Khóa luận Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người

Thực hiện nghị quyết số 47-NQ/TW của bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Ngày 22/3/2005, Bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng Khóa IX đã ban hành nghị quyết số 47-NQ/TW của bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.( Được gọi tắt là nghị quyết của bộ chính trị ). Nghị quyết của bộ chính trị yêu cầu toàn đảng, toàn quân tiếp tục quán triệt các quan điểm cơ bản của nghị quyết hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ)kiên trì thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến hai con, phấn đấu sớm dạt được mục tiêu ổn định qui mô dân số ở nước ta ở mức 115- 120 triệu người vào giữ thế kỷ XXI đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số. Nghị quyết là văn kiện quan trọng của Đảng nhằm định hướng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm tới. Vì vậy việc triển khai thực hiện nghị quyết của bộ chính trị phải được tiến hành thường xuyên , liên tục với quyết tâm caotheo một chương trình hành động thống nhất và đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của các cấp, các ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Được sự phân công của bộ chính trị ban khoa giáo trung ương và ban cán sự Đảng ủy ban dân số gia đình và trẻ em hướng dẫn một số yêu cầu và nội dung chính trong việc triển khai nghị quyết 47-NQ/TW Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải phápđược đề ra trong các nghị quyết của bộ chính trị nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tổ chức thực hiện. Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình hoặc kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết 47-NQ/TW của bộ chính trị cho phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của các ban, ngành , đoàn thể nhân dân ở từng địa phương. Chính sự cần thiết của công tác dân số từ xưa đến nay mà luôn có sự quan tâm của các cấp bộ Đảng chính quyền và các đoàn thể từ trung ương đến địa phương. Những năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những thành tích đáng khích lệ như: tỷ lệ phát triển dân số cho đến nay đã giảm . Tổng tỷ xuất sinh vào những năm 60 là 6 con/ phụ nữ, đến năm 1989 là 3,8 con/phụ nữ, giảm xuống còn 2,33 con/ phụ nữ vào năm 1999 và đến năm 2009 là 2,1 con/phụ nữ. Nội dung tiieps theo của nghị quyết là: " đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số." Vì vậy mà trong khuôn khổ nhỏ bé của bài viết tình huống, phân tích , xử lý và đưa ra khuyến nghị này chỉ gói gọn trong một chủ đề rất bé nhỏ của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm tập viết tình huống phục vụ cho đợt học cuối khóa, nên chọn chủ đề:

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2648 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muc Luc: Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người. Phần mở đầu: Thực hiện nghị quyết số 47-NQ/TW của bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.. Ngày 22/3/2005, Bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng Khóa IX đã ban hành nghị quyết số 47-NQ/TW của bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.( Được gọi tắt là nghị quyết của bộ chính trị ). Nghị quyết của bộ chính trị yêu cầu toàn đảng, toàn quân tiếp tục quán triệt các quan điểm cơ bản của nghị quyết hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ)kiên trì thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến hai con, phấn đấu sớm dạt được mục tiêu ổn định qui mô dân số ở nước ta ở mức 115- 120 triệu người vào giữ thế kỷ XXI đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số. Nghị quyết là văn kiện quan trọng của Đảng nhằm định hướng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm tới. Vì vậy việc triển khai thực hiện nghị quyết của bộ chính trị phải được tiến hành thường xuyên , liên tục với quyết tâm caotheo một chương trình hành động thống nhất và đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của các cấp, các ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Được sự phân công của bộ chính trị ban khoa giáo trung ương và ban cán sự Đảng ủy ban dân số gia đình và trẻ em hướng dẫn một số yêu cầu và nội dung chính trong việc triển khai nghị quyết 47-NQ/TW Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải phápđược đề ra trong các nghị quyết của bộ chính trị nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tổ chức thực hiện. Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình hoặc kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết 47-NQ/TW của bộ chính trị cho phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của các ban, ngành , đoàn thể nhân dân ở từng địa phương. Chính sự cần thiết của công tác dân số từ xưa đến nay mà luôn có sự quan tâm của các cấp bộ Đảng chính quyền và các đoàn thể từ trung ương đến địa phương. Những năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những thành tích đáng khích lệ như: tỷ lệ phát triển dân số cho đến nay đã giảm . Tổng tỷ xuất sinh vào những năm 60 là 6 con/ phụ nữ, đến năm 1989 là 3,8 con/phụ nữ, giảm xuống còn 2,33 con/ phụ nữ vào năm 1999 và đến năm 2009 là 2,1 con/phụ nữ. Nội dung tiieps theo của nghị quyết là: " đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số." Vì vậy mà trong khuôn khổ nhỏ bé của bài viết tình huống, phân tích , xử lý và đưa ra khuyến nghị này chỉ gói gọn trong một chủ đề rất bé nhỏ của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm tập viết tình huống phục vụ cho đợt học cuối khóa, nên chọn chủ đề: I. Nội dung tình huống: " Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người." 1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống: Qui mô - cơ cấu và phân bố dân số dân tộc ít người. 1.1 Khái quát các dân tộc Việt Nam : Những năm cuối thập niên 50 Thế kỷ XX danh mục về các dân tộc Ở Việt Nam mới được công bố khá đầy đủ và chi tiết trong cuốn” Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”của tác giả Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu ... Thuộc nhóm nghiên cứu dân tộc và Uỷ ban dân tộc Trung ương, theo đó nước ta có 64 thành phần dân tộc, ngoài người kinh còn 63 dân tộc thiểu số thuộc 3 ngữ hệ khác nhau là: Hán-Tạng, Môn-Khơ me, và Ma layô pôlinêding. Đến ngày 02/3/1979 Tổng cục thống kê ban hành một bản danh sách về thành phần dân tộc Việt nam. Theo đó nước ta có 53 thành phần dân tộc ít người cùng một số chưa xác định và ngoại kiều chiếm 12,66% dân số. Số lượng 54 dân tộc (Tộc người ) ở nước ta được duy trì cho đến ngày 01.4.1999 cho thấy sau 10 năm dân số nước ta tăng 9,47 triệu người bình quân mỗi năm tăng 947 ngàn người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm (gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số). Trong giữa hai đợt tổng điều tra dân số 1999- 2009 có tỷ lệ tăng dân số 1,2% năm ( Đây là thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 50 năm qua) Giảm mạnh so với thời kỳ trước mỗi năm 1,200 ngàn ngườivới tỷ lệ tăng hàng năm 1,7%. 1.2 Một số dân tộc có nguy cơ giảm dân số. Với xu hướng chung của dân số cả nước cũng như của thế giới thường dân số không có sự tác động thì mức sống càng thấp, dân số càng tăng cao theo các năm, song có một số dân tộc ít người lại có xu hướng giả. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay thường là tập trung vào các dân tộc ít người. Có những dân tộc ít người chỉ có dưới 1000 người ( 1999). Đặc điểm về dân số và địa bàn cư trú của các dân tộc ít người. Trong 53 dân tộc ít người ở nước ta có 9 dân tộccó số dân dưới 3000 người được gọi là dân tộc có dân số ít, đó là các dân tộc: Cống, Mảng Si la,Cơ lao, Bố y, Chứt, Ơ đu, Brâu, Rơ măm. Dân tộc có nguy cơ giảm chất lượng dân số là các dân tộc cư trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa có mật độ cư trú thấp và có phong tục tập quán cũ, dẫn đến hôn nhân cận huyết thống, trình