Ngày nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang đóng vai trò quan
trọng và trở thành động lực trong tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. T rong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế
thế giới, DNVVN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối
đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu
của nền kinh tế, cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm cho đông đảo tầng
lớp dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển
giữa các vùng của đất nước. Tuy vậy, DNVVN vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, mà một vấn đề nổi cộm là nguồn vốn để
các DNVVN phát triển. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại (NHTM)
đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh
nghiệp.
Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) đã nỗ lực hết
mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
Bên cạnh sự phát triển và tăng trưởng không ngừng, Ngân hàng cũng
có những tồn tại, khó khăn, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng – một hoạt
động vô cùng quan trọng đối với các NHTM. Trong mấy năm gần đây, hoạt
động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và của NHNo&PTNT
chi nhánh Láng Hạ nói riêng tương đối ổn định, nhưng vẫn còn chứa đựng
những rủi ro nhất định, đặc biệt là trong hoạt động cho vay đối với DNVVN.
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN LÁNG HẠ
Sinh viên thực hiện : Triệu Thị Thủy
Lớp : Anh 6
Khóa : 44
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Hà Nội, tháng 5/2009
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ......................... 4
I. Khái quát về DNVVN .............................................................................................. 4
1. Khái niệm về DNVVN ......................................................................................... 4
2. Đặc điểm của DNVVN ........................................................................................ 5
3. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế. ............................................................. 10
II. Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNVVN .................................................. 12
1. Khái niệm hoạt động cho vay............................................................................ 12
2. Các hình thức cho vay ....................................................................................... 13
3. Vai trò của vốn vay ngân hàng đối với DNVVN .............................................. 14
III. Hiệu quả cho vay và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với
DNVVN ...................................................................................................................... 16
1. Khái niệm hiệu quả cho vay .............................................................................. 16
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ............................................................. 17
2.1. Dư nợ ........................................................................................................ 17
2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ............................................................... 17
2.3. Hiệu suất sử dụng vốn vay ......................................................................... 19
2.4. Vòng quay vốn tín dụng ............................................................................. 19
2.5. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay ................................................................ 20
3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả cho vay của ngân hàng........................... 20
3.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng ................................................................... 20
3.1.1. Chính sách tín dụng ................................................................................ 20
3.1.2. Quy trình cho vay ................................................................................... 21
3.1.3. Chất lượng cán bộ tín dụng .................................................................... 21
3.1.4. Tình hình huy động vốn .......................................................................... 22
3.1.5. Thông tin tín dụng .................................................................................. 22
3.1.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ ngân hàng ............................... 23
3.1.7. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 23
3.2. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp .............................................................. 23
3.2.1. Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................................. 23
3.2.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp..................................................... 24
ii
3.2.3. Năng lực quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp ................................ 24
3.2.4. Thiện chí của doanh nghiệp trong việc trả nợ ngân hàng ....................... 24
3.3. Các nhân tố khác ......................................................................................... 24
3.3.1. Môi trường kinh tế .................................................................................. 24
3.1.2. Môi trường chính trị - xã hội .................................................................. 25
3.1.3. Môi trường pháp lý ................................................................................. 25
3.1.4. Môi trường tự nhiên ............................................................................... 26
4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN ......................... 26
4.1. Đối với DNVVN ........................................................................................... 26
4.2. Đối với các ngân hàng thương mại .............................................................. 27
4.3. Đối với nền kinh tế - xã hội .......................................................................... 27
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI
DNVVN TẠI NHNo&PTNT LÁNG HẠ ...................................................................... 28
I. Khái quát về NHNo&PTNT Láng Hạ ................................................................... 28
1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Láng Hạ ................... 28
2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................... 29
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Láng Hạ trong thời gian
qua .......................................................................................................................... 31
3.1. Tình hình huy động vốn ............................................................................... 31
3.2. Tình hình sử dụng vốn ................................................................................. 34
3.3. Hoạt động dịch vụ ........................................................................................ 38
3.4. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay .................................................................. 40
II. Phân tích hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Láng Hạ thông
