Khóa luận Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam

1. Tính tất yếu của đề tài Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn cho nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán thương mại, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Trong những năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã có mức tăng trưởng đột biến, hiện nay Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ trong đó đặc biệt cần chú ý đến các rào cản kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp dụng với các mặt hàng dệt may khi muốn thâm nhập vào thị trường này. Mặt khác, hiện nay theo xu hướng quốc tế hóa – khu vực hóa, tự do hóa thương mại, các rào cản thuế quan đã không được sử dụng nữa mà thay vào đó, các quốc gia phát triển đã vận dụng linh hoạt rào cản phi thuế trong đó có rào cản kỹ thuật để hạn chế sự nhập khẩu vào thị trường nước mình. Do đó, muốn đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung, và đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về các “ rào cản kỹ thuật” này. Do đó, em đã chọn đề tài “Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Tìm hiểu được hệ thống rào cản kỹ thuật áp dụng với hàng hóa xuất khẩu nói chung và các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam. Đánh giá thị trường Hoa Kỳ về hàng dệt may và thực trạng vượt rào của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này. Tìm hiểu và đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian qua. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hệ thống các rào cản kỹ thuật Phạm vi nghiên cứu: hệ thống rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ áp dụng với mặt hàng dệt may, liên hệ thực tiễn với mặt hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng với các phương pháp kinh tế học hiện đại để phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ qua các thời kỳ. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về các rào cản kỹ thuật áp dụng quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may Chương 2: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Chương 3: Giải pháp vượt rào cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

doc94 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn cho nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán thương mại, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển… góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Trong những năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã có mức tăng trưởng đột biến, hiện nay Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ trong đó đặc biệt cần chú ý đến các rào cản kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp dụng với các mặt hàng dệt may khi muốn thâm nhập vào thị trường này. Mặt khác, hiện nay theo xu hướng quốc tế hóa – khu vực hóa, tự do hóa thương mại, các rào cản thuế quan đã không được sử dụng nữa mà thay vào đó, các quốc gia phát triển đã vận dụng linh hoạt rào cản phi thuế trong đó có rào cản kỹ thuật để hạn chế sự nhập khẩu vào thị trường nước mình. Do đó, muốn đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung, và đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về các “ rào cản kỹ thuật” này. Do đó, em đã chọn đề tài “Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Tìm hiểu được hệ thống rào cản kỹ thuật áp dụng với hàng hóa xuất khẩu nói chung và các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam. Đánh giá thị trường Hoa Kỳ về hàng dệt may và thực trạng vượt rào của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này. Tìm hiểu và đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian qua. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hệ thống các rào cản kỹ thuật Phạm vi nghiên cứu: hệ thống rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ áp dụng với mặt hàng dệt may, liên hệ thực tiễn với mặt hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng với các phương pháp kinh tế học hiện đại để phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ qua các thời kỳ. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về các rào cản kỹ thuật áp dụng quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may Chương 2: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Chương 3: Giải pháp vượt rào cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Hà Nội, tháng 6/2008 Tác giả CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT ÁP DỤNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế Rào cản trong thương mại quốc tế Trong xu hướng hội nhập hiện nay thì hoạt động thương mại quốc tế đã trở thành một hoạt động được diễn ra rộng khắp và là một hoạt động chủ đạo nhằm gắn kết các quốc gia với nhau. Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, các nước có thể phát huy được lợi thế so sánh của mình để phát triển nền kinh tế bằng cách xuất khẩu những sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm mà không có lợi thế, bên cạnh đó có thể tận dụng được những “cú huýt” từ bên ngoài – có được là do sự đầu tư của các nước khác. Thương mại quốc tế đã mang lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia khi tham gia vào hoạt động này. Và cùng phát triển với hoạt động thương mại quốc tế thì các rào cản thương mại quốc tế cũng ngày càng phát triển và đến bây giờ thì nó không còn xa lạ với các quốc gia khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Thuật ngữ “rào cản” trong kinh tế được hiểu là những công cụ, biện pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới nền kinh tế của quốc gia đó. Từ đó có thể suy rộng ra “rào cản trong thương mại quốc tế ” là những công cụ, biện pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia đó nói riêng và tới nền kinh tế nói chung. Rào cản thương mại quốc tế được phân chia làm hai loại: đó là hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Theo xu hướng quốc tế hiện nay thì hàng rào thuế quan đang bị thu hẹp, không được áp dụng rộng rãi nữa mà ngày càng bị hạn chế áp dụng theo quy định của WTO. Do đó hàng rào phi thuế quan sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Rào cản kỹ thuật là một trong những công cụ trong hệ thống hàng rào phi thuế. Phân loại hàng rào thương mại quốc tế Hàng rào thương mại quốc tế được phân chia thành hai loại: hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hàng rào thuế quan Nội dung chính của hàng rào thuế quan đó là việc áp dụng thuế là công cụ chính gây rào cản để kìm hãm sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước của một quốc gia. Do đó, khi hàng hóa của nước ngoài khi nhập khẩu sẽ phải chịu áp dụng một mức thuế quan nhất định do quốc gia đó quy định. Thuế quan trong thương mại quốc tế bao gồm: thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu. Trong đó, thuế quan nhập khẩu được áp dụng phổ biến. Thuế quan nhập khẩu là loại thuế áp dụng đối với hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường một quốc gia, do đó giá của hàng hóa này sẽ cao hơn so với giá của hàng hóa đó ở ngoại quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng trong nước. Thuế quan xuất khẩu là loại thuế được áp dụng với đơn vị hàng hóa xuất khẩu ra thị trường thế giới của một quốc gia, do đó khi hàng hóa của quốc gia này sẽ có giá cao hơn so với giá của hàng hóa đó trong nước. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó. Ở nhiều quốc gia thì thuế quan xuất khẩu không được áp dụng vì các quốc gia này đều khuyến khích phát triển hoạt động xuất khẩu nhằm phát triển kinh tế. Trước kia, công cụ thuế quan được sử dụng phố biến trong chính sách bảo hộ thương mại quốc tế của một quốc gia, tuy nhiên cho đến nay thì công cụ này đã không còn được áp dụng phổ biến nữa mà thay vào đó là hàng rào phi thuế quan ngày càng đa dạng và tinh vi. Hàng rào phi thuế quan Rào cản phi thuế quan là những rào cản không dùng thuế quan mà thay vào đó là các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa trong nước. Các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu lượng hàng hóa nhập khẩu. Rào cản phi thuế quan ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Theo tổ chức OECD, rào cản phi thuế quan bao gồm 14 loại: Bảng 1.1: Bảng phân chia các rào cản phi thuế của OECD Stt  Hàng rào phi thuế   1  Các biện pháp kỹ thuật   2  Các loại thuế và phí trong nước   3  Các quy định và thủ tục Hải quan   4  Các hạn chế trong việc tiếp cận thị trường liên quan đến cạnh tranh   5  Các hạn chế về định lượng nhập khẩu   6  Các thủ tục và quy trình hành chính   7  Các quy định về mua sắm của Chính phủ   8  Trợ cấp và hỗ trợ của Chính phủ   9  Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu   11  Các hạn chế về sự dịch chuyển của thương nhân hoặc người lao động   12  Các hạn chế về cung cấp dịch vụ   10  Quy định hoặc chi phí về vận chuyển   13  Các công cụ bảo hộ thương mại: chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền tự vệ…   14  Các quy định của thị trường trong nước   (Nguồn: OECD) Còn riêng đối với Việt Nam, hàng rào phi thuế được phân chia thành 5 loại, bao gồm: Hạn ngạch Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật  Trợ cấp xuất khẩu Bán phá giá hàng hóa, bán phá giá hối đoái   Qua bảng 1.1, ta thấy rằng hàng rào phi thuế ngày càng đa dạng và phức tạp trong đó hàng rào kỹ thuật chỉ là một trong những công cụ của hàng rào phi thuế. Và các