Khóa luận Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam chi nhánh Huế

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại. Biến đổi khí hậu ngày càng làm cho thời tiết trở nên bất lợi hơn cho nông nghiệp, thiên tai xuất hiện với tần số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát. Dịch bệnh (như cúm A/H1N1) cũng ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu. Các biến động đó đã tác động đến kinh tế Việt Nam, làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chất lượng và sự mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Trước tình hình đó, hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng năm 2009 cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Năm 2009, ngân hàng ngoại chính thức mở rộng ảnh hưởng trên địa bàn Việt Nam (HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong) với lợi thế về đội ngũ nhân viên, tiềm lực tài chính và công nghệ hiện đại. Các nhân tố này vừa là thách thức nhưng cũng là nhân tố kích cầu để ngân hàng Việt Nam liên tục đổi mới và hội nhập. Từ đó, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngày càng được nâng cao, đem lại lợi ích cho bản thân ngân hàng và cho toàn xã hội. Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và tạo nguồn thu chính đối với mỗi ngân hàng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về vốn càng trở nên đa dạng, đòi hỏi được đáp ứng đầy đủ và kịp thời, không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp mà còn cấp thiết đối với cả khách hàng cá nhân. Bên cạnh nhu cầu vốn cho tiêu dùng thì nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ cũng không hề nhỏ. Một sự kiện nổi bật trong giới ngân hàng không thể không được nhắc đến trong năm 2009 là lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Á Châu nhận được danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam của sáu tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker. Tuy chỉ mới hơn 16 năm thành lập nhưng ACB đã có những thành tựu nhất định trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay của ngân hàng.

doc120 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2895 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ   1. Lý do chọn đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại. Biến đổi khí hậu ngày càng làm cho thời tiết trở nên bất lợi hơn cho nông nghiệp, thiên tai xuất hiện với tần số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát. Dịch bệnh (như cúm A/H1N1) cũng ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu. Các biến động đó đã tác động đến kinh tế Việt Nam, làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chất lượng và sự mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Trước tình hình đó, hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng năm 2009 cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Năm 2009, ngân hàng ngoại chính thức mở rộng ảnh hưởng trên địa bàn Việt Nam (HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong) với lợi thế về đội ngũ nhân viên, tiềm lực tài chính và công nghệ hiện đại. Các nhân tố này vừa là thách thức nhưng cũng là nhân tố kích cầu để ngân hàng Việt Nam liên tục đổi mới và hội nhập. Từ đó, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngày càng được nâng cao, đem lại lợi ích cho bản thân ngân hàng và cho toàn xã hội. Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và tạo nguồn thu chính đối với mỗi ngân hàng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về vốn càng trở nên đa dạng, đòi hỏi được đáp ứng đầy đủ và kịp thời, không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp mà còn cấp thiết đối với cả khách hàng cá nhân. Bên cạnh nhu cầu vốn cho tiêu dùng thì nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ cũng không hề nhỏ. Một sự kiện nổi bật trong giới ngân hàng không thể không được nhắc đến trong năm 2009 là lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Á Châu nhận được danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam của sáu tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker. Tuy chỉ mới hơn 16 năm thành lập nhưng ACB đã có những thành tựu nhất định trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay của ngân hàng. Hoạt động tín dụng không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung, với các doanh nghiệp nói riêng mà còn vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi ngân hàng. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế, tôi đã chọn đề tài "Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế" với mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình vào việc giải quyết những vấn đề tồn tại, những mặt chưa đạt được, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh nhằm phát triển chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng Á Châu nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm các mục đích sau: Thứ nhất: Hệ thống hóa những lý luận về nghiệp vụ cho vay ngân hàng nói chung và nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại nói riêng. Thứ hai: Phân tích, đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế qua ba năm 2007 - 2009. Thứ ba: Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Huế trong thời gian đến. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tìm hiểu hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế. - Về thời gian: từ năm 2007 đến năm 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Đối với dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu thứ cấp bên trong và bên ngoài đơn vị. Dữ liệu thứ cấp bên trong bao gồm các báo cáo tài chính, tài liệu khác của ngân hàng. Dữ liệu thứ cấp bên ngoài bao gồm giáo trình, sách, tạp chí, internet, các khóa luận liên quan… Đối với dữ liệu sơ cấp: sử dụng các phương pháp sau Phương pháp quan sát: Được tiến hành trong thời gian thực tập ở chi nhánh. Quan sát thái độ của khách hàng khi đến vay tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế và cách thức làm việc của cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Phương pháp phỏng vấn: hỏi ý kiến trực tiếp của một số khách hàng đến giao dịch tại phòng Khách hàng cá nhân của ACB Huế và ý kiến một số cán bộ tín dụng tại chi nhánh. 5.2. Phương pháp xử lí số liệu Là việc tổng hợp và chọn lọc những thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu. Cụ thể trong quá trình xử lý số liệu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp lại những thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu. Sau khi có số liệu sử dụng phương pháp này để lập các bảng phân tích. Phương pháp phân tích kinh doanh: Là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động kinh doanh nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU   CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI   1.1. Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998: "Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan." Nói tóm lại, ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính thực hiện hai chức năng cơ bản nhất là huy động vốn và cho vay vốn. NHTM sẽ thực hiện chức năng điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu và lợi nhuận là cái mà ngân hàng nhận được từ sự chênh lệch lãi suất trong quá trình huy động vốn và cho vay vốn. 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại ( Ngân hàng được thành lập chủ yếu để kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụ cho thị trường, nhằm tìm kiếm lợi nhuận. ( Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn đi huy động được, dùng tiền nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế để tài trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. ( Tiền tệ chính là nguyên liệu đầu vào nhưng cũng là sản phẩm đầu ra trong hoạt động của ngân hàng. Khách hàng vừa là người cung cấp nguyên liệu đầu vào và cũng là người tiêu dùng sản phẩm. ( Sự thống nhất của các ngân hàng là vô cùng quan trọng. Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải gắn kết chặt chẽ với các ngân hàng khác và cả hệ thống. 1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của ngân hàng thương mại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư để hình thành nguồn vốn cho vay; mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. 1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều công cụ thanh toán cho nền kinh tế như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, ngân phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, nhờ đó tiết kiệm chi phí lưu thông, đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia thanh toán và nâng cao khả năng tín dụng. 1.1.3.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thể thực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ giấy tờ, chứng khoán, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp… để được hưởng hoa hồng, lúc đó ngân hàng sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệu quả cao. 1.1.3.4. Chức năng "tạo ra tiền" Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với ngân hàng trung ương. Đó là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán qua nhiều ngân hàng. Như từ một lượng tiền gửi ban đầu của khách hàng, người được ngân hàng cho vay sẽ sử dụng khoản tiền vay để chi trả cho các dịch vụ hàng hóa. Khoản tiền này qua tay người thứ hai. Giả sử rằng người này gửi lại tiền vào ngân hàng để kiếm lãi. Quá trình này được tiếp tục (cho đến khi lượng tiền gửi ban đầu về không) đã tạo ra một lượng tiền lớn cho nền kinh tế. 1.1.4. Hoạt động của ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nằm bên phần Nguồn vốn trên bảng tổng kết tài sản của NHTM. Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: ( Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. ( Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. ( Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. ( Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. ( Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 1.1.4.2. Hoạt động cấp tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. a. Cho vay Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: ( Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. ( Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. b. Bảo lãnh Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM. c. Chiết khấu Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. d. Cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Ngoài ra, NHTM còn có hoạt động bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, môi giới đầu tư chứng khoán… 1.1.4.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau: ( Cung cấp các phương tiện thanh toán ( Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng ( Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ ( Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN ( Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép ( Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng ( Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước ( Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. 1.1.4.4. Các hoạt động khác a. Góp vốn và mua cổ phần NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. b. Tham gia thị trường tiền tệ NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của NHNN, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. c. Kinh doanh ngoại hối NHTM được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. d. Ủy thác và nhận ủy thác NHTM được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. e. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. g. Tư vấn tài chính NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. h. Bảo quản vật quý giá NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. 1.2. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Khái niệm cho vay Theo Điều 3, quyết định 1627/2001/QĐ của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” 1.2.1.2. Nguyên tắc cho vay Ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh tiền tệ thực hiện hoạt động “đi vay để cho vay”. Hơn thế nữa, các ngân hàng phải trả lãi cho các khoản vốn mà mình huy động. Bởi vậy, khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng các ngân hàng luôn phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định, đây cũng chính là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Các nguyên tắc đó là: Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi khách hàng và ngân hàng đi đến cam kết vay vốn - cho vay vốn tức hai bên đã có một sự đồng ý, sự nhất quán về mục đích sử dụng vốn được thể hiện trong hợp đồng. Về phía ngân hàng, quyết định cho vay được phê duyệt dựa trên sự thẩm định về chất lượng của dự án. Việc đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, sử dụng vốn đúng cam kết không những mang lại sự chắc chắn trong khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng mà còn có lợi cho khách hàng. Bởi việc sử dụng vốn đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ cho khách hàng. Hơn nữa, nó giúp khách hàng đảm bảo được uy tín và xây dựng được mối quan hệ tốt với ngân hàng. Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Xuất phát từ việc ngân hàng đi vay để cho vay vì vậy sau một thời hạn đã được quy định khách hàng vay tiền phải hoàn trả tiền cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả tiền cho người gửi. Tiền lãi thu được từ sự chênh lệch lãi suất sẽ giúp ngân hàng bù đắp, trang trải chi phí hoạt động. Trên thực tế khi khách hàng đi vay vốn, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng đảm bảo các yêu cầu sau: có năng lực hành vi dân sự, có mục đích vay vốn hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. 1.2.1.3. Phân loại cho vay a. Theo thời hạn cho vay ( Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. ( Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. ( Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b. Theo phương thức đảm bảo tiền vay ( Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. ( Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. c. Theo phương thức cho vay ( Cho vay theo món: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thương mại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. ( Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng thương mại và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. d. Theo phương thức hoàn trả nợ vay ( Cho vay trả góp: tùy theo hợp đồng cho vay mà khách hàng đã ký kết, số tiền lãi vay phải trả và nợ gốc sẽ được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. ( Cho vay phi trả góp: khách hàng trả nợ gốc một lần khi đáo hạn. e. Theo mục đích sử dụng vốn vay ( Cho vay đầu tư vàng ( Cho vay trả góp mua nhà ( Cho vay cầm cố giấy tờ có giá ( Cho vay thấu chi tài khoản cá nhân ( Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh ( Cho vay hỗ trợ tiêu dùng cho nhân viên công ty... 1.2.1.4. Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại ( Cho vay sinh hoạt tiêu dùng ( Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ( Cho vay hỗ trợ tiêu dùng ( Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà ( Cho vay sản xuất kinh doanh ( Cho hỗ trợ du học ( Một số sản phẩm khác: cho vay đầu tư vàng, chứng khoán... 1.2.1.5. Các hình thức bảo đảm tín dụng ( Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vay. Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. ( Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố Là hình thức đảm bảo mà theo đó, người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ. ( Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị
Luận văn liên quan