1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã thực sự hoà mình vào nền kinh tế toàn cầu, chúng ta vừa trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới. Ngành công nghiệp thép ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn chuyển mình của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn sản phẩm thép để phục vụ nhu cầu trong nước. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép, tối đa hoá lợi nhuận đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong thời gian thực tập vừa qua tại phòng kinh doanh của công ty cổ phần kim khí Hà Nội em nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đến kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, cũng giống như rất nhiều doanh nghiệp nhà nước khác mới bước vào cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả rất kém và có biến động lớn. Sở dĩ có điều này là do sự biến động phức tạp của thị trường thép cả ở trong nước và trên thế giới, trong khi đó đội ngũ công nhân viên không có được nhiệt huyết, và động lực làm việc cao vì tuy đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn đóng góp gần 90% số vốn, nên công nhân viên không có sự gắn kết giữa quyền lợi và trách nhiệm như mục tiêu của cổ phần hoá. Khi mà Việt nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì bản thân doanh nghiệp cần có một tiềm lực lớn cũng như quyết tâm cao độ để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển đi lên. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội" để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình với mong ước đưa ra được những giải pháp để góp phần nào đó tăng cường hiệu quả nhập khẩu của công ty ngày càng lớn trong tương lai
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
*. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phát hiện các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong việc tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí Hà Nội trong những năm gần đây mà đề xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu cho công ty.
*. Để thực hiện được mục tiêu này, nhiệm vụ của khóa luận là:
-Hệ thống hoá lý luận về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
-Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty trong thời gian gần đây
-Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu cho công ty trong thời gian tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
*. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận : Hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí Hà Nội
*. Phạm vi nghiên cứu: trong khóa luận này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2004 trở lại đây
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận tốt nghiệp có sử dụng các phương pháp như so sánh, thống kê, phân tích để hoàn thành bài viết
5.Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hiệu qủa kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội.
110 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
===============
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
KINH DOANH THÉP NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên : Trần Ngọc Khoái
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Quang Vinh
Hà Nội năm 2007
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
===============
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
KINH DOANH THÉP NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên : Trần Ngọc Khoái
Chuyên ngành : QTKD Quốc tế
Lớp : QTKD Quốc tế
Khoá : 45
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Quang Vinh
Hà Nội năm 2007
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận thực tập này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của TS. Đàm Quang Vinh cùng với sự nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân em qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần kim khí Hà Nội.
Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Sinh viên: Trần Ngọc Khoái
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1. Tổng quan về nhập khẩu 6
1.1.1. Khái niệm về nhập khẩu 6
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu 6
1.1.3. Vai trò của nhập khẩu 7
1.1.4. Các hình thức nhập khẩu: 9
1.1.4.1. Theo hình thức quản lý của nhà nước 9
1.1.4.2.Theo khối lượng hàng hoá nhập khẩu 10
1.1.4.3.Theo nguồn gốc và hình thức giao hàng 10
1.1.4.4Căn cứ vào phương thức nhập khẩu 11
1.1.4.5.Căn cứ vào mối quan hệ trong hoạt động nhập khẩu 11
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 14
1.2.1. Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 14
1.2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 14
1.2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.2.1.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.2.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 19
1.2.1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 20
1.2.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 21
1.2.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 21
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 22
1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. 25
1.2.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH THÉP NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI 34
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội 34
2.1.1.1 Những thông tin chung 34
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ 36
2.1.2. Mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị 37
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian 37
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 38
2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 38
2.1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty 43
2.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm 43
2.1.3.2 Đặc điểm về lao động 44
2.1.3.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị và tài sản cố định 47
2.1.3.4 Đặc điểm về tài chính của công ty 48
2.2. Hoạt động nhập khẩu và thực trạng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội 49
2.2.1. Tình hình kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty 49
2.2.1.1. Khối lượng nhập khẩu 49
2.2.1.2. Thị trường nhập khẩu: 51
2.2.1.3. Cơ cấu nhập khẩu 54
2.2.2. Tổ chức tiêu thụ hàng thép nhập khẩu 56
2.2.3. Kết quả kinh doanh mặt hàng thép nhập khẩu của Công ty 58
