Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại tổng công ty lương thực Miền Nam

Nền kinh tế Việt Nam đến năm 2007 đã chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia vào thị trường toàn cầu trước đó hai thập niên. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường gạo thế giới, hiện nay đứng thứ hai thế giới. Giai đoạn 1989 – 2008 Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5.2 triệu tấn vào năm 2005 và rất có thể năm 2010 sẽ có một kỷ lục mới trên 6,5 triệu tấn gạo xuất khẩu. Năm 1989, kinh ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, sau 10 năm phá mốc 1 tỉ USD và đạt mức kỷ lục 2.9 tỉ USD vào năm 2008. Ngành hàng lúa gạo không chỉ tạo an ninh lương thực vững chắc để Việt Nam yên tâm đẩy mạnh công nghiệp hoá mà còn trực tiếp đóng góp vào tiến trình này thông qua tạo ra một lượng ngoại tệ thặng dư cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hoá cho nhiều ngành công nghiệp. Năm 2008, thị trường gạo toàn cầu chao đảo, giá gạo trên thị trường có những lúc lên đến mức gần 10.000 USD/tấn, cả thế giới sau bao nhiêu năm mãi mê công nghiệp hoá đã nhận thấy tầm quan trọng của lúa gạo, mặt hàng đơn thuần không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có tính chiến lược chính trị. Khủng hoảng giá gạo cũng cho Việt Nam những bài học hết sức hữu ích về những yếu kém trong chuỗi giá gạo, về năng lực của bộ máy nhà nước trong đối phó với khủng hoảng, về khả năng và độ nhạy cảm của doanh nghiệp nắm lấy cơ hội kinh doanh, về những yếu tố của hệ thống phân phối và chia sẽ lợi ích giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị lúa gạo. Đã đến thời điểm chúng ta phải đầu tư cho ngành hàng lúa gạo, để hiện đại hoá ngành kinh doanh lúa gạo cần một nguồn đầu tư cho ngành hàng lúa gạo. Để hiện đại hoá ngành kinh doanh lúa gạo cần một nguồn đầu tư rất lớn về hạ tầng nghiên cứu, nghiên cứu thông tin thị trường Tuy nhiên điểm nút cần phải cởi mở, trước tiên là cơ chế kinh doanh xuất khẩu gạo để thúc đẩy tính cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trong tìm kiếm đầu ra và thu mua lúa, đến lượt nó sẽ khuyến khích các chủ thể khác trong chuỗi giá trị cùng hưởng lợi trong đó có nông dân sản xuất lúa gạo. Một thực tế khác hiện nay đó chính là Việt Nam tuy là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan, nhưng giá gạo Việt Nam bán ra hoàn toàn thấp nhất trong các nước xuất khẩu gạo. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu bởi vì chất lượng gạo Việt Nam không được đảm bảo, chất lượng gạo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phương cách sản xuất và kinh doanh cũ. Theo đó người nông dân có thói quen trồng quá nhiều giống lúa và bán lúa qua vô số thương lái các thương lái thì đi mua khắp nơi đem về cho nhà máy xay xát. các nhà máy thì cung ứng cho những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nguồn gạo có đủ nguồn gốc lẫn đủ thứ giống lúa từ các địa phương nên gạo thành phẩm lẫn nhiều thứ khác nhau không đồng nhất, chất lượng không ổn định. Lâu nay khi trồng người nông dân tự chọn giống lúa nào dễ bán, ít rủi ro, ngành nông nghiệp tuy có khuyến cáo họ trồng giống này giống nọ nhưng người nông dân không đứng ra mua, chỉ có thương lái trực tiếp mua. Còn doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ mỗi mua lại gạo thành phẩm, cùng lắm là thực hiện công đoạn lau bóng lại gạo nguyên liệu để bán họ không có nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo đồng nhất và chủng loại, chất lượng thì không thể giám tính đến chuyện xây dựng thương hiệu. Nhận thức được vấn đề trên nay tôi quyết định thực hiện đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công Ty lương thực Miềm Nam”. Đề tài được xây dựng từ nhu cầu là cần xây dựng thương hiệu gạo cho Việt Nam nói chung và thương hiệu gạo của Vinafood II nói riêng. Trong đó tôi tập trung nghiên cứu về đề chất lượng gạo xuất khẩu. Tôi hi vọng đề tài của tôi có thể đóng góp chút ít vào việc phát triển kinh doanh sản xuất gạo của tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. Mục tiêu nghiên cứu: - Dựa vào tình hình thu mua lúa gạo thành phẩm và tình hình sản xuất lúa gạo tại Tổng Công Ty, tôi tập trung phân tích vấn đề về chất lượng của gạo. - Tìm hiểu những thành tựu đạt được của Công Ty trong việc sản xuất gạo chất lượng cao. - Làm tài liệu tham khảo cho Tổng Công Ty. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài này nghiên cứu chất lượng gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009 khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập những số liệu thông tin cần thiết từ hoạt động của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. - Nghiên cứu thông qua sách báo và các tài liệu sản xuất của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam . - Tham khảo ý kiến của cán bộ CNV Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam; những người hiểu biết trong công tác kinh doanh lúa gạo xuất khẩu. - Tổng hợp phân tích số liệu thống kê cùng với kiến thức về quản trị chất lượng để rút ra những nhận xét đánh giá và đề ra những giài pháp cá nhân cho vấn đề. Bố cục đề tài: Phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung đề tài nghiên cứu được phân thành 3 chương như sau: - Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng sản phẩm. - Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng lúa gạo tại Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. - Chương 3: Một số giải pháp cá nhân nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam.

doc81 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại tổng công ty lương thực Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docbia 1.doc
  • docmo dau1.doc
  • docphu luc.doc
Luận văn liên quan