rào cản này ngày càng được các quốc gia áp dụng một các linh hoạt . Rào cản kỹ thuật Khái niệm về rào cản kỹ thuật Trong các rào cản phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuật áp dụng đối với hàng xuất khẩu của nước ngoài, tránh việc thâm nhập của hàng hóa đó và bảo vệ hàng hóa trong nước. Hiện nay, trong xu hướng quốc tế hóa – khu vực hóa các rào cản thuế quan được các nước cắt giảm sử dụng theo xu hướng tự do hóa thương mại, các rào cản phi thuế quan trong đó hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ngày càng được áp dụng một cách rộng rãi. Ta có thể thấy được vị trí của rào cản kỹ thuật trong hệ thống hàng rào thương mại quốc tế như sau: Hình 1.1: Hệ thống hàng rào thương mại Phân loại rào cản kỹ thuật Theo sự pháp triển kinh tế thế giới nói chung, các rào cản kỹ thuật ngày càng đa dạng và phong phú. Hiện nay, có các rào cản kỹ thuật được các nước áp dụng: Các tiêu chuẩn về chất lượng Chất lượng hàng hóa là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi muốn nhập khẩu vào thị trường của một nước. Do đó, các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa là rất quan trọng và có rất nhiều các tiêu chuẩn về chất lượng đang được áp dụng trong đó điển hình là bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành lần đầu năm 1987. Bộ tiêu chuẩn này đưa ra những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng được quy tụ kinh nghiệm quốc tế và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Mục tiêu chính của ISO 9000 là đảm bảo chất lượng của sản phẩm, với việc xây dựng một hệ thống chất lượng và phòng ngừa ngay từ khâu thiết kế, lập kế hoạch… Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các nội dung: Các yêu cầu, quy định đối với sản phẩm về: đặc tính, tính chất, kích thước, hình dạng, kiểu dáng, chức năng và hình thức, việc đóng gói, nhãn mác của sản phẩm trước khi được tiêu thụ Các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm Đây là một trong những quy định được các tổ chức thương mại và các nước phát triển áp dụng rộng rãi, tuy nhiên các nước đang phát triển thường gặp rất nhiều khó khăn vì không đủ điều kiện đáp ứng đủ những yêu cầu của quy định này do sản phẩm của các nước này thường có chất lượng thấp do nền sản xuất trong nước còn lạc hậu Hiện nay Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000 đã được áp dụng rộng rãi trên 140 quốc gia, hệ thống này đề cập chủ yếu đến các lĩnh vực về chất lượng. Trên thực tế, sản phẩm của doanh nghiệp nào được cấp giấy chứng nhận phù hợp với ISO 9001:2000 sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường vào các nước phát triển. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh trong sản xuất, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu cần phải tuân thủ chặt chẽ. Ở các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… thì quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được yêu cầu hết sức khắt khe, các doanh nghiệp xuất khẩu đều cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn HACCP. Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP(Hazard Analysis and Critical Control Point System) là một hệ thống nhằm đánh giá tất cả các bước trong quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm. Ngoài ra hệ thống này giúp xác định được những yếu tố có quyết định quan trọng tới việc đảm bảo an toàn cho thực phẩm. HACCP giúp các doanh nghiệp phát hiện được những trạng thái sinh học, hóa học, tính chất vật lý có ảnh hưởng xấu tới độ an toàn của thực phẩm, để từ đó đề xuất ra những biện pháp để có thể kiểm soát, ngăn chặn những bất lợi đó. Hệ thống HACCP được xây dựng dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản sau: Phân tích mối nguy hiểm và các biện pháp phòng ngừa. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng của HACCP, trong nguyên tắc này bao gồm các biện pháp như: tiến hành phân tích mối nguy, chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất, xác định và lập các danh mục nguy hại để từ đó có thể đề xuất ra những biện pháp để kiểm soát các mối nguy hại đó. Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu (CCPs), phân tích các mối nguy theo cây quyết định. Thiết lập các ngưỡng giới hạn. HACCP thiết lập các mức độ và đặt ra những mức sai lệch có thể chấp nhận được để có thể đảm bảo cho CCPs luôn nằm trong vòng kiểm soát. Thiết lập, giám sát điểm kiểm soát tới hạn thông qua một loạt các hệ thống theo dõi, giám sát các CCPs. Có những biện pháp khắc phục kịp thời khi thấy một điểm CCPs bị lệch ra ngoài vòng kiểm soát. Kiểm tra, đánh giá, thẩm tra xem hệ thống HACCP đã hoạt động có hiệu quả hay chưa. Tư liệu hóa và thiết lập bộ hồ sơ HACCP. Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn hết sức quan trọng, tiêu chuẩn này bao gồm những quy định, tiêu chuẩn về độ an toàn chung của sản phẩm ví dụ như những quy định về nhãn mác, đóng gói hàng hóa, ký mã hiệu sản phẩm, bao gói…Tức là những sản phẩm khi muốn xuất khẩu cần phải được ghi rõ những thông tin trên bao bì sản phẩm như: tên hàng hóa, xuất xứ, nhãn mác, thành phần, trọng lượng tịnh, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản…Rõ ràng những thông tin này là rất cần thiết cho những sản phẩm khi thâm nhập vào thị trường của một quốc gia nó giúp cho người tiêu dùng của quốc gia đó có thể nhận biết, phân biệt giữa các sản phẩm với nhau. Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội Hiện nay, bộ tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội SA 8000 đang được các nước phát triển áp dụng rộng rãi. Đây là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên công ước quốc tế về lao động của tổ chức lao động quốc tế (ILO) của liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhân quyền. Các nước Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada…quy định cấm nhập khẩu hàng hóa mà trong quá trình sản xuất có sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, bắt người lao động làm việc quá thời hạn được phép của luật lao động. Đây là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại,…do tổ chức SAI (Social Accountability International) giám sát. Tổ chức này đóng vai trò là nhà môi giới trung gian cung cấp giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp sử dụng lao động đạt tiêu chuẩn SA 8000, đồng thời cũng cung cấp các dịch vụ hướng dẫn để các doanh nghiệp có thể đạt những tiêu chuẩn mà SA 8000 đặt ra. Hệ thống SA 8000 đề cập đến các vấn đề: Lao động trẻ em: SA 8000 đề cập đến các vấn đề liên quan đến lao động trẻ em dưới 14 tuổi và trẻ em vị thành niên từ 14(18 tuổi. Lao động cưỡng bức: SA 8000 đề cập đến các vấn đề sử dụng lao động tù tội, lao động để trả nợ người khác… An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: đề cập đến điều kiện môi trường lao động như: cường độ lao động, thiết bị lao động, chế độ y tế, bảo hộ lao động… Quyền tham gia các hiệp hội của người lao động Vấn đề phân biệt đối xử giữa những người lao động: SA 8000 ngăn cấm sự phân biệt đối xử giữa những người lao động theo tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, tuổi tác,… Kỷ luật lao động: SA 8000 không cho phép sử dụng những biện pháp cưỡng bức, đánh đập, xỉ nhục,…người lao động. Thời gian sử dụng lao động: SA 8000 đưa ra những quy định chuẩn mực về lượng thời gian hợp lý sử dụng lao động… Lương và các phúc lợi xã hội cho người lao động như được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Quản lý doanh nghiệp, quan hệ cộng đồng bao gồm quan hệ với cộng đồng khu vực, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác hoặc dân cư trong khu vực. Quy định về bảo vệ môi trường (Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000) Hệ thống này xem xét khía cạnh bảo vệ môi trường của các tổ chức sản xuất và sản phẩm. Hiện nay, trên thị trường thế giới rất chú trọng đến vấn đề môi trường, tổ chức Môi trường thế giới đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “ xanh và sạch”. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của một sản phẩm sẽ quyết định tới sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường thế giới. Ở một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU…các sản phẩm muốn nhập khẩu vào các thị trường này thì phải đáp ứng đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn này và phải có giấy chứng nhận ISO 14001:2000 thì mới được phép nhập khẩu và tiêu thụ vào những thị trường này. Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP(Good Manufacturing Practiecs) Đây là một hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là dược phẩm. Các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,Australia…đều yêu cầu các sản phẩm là thực phẩm và dược phẩm khi nhập khẩu vào thị trường nước họ phải được công nhận đã áp dụng GMP. Bộ Y tế Việt Nam quy định đến năm 2005 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nào không đạt GMP sẽ không được cấp số đăng ký sản xuất thuốc. Chứng nhận GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với đơn vị sản xuất dược phẩm và thực phẩm,GMP kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng từ: Thiết kế Xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến Điều kiện phục vụ và chuẩn bị cho quá trình sản xuất Quá trình sản xuất Bao gói bảo quản Con người điều hành, tham gia vao quá trình sản xuất Tác động của việc áp dụng hàng
Luận văn liên quan