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội 60
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 60
2.3.1.1. Duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp nước ngoài. 60
2.3.1.2. Tổ chức có hiệu quả quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu 61
2.3.1.3. Cung ứng sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu thị trường 61
2.3.2. Những hạn chế 62
2.3.2.1. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép nói chung rất thấp 62
2.3.2.2. Cơ cấu và hình thức nhập khẩu không đa dạng 67
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế 67
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 67
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan: 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH THÉP NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI 72
3.1. Dự báo tình hình thị trường thép trong những năm tới 72
3.1.1. Tình hình thị trường thép thế giới 72
3.1.2. Tình hình thị trường thép trong nước 73
3.2. Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty trong thời gian tới 75
3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh chung của Công ty 75
3.2.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 75
3.2.2.1. Kế hoạch kinh doanh thép 75
3.2.2.2 Kế hoạch kinh doanh dịch vụ kho bãi 77
3.2.2.3. Kế hoạch kinh doanh chung cư cao tầng , văn phòng cho thuê 77
3.2.2.4 Một số mục tiêu chính giai đoạn 2006- 2008 77
3.2.3. Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thép của công ty 78
3.2.4. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội 78
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội 79
3.3.1. Hoàn thiện quy trình nhập khẩu thép: 79
3.3.1.1.Hoàn thiện nghiệp vụ hải quan 79
3.3.1.2. Hoàn thiện quá trình lựa chọn thị trường và ký kết hợp đồng 80
3.3.1.3. Hoàn thiện quá trình giao nhận và vận chuyển hàng từ cảng 81
3.3.1.4. Hoàn thiện khả năng thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm 82
3.3.1.5. Hoàn thiện khâu thanh toán và thủ tục thanh toán 82
3.3.2. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng thép nhập khẩu 83
3.3.3. Tăng cường công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường thép nhập khẩu 85
3.3.4. Hạ thấp chi phí lưu thông phân phối thép nhập khẩu 86
3.3.5. Mở rộng các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 88
3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89
3.3.7. Mở rộng mối liên hệ, tổ chức liên doanh với các doanh nghiệp khác ở trong nước. 90
3.3.8. Xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng của công ty 91
3.3.9. Một số kiến nghị đối với nhà nước 92
3.3.9.1. Chính sách về thuế nhập khẩu thép 92
3.3.9.2. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính đối với hoạt động nhập khẩu thép 93
3.3.9.4.Kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm minh 94
3.3.9.5. Hỗ trợ thông tin v à bình ổn thị trường 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội
Hình 2: Biểu đồ khối lượng, nhập khẩu thép của công ty các năm 2004,2005,2006
Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ khối lượng nhập khẩu thép của Công ty tại các thị trường nhập khẩu năm 2005
Hình 4: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty
Hình 5: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối trực tiếp của công ty
Hình 6: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối gián tiếp của công ty
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Lao động chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2: Tình trạng tài sản cố định của công ty
Bảng 3: Khối lượng nhập khẩu thép của công ty các năm 2004, 2005, 2006
Bảng 4: Tình hình nhập khẩu thép Trung Quốc 2004 - 2006
Bảng 5: Tình hình nhập khẩu thép Nga của công ty 2004 - 2006
Bảng 6: Tình hình nhập khẩu thép Hàn Quốc của công ty các năm 2004, 2005, 2006
Bảng 7: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty các năm 2004, 2005, 2006
Bảng 8: Kết quả kinh doanh mặt hàng thép nhập khẩu của công ty các năm 2004, 2005, 2006
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tương đối của công ty 2004, 2005, 2006
Bảng 10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa kinh doanh nhập khẩu bộ phận của công ty 2002 - 2006
Bảng 11: Một số mục tiêu chính của công ty năm 2006 - 2008
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã thực sự hoà mình vào nền kinh tế toàn cầu, chúng ta vừa trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới. Ngành công nghiệp thép ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn chuyển mình của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn sản phẩm thép để phục vụ nhu cầu trong nước. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép, tối đa hoá lợi nhuận đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong thời gian thực tập vừa qua tại phòng kinh doanh của công ty cổ phần kim khí Hà Nội em nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đến kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, cũng giống như rất nhiều doanh nghiệp nhà nước khác mới bước vào cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả rất kém và có biến động lớn. Sở dĩ có điều này là do sự biến động phức tạp của thị trường thép cả ở trong nước và trên thế giới, trong khi đó đội ngũ công nhân viên không có được nhiệt huyết, và động lực làm việc cao vì tuy đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn đóng góp gần 90% số vốn, nên công nhân viên không có sự gắn kết giữa quyền lợi và trách nhiệm như mục tiêu của cổ phần hoá. Khi mà Việt nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì bản thân doanh nghiệp cần có một tiềm lực lớn cũng như quyết tâm cao độ để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển đi lên. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội" để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình với mong ước đưa ra được những giải pháp để góp phần nào đó tăng cường hiệu quả nhập khẩu của công ty ngày càng lớn trong tương lai
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
*. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phát hiện các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong việc tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí Hà Nội trong những năm gần đây mà đề xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu cho công ty.
