Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng. Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc qua việc ban hành, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau, không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho gia đình. Bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá do đó đã làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà quyền sở hữu tài sản của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các quy định của pháp luật hiện nay nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng ở nước ta ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa. Các quy định đó từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
Với mong muốn góp phần vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
60 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng. Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc qua việc ban hành, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau, không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho gia đình. Bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá do đó đã làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà quyền sở hữu tài sản của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các quy định của pháp luật hiện nay nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng ở nước ta ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa. Các quy định đó từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
Với mong muốn góp phần vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tài sản của vợ chồng là vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học thể hiện qua các bài viết được đăng trên các tạp chí Luật học, tạp chí Nhà nước và pháp luật, tạp chí Tòa án nhân dân...hay trong các khóa luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ luật học. Gần đây nhất là công trình khoa học “Chế độ tài sản vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” được thầy giáo Nguyễn Văn Cừ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào đầu năm 2005. Đây thực sự là những công trình có giá trị về khoa học và thực tiễn. Mặc dù đây là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều, song liên quan đến quyền sở hữu tài sản của vợ chồng luôn phát sinh những khó khăn phức tạp trong quá trình giải quyết, và những khó khăn đó không phải có tính chất tương tự nhau giữa các thời kỳ, mà cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những quan hệ liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng biến động không ngừng và không phải quan hệ nào cũng được pháp luật dự liệu. Do dó, nghiên cứu quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay vẫn là một nhu cầu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của các quy định pháp luật về tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong khóa luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để đạt được mục đích nghiên cứu tác giả có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh…
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận còn có phần nội dung được cơ cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
Chương 2: Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
1.1. Khái niệm tài sản và quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
1.1.1. Khái niệm tài sản
Theo Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây viết tắt là BLDS năm 2005): “ tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Trong đó:
- Vật được hiểu là cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được.
Vật có thực chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, vật với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí). Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là bộ phận của thế giới vật chất (như đất đai, sông ngòi...), có thể đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người (như sản xuất, tiêu dùng và có thể đưa vào làm đối tượng của quan hệ dân sự). Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được được coi là vật. Ví dụ: không khí trong tự nhiên, nước sông, nước biển... không được coi là vật nhưng nếu đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh... lại được coi là vật [18, tr193].
Bên cạnh đó, vật có thực còn bao gồm cả những vật (hay tài sản) chắc chắn sẽ có và Điều 175 BLDS năm 2005 đã xác định loại tài sản này là hoa lợi, lợi tức- đây chính là sự gia tăng của tài sản trong những điều kiện nhất định.
Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.
- Tiền là vật đúc bằng kim loại hay in bằng giấy, do Ngân hàng nhà nước phát hành, dùng làm đơn vị tiền tệ. Tiền đại diện cho giá trị thực của hàng hóa và phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự, có tư cách đại diện cho chủ quyền của mỗi quốc gia, mỗi chế độ nhà nước.
Giấy tờ có giá là giấy tờ có giá trị tương đương như tiền mà các chủ thể dùng để thanh toán trong giao dịch dân sự.
Ví dụ: Thẻ tín dụng, sổ tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu... mà trong đó có xác định rõ giá trị của nó tương đương với một khoản tiền nhất định.
- Quyền tài sản: Theo Điều 181 BLDS năm 2005, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Quyền đòi nợ, quyền hưởng nhuận bút của tác giả văn học nghệ thuật, quyền sử dụng đất hợp pháp...
Như vậy, tài sản là vật, lợi ích vật chất khác thuộc quyền của chủ thể.
1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
Theo pháp luật hôn nhân và gia đình, tài sản của vợ chồng có thể được hiểu là vật và những lợi ích vật chất khác thuộc quyền của vợ chồng, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Tuy nhiên, nếu hiểu theo khái niệm này, thì tài sản của vợ chồng mới chỉ nhắc tới tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng mà không bao gồm tài sản nợ thuộc nghĩa vụ của vợ chồng [22, tr7]. Vì khi tham gia vào các quan hệ dân sự, họ có thể xác lập các quyền về tài sản, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản phát sinh. Đó có thể là nghĩa vụ chung hoặc nghĩa vụ riêng của một bên vợ chồng. Việc thực hiện nghĩa vụ tài sản được bảo đảm bằng tài sản chung hay bằng tài sản riêng là một vấn đề còn phát sinh nhiều tranh chấp trong thực tế.
