn ,khủng hoảng mà nền kinh tế thế giới mang lại. Trong hoàn cảnh đó nếu các doanh nghiệp không đầu tƣ vốn để mở rộng sản xuất thì khó mà tồn tại lâu dài.Các cá nhân, hộ gia đình,các tổ chức thiếu vốn nếu không vay vốn tạo điều kiện phục vụ các nhu cầu cần thiết cho công việc,cuộc sống của mình thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Hệ thống Ngân hàng Việt nam đã và đang chịu ảnh hƣởng rất lớn từ những khó khăn của nền kinh tế thế giới đem lại.Trong hoạt động ngân hàng cho vay là hoạt động đem lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng,cùng với nhiều vai trò khác thì hoạt động cho vay là một trong những hoạt động có tính chiến lƣợc của Ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay,có rất nhiều Ngân hàng cùng tồn tại và phát triển,tạo nên sự cạnh tranh rất lớn.Hoạt động cho vay của Ngân hàng tuy đã đạt đƣợc những thành tựu,nhƣng còn gặp nhiều khó khăn,thử thách.Do đó để tồn tại, phát triển cạnh tranh trong nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay,nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động cho vay là vấn đề đặc biệt quan trọng mà các ngân hàng cần phải quan tâm.

pdf90 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thủy Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ------------------------------- ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Huyền Giảng viên hƣớng dẫn : ThS.Vũ Thị Lành HẢI PHÒNG - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ----------------------------------- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Huyền Giảng viên hƣớng dẫn : ThS.Vũ Thị Lành HẢI PHÒNG - 2013 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG I: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. ................................................................. 3 1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM). ................... 3 1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thƣơng mại: .............................................. 3 1.2. Chức năng, vai trò của Ngân hàng Thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. ....................................................................................................... 4 1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Thƣơng mại. ....... 7 2. TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. ............................... 10 2.1. Khái niệm tín dụng: .......................................................................... 10 2.2. Đặc điểm của tín dụng: .................................................................... 11 2.3. Các hình thức tín dụng : ................................................................... 12 2.4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng. ........................... 14 2.5. Rủi ro tín dụng ................................................................................. 15 2.6. Quy trình tín dụng ............................................................................ 17 3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG . .............................................. 22 3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng: .................................... 22 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: ......................... 23 3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại. ................................................................................... 29 CHƢƠNG II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN ..................................................... 33 1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN. ................................................................................................... 33 1.1. Giới thiệu về NHNO&PTNT Việt Nam. .......................................... 33 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNO&PTNT huyện Thủy Nguyên. .......................................................................................... 34 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THỦY NGUYÊN. ........................................................ 40 2.1.Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh. ................................... 40 2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 ........................ 41 3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thủy Nguyên. ....................................................................................................... 52 3.1.Quy mô tín dụng ................................................................................ 52 4. Tình hình thu nợ. ..................................................................................... 62 4.1.Tỷ lệ thu lãi. ...................................................................................... 62 4.2. Tình hình nợ xấu : ............................................................................ 63 4.3. Vòng quay vốn tín dụng: .................................................................. 65 4.4.Tình hình thu nợ ngoại bảng (Nợ đã đƣợc xử lý rủi ro). .................. 66 4.5. Một số chỉ tiêu định tính. ................................................................. 66 5.Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thủy Nguyên. .............................................................................................. 69 5.1.Những kết quả đạt đƣợc .................................................................... 69 5.2.Những tồn tại và nguyên nhân .......................................................... 70 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN ........................................................................................................ 72 1. PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2013-2016. .... 72 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN .................................................................................................... 73 2.1. Đa dạng hóa đối tƣợng cho vay: ...................................................... 73 2.2. Đẩy mạnh tín dụng trung, dài hạn kết hợp với sự kiểm soát chặt chẽ nghiệp vụ cho vay. .................................................................................. 75 2.3.Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng. ......................................................................... 76 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 77 3.1. Đối với NHNo Thành phố & NHNNoTrung Ƣơng ......................... 77 3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc (NHNN). ......................................... 79 3.3. Đối với Nhà Nƣớc . .......................................................................... 80 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 84 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 85 Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế và hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất không những đối với Ngân hàng, mà còn đối với các doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân, hộ gia đình. Trong giai đoạn nền kinh tế nƣớc ta đang hội nhập và phát triển cùng với nền kinh tế toàn cầu,bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc,nền kinh tế Việt nam đã và đang chịu rất nhiều sức ép từ những khó khăn ,khủng hoảng mà nền kinh tế thế giới mang lại. Trong hoàn cảnh đó nếu các doanh nghiệp không đầu tƣ vốn để mở rộng sản xuất thì khó mà tồn tại lâu dài.Các cá nhân, hộ gia đình,các tổ chức thiếu vốn nếu không vay vốn tạo điều kiện phục vụ các nhu cầu cần thiết cho công việc,cuộc sống của mình thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Hệ thống Ngân hàng Việt nam đã và đang chịu ảnh hƣởng rất lớn từ những khó khăn của nền kinh tế thế giới đem lại.Trong hoạt động ngân hàng cho vay là hoạt động đem lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng,cùng với nhiều vai trò khác thì hoạt động cho vay là một trong những hoạt động có tính chiến lƣợc của Ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay,có rất nhiều Ngân hàng cùng tồn tại và phát triển,tạo nên sự cạnh tranh rất lớn.Hoạt động cho vay của Ngân hàng tuy đã đạt đƣợc những thành tựu,nhƣng còn gặp nhiều khó khăn,thử thách.Do đó để tồn tại, phát triển cạnh tranh trong nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay,nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động cho vay là vấn đề đặc biệt quan trọng mà các ngân hàng cần phải quan tâm. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng đang là một vấn đề đƣợc chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên quan tâm, giải quyết. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, với những kiến thức đã đƣợc học tập ở trƣờng và sau một thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 2 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên. Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên. Đề tài này đƣợc tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Cụ thể là chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát tăng cao. Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu về hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, ngƣời viết sẽ xem xét các tác động của những biến động trên đã ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nhƣ thế nào. Từ đó đƣa ra các giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng mà chi nhánh có thể áp dụng vào thực tiễn. Là một sinh viên mới đƣợc trang bị kiến thức căn bản, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 3 CHƢƠNG I: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. ********** 1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM). 1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thƣơng mại: Ngân hàng thƣơng mại đã hình thành,tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngƣợc lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao là kinh tế thị trƣờng,thì ngân hàng thƣơng mại cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu đƣợc. Ðiều 20 Luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH 10): Ngân hàng thƣơng mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, Xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi,tiền tiết kiệm… cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tƣợng nói trên Đa số các nhà kinh tế học đều cho rằng Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nhƣ vậy ngân hàng thƣơng mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền nhàn rỗi sẽ đƣợc huy động,tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để cho vay phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) - Điều 4, khoản 1, khoản 3 và khoản 12 đã xác định: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán” và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì “ ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 4 của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”(1) 1.2. Chức năng, vai trò của Ngân hàng Thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. 1.2.1. Chức năng của Ngân hàng Thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. Hiện nay, ngân hàng thƣơng mại có rất nhiều chức năng, tuy nhiên có ba chức năng cơ bản nhƣ sau:  Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời thiếu vốn.Với chức năng này, ngân hàng thƣơng mại vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay,vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay và hƣởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay.  Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp.Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi,mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp ngƣời phải thanh toán dù ở gần hay xa ( 1 )Mục 2, điều 98 - Luật các Tổ chức tín dụng. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 5 mà họ có thể sử dụng một phƣơng thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí, thời gian,đảm bảo thanh toán an toàn,tiện lợi. Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lƣu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó: sec,giấy chuyển ngân,thẻ thanh toán… đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lƣu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lƣu thông hàng hóa.Ở các nƣớc phát triển phần lớn thanh toán đƣợc thực hiện qua séc và đƣợc thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.  Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận nhƣ là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền đƣợc thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán.Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay,số tiền cho vay ra lại đƣợc khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đƣợc coi là một bộ phận của tiền giao dịch, đƣợc họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế,đáp ứng nhu cầu thanh toán,chi trả của xã hội. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 6 1.2.2. Vai trò của Ngân hàng Thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, vai trò ngân hàng thƣơng mại đƣợc thể hiện nhƣ sau: a. NHTM là công cụ để nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Các NHTM thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình thông qua các hoạt động tín dụng và thanh toán dƣới sự tác động của NHTW từ đó các NHTM góp phần làm mở rộng hay thu hẹp quy mô và khối lƣợng tiền tệ trong lƣu thông. Thông qua việc huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm cũng nhƣ nguồn tiền nhàn rỗi của dân cƣ, các NHTM tập hợp và phân chia vốn của thị trƣờng, thu hút vốn nƣớc ngoài để phát triển kinh tế. Đồng thời cũng không ngừng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nƣớc. b. NHTM là trung gian dẫn vốn. Vốn đƣợc tạo ra từ quá trình tiết kiệm và tích luỹ của mỗi cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, Nhà nƣớc. Vì vậy phải có mức độ chi tiêu hợp lý bên cạnh đó phải đẩy mạnh tăng thu nhập quốc dân. Để thực hiện đƣợc việc đó cần mở rộng quy mô kinh tế cả về chiều sâu và chiều rộng. Đẩy mạnh phát triển các ngành trong nền kinh tế vì thế vốn rất cần thiết. Khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra lƣợng vốn lớn, điều này sẽ tác động tích cực đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng. NHTM là trung gian tài chính, là cầu nối để đƣa vốn từ những ngƣời thừa đến những ngƣời thiếu. Nếu không có hoạt động của hệ thống các NHTM thì những ngƣời thiếu vốn và ngƣời thừa vốn sẽ không gặp đƣợc nhau. Nhờ hoạt động của hệ thống Ngân hàng mà quy mô của các doanh nghiệp đƣợc mở rộng hơn, trang thiết bị máy móc đƣợc cải tiến góp phần tăng năng suất lao động, ổn định nền kinh tế. c. NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trƣờng. Ngày nay, khi thị trƣờng đang biến động phức tạp hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động không nhỏ của quy luật khách quan đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để đáp ứng đƣợc thoả mãn Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 7 nhu cầu thị trƣờng cần phải đạt hiệu quả kinh tế nhất định. Để đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng thì các doanh nghiệp cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, chất lƣợng lao động, không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ, cơ chế quản lý cũng cần đƣợc hoàn thiện ... Để thực hiện đƣợc việc này đòi hỏi một lƣợng vốn không nhỏ mà doanh nghiệp phải đầu tƣ. Vai trò là cầu nối của Ngân hàng lúc này là rất quan trọng, hoạt động tín dụng giúp doanh nghiệp giải quyết đƣợc những khó khăn và góp phần ổn định quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trƣờng. d. NHTM là cầu nối giữa nền tài chính Quốc gia với nền tài chính Quốc tế. Với nền kinh tế thị trƣờng nhƣ ngày nay thì việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Để nền kinh tế thế giới luôn phát triển ổn định thì nền kinh tế của mỗi quốc gia phải ổn định. Các NHTM với đặc thù kinh doanh của mình nhƣ nhận tiền gửi, cho vay ... làm gia tăng việc thanh toán không dùng tiền mặt, giúp điều tiết nền kinh tế trong nƣớc phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thế giới. 1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Thƣơng mại. 1.3.1. Hoạt động huy động vốn: Đây là nghiệp vụ cơ bản của NHTM.Nó có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định quy mô cũng nhƣ hiệu quả của các hoạt động khác của NHTM. Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng nhƣ đối với xã hội.Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Ngân hàng có thể huy động vốn từ các nguồn sau: - Nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế: Hoạt động nguyên thuỷ của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng và đây cũng là nguồn đầu vào chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại. Các loại tiền gửi mà ngân hàng cung cấp để huy động vốn là: tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 8 - Phát hành các giấy tờ có giá: Các ngân hàng thƣơng mại sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính dài hạn nhằm đảm bảo khả năng đầu tƣ các khoản vốn dài hạn của ngân hàng vào nền kin
Luận văn liên quan