*. Để thực hiện được mục tiêu này, nhiệm vụ của khóa luận là:
-Hệ thống hoá lý luận về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
-Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty trong thời gian gần đây
-Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu cho công ty trong thời gian tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
*. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận : Hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của công ty cổ phần kim khí Hà Nội
*. Phạm vi nghiên cứu: trong khóa luận này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2004 trở lại đây
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận tốt nghiệp có sử dụng các phương pháp như so sánh, thống kê, phân tích để hoàn thành bài viết
5.Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hiệu qủa kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Đàm Quang Vinh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, đặc biệt là nhân viên phòng kinh doanh của Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm về nhập khẩu
Dựa trên những tiêu chí và giác độ hay khía cạnh khác nhau thì lại có một cách định nghĩa khác nhau về khái niệm nhập khẩu. Nhập khẩu là hoạt động tiếp nhận các hàng hóa và dịch vụ vào quốc gia này từ quốc gia khác.
Dưới giác độ kinh doanh, nhập khẩu là việc mua các hàng hóa và dịch vụ.
Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì nhập khẩu là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia.
Trên giác độ của nghiệp vụ ngoại thương thì nhập khẩu là hoạt động kinh doanh, buôn bán quốc tế. Đó không chỉ là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền kinh tế thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, ổn định và từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Vì vậy nhập khẩu được coi là hoạt động kinh tế đem lại hiệu quả cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đương đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể tham gia không dễ dàng khống chế được.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn khác nhau như điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế.
Mọi hoạt động nhập khẩu hàng hóa điều phải được tiến hành thông qua hình thức hợp đồng kinh tế.
Hoạt động nhập khẩu được thanh toán theo những phương thức đa dạng như trả trước, phương thức nhờ thu, phương thức thanh toán đối lưu, phương thức tín dụng chứng từ, tùy thuộc từng hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được dùng nhiều nhất hiện nay. Ngoại tệ dùng trong thanh toán thường là các ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao như USD, EURO…. trong đó USD được sử dụng nhiều nhất.
Điều kiện giao hàng được thỏa thuận và vận dụng linh hoạt. Hiện nay thường tuân theo inconterm 2000 với 2 điều kiện phổ biến nhất FOB và CIF.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh nhập khẩu chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, sự nhanh nhậy nắm bắt thông tin của các nhà quản trị và cán bộ lãnh đạo.
Nhập khẩu được tiến hành trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng, thị trường lớn, khó kiểm soát, thủ tục phức tạp và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như luật pháp, chính trị, văn hóa, kinh tế, các chính sách điều tiết của các quốc gia.
Nhập khẩu có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Để đề phòng các rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại thì các bên có thể thỏa thuận mua bảo hiểm.
1.1.3. Vai trò của nhập khẩu
Thứ nhất, nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó có thể cung cấp cho nền kinh tế một số lượng các yếu tố đầu vào chính yếu, quan trọng phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước. Đồng thời nó cũng cung cấp các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dân chúng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc việc sản xuất ra chưa đáp ứng nhu cầu người dân.
Thứ hai, nhập khẩu gây biến động đột phá vào các trang thiết bị, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp. Từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh vì nhờ có nhập khẩu, những thiết bị và công nghệ tiên tiến được ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.
Thứ ba, nhập khẩu có những ảnh hưởng nhất định đến việc cải tiến, nâng cao mức sống người dân, bởi thông qua nhập khẩu, sẽ tạo thêm công ăn việc làm do người lao động giúp họ tăng thu nhập. Đồng thời nhập khẩu làm phong phú cơ cấu hàng hóa lưu thông trên thị trường, làm thỏa mãn nhu cầu người dân, đặc biệt với hàng hóa trong nước chưa sản xuất được.
Thứ tư, nhập khẩu giúp tạo lập sự ổn định giá cả và ổn định thị trường, làm cân đối giữa cung và cầu về hàng hóa trên thị trường. Đồng thời nó góp phần hạn chế sự khan hiếm hàng hóa và tình trạng leo thang của giá cả trên thị trường.
Thứ năm, nhập khẩu sẽ làm đa dạng hóa về chủng loại cũng như quy cách của mặt hàng, xóa bỏ tình trạng độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. chính điều này sẽ là động lực buộc các nhà sản xuất trong nước không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành để đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển.
