Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển thì nhu cầu này càng rõ nét. Nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp một phần rất lớn vào tiến trình phát triển của đất nước.
Hoà chung với quá trình đổi mới kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới không chỉ về mặt cơ cấu tổ chức - chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp - mà còn cả về phương thức hoạt động. Phù hợp với xu hướng đa dạng hoá hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ bổ xung cả về vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn truyền thống.
Trong mấy năm gần đây, hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng tuy đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn còn hạn chế và gặp không ít các khó khăn trở ngại. Những gì làm được hôm nay còn nhỏ bé so với những đòi hỏi bức thiết ngày càng tăng về vốn cố định của các doanh nghiệp.
Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đề ra mục tiêu cho toàn ngành: “Tìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá”.
Với những lý do trên, trong quá trình thực tập khảo sát thực tế tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội, em rất quan tâm đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng. Là một sinh viên sắp tốt nghiệp trong giai đoạn này của đất nước, với những kiến thức đã được học tập tại trường và mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào viêc giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay trong hoạt động này của ngành ngân hàng. Vì vậy, đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội” được lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp.
Mục đích của khóa luận
- Làm rõ về chất lượng tín dụng trung và dài hạn và hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NHTM đồng thời thể hiện được vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng trung và dài hạn.
- Đánh giá tổng quan về hoạt động của chi nhánh và thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh.
- Trên cơ sở lý luận về những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để phân tích tìm hiểu nguyên nhân cho thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh. Từ đó, mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là hướng tới hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận sử dụng các phương pháp sau: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp toán kinh tế - tài chính; trên cơ sở thu thập và sử dụng các tài liêu, số liệu, biểu đồ làm căn cứ đề làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội.
69 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội 35
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh 42
Bảng 2.3: Tình hình tín dụng tại chi nhánh 2004-2006 43
Bảng 2.4: Thị phần tín dụng khu vực Long Biên 47
Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn (Đơn vị tỷ VNĐ) 47
Bảng 2.6: Thu nhập từ hoạt động tín dụng 48
Bảng 2.7: Nợ quá hạn 49
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NH ĐT&PT : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
NHTM : Ngân hàng thương mại
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và phát triển
NQH : Nợ quá hạn
PHẦN MỞ ĐẦU
( Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển thì nhu cầu này càng rõ nét. Nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài… trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp một phần rất lớn vào tiến trình phát triển của đất nước.
Hoà chung với quá trình đổi mới kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới không chỉ về mặt cơ cấu tổ chức - chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp - mà còn cả về phương thức hoạt động. Phù hợp với xu hướng đa dạng hoá hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ bổ xung cả về vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn truyền thống.
Trong mấy năm gần đây, hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng tuy đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn còn hạn chế và gặp không ít các khó khăn trở ngại. Những gì làm được hôm nay còn nhỏ bé so với những đòi hỏi bức thiết ngày càng tăng về vốn cố định của các doanh nghiệp.
Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đề ra mục tiêu cho toàn ngành: “Tìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá”.
Với những lý do trên, trong quá trình thực tập khảo sát thực tế tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội, em rất quan tâm đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng. Là một sinh viên sắp tốt nghiệp trong giai đoạn này của đất nước, với những kiến thức đã được học tập tại trường và mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào viêc giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay trong hoạt động này của ngành ngân hàng. Vì vậy, đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội” được lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp.
( Mục đích của khóa luận
- Làm rõ về chất lượng tín dụng trung và dài hạn và hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NHTM đồng thời thể hiện được vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng trung và dài hạn.
- Đánh giá tổng quan về hoạt động của chi nhánh và thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh.
- Trên cơ sở lý luận về những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để phân tích tìm hiểu nguyên nhân cho thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh. Từ đó, mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh.
( Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là hướng tới hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội.
( Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận sử dụng các phương pháp sau: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp toán kinh tế - tài chính; trên cơ sở thu thập và sử dụng các tài liêu, số liệu, biểu đồ làm căn cứ đề làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
( Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội.
