1. Tính cấp thiết của đề tài .
Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một trong những xu thế mà bất kì một quốc gia hay lãnh thổ nào cũng đều hướng tới để góp phần phát triển đất nước của mình. Bởi vậy, một trong những con đường đưa đất nước đến với hội nhập kinh tế quốc tế đó chính là ngoại thương, một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Nếu ví nền kinh tế như một cỗ máy thì ngành giao nhận vận tải chính là chất dầu dùng để bôi trơn các hoạt động của nền kinh tế diễn ra trôi chảy và suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của quốc gia.
Kinh nghiệm cho thấy, những quốc gia có biển là những quốc gia luôn có lợi thế rất lớn trong cuộc cạnh tranh để phát triển kinh tế và hội nhập thế giới. Nhờ có bờ biển dài và nằm trong những tuyến vận tải lớn, quan trọng của thế giới nên Việt Nam có nhiều tiềm năng về kinh tế biển, đặc biệt là trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Cùng với đó, Việt Nam đang dần hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tăng cường hợp tác kinh tế - xã hội với các quốc gia khác. Điều đó đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội tham gia vào các tổ chức Quốc Tế như: WTO, APEC, ASEAN nhằm khẳng định sự lớn mạnh không ngừng của mình. Tất cả những yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ hội phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực giao nhận vận tải, logistics rất cần thiết đối với các hoạt động kinh tế.
Nhìn thấy được cơ hội cũng như tiềm năng đầy triển vọng này, ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây, các hãng tàu giữ vị trí then chốt trong lĩnh vực giao nhận thì sự ra đời của các công ty giao nhận đã mang đến nhiều sự lựa chọn cũng như giá trị gia tăng cho khách hàng. Tuy nhiên, các công ty giao nhận (Forwarder) còn gặp phải quá nhiều cản trở: sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Forwarder với nhau, cạnh tranh giữa hãng tàu với Forwarder và sự tin tưởng của khách hàng đối với các Forwarder còn thấp.
Việc ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Thế Giới và Việt Nam đang dần phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là cơ hội lớn cho công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu (gọi tắt là ATL) khi mà nhu cầu ngoại thương và giao nhận vận tải Quốc Tế có xu hướng gia tăng trở lại. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà công ty ATL gặp phải là thương hiệu, kinh nghiệm còn quá non trẻ đã khiến cho khả năng cạnh tranh của ATL còn thấp. Trong đó, yếu cạnh tranh chủ yếu mà bất kỳ một công ty Forwarder nào cũng phải có đó chính là quy trình nội bộ công ty gồm: con người, quy trình giao nhận hàng, quy trình thực hiện thủ tục chứng từ. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, việc cấp thiết phải làm là nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao giá trị quy trình nội bộ. Trong đó, công ty ATL phải đảm bảo 3 yếu tố con người, quy trình giao nhận hàng và quy trình xử lý chứng từ được thực hiện đồng bộ và hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực giao nhận vận tải theo tiêu chí: hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất và an toàn nhất. Vì vậy, em quyết định đưa ra đề tài: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI Á CHÂU – (ATL) TPHCM” Với đề tài này, em sẽ làm rõ được thực trạng, các ưu, nhược điểm, cơ hội, thách thức đối với của công ty ATL. Từ đó, em sẽ đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho công ty ATL.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI Á CHÂU – (ATL) TPHCM” được xây dựng trên ý tưởng hoàn toàn mới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo các sau:
Báo cáo thực tập “Đánh giá quy trình thực hiện thủ tục chứng từ hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu (ATL)” của bạn Trang Chí Trung, sinh viên chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại, ĐH Kinh Tế - Luật, ĐHQG TPHCM. Nội dung đề tài viết về quy trình thực hiện thủ tục chứng từ cho lô hàng Polysterene xuất khẩu sang Thái Lan theo hình thức FCL đường biển. Từ quy trình thực hiện chứng từ, đề tài đã đánh giá quy trình dựa trên 3 tiêu chí: thời gian, tính hiệu quà và tính hợp lý.
Đề tài “Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng container ở Việt Nam”, mã đề cương A0530 (nguồn: thuvienluanvan.com). Đề tài khái quát về giao nhận hàng hóa đường biển bằng container, thực trạng giao nhận hàng hóa bằng container ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhẳm nâng cao và phát triển dịch vụ giao nhận hàng bằng container.
3. Mục đích nghiên cứu .
• Phân tích thực trạng giao nhận hàng xuất bằng Container đường biển tại công ty ATL Logistics.
• Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận hàng xuất cũng như chất lượng dịch vụ tại công ty giao nhận vận tải Á Châu ATL thông qua quy trình thủ tục chứng từ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
• Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng xuất bằng container đường biển tại công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu ATL.
• Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp về thực trạng giao nhận và xử lý bộ chứng từ hàng xuất tại công ty ATL và qua đó đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển cho ngành giao nhận của Việt Nam nói chung và tại công ty nói triêng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp phân tích: trong đề tài em sẽ phân tích thực trạng giao nhận với việc xử lý bộ chứng từ hàng xuất bằng container đường biển, đồng thời là so sánh quy trình giao nhận giữa công ty ATL với công ty khác thông qua lô hàng cụ thể. Hơn thế nữa là đưa ra những phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty trong hoạt động giao nhận.
b. Phương pháp logic: chỉ ra những tiêu chí khác nhau để đánh giá hoạt động giao nhận và xử lý bộ chứng từ hàng xuất tại công ty ATL. Ngoài ra, trong đề tài báo cáo cũng phân tích được những thiếu sót còn tồn tại trong quy trình thực hiện thủ bộ chứng từ của công ty thông qua một lô hàng cụ thể.
c. Phương pháp thống kê số liệu thông qua các số liệu cụ thể từ công ty nhằm giúp cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá dễ dàng hơn và chính xác hơn.
6. Các kết quả đạt được của đề tài.
Đối với doanh nghiệp: đề tài này chỉ ra được thực trạng mà doanh nghiệp đang gặp phải trong hoạt động giao nhận và xử lý bộ chứng từ của mình. Đồng thời, đề tài giúp công ty đưa ra những giải pháp thiết thực nhất, nhằm tạo mục tiêu, định hướng phát triển trong thị trường giao nhận và hơn nữa là nâng tầm vị thế của công ty không những trong và ngoài nước bằng chứng là công ty kí hợp đồng với hãng tàu của nước ngoài hay liên doanh với các công ty giao nhận quốc tế.
Đối với xã hôi: nhiều công ty giao nhận ra đời đặc biệt là các công ty Forwarder nhằm tạo thêm sự phong phú đa dạng hàng hóa đến với các nước và khu vực, tạo thêm sự lựa chọn dịch vụ gởi hàng của các khách hàng, giúp cho các hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra sôi động hơn. Giúp cho xã hội ngày càng phát triển mang lại nhiều nguồn cung dồi dào, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho quốc gia góp phần phát triển đất nước và tăng thêm ngân sách cho nhà nước và hơn thế nữa tạo mối quan hệ, tăng cường giao lưu hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
Đối với bản thân: là một sinh viên sắp ra trường mang nhiều hoài bão cũng như là những con người sẽ là tương lai cho đất nước. Với hy vọng đề tài giúp em định hướng được con đường phía trước của mình, đóng góp một phần cho xã hội và tạo ra những cơ hội phát huy năng lực của mình.
7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương I : Khái quát về hoạt động xuất khẩu và giao nhận vận tải hàng hóa bằng Container đường biển.
Chương II : Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng Container đường biển tại công ty ATL Logistics.
Chương III : Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng Container đường biển tại công ty ATL Logistics.
85 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8538 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng Container đường biển của công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu ATL TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .
Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một trong những xu thế mà bất kì một quốc gia hay lãnh thổ nào cũng đều hướng tới để góp phần phát triển đất nước của mình. Bởi vậy, một trong những con đường đưa đất nước đến với hội nhập kinh tế quốc tế đó chính là ngoại thương, một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Nếu ví nền kinh tế như một cỗ máy thì ngành giao nhận vận tải chính là chất dầu dùng để bôi trơn các hoạt động của nền kinh tế diễn ra trôi chảy và suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của quốc gia.
Kinh nghiệm cho thấy, những quốc gia có biển là những quốc gia luôn có lợi thế rất lớn trong cuộc cạnh tranh để phát triển kinh tế và hội nhập thế giới. Nhờ có bờ biển dài và nằm trong những tuyến vận tải lớn, quan trọng của thế giới nên Việt Nam có nhiều tiềm năng về kinh tế biển, đặc biệt là trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Cùng với đó, Việt Nam đang dần hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tăng cường hợp tác kinh tế - xã hội với các quốc gia khác. Điều đó đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội tham gia vào các tổ chức Quốc Tế như: WTO, APEC, ASEAN… nhằm khẳng định sự lớn mạnh không ngừng của mình. Tất cả những yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ hội phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực giao nhận vận tải, logistics rất cần thiết đối với các hoạt động kinh tế.
Nhìn thấy được cơ hội cũng như tiềm năng đầy triển vọng này, ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây, các hãng tàu giữ vị trí then chốt trong lĩnh vực giao nhận thì sự ra đời của các công ty giao nhận đã mang đến nhiều sự lựa chọn cũng như giá trị gia tăng cho khách hàng. Tuy nhiên, các công ty giao nhận (Forwarder) còn gặp phải quá nhiều cản trở: sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Forwarder với nhau, cạnh tranh giữa hãng tàu với Forwarder và sự tin tưởng của khách hàng đối với các Forwarder còn thấp.
Việc ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Thế Giới và Việt Nam đang dần phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là cơ hội lớn cho công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu (gọi tắt là ATL) khi mà nhu cầu ngoại thương và giao nhận vận tải Quốc Tế có xu hướng gia tăng trở lại. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà công ty ATL gặp phải là thương hiệu, kinh nghiệm còn quá non trẻ đã khiến cho khả năng cạnh tranh của ATL còn thấp. Trong đó, yếu cạnh tranh chủ yếu mà bất kỳ một công ty Forwarder nào cũng phải có đó chính là quy trình nội bộ công ty gồm: con người, quy trình giao nhận hàng, quy trình thực hiện thủ tục chứng từ. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, việc cấp thiết phải làm là nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao giá trị quy trình nội bộ. Trong đó, công ty ATL phải đảm bảo 3 yếu tố con người, quy trình giao nhận hàng và quy trình xử lý chứng từ được thực hiện đồng bộ và hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực giao nhận vận tải theo tiêu chí: hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất và an toàn nhất. Vì vậy, em quyết định đưa ra đề tài: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI Á CHÂU – (ATL) TPHCM” Với đề tài này, em sẽ làm rõ được thực trạng, các ưu, nhược điểm, cơ hội, thách thức đối với của công ty ATL. Từ đó, em sẽ đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho công ty ATL.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI Á CHÂU – (ATL) TPHCM” được xây dựng trên ý tưởng hoàn toàn mới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo các sau:
Báo cáo thực tập “Đánh giá quy trình thực hiện thủ tục chứng từ hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu (ATL)” của bạn Trang Chí Trung, sinh viên chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại, ĐH Kinh Tế - Luật, ĐHQG TPHCM. Nội dung đề tài viết về quy trình thực hiện thủ tục chứng từ cho lô hàng Polysterene xuất khẩu sang Thái Lan theo hình thức FCL đường biển. Từ quy trình thực hiện chứng từ, đề tài đã đánh giá quy trình dựa trên 3 tiêu chí: thời gian, tính hiệu quà và tính hợp lý.
Đề tài “Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng container ở Việt Nam”, mã đề cương A0530 (nguồn: thuvienluanvan.com). Đề tài khái quát về giao nhận hàng hóa đường biển bằng container, thực trạng giao nhận hàng hóa bằng container ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhẳm nâng cao và phát triển dịch vụ giao nhận hàng bằng container.
3. Mục đích nghiên cứu .
Phân tích thực trạng giao nhận hàng xuất bằng Container đường biển tại công ty ATL Logistics.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận hàng xuất cũng như chất lượng dịch vụ tại công ty giao nhận vận tải Á Châu ATL thông qua quy trình thủ tục chứng từ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng xuất bằng container đường biển tại công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu ATL.
Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp về thực trạng giao nhận và xử lý bộ chứng từ hàng xuất tại công ty ATL và qua đó đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển cho ngành giao nhận của Việt Nam nói chung và tại công ty nói triêng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: trong đề tài em sẽ phân tích thực trạng giao nhận với việc xử lý bộ chứng từ hàng xuất bằng container đường biển, đồng thời là so sánh quy trình giao nhận giữa công ty ATL với công ty khác thông qua lô hàng cụ thể. Hơn thế nữa là đưa ra những phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty trong hoạt động giao nhận.
Phương pháp logic: chỉ ra những tiêu chí khác nhau để đánh giá hoạt động giao nhận và xử lý bộ chứng từ hàng xuất tại công ty ATL. Ngoài ra, trong đề tài báo cáo cũng phân tích được những thiếu sót còn tồn tại trong quy trình thực hiện thủ bộ chứng từ của công ty thông qua một lô hàng cụ thể.
Phương pháp thống kê số liệu thông qua các số liệu cụ thể từ công ty nhằm giúp cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá dễ dàng hơn và chính xác hơn.
6. Các kết quả đạt được của đề tài.
Đối với doanh nghiệp: đề tài này chỉ ra được thực trạng mà doanh nghiệp đang gặp phải trong hoạt động giao nhận và xử lý bộ chứng từ của mình. Đồng thời, đề tài giúp công ty đưa ra những giải pháp thiết thực nhất, nhằm tạo mục tiêu, định hướng phát triển trong thị trường giao nhận và hơn nữa là nâng tầm vị thế của công ty không những trong và ngoài nước bằng chứng là công ty kí hợp đồng với hãng tàu của nước ngoài hay liên doanh với các công ty giao nhận quốc tế.
Đối với xã hôi: nhiều công ty giao nhận ra đời đặc biệt là các công ty Forwarder nhằm tạo thêm sự phong phú đa dạng hàng hóa đến với các nước và khu vực, tạo thêm sự lựa chọn dịch vụ gởi hàng của các khách hàng, giúp cho các hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra sôi động hơn. Giúp cho xã hội ngày càng phát triển mang lại nhiều nguồn cung dồi dào, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho quốc gia góp phần phát triển đất nước và tăng thêm ngân sách cho nhà nước và hơn thế nữa tạo mối quan hệ, tăng cường giao lưu hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
Đối với bản thân: là một sinh viên sắp ra trường mang nhiều hoài bão cũng như là những con người sẽ là tương lai cho đất nước. Với hy vọng đề tài giúp em định hướng được con đường phía trước của mình, đóng góp một phần cho xã hội và tạo ra những cơ hội phát huy năng lực của mình.
7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương I : Khái quát về hoạt động xuất khẩu và giao nhận vận tải hàng hóa bằng Container đường biển.
Chương II : Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng Container đường biển tại công ty ATL Logistics.
Chương III : Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng Container đường biển tại công ty ATL Logistics.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái niệm và vai trò xuất khẩu.
1.1.1 Khái niệm.
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài. Mục tiêu chính của ngoại thương trong xuất nhập khẩu là nhập khẩu chứ không phải là xuất khẩu. Xuất khẩu là để nhập khẩu, nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương.
1.1.2 Vai trò.
Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước
Đóng góp vào việc chuyển dịch cớ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Giúp giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
1.1.3 Tình hình xuất khẩu hàng hóa quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua.
1.1.3.1 Tình hình chung.
Từ năm 2006 đến thời điểm này 6 tháng năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta diễn biến theo xu hướng tăng
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 2006 đến 6 tháng đầu 2011.
ĐVT: Tỷ USD
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
6 tháng đầu 2011
Xuất Khẩu
39,82
48,56
62,68
56,6
70,8
43,06
Nhập Khẩu
44,89
62,76
80,71
68,8
82,6
49,5
Cán cân thương mại
-5,06
-14,2
-18,02
-12,2
-11,8
-6,44
Nguồn: Tổng cục Thống Kê và báo cáo Bộ Công Thương
Nhìn vào bảng trên, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam tăng qua từng năm cụ thể: 2007/2006 tăng 22%, 2008/2007 tăng 29%. Nhưng đến năm 2009, tốc độ xuất khẩu lại giảm (2009/2008) 9.7% điều này cho thấy, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thật sự làm giảm rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của các nước trên thế giới và làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam một quốc gia luôn có lợi thế xuất khẩu.
Đến năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ hơn trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… đang trên đà hồi phục chậm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2009.
Và đến 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu thu về 43,06 tỷ USD điều này chưa thấy hết được tốc độ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng nói lên rằng, xuất khẩu tăng là nhờ những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá vì thế cần phải phát huy hơn nữa để có thị phần xuất khẩu tốt hơn ở các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn.1.1.3.2 Thị trường xuất khẩu.
1.1.3.2.1 Thị trường các nước.
Hình 1.1: Thị trường xuất siêu chính của Việt Nam 6 tháng/2011.
Nguồn: Tổng cục hải quan
Việt Nam xuất siêu mạnh sang Hoa Kỳ với 5,55 tỷ USD. Tiếp theo là thị trường Campuchia và Anh với 857 triệu USD và 825 triệu USD. Thị trường Nam Phi trong 6 tháng cũng đã đạt được mức thặng dư lên tới 754 triệu USD, tăng 607 triệu USD do xuất khẩu nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng mạnh đã đưa thị trường này lên vị trí thứ 4 trong các thị trường xuất siêu của Việt Nam, 6 tháng 2010 đứng ở vị trí thứ 15
1.1.3.2.2 Thị trường châu lục.
Trong 2 quý đầu của năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các châu lục đều đạt mức tăng trưởng dương nhưng không đồng đều. Xuất nhập khẩu song phương với châu Á đạt 61,7 tỷ USD, tăng 33% và chiếm 66,7% tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước. Tiếp đó châu Âu, châu Mỹ và châu Đại dương lần lượt tăng là 20%, 22% và 4% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục trong 6 tháng/2011
ĐVT: triệu USD
Thị trường
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Kim ngạch
Tỷ trọng(%)
So với cùng
kỳ 2010 (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng(%)
So với cùng kỳ 2010 (%)
Châu Á
21.944
51
40,4
39.827
80,5
29,4
- ASEAN
6.553
15,2
21,9
10.385
21,0
34,1
- Trung Quốc
4.588
10,7
59,8
11.111
22,4
21,3
Châu Âu
8.963
20,8
26,8
4.485
9,1
8,4
- EU(27)
7.415
17,2
49,4
3.498
7,1
16,5
Châu Đại Dương
1.184
2,8
-23,0
1.246
2,5
57,7
Châu Mỹ
9.281
21,6
24,4
3.397
6,9
16,1
- Hoa Kỳ
7.685
17,8
21,8
2.140
4,3
23,0
Châu Phi
1.690
3,9
115,1
545
1,1
75,5
Tổng
43.061
100,0
32,6
49.500
100,0
27,1
Ghi chú: Tỷ trọng là tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu với châu lục, nước/khối nước đó so với tổng kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu của Việt Nam.
Hoa Kỳ: hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam trong 6 tháng đầu 2011 chỉ đạt 21,8%. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ trong 2 quý đầu năm 2011 là: Sản phẩm dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng thuỷ sản…
EU: Xuất khẩu sang khối EU tăng trưởng cao đặc biệt ở một số nhóm hàng sau: dệt may, cà phê tăng, thuỷ sản tăng… nhóm hàng giày dép dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,22 tỷ USD và tăng 18,1% so với cùng kỳ 2010.
Trung Quốc : tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 15,7 tỷ USD, tăng 30,5% trong 6 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh (tăng gần 60%), đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 10,7% trị giá xuất khẩu của cả nước.
ASEAN: trị giá xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang khu vực này trong 6 tháng/2011 đạt 6,55 tỷ USD, tăng 21,9% và chiếm 30% trị giá hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Châu Á. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang ASEAN trong 2 quý đầu 2011: gạo, dầu thô, cà phê, sắt thép, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng…
1.2 Giới thiệu chung về giao nhận hàng hóa.
1.2.1 Khái niệm về giao nhận, người giao nhận.
Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
1.2.2 Phạm vi hoạt động của người giao nhận.
( Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
Giao nhận quốc tế: hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá quốc tế.
Giao nhận nội địa: hoạt động giao nhận chuyên chở hàng hoá trong nước.
( Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
Giao nhận thuần tuý: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần tuý việc gởi hàng đi hoặc nhận hàng đến.
Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài giao nhận thuần tuý còn bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận chuyển đường ngắn, hoạt động kho tàng.
( Căn cứ vào phương thức vận tải: Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường biển, bằng đường sông, bằng đường sắt, bằng đường hàng không, bằng ô tô và kết hợp bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau.
( Căn cứ vào tính chất giao nhận:
Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.
Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty chuyên kinh doanh giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng.
1.2.3 Vai trò của người giao nhận.
1.2.3.1 Môi giới hải quan.
Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động trong nước. Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu như một môi giới hải quan. Sau đó người giao nhận mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, người nhập khẩu để khai báo và làm thủ tục hải quan như một môi giới hải qua.
Theo tập quán xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB thì chức năng của người giao nhận được gọi là “FOB người giao nhận” (FOB Freight Forwarding ). Ở các nước như Pháp, Mỹ hoạt động của người giao nhận yêu cầu phải có giấy phép làm môi giới hải quan.
1.2.3.2 Đại lý.
Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở. Người giao nhận chỉ hoạt động như một cấu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như giao nhận hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan…trên cơ sở của hợp đồng ủy thác.
1.2.3.3 Người gom hàng.
Ở châu Âu, từ lâu người giao nhận đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng Container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chở, sức chứa của Conatiner và giảm cước phí vận chuyển. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người vận tải hoặc chỉ là đại lý.
1.2.3.4 Người chuyên chở
Ngày nay, trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận chuyển với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở theo hơp đồng (Contracting Carrier), nếu người giao nhận ký kết hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Nếu người giao nhận trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (Performing Carrier).
1.2.3.5 Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO).
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt (hoặc còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa) thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức. MTO cũng là người chuyên chở và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa .
Người giao nhận còn được gọi là “Kiến trúc sư của vận tải” (Architect of Transport), vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất và tiết kiệm nhất.
Tác dụng của nghiệp vụ giao nhận.
Giảm được đội ngũ nhân sự, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian.
Đảm bảo giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng và trong thư tín dụng.
Nếu hàng phải chuyển tải qua một nước thứ 3, người giao nhận đảm nhận việc gửi hàng tiếp từ tàu thứ nhất lên tàu thứ 2 để đi đến cảng cuối cùng mà người XK không cần có người đại diện tại nước thứ 3 thu xếp việc trên nên đỡ tốn chi phí.
Giảm chi phí lưu Cont và lưu bãi cho nhà nhập khẩu.
1.2.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên tham gia.
Trong quá trình giao nhận, người giao nhận (công ty giao nhận) cần phải liên hệ nhiều cơ quan tổ chức khác nhau như: các cơ quan kiểm soát thuộc chính phủ như hải quan, giám sát xuất nhập khẩu, các tổ chức y tế, lãnh sự…
Các công ty xuất nhập khẩu thường là người thực hiện hay uỷ thác cho người khác thực hiện công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
Các ga, cảng chịu trách nhiệm giao nhận hàng hoá, lưu kho bãi, xếp dỡ, cấp giấy ra vào
Các công ty vận tải vận chuyển hàng và sắp xếp thực hiện giao nhận cùng với chủ hàng hay người giao nhận.
Công ty đại lý tàu biển là người thay mặt cho người vận chuyển thực hiện các thủ tục chứng từ liên quan đến giao nhận và vận tải hàng hoá.
Công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường cho hàng hoá nếu rủi ro xảy ra.
Công ty giám định khi được uỷ thác và cấp giấy biên bản giám định.
Ngân hàng là trung gian thanh toán tiền và thực hiện bảo lãnh.
1.2.6 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận.
1.2.6.1 Quyền hạn, nghĩa vụ.
Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng.
Có thể thực hiện khác chỉ dẫn của khách hàng nếu có lý do chính dáng vì lợi ích cho khác hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng nắm rõ và biết.
Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
1.2.6.2 Trách nhiệm.
1.2.6.2.1 Khi là đại lý của chủ hàng.
Người gi