độ dân trí kém dẫn tới thiểu năng trí tuệ, dinh dưỡng kém, chất lượng giáo dục là các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chất lượng dân số suy giảm. Theo các nhà nghiên cứu, các dân tộc có nguy cơ giảm chất lượng dân số gồm 9 dân tộc có dân số ít người: Dân tộc Cống: Qua các thời điểm điều tra, đồng bào Cống cư trú không ổn định theo điều tra năm 1989: Người Cống ở Mường tè chỉ có 863 người, Mường Lay có 185 người thì đến năm 1999 đồng bào đã tẩp tung tại huyện Mường Tè Tỉnh Lai châu (1.169) ngưổi trong tổng số 1.676 người toàn quốc) một số ít cư trú tại huyện Mường Lay tỉnh Lai châu. Theo số liệu thống kê của tỉnh Lai châu năm 2006 dân tộc Cống cư trú tại tỉnh Mường Tè có 1.149 người, có mặ ở các xã: Thị Trấn 60 người, Nậm Khao 416 người, Kan hồ 294 người và Mường Mô 376 người. Dân tộc Mảng: Qua các thời điểm kiểm tra người Mảng cư trú, tập trung khá ổn định. ở tỉnh Lai châu. Dân số Mảng tính đến 01.4.1999 có 2.663 người, sống tập trung ở các huyện Mường Tè 1.019 người, Sìn Hồ 831 người và Mường Lay 775 người, thuộc tỉnh Lai châu. Tính đến năm 2006 dân số người Mảng ở huyện Sìn Hồ là 1.845 người cư trú ở các xã Pa Tần 114 người Nậm Tam 945 ngưỡi xã Chăn Nưa 768 người, Huyện Mường Tè có 1.716 người, cư trú ở xã Pa Vệ Sủ 77 người, Hua Bum 318 người, Bun Nưa 992 người và xã Nậm Hàng 305 người. Dân tộc Si La: Dân số Si La có nhiều biến động qua các thời điểm điều tra năm 1989, người Si La có 480 người 1999. Địa bàn cư trú tập trung tại 3 xã của huyện Mường Tè của tỉnh Lai châu. Năm 2006 huyện Mường Tè có 524 người, cư trú tại xã Kan Hồ 503 người. Dân Tộc Cơ Lao: Cư trú ở vùng Đông bắc trong đó tập trung ở Hà Giang Và Tuyên Quang. Theo số liệu Điều tra 01.4.1999, dân số cơ Lao trong cả nước 1.865 người, Tại tỉnh Hà Giang 1.852 người và tỉnh Tuyên Quang là 28 người. Theo kết quả nghiên cứu của viện dân tộc học, dân tộc Cơ lao có các nhóm là Cơ Lao Trắng, cơ lao Xanh tập trung tại xã Sính Lủng, huyện Hoàng Su Phì 711 người, Huyện Yên Minh 316 người, Bắc quang 151 người, Vị Xuyên 112 người và Mèo Vạc 67 người. Dân tộc Bố Y: Là dân tộc được sáp nhập từ hai nhóm Tu Dí và Bố Y, trong đó nhóm Tu dí nói tiếng Hán, Nhóm Bố Y nói tiếng Tày- Thái. Theo số liệu điều tra 01.4.1999 Dân tộc Bố Y có số dân là 1.864 người, cư trú tại tỉnh Hà Giang có 468 người, tập trung tại xã Quyết tiến 402 người, xã Tùng Vài 63 người thuộc huyện Quản Bạ. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê và ban dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2007 Dân tộc của nhóm Bố y tại Hà Giang là 825 người, Nhóm: Tại các xã Mường khương 293 người, Lùng Khấu Nhìn 102 người và xã Thanh Bình 313 người . Dân tộc Pu Péo: Theo số liệu thống kê 01.9.1999, dân số dân tộc Pu Péo là 705 người cư trú tập trung tại Hà Giang 487 người tỉnh Tuyên Quang 40. Dân tộc Brâu: Dân số dân tộc Brâu rất ít chỉ có 313người cư trú tập trung tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi Tỉnh Con Tum Dân tộc Rơ Măm: Chỉ có 352 người , cư trú tập trung tại xã Mô Rai Huyện Sa Thầy, Tỉnh Con Tum. Dân Tộc Ơ Đu: hay còn gọi là người Tày hạt cư trú ở tỉnh Nghệ An dân số hiện nay chỉ có 52 gia đình với 315 người, sống tập trung ở xã kim đa thị trấn Hòa Bình, huyện Tương dương, chủ yếu nói tiếng Thái còn người nói tiếng Ơ Đu còn không nhiều. II. Phân tích tình huống: 1. Đặc điểm địa lý- kinh tế gia đình tác động đến dân tộc ít người. Về điều kiện tự nhiên , về địa lý đất đai , độ bằng phẳng không hợp với khả năng canh tác với năng xuất cao trong nông nghiệp, nên có thu nhập không cao, từ đó có ảnh hưởng đến xu hướng phát triển hoặc có thể không phát triển. Kinh tế chủ yếu là khép kín, tự sản, tự tiêu, trồng cây chủ yếu là tự nuôi sống bản thân là chủ yếu các nghề thủ công là phụ trợ, phục vụ gia đình, không trao đổi, hoặc có nhưng hạn chế vì không có năng xuất cao, không có dư thừa mà trao đổi. Vì vậy mà nền văn hóa nói chung cũng đơn điệu