Tuy nhiên thời gian thực tập có hạn và sự hiểu biết về thực tế chưa nhiều nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của toàn thể các thầy giáo, cô giáo và toàn thể cán bộ Ngân hàng để bài viết này được hoàn chỉnh hơn.
Nghiên cứu về vấn đề này em mong muốn sẽ hiểu biết sâu hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại kết hợp với thực tế tại dơn vị thực tập từ đó thấy dược sự gắn kết cũng như điểm khác biệt giữa lý luận và thực tiễn, điều này sẽ tạo thuận lợi cho em trong công việc sau này.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHTM
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.1.1. Khái niệm
Ngiệp vụ cho vay (hay hoạt động tín dụng) đã trải qua quá trình phát triển lâu dài gắn liền với lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngiệp vụ tín dụng ngày càng đa dạng phong phú, hoàn thiện đầu tư vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Có thể hiểu một cách ngắn gọn: Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với khách hàng, biểu hiện sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị của người sở hữu sang người sử dụng. Ngân hàng trao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, khách hàng dùng số vốn này đầu tư vào sản xuất kinh doanh kiếm lời, đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Có nhiều cách phân loại tín dụng theo những tiêu chí khác nhau:
1.1.2. Phân loại tín dụng
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
* Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
+ Cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại - dịch vụ.
+ Cho vay chiết khấu.
+ Cho vay sản xuất kinh doanh, thương mại, tiêu dùng với hộ tư nhân, cá thể bằng thế chấp tài sản, chứng từ có giá.
*Tín dụng trung hạn: Có thời hạn vay vốn từ 1-5 năm. Tín dụng này được cho vay đầu tư theo chiều sâu mở rộng sản xuất các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
*Tín dụng dài hạn: Có thời hạn vay vốn trên 5 năm. Tín dụng này được sử dụng để cấp vốn xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng xí nghiệp mới, các công trình hạ tầng cơ sở, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
1.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cấp để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay sản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để bù đắp mức vốn lưu động tạm thời thiếu hụt.
Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp để hình thành vốn cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Ví vậy, thời hạn cho vay đối với loại hình tín dụng này là trung và dài hạn.
1.1.2.3. Căn cứ vào loại đảm bảo
Tín dụng bảo lãnh: Là hoạt động tín dụng mà ngân hàng cam kết trả nợ thay cho con nợ trong trường hợp nó không có khả năng thanh toán. Việc ngân hàng cam kết trả nợ có điều kiện như vậy tạo khả năng cho con nợ vay người thứ ba.
Tín dụng bằng tiền: Là hoạt động tín dụng mà ngân hàng giao cho người vay một số tiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định, khi hết hạn người vay phải trả cho chủ nợ một số tiền bao gồm cả gốc và lãi.
1.1.2.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng
Tín dụng thuê mua - Dịch vụ thuê mua: Tín dụng thuê mua là một kiểu cho thuê tài sản để sử dụng chuyên môn theo hợp đồng. Nếu trong hợp đồng có kèm theo lời hứa của người cho thuê sẽ bán lại tài sản này, chậm nhất là khi kết thúc hợp đồng cho người thuê theo giá được thoả thuận trước. Nếu trong hợp đồng không kèm theo lời hứa này thì gọi là thuê hoạt động hay thuê đơn giản. Tài sản cho thuê bao gồm động sản và bất động sản như nhà cửa, máy móc, thiết bị văn phòng...
Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán: đây cũng là nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng đầu tư vào hai loại chứng khoán là chứng khoán Nhà nước và chứng khoán công ty.
Tín dụng cấp cho nhà xuất khẩu: Là loại tín dụng mà ngân hàng cho nhà xuất khẩu vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu, cầm cố hàng hoá, cho vay trong quá trình sản xuất.
Tín dụng cung cấp cho nhà nhập khẩu: Là loại tín dụng mà ngân hàng cho nhà nhập khẩu để nhập hàng hoá phục vụ cho lợi ích của mình. Các ngân hàng thường cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu dưới các hình thức cho vay quá ngạch, mở thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu, kỳ phiếu của người nhập khẩu.
