Khóa luận Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Những năm cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21, cả nhân loại đã và đang được chứng kiến diễn biến của quá trình quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác, hội nhập quốc tế đã và đang trở thành một xu thế chủ đạo, tất yếu, không thể đảo ngược. Trong xu thế ấy, hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam nói riêng không chỉ là huyết m ạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra phạm vi khu vực và thế giới. Hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho sự phát triển với phương châm “đi tắt đón đầu” nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức, nhất là khả năng dễ bị “tổn thương”, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tự thân vận động, đổi mới mạnh mẽ để phát triển, vươn lên, đẩy lùi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu ngày càng xa hơn. Khi tiến hành mở cửa và hội nhập các NHTM Việt nam sẽ phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài m à không có sự bảo hộ của Nhà nước. Đây sẽ là một khó khăn rất lớn cho các ngân hàng Việt Nam khi m à bản thâ n các ngân hàng vẫn còn nhiều yếu kém, sức cạnh tranh của các ngân hàng còn thấp hơn với các ngân hàng nước ngoài cả về quy mô lẫn tiềm lực. Vì vậy, việc cần làm lúc này là cải tổ hoạt động và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng một cách toàn diện, triệt để và mạnh mẽ để đáp ứng những đòi hỏi mới của nền kinh tế hội nhập.

pdf95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện : Trần Việt Hà Lớp : Anh 3 Khoá : 41 - KTNT Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS Phạm Duy Liên Hà Nội, tháng 11/ 2006 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu ý nghĩa 1 NH Ngân hàng 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 NHNN Ngân hàng Nhà nước 4 NHTW Ngân hàng Trung ương 5 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam á 6 WTO Tổ chức thương mại thế giới 7 VN Việt Nam 8 BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 9 NHĐT&PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 10 NHNNo&PTNN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11 NHCT Ngân hàng Công thương 12 NHNT Ngân hàng Ngoại thương 13 KTQT Kinh tế quốc tế 14 DN Doanh nghiệp 15 CPH Cổ phần hoá 16 CK Chứng khoán 17 CAR Hệ số an toàn vốn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình: "Lí thuyết tài chính và tiền tệ quốc tế ”_PGS.TS Nguyễn Văn Thanh. 2. Giáo trình: "Marketing ngân hàng" (Học viện Ngân hàng - 2003) 3. Giáo trình: "Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng" (Học viện Ngân hàng) 4. Giáo trình: "Quản trị tài chính quốc tế ”_ PGS.TS Nguyễn Văn Thanh. 5. Sách: "Những vấn đề của toàn cầu hoá nền kinh tế", Ts Nguyễn Văn Dân (Chủ biên) 6. Sách: "Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng", Ts Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên), Nxb Thống kê. 7. Giáo trình: " Tín dụng ngân hàng" (Học viện Ngân hàng) 8. Báo cáo thường niên của các ngân hàng: NHCT, NHNT, NHNo&PTNT , NHĐT&PT các năm 2000_ 2005 9. Báo cáo thường niên của NHNN các năm 2000_2005 10. Hội thảo khoa học: "Giải pháp đa dạng hoá các dịch vụ tài chính trong quá trình hội nhập kinh tế". Hà Nội - 04/2002 (Học viện Tài chính) 11. Hội thảo: "Phát triển bền vững tài chính của các NHTM Việt Nam". Hà Nội - 01/2004 (NHĐT&PT Việt Nam) 12. Ngân hàng Thế giới (2002), Báo cáo khu vực Ngân hàng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13. Tạp chí Ngân hàng 14. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 15. Thời báo Ngân hàng 16. Thời báo Kinh tế Việt Nam 17. Luận án tiến sỹ của Lê Văn Luyện: "Những giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế" 18. Luận văn thạc sĩ của Ngô Việt Bắc (Học viện Ngân hàng): “Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của NHĐT&PT Việt Nam”_2005. 19. Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Mai Anh ( Đại học KTQD): “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam”_2005 20. Website Đảng Cộng sản Việt Nam www.cpv.org.vn Bộ Văn hoá – Thông tin www.cinet.vnn.vn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam www.vbard.com Trang thông tín tín dụng NHNN www.creditinfo.org.vn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: www.vietcombank.com.vn Ngân hàng Công thương Việt Nam: www.icb.com.vn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: www.bidv.com.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn Ngân hàng Thế giới (WB): www.worldbank.org.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM ............................................................................ 4 I. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. ...................................................................... 4 1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ....................................................... 4 2. Một số đặc điểm của hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng .......................................................................................................... 