Do đó, tài sản của vợ chồng là vật và những lợi ích vật chất khác thuộc quyền sở hữu của vợ chồng (bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản) và những tài sản nợ thuộc nghĩa vụ tài sản của vợ chồng.
Pháp luật hôn nhân gia đình quy định về tài sản của vợ chồng nhằm cụ thể hóa quy định quyền sở hữu tài sản trong BLDS và chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật hôn nhân gia đình năm 2000, phù hợp với sự vận động, phát triển của gia đình, trình độ phát triển kinh tế xã hội.
Quyền sở hữu tài sản có thể hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu tài sản là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác theo quy định tại Điều 163 BLDS. Hoặc theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu tài sản là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định [18, tr178].
Tóm lại: Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng.
Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ khi nó được xác lập trên cơ sở những căn cứ do pháp luật quy định nhằm mục đích xác định tính hợp pháp, hình thức sở hữu tài sản do vợ chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân, tạo cơ sở xây dựng quy chế pháp lý bảo đảm việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng.
Việc pháp luật quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng tạo cơ sở pháp lý để vợ chồng thực hiện quyền dân chủ và bình đẳng trong các quan hệ về tài sản, tạo điều kiện khuyến khích vợ chồng có trách nhiệm đối với cuộc sống của gia đình mình, đồng thời giúp họ thực hiện tốt vai trò của một thành viên trong xã hội.
Quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng là cơ sở để phân định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc tham gia các giao dịch về tài sản, đồng thời xác định rõ trách nhiệm và khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong các giao dịch đó. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia các giao lưu dân sự với người thứ ba.
Ví dụ: A và B ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, nếu B biết ngôi nhà này là tài sản chung của A và vợ là C, thì B sẽ xác định được việc mua bán ngôi nhà đó cần phải có sự đồng ý của C, nếu không có sự đồng ý của C thì hợp đồng mua bán nhà sẽ vô hiệu và ảnh hưởng đến quyền lợi của cả hai bên. Như vậy, trong trường hợp này căn cứ vào quy định của pháp luật có thể xác định vợ chồng A, C bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với ngôi nhà trên nên khi tham gia xác lập các giao dịch liên quan đến ngôi nhà đó càn phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Việc quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau hoặc với người khác nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của vợ, chồng hay người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Ví dụ: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn, khi một bên vợ chồng chết trước cần phải chia tài sản chung hoặc giải quyết các món nợ của vợ chồng đối với những người khác.
Như vậy, pháp luật quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản trong suốt thời kỳ hôn nhân, góp phần điều tiết, ổn định quan hệ tài sản trong các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại.
1.2. Đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng
Đăng ký quyền sở hữu tài sản của vợ chồng là công nhận và chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tài sản nhằm xác định về mặt pháp lý tài sản đó thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng của vợ chồng.
Đây được coi là một trong những biện pháp công khai các quyền về tài sản bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản đó. Do đó, Điều 167 BLDS năm 2005 quy định: quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định pháp luật, quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký trừ trường pháp luật có quy định khác. Trên cơ sở này, khoản 2 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Đây là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình 2000 liên quan đến quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung và những tài sản thuộc tài sản chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả hai vợ chồng gồm: nhà ở, quyền sử dụng đất là các loại tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu (khoản 1 Điều 5 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000 (sau đây viết tắt là Nghị định số 70/2001/NĐ-CP)
+ Nhà ở, quyền sử dụng đất là các loại tài sản có tính đặc thù. Theo Điều 12 Luật nhà ở 2005: nếu nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải ghi đủ tên của cả vợ chồng, trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam”.
Điều 48 Luật đất đai 2003 quy định: “khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi cả họ tên vợ, họ tên chồng”.
+ Tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như: phương tiện giao thông vân tải (ô tô, xe máy, tàu thuyền...), quyền sở hữu trí tuệ...
Như vậy, BLDS và các luật chuyên ngành đã quy định rõ về đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản để xác định chủ sở hữu hay chủ sử dụng tài sản. Tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều trường hợp có những tài sản là tài sản chung của vợ chồng nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hay quyền sử dụng chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với tài sản chung còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi cần chia tài sản chung của vợ chồng. Tình trạng này xuất phát từ nhiều lý do:
- Trước ngày Nghị định số 70/2001/NĐ-CP có hiệu lực thì chưa có văn bản pháp luật quy định rõ đối với đăng ký quyền sở hữu tài sản vợ chồng về việc ghi tên chủ hộ hay cả hai vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với những tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất: theo luật đất đai 2003, người đăng ký quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất phải có hộ khẩu thường trú tại nơi có bất động sản. Dẫn đến thực tế, nhiều trường hợp một bên vợ, chồng không có hộ khẩu thường trú tại nơi có bất động sản nên khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng. Có trường hợp vợ hoặc chồng là người nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà hoặc không thuộc diện được nhà nước giao đất thì dù nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng khi đăng ký vẫn chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng. Đối với phương tiện giao thông, thủ tục đăng ký khá phức tạp và liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước gây khó khăn cho việc đăng ký. Đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, thì tài sản đó chỉ do một bên vợ hoặc chồng sáng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân nên theo quy định của pháp luật khi đăng ký chỉ ghi tên vợ hoặc chồng sáng tạo ra tài sản đó.
- Chưa thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của vợ chồng [25, tr22].
Xuất phát từ thực tế trên, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP, và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2000 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP) đã có hướng dẫn cụ thể:
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong trường hợp tài sản chung do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản có được từ nguồn tài sản riêng. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì đó là tài sản chung của vợ chồng (điểm 3b Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).
Hiện nay, có ý kiến cho rằng áp dụng nguyên tắc suy đoán để giải quyết trình trường hợp này không thỏa đáng, cả hai bên đều phải có nghĩa vụ chứng minh. Thực hiện theo quan điểm này có thể bảo vệ được quyền lợi ích đúng đắn của cả hai bên, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể là nguyên nhân dẫn đến quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài....Điều đó cũng đòi hỏi cần có sự linh hoạt trong cách giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, các quy định hiện nay thể hiện: giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy đăng ký tài sản hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ là loại bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất trong việc chứng minh tài sản là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của một trong hai bên. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các quy định của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP vẫn chưa được áp dung một cách đồng bộ và hiệu quả. Tức là, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam không được xem là loại bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất để chứng minh tài sản tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Do vậy, trong việc chứng minh nguồn gốc tài sản bằng việc áp dụng nguyên tắc suy đoán tài sản chung, các thẩm phán chấp nhận một cách rộng rãi tất cả các loại bằng chứng có thể có một cách hợp pháp [21].
1.3. Khái quát về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
1.3.1. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 1959
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “vợ và chồng đều có quyền sở hữu, sử dụng và hưởng thụ ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”.
Như vậy, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, tài sản của vợ chồng gồm tài sản sở hữu chung hợp nhất, không tồn tại tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ chồng. Vợ chồng có quyền bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có tỷ lệ giá trị tài sản ngang nhau trong khối tài sản chung hợp nhất đó.
Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 còn quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Đó là chia tài sản chung khi vợ hoặc chồng chết trước và chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn.
Việc quy định quyền sở hữu tài sản vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh- tế xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt trong việc bảo vệ lợi ích chung của gia đình, giải phóng phụ nữ thoát khỏi sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng.
1.3.2. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 1986
Sau gần ba mươi năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì đổi mới, các quan hệ xã hội ngày càng phong phú, đa dạng, đặc biệt là về mặt kinh tế. Để đảm bảo thực sự quyền tự định đoạt của công dân, ngày 29 -12-1986 tại kỳ họp thứ 12 Quốc hội khóa VII đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 gồm 10 chương 57 điều. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng được thực hiện theo chế độ tài sản pháp đị