Theo ngân hàng nhà nước (NHNN), tính thanh khoản ởcác ngân hàng thương
mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian vừa qua đang có nhiều điều đáng quan tâm và
lo ngại, đặc biệt là đối với các NHTM cổphần nhỏvừa mới được thành lập hoặc vừa
được chuyển đổi mô hình hoạt động từnông thôn lên thành thị. Đối với những ngân
hàng này, khi thịtrường tiền tệgặp khó khăn thì những yếu kém trong tính thanh
khoản được bộc lộkhá rõ và các ngân hàng này đối mặt với không ít khó khăn và
thách thức.
Bên cạnh đó, vào năm 2008 một sốngân hàng đã rơi vào tình trạng thiếu thanh
khoản và biểu hiện của nó là trào lưu “siêu lãi suất” hồi đầu năm. Lãi suất tiền gửi
đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các NHTM vào
cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ12% lên tới
18,6%/năm. Sựtăng trưởng tín dụng nhưtrên cùng với khảnăng quản lý thanh khoản
hạn chếlàm cho hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏbịtê liệt. Việc cho vay đối với khách hàng tại
các ngân hàng hầu nhưbị đình chỉ, hầu hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo
hạn mức đối với những khách hàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị
đẩy lên rất cao, ởmức 18%/năm, rồi 21%/năm. Kết quảkinh doanh của các ngân hàng
giảm sút một cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng bịlỗhàng trăm tỷvà hầu hết các
ngân hàng đều phải điều chỉnh giảm kếhoạch lợi nhuận năm 2008 khoảng 30- 40%.
Đánh giá ởgóc độvĩmô của toàn bộnền kinh tếthì những diễn biến nhưtrên đã gây
ảnh hưởng tiêu cực lớn đến mục tiêu giảm lạm phát, tăng trưởng kinh tếvà ổn định đời
sống xã hội.
[11]
Từcuối năm 2008 đến nửa đầu năm 2009, tình hình thếgiới rơi vào tình trạng
khủng hoảng, hàng loạt các ngân hàng ởcác nước trên thếgiới tuyên bốphá sản. Điều
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các NHTM Việt Nam và RRTK được đánh giá là rủi
ro nguy hiểm nhất. Vì trong hệthống ngân hàng, nếu một hay hai ngân hàng rủi ro có
thểlây sang ngay các ngân hàng khác.
80 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3300 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo ngân hàng nhà nước (NHNN), tính thanh khoản ở các ngân hàng thương
mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian vừa qua đang có nhiều điều đáng quan tâm và
lo ngại, đặc biệt là đối với các NHTM cổ phần nhỏ vừa mới được thành lập hoặc vừa
được chuyển đổi mô hình hoạt động từ nông thôn lên thành thị. Đối với những ngân
hàng này, khi thị trường tiền tệ gặp khó khăn thì những yếu kém trong tính thanh
khoản được bộc lộ khá rõ và các ngân hàng này đối mặt với không ít khó khăn và
thách thức.
Bên cạnh đó, vào năm 2008 một số ngân hàng đã rơi vào tình trạng thiếu thanh
khoản và biểu hiện của nó là trào lưu “siêu lãi suất” hồi đầu năm. Lãi suất tiền gửi
đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các NHTM vào
cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới
18,6%/năm. Sự tăng trưởng tín dụng như trên cùng với khả năng quản lý thanh khoản
hạn chế làm cho hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt. Việc cho vay đối với khách hàng tại
các ngân hàng hầu như bị đình chỉ, hầu hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo
hạn mức đối với những khách hàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị
đẩy lên rất cao, ở mức 18%/năm, rồi 21%/năm. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng
giảm sút một cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng bị lỗ hàng trăm tỷ và hầu hết các
ngân hàng đều phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2008 khoảng 30- 40%.
Đánh giá ở góc độ vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế thì những diễn biến như trên đã gây
ảnh hưởng tiêu cực lớn đến mục tiêu giảm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và ổn định đời
sống xã hội. [11]
Từ cuối năm 2008 đến nửa đầu năm 2009, tình hình thế giới rơi vào tình trạng
khủng hoảng, hàng loạt các ngân hàng ở các nước trên thế giới tuyên bố phá sản. Điều
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các NHTM Việt Nam và RRTK được đánh giá là rủi
ro nguy hiểm nhất. Vì trong hệ thống ngân hàng, nếu một hay hai ngân hàng rủi ro có
thể lây sang ngay các ngân hàng khác.