qua một số chỉ tiêu chính ........................................................................................... 41
1. Tình hình dƣ nợ................................................................................................. 41
2. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu ....................................................................... 46
3. Vòng quay vốn tín dụng .................................................................................... 49
4. Hiệu suất sử dụng vốn vay ................................................................................ 51
5. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNVVN ............................................ 53
III. Đánh giá chung về hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Láng Hạ . 54
1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 54
2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................ 55
2.1. Những hạn chế............................................................................................ 55
2.2. Nguyên nhân .............................................................................................. 57
2.2.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng ............................................................ 57
2.2.2. Nguyên nhân từ phía các DNVVN .......................................................... 59
2.2.3. Nguyên nhân khác ................................................................................. 60
iii
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI
DNVVN TẠI NHNo&PTNT LÁNG HẠ ...................................................................... 61
I. Định hƣớng phát triển kinh doanh tại NHNo&PTNT Láng Hạ ........................ 61
II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT
Láng Hạ ..................................................................................................................... 63
1. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý ................................................ 63
2. Hoàn thiện và đổi mới cơ chế cho vay đối với các DNVVN ............................. 64
2.1. Đơn giản hóa quy trình và thủ tục cho vay .................................................. 64
2.2. Đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với DNVVN ................................... 64
2.3. Đa dạng hóa các hình thức bảo đảm tiền vay ............................................. 66
3. Tăng cƣờng công tác Marketing ngân hàng đối với các DNVVN .................... 67
4. Nâng cao hiệu quả thẩm định trƣớc khi cho vay và tăng cƣờng kiểm tra, kiểm
soát trong và sau khi cho vay ................................................................................ 68
4.1. Nâng cao hiệu quả thẩm định trước khi cho vay ......................................... 68
4.2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay ........................... 71
5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ... 72
6. Chủ động phát hiện và xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu ........................... 73
7. Nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng ............................................................... 74
8. Tăng cƣờng đầu tƣ công nghệ ngân hàng hiện đại ........................................... 76
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 77
1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................... 77
2. Kiến nghị với NHNN .......................................................................................... 79
3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam ...................................................... 80
4. Kiến nghị đối với các DNVVN ........................................................................... 81
5. Kiến nghị đối với các Hiệp hội nghề nghiệp ..................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 84
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên văn
1 CBTD Cán bộ tín dụng
2 CTCP Công ty cổ phần
3 DN Doanh nghiệp
4 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
5 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
6 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
7 KH Khách hàng
8 KTNQD Kinh tế ngoài quốc doanh
9 NH Ngân hàng
10 NHNo&PTNT Láng Hạ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh Láng Hạ
11 NHTM Ngân hàng thương mại
12 NQH Nợ quá hạn
13 SXKD Sản xuất kinh doanh
14 TCKT Tổ chức kinh tế
15 TCTC Tổ chức tài chính
16 TCTD Tổ chức tín dụng
17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
18 TSBĐ Tài sản bảo đảm
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu Trang
Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Láng Hạ từ năm
2006-2008
32
Bảng 2 Cơ cấu dư nợ của NHNo&PTNT Láng Hạ từ năm 2006-2008 36
Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Láng Hạ từ năm
2006-2008
40
Bảng 4 Tình hình dư nợ đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Láng Hạ từ
năm 2006-2008
42
Bảng 5 Dư nợ cho vay DNVVN theo loại hình DN của NHNo&PTNT Láng
Hạ qua các năm 2006-2008
44
Bảng 6 Dư nợ cho vay DNVVN theo lĩnh vực kinh tế của NHNo&PTNT
Láng Hạ từ năm 2006-2008
45
Bảng 7 Nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay DNVVN tại NHNo&PTNT
Láng Hạ từ năm 2006-2008
46
Bảng 8 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của NHNo&PTNT Láng Hạ từ
năm 2006-2008
48
Bảng 9 Vòng quay vốn tín dụng chung của NHNo&PTNT Láng Hạ qua các
năm 2006-2008
49
Bảng 10 Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Láng
Hạ qua các năm 2006-2008
50
Bảng 11 Hiệu suất sử dụng vốn vay của NHNo&PTNT Láng Hạ từ năm
2006-2008
51
Bảng 12 Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Láng
Hạ từ năm 2006-2008
52
Bảng 13 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNVVN của
NHNo&PTNT Láng Hạ từ năm 2006-2008
53
Biểu đồ 1 Cơ cấu lợi nhuận của NHNo&PTNT Láng Hạ giai đoạn từ năm
2006-2008
41
Biểu đồ 2 Dư nợ cho vay DNVVN so với tổng dư nợ của Chi nhánh giai đoạn
từ năm 2006-2008
42
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang đóng vai trò quan
trọng và trở thành động lực trong tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế
thế giới, DNVVN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối
đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu
của nền kinh tế, cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm cho đông đảo tầng
lớp dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển
giữa các vùng của đất nước. Tuy vậy, DNVVN vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, mà một vấn đề nổi cộm là nguồn vốn để
các DNVVN phát triển. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại (NHTM)
đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh
nghiệp.
Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) đã nỗ lực hết
mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
Bên cạnh sự phát triển và tăng trưởng không ngừng, Ngân hàng cũng
có những tồn tại, khó khăn, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng – một hoạt
động vô cùng quan trọng đối với các NHTM. Trong mấy năm gần đây, hoạt
động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và của NHNo&PTNT
chi nhánh Láng Hạ nói riêng tương đối ổn định, nhưng vẫn còn chứa đựng
những rủi ro nhất định, đặc biệt là trong hoạt động cho vay đối với DNVVN.