Thứ sáu, nhập khẩu là cầu nối thông suốt giữa các nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động xã hội và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trên cơ sở chuyên môn hóa
Hoạt động nhập khẩu đưa đến sự cạnh tranh gay gắt giữa trong nước và ngoài nước. Người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt với giá rẻ nhất, nhưng những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả sẽ đi đến phá sản. Nhập khẩu tạo động lực các doanh nghiệp khác vươn lên, phát triển tốt hơn để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường rất năng động này.
Nước ta là nước đang phát triển, trang thiết bị máy móc và trình độ công nghệ còn cũ kỹ và lạc hậu nên hàng hóa trong nước còn thiếu hoặc chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nước ngoài. Do vậy việc huy động vốn nhập khẩu máy móc, công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước là vấn đề quan trọng. Hơn nữa máy móc, công nghệ hiện đại tạo điều kiện để chúng ta khai thác những nguồn tài nguyên chưa từng được khai thác.
1.1.4. Các hình thức nhập khẩu:
Nhập khẩu có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng về năng lực và tài chính của công ty. Họ sẽ lựa chọn cho mình hình thức nhập khẩu thích hợp với mục đích kinh doanh. Theo các góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau mà ta có các hình thức tiếp cận khác nhau. Trong giới hạn chuyên đề này chỉ xin giới thiệu mốt số cách tiếp cận phân loại, cũng như chỉ đi sâu vào một số hình thức nhập khẩu được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhiều trong thực tế hiện nay
1.1.4.1. Theo hình thức quản lý của nhà nước
-Nhập khẩu uỷ thác
-Nhập khẩu tự doanh
Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhập khẩu mà trong đó doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu sẽ tiến hành ủy thác cho một công ty khác có chức năng giao dịch ngoại thương, có chuyên môn giỏi và trả họ một phần thù lao gọi là phí ủy thác
Nhập khẩu tự doanh được coi là hoạt động nhập khẩu độc lập của doanh nghiệp bao gồm hai hình thức
+Nhập khẩu mậu dịch là hình thức nhập khẩu mà trong đó hàng hóa do nhà nước trực tiếp quản lý theo kế hoạch, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Đối với hàng hóa nhập khẩu mậu dịch thì phải đăng ký kế hoạch với bộ chủ quản, bộ thương mại. Bộ thương mại sẽ lập kế hoạch nhập khẩu dự kiến trong năm
+Nhập khẩu phi mậu dịch là hình thức nhập khẩu mà trong đó hàng hóa được nhâp khẩu không trực tiếp đưa vào kinh doanh. Nhà nước không có quyền quản lý trực tiếp và không nằm trong kế hoạch của nhà nước. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch là do hải quan cấp giấy phép
1.1.4.2.Theo khối lượng hàng hoá nhập khẩu
-Nhập khẩu tiểu ngạch
-Nhập khẩu chính ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức nhập khẩu thường chỉ áp dụng với những hàng hóa không chịu sự quản lý của nhà nước về thủ tục hành chính, hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch phải làm thủ tục kê khai hải quan và đóng thuế tiểu ngạch do bộ tài chính quy định, và bán hàng thống nhất trong cả nước. nhập khẩu tiểu ngạch là nhập khẩu hàng hóa qua biên giới với khối lượng từng đợt nhỏ lẻ
Nhập khẩu chính ngạch là hình thức nhập khẩu có chịu sự quản lý của nhà nước thông qua bộ thương mại. Nhập khẩu chính ngạch mang tính kinh doanh lớn và có thị trường ổn định.
1.1.4.3.Theo nguồn gốc và hình thức giao hàng
-Nhập khẩu trực tiếp
-Nhập khẩu gián tiếp
-Tạm nhập tái xuất
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà trong đó các bên trực tiếp quan hệ bàn bạc với nhau, đi đến thống nhất các vấn đề thỏa thuận
Nhập khẩu gián tiếp là hình thức nhập khẩu thông qua các trung tâm thương mại, trung tâm môi giới
Tạm nhập tái xuất là hình thức nhập khẩu vào trong nước nhưng không nhằm mục đích tiêu dùng mà để xuất khẩu sang nước thứ ba.
1.1.4.4Căn cứ vào phương thức nhập khẩu
-Nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng
-Nhập khẩu theo phương thức mua bán thông thường
Nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu. Người nhập khẩu cũng đồng thời là người xuất khẩu, và khối lượng hàng hóa trao đổi g