một số dân tộc như: Ở Việt Nam tộc người Cơ Lao là cộng đồng người gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, chính sự đói nghèo cản trở lớn với sự phát triển kinh tế của họ. Người cơ lao trong bài viết về xã Tùng Sán Huyện Hoàng Su Phì Tỉnh Hà Giang Nhà nghiên cứu Trần Bình cho thấy rằng trồng trọt của người Cơ Lao đây còn biểu hiện của sự thích ứng với tự nhiên, dựa nhiều vào môi trường tự nhiên, để có kế sinh nhai thích hợp. Ở vùng núi cao độ dốc lớn, có nhiều khe, mó nước, mạch nước sát với dãy Tây Côn Lĩnh, họ bám sườn dốc để canh tác, chăn nuôi trên các ruộng bậc thang và có thu nhập ở đó, chiếm tới 70% thu nhập chung của họ, thu nhập chính vẫn là từ trồng trọt, còn chăn nuôi mang lại nguồn lợi không đáng kể. Trong công trình nghiên cứu " Dân số và Phát triển của dân tộc B râu và Rơ măm ở Tây nguyên" Của Nguyễn Thế Huệ. Công trình này cho thấy hai dân tộc Brâu và Rơ măm tụt lại khá xa so với các dân tộc khác, lấy trồng trọt trên nương rãy là chính. Chăn nuôi ở mức chăn thả tự nhiên, chỉ đủ cho các buổi cúng tế nhân dịp các ngày quan trọng. Trong cuốn sách" Bản sắc văn hóa dân tộc Mảng " Ngọc Hải có đề cập đến kinh tế của người Mảng. Tác giả đưa ra nhận định rằng: Chăn nuôi cũng như săn bắn, đánh bắt, hái lượm dù vẫn còn chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của người Mảng, nhưng không thể hiện tính chất của loại hình kinh tế nữa. Hình thái kinh tế này vẫn còn ở giai đoạn thấp, trình độ sản xuất nương rãy, dụng cụ thô sơ, sự phân công lao động theo giới tính, dẫn đến năng xuất cây trồng không cao. Một nghiên cứu khác về người Si la. Khổng Diễn cho rằng cơ sở kinh tế của đồng bào là trồng trọt nông nghiệp, là chăn nuôi, tiểu thủ công và khai thác tự nhiên chỉ đóng vai trò phụ trợ cho cuộc sống. 2. Các căn cứ của công tác dân số về nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người : * Nghị Quyết 47 của bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Tháng 1 năm 1993 Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII đã ban hành nghị quyết về chính sách Dân số - KHHGĐ nhằm giải quyết vấn đề cơ bản dân số tiến tới ổn định dân số ở nước ta. * Sau hơn 10 năm thực hiện nghị quyết này, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực của mặt trận tổ quốc, đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách dân số KHHGĐ đã thục sự đi vào cuộc sống của nhân dân và đạt được những kết quả quan trọng: Nhận thức của toàn xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt, qui mô gia đình có 1-2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, nhịp độ gia tăng dân số đã được khống chế, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3,5 con năm 1999, xuống còn 2,28 con năm 2002, và đến nay tỷ lệ tăng dân số tăng chỉ còn 1,2% năm 2009( TĐT 2009). * Quan điểm chỉ đạo của Đảng: Tiếp tục quán triệt và kiên quyết thực hiện quan điểm của nghị quyết hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII về chính sách dân số và KHHGĐ, phấn đấu sớm dạt qui mô dân số đồng thời "Từng bước nâng cao chất lượng dân số Việt Nam". 2.1. Nhanh chóng đạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định qui mô dân số ở nước ta mức 115 -120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI 2.2. Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam: Về thể chất, trí tuệ tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. III. Xử lý tình huống: 1. Mục tiêu xử lý tình huống: 1.1 Củng cố, hoàn thiện mục tiêu với đồng bào dân tộc ít người: mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ 1-2 con, nuôi dạy cho tốt. 1.2 Không cưới tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. 