1.1.3. Các nhân tố cơ bản trong nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn của NHTM
1.1.3.1. Nguồn vốn tín dụng
Ngân hàng huy động vốn từ các nguồn sau để tài trợ cho nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn:
Vốn tự có của ngân hàng: Nói chung nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng không cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
Huy động tiền gửi ngắn hạn trong nước: Nguồn huy động này biến động qua từng thời kì, phụ thuộc vào biến động của thị trường vốn, vào sự thay đổi các định chế của Nhà nước và được sử dụng để cho vay trung và dài hạn chủ yếu trong trường hợp số dư tiền gửi ngắn hạn quá lớn, có khả năng gây ra ứ đọng vốn.
Huy động tiền gửi trung và dài hạn trong nước: trái phiếu, kì phiếu,: Đây là nguồn tài trợ quan trọng cho nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn.
Vốn vay từ thị trường trong và ngoài nước: Nguồn huy động này bao gồm cả khoản vay ngắn hạn ở thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ NHNN và các khoản vay dài hạn trong và ngoài nước.
Vốn uỷ thác tài trợ phát triển.
Các quĩ đầu tư phát triển theo nguồn vốn ODA và các nguồn khác.
1.1.3.2. Thời hạn tín dụng
Đây là một yếu tố quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng. Nó là cơ sở để xác định lợi tức mà khách hàng pải trả cho ngân hàng. Ta quan tâm đến hai loại thời hạn tín dụng:
* Thời hạn tín dụng chung: Được tính từ khi bắt đầu cấp tín dụng đến khi hoàn trả xong khoản tín dụng đó. Thời hạn tín dụng chung là thời hạn tín dụng được sử dụng chính thức trong hợp đồng tín dụng
* Thời hạn tín dụng trung bình: Là khoảng thời gian mà toàn bộ số tiền vay được sử dụng. Thông thường thời hạn tín dụng trung bình nhỏ hơn thời hạn tín dụng chung trừ khi vốn vay được cấp và hoàn trả một lần.
1.1.3.3. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là tỷ lệ tính trên tổng số vốn vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng để được sử dụng vốn vay. Như vậy lãi suất tín dụng chính là giá cả của khoản tín dụng. Cũng như giá cả của mọi loại hàng hoá khác, lãi suất chủ yếu được tạo ra bởi cung cầu về vốn. Bên cạnh đó, lãi suất còn chủ yếu phụ thuộc vào mức độ rủi ro, số lượng vốn vay, thời hạn vốn vay và tình hình kinh tế.
Lãi suất hiện nay ở nước ta đang áp dụng là lãi suất thoả thuận.
1.1.3.4. Hạn mức tín dụng
Lượng vốn mà NHTM có thể cấp cho khách hàng của mình còn phụ thuộc vào hạn mức tín dụng mà NHNN qui định.
Theo qui chế cho vay hiện nay ở nước ta thì tổng dư nợ đối với cho vay đối với một khách hàng không được vựơt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng trừ nguồn vốn uỷ thác hoặc trường hợp đặc biệt được Chính phủ cho phép.
1.1.4. Đặc điểm tín dụng trung và dài hạn
Xét về bản chất tín dụng trung và dài hạn khác so với tín dụng ngắn hạn là ở thời gian dài hơn. Mà thời hạn cho vay càng dài thì tính rủi ro càng lớn, do đó lãi suất cho vay trung và dài hạn phải cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Hơn nữa chính vì mục đích của tín dụng trung và dài hạn khác so với tín dụng ngắn hạn nên dẫn đến thời hạn vay khác nhau. Tín dụng ngắn hạn thường phục vụ chi tiêu sinh hoạt gia đình, hay chi mua nguyên vật liệu, trả tiền lương, bổ sung cho vốn lưu dộng tức là nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Vì vậy tín dụng ngắn hạn có tính lỏng cao hơn, có thể xem như một bộ phận đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Trái lại, tín dụng trung dài hạn thường đầu tư vào mở rộng, đầu tư mới sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trng thiết bị khoa học công nghệ, đây chuyền sản suất hiện đại, tức là những dự án chưa có khả năng sinh lời trong thời gian ngắn nên chủ đầu tư phải kéo dài cho đến khi xuất hiện nguồn thu của dự án. Chính vì đối tượng của loại vay này rát phức tạp, bao gồm tổng hợp các loại chi phí, mà nguồn trả nợ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chính sách kinh tế của Nhà nước, khả năng tiêu thụ sản phẩm, mức độ dự đoán chính xác các luận chứng kinh tế tài chính... nên tín dụng trung và dài hạn chứa đựng rất nhiều khó khăn tiềm ẩn, ảnh hưởng đến chất lượng của khoản tín dụng đó. Để đảm bảo một khoản tín dụng có chất lượng cao thì phải có sự hợp tác thống nhất, khoa học, hiệu quả giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, khi xem xét tính hiệu quả của một dự án đầu tư, ngân hàng phải xem xét khả năng sinh lợi, khả năng trả nợ của dự án... vì đây là những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng tín dụng xét trên quan điểm ngân hàng và khách hàng.