2
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động cho vay đối với các
DNVVN cũng như qua khảo sát thực tế về tình hình cho vay tại
NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ, người viết đã chọn đề tài khóa luận của
mình là: “Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
NHNo&PTNT Láng Hạ ”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NHNN&PTNT
chi nhánh Láng Hạ trong thời gian 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về DNVVN, hoạt
động cho vay của NHTM để từ đó làm rõ vai trò của các DNVVN trong nền
kinh tế cũng như vai trò của vốn vay ngân hàng đối với các DNVVN, từ đó
thấy rõ tầm quan trọng của hiệu quả cho vay đối với DNVVN trong hoạt động
của NHTM và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN
nói chung.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay, hiệu quả cho vay đối
với DNVVN tại NHNo&PTNT Láng Hạ để phát hiện những vấn đề còn tồn
tại, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp, kiến nghị cơ bản giúp nâng cao hiệu
quả cho vay đối với DNVVN, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài khóa luận này là
nghiên cứu lý luận kết hợp thực tiễn, phương pháp thống kê, tổng hợp, so
sánh,…
5. Kết cấu của khóa luận
Với mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu ở trên, khóa luận
gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung chia ra làm ba chương:
3
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay của ngân hàng
thương mại đối với DNVVN
Chương 2: Phân tích hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại
NHNo&PTNT Láng Hạ
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với
DNVVN tại NHNo&PTNT Láng Hạ
Do còn nhiều hạn chế trong nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo,
góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc để em có thể hoàn thiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Quản
trị Kinh doanh trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt kiến thức trong
những năm em ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn
ThS. Nguyễn Tuyết Nhung – giáo viên hướng dẫn trực tiếp – đã nhiệt tình
hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận.
Sinh viên
Triệu Thị Thủy
4
CHƢƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
I. Khái quát về DNVVN
1. Khái niệm về DNVVN
Phát triển DNVVN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà
nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN phát huy tính chủ
động, sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và
nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình DN khác, tăng
hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển SXKD,
tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
DNVVN là những DN có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay
doanh thu. DNVVN có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô đó là: DN
vừa, doanh DN nhỏ và DN siêu nhỏ.
Theo tiêu chí của nhóm Ngân hàng Thế giới, DN siêu nhỏ là DN có số
lượng lao động dưới 10 người, DN nhỏ có số lao động từ 10 – 15 người, còn
DN vừa có từ 50 – 300 lao động1.
Hiện nay có rất nhiều tiêu thức để phân loại DNVVN. Một số tiêu thức
như: vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng,… Tuy nhiên, mỗi
một nước, mỗi một nền kinh tế lại lựa chọn các tiêu thức khác nhau, phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, hai tiêu thức được sử dụng nhiều nhất ở
phần lớn các nước là quy mô vốn và lao động. Thông thường các nước có
trình độ phát triển càng cao thì quy định về chỉ tiêu quy mô vốn cũng như lao
động càng cao so với các nước có trình độ phát triển thấp hơn.
1 “Doanh nghiệp vừa và nhỏ”
5
Ở Việt Nam, phân loại DN cũng theo hai tiêu thức phổ biến đó là lao
động trung bình và vốn sản xuất. Theo Nghị định số 90/2001/NĐ _CP về trợ
giúp phát triển DNVVN ra ngày 23/11/2001, đã định nghĩa:
“Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập,
đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký
kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng
năm không quá 300 người”.
Theo quy định trong Nghị định trên thì các DNVVN bao gồm:
- Các DN được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp: CTCP,
công ty TNHH, công ty hợp danh và DN tư nhân.
- Các DN thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; các
DNNN.
- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo Nghị định
02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh.
Như vậy, DNVVN ở nước ta tồn tại trong tất cả các thành phần kinh tế,
các lĩnh vực SXKD và thuộc các hình thức sở hữu khác nhau.
2. Đặc điểm của DNVVN
Đặc điểm đồng thời cũng là đặc trưng của loại hình DNVVN, nếu đem
so sánh với những loại hình DN khác, bộ phận này có những đặc điểm cơ bản
sau:
Khả năng linh hoạt cao, năng động trong hoạt động SXKD
Nhờ quy mô vừa và nhỏ, mô hình tổ chức quản lý sản xuất giản đơn
nên những DN này rất năng động và linh hoạt. Các chủ DN luôn vận động tìm
kiếm các lĩnh vực mà ở đó sự cạnh tranh là chưa cao, song lại đem lại lợi
nhuận nhanh chóng. Hơn nữa, các DN này lại dễ dàng chuyển hướng SXKD,
với chi phí thấp do lượng vốn bỏ ra không lớn. Vì vậy, trước những biến động
6
mạnh về cung cầu trên thị trường, nhóm DN này ít chịu sự ảnh hưởng lớn, dễ
phục hồi hơn so với các DN lớn.
Hơn thế, DNVVN thường có mối liên