2
Hiệu quả quản trị RRTK không chỉ dừng ở thanh khoản mà có quan hệ mật
thiết với tất cả hoạt động của từng NHTM, của hệ thống NHTM, của hệ thống định
chế tài chính và liên quan đến cả cơ chế vĩ mô…nhưng trước hết, bản thân mỗi NHTM
phải làm tốt. [13]
Qua đó, ta có thể thấy được việc nâng cao hiệu quả quản trị RRTK cho NHTM
là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG
NAI” làm nội dung báo cáo nghiên cứu khoa học của mình.
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài
Quản trị rủi ro thanh khoản là một đề tài không còn mới đối với quốc tế, tuy
nhiên đối với Việt Nam thì đây là một đề tài còn khá mới và còn nhiều điều cần phải
nghiên cứu.
Hiện các đề tài về quản trị rủi ro thanh khoản của nước ngoài rất đa dạng và
phong phú như “Liquidity Risk and Competition in Banking” của Yoram Landskroner
và Jacob Paroush, “Banking Liquidity Risk Management Issues” của Rifki Ismal,
“Liquidity risk management” của Richard Barfield và Shyam Venkat... Tại Việt Nam,
hiện nay các đề tài về RRTK còn khá hiếm, chỉ có một vài đề tài nhưng tính ứng dụng
vào thực tiễn chưa cao. Các đề tài về quản trị rủi ro thanh khoản tại Việt Nam đa số
đều nói chung về quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM mà chưa thể đi sâu
nghiên cứu đến từng ngân hàng, nhất là các NHTM nhà nước.
Ta có thể thấy sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thực trạng kém
thanh khoản tại các NHTM Việt Nam vào đầu năm 2008 thì vấn đề thanh khoản là một
đề tài nóng bỏng được đặt ra cho các NHTM Việt Nam nhưng vẫn chưa được xem xét,
nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết.
Trong phạm vi trường Đại Học Lạc Hồng, các năm vừa qua chưa có sinh viên
nào thực hiện đề tài về quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM, do đó báo cáo nghiên
cứu này sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề cụ thể về quản trị rủi ro thanh khoản tại một
NHTM nhà nước tại địa bàn Tỉnh Đồng Nai.
3
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tại bàn: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thống
kê..., phương pháp mô tả, phương pháp so sánh.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Hoàn thiện, củng cố những kiến thức về quản trị RRTK từ việc áp dụng vào
thực tiễn tại ngân hàng.
- Đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng quản trị RRTK tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. Trên cơ sở nghiên cứu,
tác giả đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại ngân
hàng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng quản trị RRTK tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
chi nhánh Đồng Nai.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: cuối năm 2009 đến nửa đầu năm 2010.
- Không gian nghiên cứu: NHTM nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Đồng Nai.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài quản trị rủi ro thanh khoản là một đề tài khá mới đối với các nhà nghiên
cứu về kinh tế tại Việt Nam, đồng thời Việt Nam đang bước trên con đường hội nhập
với nền kinh tế thế giới.
Báo cáo nghiên cứu về quản trị rủi ro thanh khoản tại một NHTM nhà nước cụ
thể giúp ta có thể hiểu thêm về cơ cấu quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM nhà nước
và tình hình thanh khoản tại ngân hàng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản.
4
7. Kết cấu của đề tài
Báo cáo nghiên cứu khoa học ngoài lời mở đầu và kết luận, bao gồm các nội
dung chính như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN
HÀNG AGRIBANK (CHI NHÁNH ĐỒNG NAI)
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI NH AGRIBANK CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM
1.1. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG
1.1.1, Tổng quan về rủi ro
1.1.1.1, Khái niệm rủi ro
Rủi ro theo một số tài liệu nghiên cứu là một khái niệm trừu tượng. Nhưng nhìn
chung rủi ro được định nghĩa theo hai trường phái chính:
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn.[10]
Theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro
vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất,
mất mát, nguy hiểm,… cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. [10]
Như vậy, rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ
được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những tác hại mà
chúng gây nên.[6] Nếu có những biện pháp thích hợp để khắc phục những mặt tiêu cực
và tận dụng những cơ hội thì không những có thể hạn chế được tổn thất mà còn mang
lại lợi ích cho doanh nghiệp.
1.1.1.2, Phân loại rủi ro
Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi, trong phạm vi đề tài căn cứ vào phạm
vi phát sinh rủi ro và tác động của rủi ro đến đối tượng quan tâm. Tác giả chia rủi ro
thành rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
Rủi ro hệ thống (hay còn gọi là rủi ro không phân tán được) là những rủi ro do
các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả
thị trường. Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành công nghiệp
6
hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và
chính trị... [11]
Rủi ro phi hệ thống (hay còn gọi là rủi ro phân tán được) loại rủi ro này là kết
quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được chỉ ảnh hưởng đến một
công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động
về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính
phủ. Vì hầu hết các nhà đầu tư có hiểu biết tối thiểu đều có thể loại bỏ rủi ro có thể
phân tán được bằng cách nắm giữ một danh mục đầu tư đủ lớn từ vài chục đến vài
trăm. [11]
1.1.2, Rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
1.1.2.1, Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
a. Khái niệm
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro là những biến cố không mong
đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận
thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoảng chi phí để có thể hoàn thành
được một nghiệp vụ tài chính nhất định. [1]
b. Phân loại
Phân loại các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thể hiện tại sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1: Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng[5]
*RR: rủi ro
RR* QUỐC
GIA VÀ RR
KHÁC
RR CÔNG
NGHỆ VÀ
HOẠT
ĐỘNG
RR HOẠT
ĐỘNG
NGOẠI
BẢNG
RỦI RO
THANH
KHOẢN
RỦI RO
TÍN DỤNG
RỦI RO
NGOẠI
HỐI
RỦI RO
LÃI SUẤT
RR
TRONG
KD NGÂN
HÀNG
7
Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường
hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về mặt tài sản hoặc
làm giảm thu nhập của ngân hàng. [1]
Rủi ro tỷ giá (hay rủi ro ngoại hối) là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay
ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất
lợi gây tổn thất cho ngân hàng. [1]
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng,
biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng
hạn cho ngân hàng. Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu các chứng từ có giá, tài
trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh đều chứa rủi ro tín
dụng.[1]
RRTK (mất khả năng thanh toán) là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp
ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền, hoặc
không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.[1]
Rủi ro hoạt động ngoại bảng là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân
hàng phát triển các hoạt động ngoại bảng. Chẳng hạn trong trường hợp bảo lãnh công
ty phát hành trái phiếu, nếu công ty này phá sản thì ngân hàng phải đứng ra thanh toán
toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty phát hành.[5]
Rủi ro công nghệ và hoạt động [5]
Rủi ro công nghệ là loại rủi ro phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển
công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính khi mở rộng
qui mô hoạt động.
Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát
sinh bất cứ khi nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc là khi hệ thống hỗ trợ bên
trong ngừng hoạt động.
Rủi ro quốc gia và rủi ro khác [5]
8
Rủi ro quốc gia là rủi ro xảy ra trong trường hợp ngân hàng đầu tư bằng bản tệ
cho các công ty nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài. Nếu công ty này không có khả
năng hoặc không sẵn lòng hoàn trả vốn vay thì rất khó có thể thu hồi lại vốn.
Rủi ro khác bao gồm thay đổi thuế đột ngột, chiến tranh, trộm cắp, lừa đảo...
1.1.2.2, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng [1]
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ
thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các bước thể hiện trên sơ
đồ 1.2
Sơ đồ 1.2: Các bước quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng[1]
Nhận dạng rủi ro
Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro bao gồm các
công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt
động của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro
đã xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân
hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê các dạng rủi ro đã,
đang và có thể xuất hiện đối với ngân hàng bằng phương pháp sau: lập bảng câu hỏi
nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính, phương
pháp lưu đồ, thanh tra hiện trường, phân tích các hợp đồng, làm việc với các cơ quan
Nhà nước, các ban, ngành có liên quan.
Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro. Đây là
một công việc phức tạp, bởi mỗi rủi ro không chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra
mà do nhiều nguyên nhân gây ra.
NHẬN
DẠNG
RỦI RO
ĐO
LƯỜNG
RỦI RO
KIỂM
SOÁT VÀ
PHÒNG
NGỪA
RỦI RO
TÀI TRỢ
RỦI RO
PHÂN
TÍCH RỦI
RO
9
Phân tích rủi ro là nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ
sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng. Từ đó sẽ
phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu hơn.
Đo lường rủi ro
Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá. Trên cơ sở kết quả
thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro. Để đánh giá mức độ quan trọng rủi ro đối
với ngân hàng, người ta sử dụng cả hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ
của rủi ro – mức độ nghiêm trọng của tổn thất, Trong đó tiêu chí thứ hai đóng vai trò
quyết định.
Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro
Công việc trọng tâm của công tác quản trị là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là
việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt
động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không
mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng. Có các biện pháp kiểm soát rủi ro như: Các
biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro,
đa dạng hóa rủi ro, quản trị thông tin...
Tài trợ rủi ro
Khi rủi ro xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài
sản, nguồn nhân lực, giá trị pháp lý. Sau đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích
hợp.
1.1.3, Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng [1]
1.1.3.1, Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng
Có nhiều nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý dẫn đến rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng. Nhưng việc không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả
năng chi trả là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Bênh cạnh
đó, việc cho vay và đầu tư quá liều lĩnh cũng dẫn đến rủi ro, cụ thể trong cho vay ngân
hàng tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế
nào đó, trong đầu tư ngân hàng chỉ chú trong đầu tư vào một loại chứng khoán có rủi
ro cao. Và do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không
đầy đủ dẫn đến việc ngân hàng cho vay hoặc đầu tư không hợp lý. Ngoài ra còn có
10
nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô, do cán bộ ngân hàng
thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ,... tất cả đều là nguyên nhân
dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
1.1.3.2, Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
Những nguyên nhân thuộc về phía khách hàng như do khách hàng vay vốn
thiếu năng lực pháp lý, sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả, kênh thu nhập lỗ
liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được... Mặt khác việc khách hàng quản lý vốn không
hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản hay do chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực
điều hành, tham ô, lừa đảo cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng.
1.1.3.3, Nhóm nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt
động kinh doanh
Những nguyên nhân khách quan có khá nhiều như do thiên tai, hỏa hoạn, tình
hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định. Hay do khủng hoảng, suy
thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối
đoái biến động thất thường, môi trường pháp lý không thuận lợi... cũng dẫn đến những
rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
1.1.4, Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và kinh tế
xã hội [1]
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro đầu tiên ảnh hưởng là có thể gây
tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay,
gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản... Bên cạnh
đó rủi ro làm giảm uy tính của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh
mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng làm ăn thua lỗ liên tục, một ngân hàng
thường xuyên không đủ khả năng thanh toán có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng rút
tiền hàng loạt của khách hàng, và phá sản là con đường tất yếu. Từ đó, ảnh hưởng đến
hàng ngàn người gửi tiền vào ngân hàng, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp
ứng nhu cầu vốn... làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất
nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt
ngân hàng trong nước.
11
Ngoài ra, rủi ro của các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, vì
trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của mỗi
quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về
tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát tiển rất nhanh, nên rủi ro ngân hàng tại một nước
luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Thực tế đã chứng
minh qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam
Mỹ (2001-2002) và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ (2008).
1.2.TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG
1.2.1, Bản chất của RRTK (RRTK)
1.2.1.1, Các khái niệm về thanh khoản
a. Thanh khoản (Liquidity) là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc
nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát
sinh. [3]
b. RRTK (Liquidity risk)
RRTK là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính
khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay (Thomas.P. Fitch) [4]
RRTK là sự biến động về thu nhập ròng và thị giá của vốn sở hữu, xuất phát từ
khó khăn của ngân hàng trong việc huy động ngay lập tức các khoản ngân quỹ sẵn
bằng hình thức vay mượn hoặc bán tài sản (Timothy W.Koch) [4]
Như vậy, RRTK là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả
năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay
mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. [3]
c. Quản trị thanh khoản Là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh
khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn.
[3]
d. Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng qũy của ngân hàng, là
nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng. [3]
e. Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích của ngân hàng làm
giảm qũy của ngân hàng đó. [3]
12
Bảng 1.1: Các yếu tố của cung cầu thanh khoản [3]
CUNG THANH KHOẢN St CẦU THANH KHOẢN Dt
1. Các khoản tiền gửi đang đến (S1)
2. Thu nhập bán các khoản dịch vụ (S2)
3. Thu hồi tín dụng đã cấp(S3)
4. Bán các tài sản đang kinh doanh và
sử dụng (S4)
5. Các khoản cung khác (S5).
1. Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1)
2. Yêu cầu cấp các khoản tín dụng (D2)
3. Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền
gửi (D3)
4. Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản
phẩm và dịch vụ (D4)
5. Thanh toán cổ tức cho các cổ đông (D5).
f. Trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity Position) [3]
Căn cứ vào dữ kiện trình bày tại Bảng 1.1 cho ta kết quả sau:
Trạng thái thanh khoản ròng = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
(NLPt) = (S1+S2+S3+S4+S5) – (D1+D2+D3+D4+D5)
Ba khả năng có thể xảy ra như sau:
NLPt=0: ngân hàng trong trạng thái cân bằng thanh khoản, trường hợp này
rất hiếm có thể xảy ra trong thực tế.
NLPt>0: ngân hàng trong tình trạng thặng dư thanh khoản (Liquidity
surplus).
Do nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không