6 2.1. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong cơ chế thị trường – Những đặc điểm cơ bản ............................................... 6 2.2. Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ........ 8 2.3. Năng lực cạnh tranh của NHTM ................................................... 9 II. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các NHTM ................. 10 1. Quy mô vốn và năng lực tài chính ....................................................... 11 1.1. Vốn tự có ........................................................................................ 11 1.2. Chất lượng tài sản Có .................................................................... 13 1.3. Khả năng sinh lời .......................................................................... 13 2. Trình độ công nghệ ngân hàng ........................................................... 14 3. Chất lượng nguồn nhân lực ................................................................ 15 4. Quản trị chiến lược kinh doanh và hệ thống kiểm soát ...................... 16 5. Hệ thống thông tin ............................................................................... 17 6. Năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo NH ........................... 18 7. Năng lực Marketing ............................................................................. 19 III. Hội nhập KTQT và các tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM ......................................................................................................... 20 1. Hội nhập quốc tế về ngân hàng. .......................................................... 20 2. Các tác động của hội nhập KTQT đến năng lực cạnh tranh của các NHTM ..................................................................................................... 21 IV. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM ở một số nƣớc trên thế giới. .................................................................................. 24 1. Kinh nghiệm của một số nước ............................................................. 24 1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................ 24 1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ........................................................... 26 1.3. Kinh nghiệm của Malaysia ............................................................ 27 2. Các bài học kinh nghiệm đối với Việt nam ......................................... 28 2.1. Thực hiện sát nhập để tăng năng lực NH ....................................... 28 2.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ .......................................................... 29 2.3. Sử dụng tổng hợp các biện pháp nâng cao năng lực tài chính của NH ........................................................................................................ 30 2.4. Tăng cường hiệu quả công cụ Marketing ....................................... 30 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV .......... 32 I. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BIDV ................. 32 1. Quá trình hình thành và mô hình tổ chức của BIDV .......................... 32 1.1 Quá trình hình thành ...................................................................... 32 1.2. Mô hình tổ chức của BIDV ............................................................ 32 2. Những kết quả đạt đƣợc sau thời kỳ đổi mới .................................... 34 II. Thời cơ và thách thức với BIDV trong điều kiện hội nhập quốc tế .... 35 1. Những cơ hội trong quá trình hội nhập .............................................. 35 2. Những khó khăn và thách thức ........................................................... 37 III. Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV ....................................... 38 1. Thực trạng năng lực tài chính ............................................................ 38 1.1. Thực trạng về nguồn lực tài chính ................................................. 38 1.2. Thực trạng về khả năng sinh lời...................................................... 43 2. Thực trạng nguồn nhân lực ................................................................ 44 3. Thực trạng mô hình tổ chức, quản lý, điều hành ............................... 47 3.1 Tổ chức và mạng lưới ................................................................... 47 3.2. Quản trị điều hành ......................................................................... 49 4. Thực trạng hệ thống thông tin và nền tảng công nghệ ....................... 50 IV. Những tồn tại trong việc xây dựng phát triển năng lực cạnh tranh của BIDV trong thời gian qua ................................................................... 51 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ........................................................... 55 I. Định hƣớng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV đến năm 2010 .............................................................................................. 