2. Đề xuất các giải pháp chủ yếu: với công tác nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người: 2.1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Đưa công tác dân số và KHHGĐ thành một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy và chính quyền xem đây là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị 2.2.Huy động toàn bộ xã hội tham gia công tác dân số KHHGĐ, nâng cao trách nhiệm và tăng cừng sự tham gia phối hợp giữa các ngành, các cấp, doàn thể nhân dân.các tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế tích cực tham gia công tác này. 2.3.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục. Củng có và hoàn thiện bộ máy và tổ chức, cán bộ nâng cao hiệu quả quản lý.Chính sách đầu tư nguồn lực. 2.4.Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và KHHGĐ đến tận cộng đồng dân cư, vùng sâu vùng xa trung tâm. 2.5.Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. 3. Những thách thức về kinh tế, xã hội, môi trường trong phát triển. Thành quả phát triển ở vùng dân tộc là hệ quả của những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và những nỗ lực xóa đói giảm nghèo của đất nước những năm vùa qua, từng bước cả thiện và và nâng cao đời sống vật chất , tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam . Bên cạnh những thành tựu cơ bản đó, công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát trển vùng đồng bào dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn và những thách thức, còn nhiều vấn đề đang đặt ra cần được tiếp tục được giải quyết đó là: - Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc chưa phát triển và yếu kém. Hiện cả nước còn hàng trăm xã chua có đường ô tô đến trung tâm xã, đó là chưa kể đường chưa đi lại được 4 mùa, bên cạnh đó hàng ngàn thôn bản cũng chưa có đường giao thông , nhiều xã chưa có trạm y tế đạt chuẩn, thiếu trường học, số xã và thoonbanr thiếu điện, thiếu chợ, bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa, trụ sở ủy ban ...Điều này kéo theo việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như: Y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin đạt thấp do thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, kỹ năng quản lý, nguồn lực... và có khoảng cách lớn với vùng nông thôn đồng bằng,đặc biệt là đô thị. Số hộ nghèo vùng dân tộc hiện nay chiếm phần lớn trong số hộ nghèo cả nước( 63,7%) và có tỷ lệ cao ở tất cả các vùng. 62 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất trên 50%. đạc biệt có tỷ lệ nghèo trên 70% đều là các huyện vùng dân tộc. Cá biệt có những xã, bản, nhóm dân tộc rất ít người tỷ lệ lên tới 90%-95%. Những năm gần đây tốc độ giảm nghèo chậm hơn so với mặt bằng chung, kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo lên tới 3%-4%/ Năm. Sản xuất nông nghiệp là ngành quan trọng giữ vai trò chủ yếu nhất của vùng dân tộc , nhưng còn mang tính tự cấp, tự túc, còng trong tình trạng manh mún, năng xuất cây trông, vật nuôi còn thấp Chất lượng giáo dục và nguồn lực của đồng bào chưa cao. tỷ lệ trẻ em bỏ học, lưu ban cũng đáng kể, nhất là trẻ em gái, vùng cao , vùng sâu, một bộ phận còn mù chữ, không biết tiếng phổ thông, số lao động chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ bác sỹ ở khu vực Tây Bắc là 0,53 bác sỹ / 10000 dân so với bình quân chung là 0,97/ 10000 dân. Hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều bất cập , đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng Tây Nguyên. Cán bộ vừa thiếu vừa yếu, nhất là với cán bọ người dân tộc, thiếu các điều kiện cơ sở vật chất các chế độ đãi ngộ cần thiết để hoạt dộng. Nhưng lại chậm được kiện toàn và củng cố.Một số cán bộ cơ sở không biết chữ hoặc chỉ đặt trình độ tiểu học, đa phần chưa qua đào tạo chuyên môn và quản lý nhà nước. Một số phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, nghiện hút vẫn tồn tại, có nơi có chiều hướng gia tăng. Ốm đau còn lấy cúng ma làm chính chưa biết chủ động chữa bệnh theo khoa học. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm vẫn duy trì ở mức cao, trên dưới 2% / năm, một số vung, nhóm dân tôc 3%/ năm (Mảng La hủ, Cla, Cống,.. cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn đề xã hội). Các cộng đồng dân cư vùng dân tộc ít người đang đứng trước những biến đổi văn hoác mạnh mẽ do tác dông biến đổi của quá trình phát triển , bên cạnh những ảnh hưởng tích cực còn làm xói mòn nhưng gia trị văn hoá truyền thống. Xu hướng đồng hóa lấn át về văn hóa dễ xảy ra trong quan hệ giữa các dân tộc, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo gây mất an ninh trật tự Việc bố trí lại lực lượng lao động và di dịch dân cư làm tăng quá trình xen cư mạnh mẽ, dẫn đến những quan hệ nảy sinh những quan hệ dân tộc mới cần được xử lý đúng. Đời sống khó khăn do thiên tai, thiếu đất, nước cho sản xuất và sinh hoạt đã dẫn đến tình trạng di cư vào các tỉnh Tây Nguyên và Đong Nam bộ. Nhưng còn hang trăm ngàn đông bào dân tộc phias Bắc chưa được hưởng các chính sách để ổn định cuộc sốn, Đăng ký HK, hỗ trợ nhà ở đất đai. Hỗ trợ sản xuất: điện, mương máng, nước, giao thông 4. Chính sách ưu tiên dân tộc của Đảng và nhà nước ta hiện nay: 2.1.Về Chính trị. Bảo vệ chính quyền nhân dân, nhà nước, sự lãnh đạo của đảng ở mọi cấp, mọi địa bàn, sự đoàn kết của các dân tộc 2.2. Về tư tưởng văn hóa: Giữ vững quan niệm đường lối của Đảng chống lại mọi hoạt động tuyên truyền phản động 2.3 Về kinh tế xã hội Từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, sự ổn định về kinh tế và phát triển xã hội. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. Duy trì trật tự an toàn xã hội 5. Địa phương phải giải quyết tốt những vấn đề sau: * Khắc phục những trở ngại trong vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở vung dân tộc ít người, phục vụ cho mục tiêu giảm đói nghèo và phát triển vùng và quốc gia. *Quan hệ giữa yếu tố truyền thống, đoàn kết yêu nước và hiện đại cụ thể là - Tập trung nỗ lực xóa đói giảm nghèo , tạo thêm việc làm. Giảm bớt tình trạng nghèo đói giữa vùng miền, giưa nông thôn và miên núi, giữa các dân tộc. Tạo lập cơ hội bình đẳng cho đồng bào dân tộc tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị, phát triển kinh tế và bao vệ môi trường. Quy hoạch bố trí sắp xếp lại dân cư. Giải quyết tốt vấn đề du canh di cư và du cư - Giả quyết vấn đề nghèo đói, không chỉ quan tâm đến nhu cầu ăn ở mặc. Quan tâm nhu cầu cơ bản về Ytế, giáo dục dạy nghề và điều kiện lưu thông nối gần giữa miền ngược và miền xuôi. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cá công trình thiết yếu (giao thông, điện) tới từng thôn bản. Tận dụng tối đa công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Tiếp tục kiện toàn Thực hiện có hiệu qủa chương trình dân số KHHGĐ, tiếp tục hạ thấp tỷ lệ tăng dân số ( vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn), nâng cao chât lượng, giảm bớt sức ép của gia tăng dân số, với các lĩnh vực...chăm sóc sức khỏe ytế, đào tạo dạy nghề, đản bảo cho người dân có đủ công ăn việc làm, có thu nhập, phát triển , đảm bảo an ninh xã hội. Thực hiên tốt chính sách giúp đỡ xã hội, tạo anh ninh cho các nhóm yếu thế, nhóm người già, người cao tuổi, nhóm người nghèo, người không nơi nương tựa, người thất nghiệp...nhóm nguy cơ cao để nối dân sự phát triển của vùng thấp với vùng cao, vùng đồng bằng với miền núi. giữa thành thị và nông thôn Động viên công đồng người nghèo phát huy nội lực, giúp đỡ lẫn nhau lúc tắt lửa tối đền, phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách. 6. Nội dung chính của công tác dân tộc: Công tác dân tộc là nhiệm vụ quan trọng nhằm để giải quyết vấn đề dân tộc, vận động đoàn kết nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc và xử lý mối quan hệ chính trị , kinh tế, văn hóa xã hội giữa các dân tộc, giữa người đa số và thiểu số, giữa đồng bằng và đô thị , giữa miền núi và miền xuôi nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và phân tầng xã hội góp phần hòa nhập và phát triển quốc gia. Về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình chú ý nâng cao chất lượng dân số : Một là: Chú trọng cải thiện nâng cao thể
Luận văn liên quan