1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHTM
Từ trước đến nay,nghiệp vụ tín dụng đã là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng. Đó là một khoản mục cơ bản của Tài sản Có của một ngân hàng. Nó phát triển đa dạng và hoàn thiện với nhiều loại hình khác nhau từ cho vay ngắn hạn đến cho vay với thời hạn dài. Nghiệp vụ bảo lãnh, thuê mua cũng là nghiệp vụ phát triển mạnh của tín dụng. Song có thể nói, tín dụng trung và dài hạn đã chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Do có tính lỏng thấp, độ rủi ro cao nên có lãi suất cao nhất trong các loại tín dụng. Vì vậy, nếu khoản tín dụng thời hạn dài mà có chát lượng sẽ mang lại khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Đối với các ngân hàng chuyên doanh sẽ có lợi thế lớn hơn vì đây là những ngân hàng có thế mạnh về vốn, chuyên sâu hơn về cho vay trung và dài hạn, thì sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Nhưng các ngân hàng đa năng cũng có thể cho vay trung và dài hạn bằng hình thức hợp vốn, hay đồng tài trợ cho các dự án lớn, vừa san sẻ được rủi ro vừa đa dạng hoá các khoản mục Tài sản Có của mình. Song vì loại tín dụng này có thời hạn dài nên có nghĩa là ngân hàng sẽ bị chiếm dụng vốn trong thời gian vay vốn, ngân hàng cũng sẽ phải đương đầu với chi phí trả lãi cho nguồn huy động và khả năng thanh khoản của mình. Vì vậy trong kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thì việc cân đối nguồn cho nhu cầu tín dụng trung và dài hạn có thể được ưu tiên hơn.
Từ quan hệ có uy tín với khách hàng trong lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn, ngân hàng sẽ tạo lập được mối quan hệ mới với khách hàng trong các lĩnh vực khác như: bảo lãnh, mở tài khoản tiền gửi thanh toán, dịch vụ thanh toán hộ. Về phía khách hàng, trong quá trình đầu tư dự án dài hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ xuất hiện nhu cầu vốn ngắn hạn đột biến như bổ sung vốn lưu động, thanh toán những khoản phải trả ngắn hạn, thì trên sơ sở mối quan hệ sẵn có với ngân hàng, khách hàng sẽ chủ động tạo lập mối quan hệ tín dụng ngắn hạn với ngân hàng, như vậy thị trường tín dụng ngắn hạn được mở rộng.
Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng cũng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ bằng việc cho vay bằng vốn ngân sách dự phòng. Nhà nước uỷ quyền cho ngân hàng phát hành trái phiếu, kì phiếu để huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển. Khi đó, ngân hàng sẽ được biết đến rộng rãi hơn trong dân chúng, có nghĩa là không chỉ hoạt động tín dụng trung và dài hạn mà cả hoạt động huy động vốn cũng sẽ phát triển, tạo uy tín và danh tiếng cho ngân hàng
1.3. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.3.1. Vai trò đối với ngân hàng
1.3.1.1. Tín dụng trung và dài hạn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Hoạt động chủ yếu của NHTM là việc thu hút vốn để mở rộng cho vay và đầu tư nhằm thu lợi nhuận.Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một trong các chiến lược kinh doanh quan trọng của ngân hàng là chiến lược tín dụng trung và dài hạn. Tín dụng trung và dài hạn trường có rủi ro cao hơn và đồng thời cũng hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn nên các ngân hàng thường phải chú trọng đặc biệt đến hình thức tín dụng này.
