Hiện nay, thị trường tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hết sức quan tâm. Đây là một khu vực thị
trường có nhiều tiềm năng, vừa góp phần làm tăng doanh thu lại vừa góp phần phân
tán rủi ro cho các ngân hàng. Nhận thấy rõ vai trò của phân khúc thị trường tín dụng
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai, từ năm 2002 đến nay, Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam đã hết sức chú trọng đầu tư cả về nhân lực và vật lực để phát
triển mảng thị trường này.
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới diễn ra từ nửa cuối
năm 2008 đến nay, hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, biểu hiện rõ nét nhất là tỷ lệ
nợ xấu tăng cao trong năm 2008, vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước. “Làm thế nào để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế?” là một vấn đề hết sức cấp thiết đối với Vietcombank.
106 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VietcomBank thời kỳ khủng hoảng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tr•êng ®¹i häc ngo¹i th•¬ng
khoa QU¶N TRÞ KINH DOANH
chuyªn ngµnh KINH DOANH QUèC TÕ
-------***-------
KHãA LUËN TèT NGHIÖP
§Ò tµi:
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ qu¶n trÞ
rñi ro tÝn dông doanh nghiÖp nhá vµ võa t¹i
Vietcombank thêi kú khñng ho¶ng kinh tÕ
Sinh viªn thùc hiÖn : NguyÔn Th¶o Quúnh
Líp : Anh 4
Khãa : 44A
Gi¸o viªn h•íng dÉn: TS. §µo ThÞ Thu Giang
Hµ Néi, th¸ng 5/2009
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Thị Thu Giang, người đã tận tình hướng dẫn
tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị
thuộc Phòng Tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam và Phòng Chính sách tín dụng, Hội sở chính Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thảo Quỳnh
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 8
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG DNNVV CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 9
I. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNNVV CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 9
1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 9
2 Hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại 12
3 Phân loại tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa 16
4 Vai trò của tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 17
II. RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 18
1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng ngân hàng 18
2 Phân loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa 20
3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa 21
4 Những căn cứ chủ yếu xác định mức độ rủi ro tín dụng DNNVV 21
5 Hậu quả của rủi ro tín dụng 24
6 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa 25
III. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 26
1 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng DNNVV 26
2 Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa 27
3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng DNNVV 27
4 Đo lường rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa 28
5 Nguyên tắc Basel về quản lý rủi ro tín dụng 31
6 Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam 34
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNNVV TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 38
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT
NAM VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA
NGÂN HÀNG 38
II. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI TỪ NĂM 2008
ĐẾN NAY VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNNVV
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 40
1 Tóm tắt diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới từ năm 2008
đến nay và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thế giới 40
4
2 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đến hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 47
3 Một số chính sách tác động của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước trong năm 2008
và đầu năm 2009 52
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2005 – 2008 55
1 Tổng quan về hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam 55
2 Phân tích cụ thể hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008 57
3 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng 60
4 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Vietcombank 68
5 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Vietcombank 74
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG DNVVN TẠI VIETCOMBANK THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ -
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 78
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA VIETCOMBANK VỀ CHÍNH SÁCH TÍN
DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN NĂM 2015 78
1 Quan điểm 78
2 Mục tiêu 80
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG DNNVV TẠI VIETCOMBANK THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH
TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 81
1 Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng & Quy trình tín dụng 81
2 Hoàn thiện các văn bản liên quan đến cấp tín dụng 84
3 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả 85
4 Xây dựng chính sách khách hàng 86
5 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 90
6 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro 92
7 Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro 97
8 Các giải pháp về nhân sự 100
9 Một số kiến nghị khác 101
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, thị trường tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hết sức quan tâm. Đây là một khu vực thị
trường có nhiều tiềm năng, vừa góp phần làm tăng doanh thu lại vừa góp phần phân
tán rủi ro cho các ngân hàng. Nhận thấy rõ vai trò của phân khúc thị trường tín dụng
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai, từ năm 2002 đến nay, Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam đã hết sức chú trọng đầu tư cả về nhân lực và vật lực để phát
triển mảng thị trường này.
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới diễn ra từ nửa cuối
năm 2008 đến nay, hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, biểu hiện rõ nét nhất là tỷ lệ
nợ xấu tăng cao trong năm 2008, vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước. “Làm thế nào để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế?” là một vấn đề hết sức cấp thiết đối với Vietcombank.
Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hoạt động mà tôi dành nhiều sự
quan tâm, cùng với những kinh nghiệm thực tế có được sau thời gian ba tháng thực tập
tại Phòng Tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Sở giao dịch Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank thời kỳ
khủng hoảng kinh tế” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:
Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị rủi ro tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại.
Phân tích ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới đến
hoạt động tín dụng DNNVV tại Vietcombank và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín
6
dụng DNNVV tại Vietcombank, từ đó đưa ra những mặt tích cực và những mặt hạn
chế của công tác quản trị này.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
DNNVV tại Vietcombank thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu
thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và
làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong khóa luận.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng DNNVV tại
Vietcombank thời kỳ khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới.
7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Giải thích
CBTD Cán bộ tín dụng
CIC Credit information center (Trung tâm thông tin tín dụng)
CAR Capital Adequacy Ratio (Hệ số an toàn vốn)
CDS Credit default swaps (Hợp đồng hoán đổi tín dụng)
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
FDI Foreign Direct Investment (Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài)
FED Federal Reserve System (Cục dự trữ Liên bang Mỹ)
LSCB Lãi suất cơ bản
LSHĐ Lãi suất huy động
LSCV Lãi suất cho vay
MBS
Mortgage-backed securities (chứng khoán được đảm bảo
bằng các khoản vay thế chấp)
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
PR Public Relations (Quan hệ cộng đồng)
TCTD Tổ chức tín dụng
TRS Total return swap ( Hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập)
TMCP Thương mại Cổ phần
8
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình Tên hình Trang
Hình 1-1 Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay 7
Hình 1-2 Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng 11
Hình 1-3 Phân loại rủi ro tín dụng 16
Hình 3-4 Quy trình của một Hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập (TRS) 88
Bảng Tên bảng
Bảng 2-1 Một số chỉ tiêu chủ yếu của Vietcombank từ năm 2003 – 2008 34
Bảng 2-2 Chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế năm 2008 của một số quốc gia 38
Bảng 2-3 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm từ 2003-2008 40
Bảng 2-4 Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam năm 2008
45
Bảng 2-5 Số liệu dư nợ tín dụng cho các DNNVV giai đoạn 2005 - 2008 52
Bảng 2-6 Nợ quá hạn 56
Bảng 2-7 Tổng hợp phân loại nợ cho các DNNVV của Vietcombank 57
Bảng 2-8 Lãi suất cho vay tại Vietcombank cuối 2008 - đầu 2009 63
Bảng 2-9 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng DNNVV 68
Bảng3-10 Xếp hạng khách hàng 81
Biểu đồ Tên biểu đồ
BĐ 2-1 Tốc độ tăng trưởng GDP tại một số quốc gia trong các quý năm
2008 và cả năm 2008, 2009
39
BĐ 2-2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2003-2008 41
BĐ 2-3 Diễn biến các lãi suất chủ chốt tại Việt Nam trong năm 2008 42
BĐ 2-4 Biến động tỷ giá USD/VND theo tháng trong năm 2008 43
BĐ 2-5 Dư nợ cho vay đối với các DNNVV tại Vietcombank giai đoạn
2005-2008
53
BĐ 2-6 So sánh nợ quá hạn và nợ xấu trong tín dụng cho DNNVV giai
đoạn 2005-2008
58
9
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG DNNVV CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
I. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNNVV CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại
1.1 Sự ra đời của ngân hàng
Ngân hàng ra đời vào khoảng năm 2000 trước công nguyên. Nhân tố quan trọng
nhất thúc đẩy sự hình thành các ngân hàng đầu tiên là việc sử dụng tiền vàng của
người nguyên thủy.
Khi hoạt động sản xuất trong xã hội nguyên thủy ngày càng phát triển và mọi
người bắt đầu có nhiều của cải dư thừa, họ đã biết dùng hàng hóa mình có được để
trao đổi với nhau. Tuy nhiên, một khó khăn nảy sinh là khi một người có gà và muốn
đổi lấy cừu thì phải tìm được đúng người có cừu và muốn đổi lấy gà. Hoạt động trao
đổi diễn ra dễ dàng hơn khi có sự xuất hiện của vàng làm vật ngang giá chung. Khi đó,
người ta có thể đổi gà lấy vàng và đem vàng đó đi đổi lấy cừu. Việc dùng vàng trong
xã hội nguyên thủy ngày càng phổ biến.
Vàng được đúc thành những đồng xu có khối lượng nhất định. Tuy vậy, vận
chuyển một khối lượng vàng lớn trên một quãng đường xa, phương tiện giao thông
chưa phát triển là một công việc khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro. Các chủ cửa hiệu
vàng đã nghĩ ra dịch vụ giúp người chủ sở hữu trông giữ vàng, các vật quý giá và nhận
một khoản tiền công. Thay vào đó, họ sẽ cấp cho những người chủ sở hữu vàng một
giấy chứng nhận để những người này mang đi giao dịch và có thể lấy vàng ra bất cứ
lúc nào họ muốn. Sau một thời gian, người chủ hiệu vàng nhận thấy khách hàng của
mình rất ít khi quay lại để rút vàng ra và họ đang ngồi trên một đống vàng nhàn rỗi.
Đầu óc kinh doanh của họ lại lóe lên ý tưởng sinh lời mới, đó là mang những món tiền
nhàn rỗi đó cho những người thiếu vốn vay lấy lãi. Lượng tiền trong tay họ không phải
bao giờ cũng bị đòi trong cùng một thời gian, tức là có độ chênh lệch giữa lượng tiền
cần gửi và lượng tiền cần rút của người chủ sở hữu.
10
Những hoạt động này chính là những nghiệp vụ đầu tiên cơ bản nhất của ngân
hàng nói chung là huy động vốn và cho vay vốn. Sự kết hợp hai nghiệp vụ cơ bản này
đã tạo nên những ngân hàng thương mại đầu tiên.
1.2 Khái niệm ngân hàng, ngân hàng trung ương và ngân
hàng thương mại
Ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vậy mà vẫn có nhiều
sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa về ngân hàng.
Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng mà chúng thực hiện trong
nền kinh tế. Theo luật pháp của Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền
gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc
rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ
được xem là một ngân hàng. Trong Luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam 1997 (bổ
sung, sửa đổi năm 2004), khái niệm ngân hàng cũng được giải thích khá rõ, theo đó
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng, bao gồm hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” [6].
Về cơ bản, nội dung của khái niệm ngân hàng quy định trong luật pháp của Mỹ và
trong Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam giống nhau ở điểm ngân hàng là nơi
nhận tiền gửi, và sau đó sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cũng như cung cấp các
dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, trong luật pháp của Mỹ có quy định rõ cho vay thương
mại cũng là một hoạt động của ngân hàng, trong khi đó ở Việt Nam đối tượng kinh
doanh của ngân hàng thường được nói đến là tiền tệ.
Trong hệ thống ngân hàng gồm có ngân hàng trung ương và ngân hàng thương
mại với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. “Ngân hàng trung ương là cơ quan
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng; là ngân hàng phát hành
tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và làm các dịch vụ tiền tệ cho chính phủ” [7];
“Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ
với nội dung cơ bản là nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi đó để cho vay và cung ứng các
dịch vụ thanh toán”.
11
Ngân hàng trung ương giữ vai trò quản lý các ngân hàng thương mại thể hiện qua
một số cách. Một, ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng, bù
trừ của các ngân hàng thương mại. Vì các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính
trong nước đều phải mở tài khoản và kí quỹ tại ngân hàng trung ương nên hoàn toàn
thực hiện được vai trò điều tiết thanh toán giữa các ngân hàng giống như đối với
những thân chủ có quan hệ mua bán với nhau và cùng có một tài khoản ở một ngân
hàng. Hai, ngân hàng trung ương quản lý các khoản dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân
hàng thương mại. Dự trữ bắt buộc là tiền mặt và tỉ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là tỉ lệ %
tiền mặt trên tổng số tiền mặt do nhân dân gửi vào mà các ngân hàng thương mại phải
lưu lại trong kho tiền mặt của ngân hàng mình hay kí gửi tại ngân hàng trung ương,
không được cho vay hết. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương còn thực hiện vai trò
“cứu cánh cuối cùng” khi các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng bị rút tiền ồ ạt
và không thể huy động vốn vay từ nguồn nào khác.1
1.3 Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là tổ chức chuyên nghiệp trong việc tạo lập và cung cấp các dịch vụ
quản lý tài chính cho các cá thể, hộ gia đình và các doanh nghiệp, đồng thời còn thực
hiện nhiều vai trò khác trong nền kinh tế (xem hình 1-1).
Hình 1 - 1: Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay
1 Lê Vinh Danh (1996), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của NHTW, NXB Chính Trị Quốc Gia,
[32- 66]; GS.TS Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.
12
Nguồn: Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.
Thực sự ngân hàng đã trở thành “bách hóa tài chính” ở kỷ nguyên hiện đại. Việc
hợp nhất các dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán… dưới
một mái nhà chính là xu hướng mà người ta thường gọi là Universal Banking ở Mỹ,
Canada và Anh; là Allginanz ở Đức; và là Bancassurance ở Pháp [12].
2 Hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thƣơng mại
2.1 Khái niệm về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với đặc
điểm tình hình kinh tế - chính trị của các quốc gia đó. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP
ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy
định về việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta theo hai chỉ tiêu là vốn và
lao động: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số
lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã
hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương
trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc
một trong hai chỉ tiêu nói trên.
Nghị định cũng nêu cụ thể các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (Công ty
cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân);
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03
tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.
Cơ sở xác định vốn và lao động:
- Lao động trung bình hàng năm là số lao động bình quân mà doanh nghiệp đã
đăng kí với cơ quan quản lí lao động và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội (không bao
gồm số lao động doanh nghiệp kí hợp đồng thời vụ, hợp đồng công việc).
13
- Vốn đăng kí: đối với DNNN là vốn điều lệ được nhà nước cấp, đối với các
doanh nghiệp còn lại là vốn ghi trên đăng kí kinh doanh, giấy phép đầu tư.
2.2 Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
nền kinh tế thị trường
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một thành phần kinh tế năng động có vị trí và vai
trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế ở Việt
Nam hiện nay, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm ưu thế trên nhiều phương diện.
DNNVV chiếm tỷ lệ cao về số lượng doanh nghiệp, về thu hút lao động và về
đóng góp thu nhập quốc dân cho đất nước
Do có nhiều lợi thế như: chỉ cần một số vốn nhỏ cũng có thể thành lập được công
ty; có thể mở văn phòng, xưởng sản xuất tại gia đình với chi phí quản lý thấp, tính
năng động và tính linh hoạt cao; có khả năng thích ứng với nhu cầu thường xuyên thay
đổi của người tiêu dùng… nên số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong
những năm qua phát triển khá nhanh. Theo con số thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, tính đến tháng 6/2008 nước ta có 349,305 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong
đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 93.96% trên tổng số doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước,
thu hút khoảng 50.13% tổng số lao động trong doanh nghiệp, vốn chiếm 28.92%,
doanh thu chiếm 22.07%, lợi nhuận chiếm 11.78% và nộp ngân sách chiếm 17.46%.
Kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là nửa cơ giới, lao động
sống chiếm tỷ lệ khá cao. Mặt khác phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông, lâm, hải sản, xây
dựng và giao thông vận tải... nên có khả năng thu hút nhiều lao động, tạo nhiều việc
làm cho xã hội và tăng thu nhập bảo đảm đời sống cho người lao động. Trong khi đó
các doanh nghiệp lớn với kỹ thuật sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, nhất là đối
với các xí nghiệp tự động hoá sản xuất và sử dụng công n