55 1. Những quan điểm định hướng chung của Đảng và Nhà nước đối với ngành ngân hàng .............................................................................. 55 2. Định hướng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt nam đến năm 2010 .............................................. 56 3. Định hướng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV đến năm 2010 .......................................................................................... 57 3.1 Những quan điểm phát triển cơ bản .............................................. 57 3.2 Nguyên tắc .................................................................................... 58 3.3 Các chỉ tiêu cơ bản ....................................................................... 59 II. Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của BIDV ......................... 59 1. Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BIDV ............. 60 1.1. Các giải pháp tăng vốn tự có .......................................................... 60 1.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và khả năng bù đắp rủi ro ......................................................................................................... 65 2. Nhóm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ................................. 70 2.1 Chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài ......................................... 71 2.2 Cần có chính sách sử dụng, bố trí nhân lực hợp lý ......................... 73 2.3 Chính sách giáo dục, đào tạo.......................................................... 75 2.4. Chính sách đãi ngộ, nâng cao đời sống cán bộ ............................. 76 3. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Marketing ............. 77 3.1. Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động Marketing ............................... 77 3.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ Marketing ................................................ 79 3.3 Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hoá BIDV ........................ 79 4. Nhóm các giải pháp hiện đại hoá công nghệ ngân hàng .................... 80 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 85 Khoá luận tốt nghiệp Trần Việt Hà - A3 - K41 – KTNT _________________________________________________________________________ 1 Phần mở đầu 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những năm cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21, cả nhân loại đã và đang được chứng kiến diễn biến của quá trình quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác, hội nhập quốc tế đã và đang trở thành một xu thế chủ đạo, tất yếu, không thể đảo ngược. Trong xu thế ấy, hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam nói riêng không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra phạm vi khu vực và thế giới. Hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho sự phát triển với phương châm “đi tắt đón đầu” nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức, nhất là khả năng dễ bị “tổn thương”, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tự thân vận động, đổi mới mạnh mẽ để phát triển, vươn lên, đẩy lùi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu ngày càng xa hơn. Khi tiến hành mở cửa và hội nhập các NHTM Việt nam sẽ phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài mà không có sự bảo hộ của Nhà nước. Đây sẽ là một khó khăn rất lớn cho các ngân hàng Việt Nam khi mà bản thân các ngân hàng vẫn còn nhiều yếu kém, sức cạnh tranh của các ngân hàng còn thấp hơn với các ngân hàng nước ngoài cả về quy mô lẫn tiềm lực. Vì vậy, việc cần làm lúc này là cải tổ hoạt động và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng một cách toàn diện, triệt để và mạnh mẽ để đáp ứng những đòi hỏi mới của nền kinh tế hội nhập. Là một trong 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất của Việt nam – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) có quá trình gần 50 năm xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, do thời gian dài hoạt động trong cơ chế bao cấp cho Khoá luận tốt nghiệp Trần Việt Hà - A3 - K41 – KTNT _________________________________________________________________________ 2 nên cũng nằm trong tình trạng trên. Để đứng vững trên thị trường, tranh thủ những thuận lợi của tiến trình hội nhập, nhiệm vụ quan trọng của BIDV là cần phải có những giải pháp phù hợp và khả thi để nâng cao sức cạnh tranh. Nâng cao sức cạnh tranh là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của các NHTM Việt nam nói chung và của BIDV nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu bức xúc của hoạt động thực tiễn kinh doanh ngân hàng, em lựa chọn vấn đề “ Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế”. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn nên khoá luận đã không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để khoá luận của em được hoàn thiện hơn nữa. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN: - Hệ thống hoá để làm rõ hơn một số vấn đề về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM - Đánh giá thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong tiến trình hội nhập. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là một vấn đề rất rộng. Trong phạm vi của một bài khoá luận, do những hạn chế nhất định về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, nên đề tài chỉ đề cập đến: - Những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh và việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. - Lấy thực tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam từ năm 1996 làm cơ sở minh chứng Khoá luận tốt nghiệp Trần Việt Hà - A3 - K41 – KTNT _________________________________________________________________________ 3 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích - Phương pháp điều tra thống kê - Lý thuyết kinh tế học 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu thành ba chương: Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam Khoá luận tốt nghiệp Trần Việt Hà - A3 - K41 – KTNT _________________________________________________________________________ 4 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM I. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG. 1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Trong các cuộc thảo luận nhằm tìm kiếm thần dược cho tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, vấn đề năng lực cạnh tranh được đề cập tới và nhấn mạnh như là một trong những trụ cột của phát triển kinh tế thương mại. Vấn đề này càng trở nên bức thiết hơn khi hội nhập kinh tế ngày càng lan rộng và mở rộng tới các quốc gia đang và kém phát triển, liệu các công ty lớn mạnh nước ngoài sẽ tiếp sức cho nền kinh tế hay “bóp nghẹt” các công ty trong nước? Làm thế nào để các công ty trong nước với tiềm lực còn hạn chế có thể cạnh tranh được? Không phải đến bây giờ các nhà kinh tế mới quan tâm tới vấn đề năng lực cạnh tranh. Ngay từ thế kỷ 18, nhà kinh tế học Adam Smith đã đưa ra học thuyết lợi thế tuyệt đối trong tác phẩm Bản chất về sự giàu có của các quốc gia để giải thích sự giàu có của các quốc gia. Tiến bộ hơn học thuyết của Adam Smith, David Ricardo đã xây dựng lý thuyết lợi thế so sánh để lý giải về những lợi ích trong thương mại quốc tế đồng thời lý giải vì sao những nước không có lợi thế tuyệt đối nhưng vẫn có thể phát triển nhờ vào việc khai thác những lợi thế tương đối của mình. Nhưng những đặc điểm mới của cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là sự phát triển của các hình thức đầu tư nước ngoài cùng sự hình thành các tập đoàn đa quốc gia với hình thức cạnh tranh không chỉ giới hạn trong hoạt động xuất nhập khẩu mà còn thông qua các công ty con ở nước ngoài, đã làm yếu đi các học thuyết cổ điển về lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Khoá luận tốt nghiệp Trần Việt Hà - A3 - K41 – KTNT _________________________________________________________________________ 5 Trên cơ sở kế thừa các học thuyết cổ điển, các nhà kinh tế học hiện đại đã tập trung phân tích và dần hình thành nên một hệ thống khái niệm mới về lợi thế cạnh tranh, về năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh quốc tế nói riêng nhằm giải thích những nhân tố thúc đẩy cho sự phát triển của một quốc gia, cũng như của một công ty, doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế. Nhiều học thuyết đã ra đời trong giai đoạn này, tiêu biểu trong số đó là lý thuyết về các nhân tố của quá trình sản xuất của Heckscher và Ohlin. Heckscher cho rằng “lợi thế cạnh tranh của các quốc gia được tạo ra trên cơ sở của những điều kiện tương đương về công nghệ, nhưng khác nhau về các nguồn lực được gọi là yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, các điều kiện tự nhiên và vốn”. Như vậy các quốc gia sẽ có lợi thế cạnh tranh dựa trên các yếu tố sản xuất trong những ngành có sử dụng những nhân tố mà nước đó dư thừa. Quốc gia đó sẽ xuất khẩu sản phẩm của những ngành có lợi thế về nhân tố sản xuất và nhập khẩu những mặt hàng mà họ bị bất lợi về nhân tố sản xuất. Lý thuyết này giải thích lợi ích của thương mại quốc tế đối với một số ngành đặc biệt là những ngành phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, những ngành không đòi hỏi cao về trình độ lao động và công nghệ. Trong thời gian gần đây, nổi bật nhất trong các học thuyết về năng lực cạnh tranh là học thuyết của Michael Porter với những nghiên cứu rất toàn diện về năng lực cạnh tranh của các DN, công ty, ngành sản xuất cũng như của một quốc gia. Tuy nhiên, Michael Porter cũng thừa nhận không thể đưa ra một định nghĩa tuyệt đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo ông, “Để có thể cạnh tranh thành công, các DN phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các DN cần ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn” Khoá luận tốt nghiệp Trần Việt Hà - A3 - K41 – KTNT _________________________________________________________________________ 6 M. Porter đã tiếp cận khái niệm khả năng cạnh tranh ở
Luận văn liên quan