1.1.3.2. Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho tín dụng ngắn hạn phát triển
Các dự án đầu tư sẽ không thực hiện và trở nên vô nghĩa khi thiết bị, công nghệ đã lạc hậu, không được cải tiến, đổi mới cho phù hợp. Một khi đã có nền tảng cho sự phát triển từ các khoản đầu tư trung và dài hạn các doanh nghiệp mới yên tâm sử dụng các khoản vay ngắn hạn để sản xuất và kinh doanh. Nhờ vậy mà ngân hàng mới có đièu kiện phát triển tín dụng ngắn hạn.
1.3.2. Vai trò đối với nền kinh tế
1.3.2.1. Tín dụng trung và dài hạn góp phần quan trọng vào nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
Tín dụng trung và dài hạn được sử dụng cho việc mua sắm nhà xưởng, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp để cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc để chiếm lĩnh thị trường nới. Khi có cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải mở rộng sản xuất, gia tăng lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, khi không còn cơ hội đó, vốn lại được trả về ngân hàng. Đó chính là ưu thế của vốn vay trung và dài hạn thông qua ngân hàng, nó linh hoạt hơn cá hình thức huy động vốn dài hạn khác như cổ phiếu, trái phiếu do tránh được các chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, đăng ký chứng khoán. Trong điều kiện nước ta hiện nay nhu cầu vốn trung và dài hạn phục vụ đầu tư phát triển rất lớn. Nhu cầu này được thoả mãn một phần bằng nguồn vốn ngân sách cấp phát, vay nước ngoài và một phần huy động từ dân cư. Nhưng cho dù nguồn vốn xuất phát từ đâu, việc cung cấp tín dụng thông qua NHTM, đặc biệt là các NHTM quốc doanh dưới hình thức cho vay trung và dài hạn đóng vai trò rất quan trọng.
1.3.2.2. Tạo điều kiện mở rộng qui mô, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sở dĩ như vậy là do nó phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất cần vốn trung và dài hạn để có thể phát triển sản xuất kinh doanh. Do không có được những ưu thế về qui mô và vốn tự có như các doanh nghiệp lớn nên họ thường gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận thị trường vốn. Vì vậy, họ khó có thể đầu tư vào những dợ án lớn mà không dựa vào sự tài trợ của ngân hàng. Nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay đang có những chính sách ưu đãi trong việc cho vay đối với những doanh nghiệp loại này.
1.3.2.3. Tín dụng trung và dài hạn cung ứng vốn giúp phát triển tiềm năng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp
Vì ngân hàng không cho vay đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và các dự án kém tính khả thi nên bắt buộc ngườì vay phải tìm mọi cách cải thiện tình hình kinh doanh, đưa ra những dự án có tính khả thi cao mới có thể tiếp cận được nguồn vốn của NHTM. Người đi vay sẽ phải sử dụng vốn vay một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất để có thể trả được nợ vay ngân hàng và tái sản xuất mở rộng. Ngoài ra tín dụng trung và dài hạn còn đóng vai trò là một trong những yếu tố nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh góp phần khẳng định tính khả thi của dự án, khi ngân hàng quyết định tham gia đầu tư có nghĩa là những dự án đã được ngân hàng tìm hiểu, nghiên cứu kĩ, cân nhắc trước khi đưa ra những số liệu, luận cứ,...để thuyết phục ngân hàng cho vay. Vì vậy, ngay từ khi lập dự án tiền khả thi ngân hàng đã đóng vai trò như một nhà tư vấn trợ giúp doanh nghiệp.
1.3.2.4. Tín dụng trung và dài hạn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Tín dụng trung và dài hạn thông qua huy động và cho vay có định hướng đóng vai trò rất lớn trong việc chuyể dịch cơ cấu nền kinh tế, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
1.3.3. Vai trò đối với khách hàng
Thứ nhất: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn tạo lòng tin đối với khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế mở, khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng làm đối tác.
Thứ hai: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn