Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cà phê Mê Trang tại Thành phố Nha Trang

1. Sự cần thiết của đề tài: Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, trong một thị trường càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên khốc liệt và phức tạp hơn. Song cạnh tranh hiện đại không nhằm “tiêu diệt lẫn nhau”, “cá lớn nuốt cá bé”, mà thực tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại cho thấy, các doanh nghiệp với đủ mọi loại hình, quy mô, từ lớn đến vừa và nhỏ vẫn cùng nhau tồn tại và phát triển. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã vươn lên thành doanh nghiệp lớn. Song muốn tồn tại và phát triển như vậy chính bản thân doanh nghiệp đó phải khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện. Công Ty cổ phần cà phê Mê Trang là một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng sớm nhận ra được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinhtế thị trường. Từ nhận thức này, qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang kết hợp với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường em đã lựa chọn cho mình đề tài : “ Nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty cổ phần cà phê Mê Trangtại Thành Phố Nha Trang ” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Phân tích và đánh giánăng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. 3. Đối tượng nghiên cứu:Năng lực cạnh tranhcủa Công tycổ phần cà phê Mê Trang. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tàichỉ tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty đối với sản phẩm chủ lực là cà phê tạithị trường Nha Trang trong những năm gần đây.

pdf111 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cà phê Mê Trang tại Thành phố Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................iv DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .....................................................................v LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................2 CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG..............................................4 1.1. Tổng quan về cạnh tranh của doanh nghiệp ...............................................4 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh..........................................................................4 1.1.2. Phân loại cạnh tranh ...........................................................................5 1.1.3. Các công cụ cạnh tranh .......................................................................6 1.1.4.Vai trò của cạnh tranh........................................................................11 1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...............................13 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh .....................................................13 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............18 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ........................................................................22 1.2.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô ....................................................22 1.2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ..........................................25 1.2.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp....................28 1.2.4. Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......30 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG ...............................................................31 2.1. Giới thiệu về Công ty ..............................................................................31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................31 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp ........................................33 2.1. 2.1. Chức năng của doanh nghiệp.....................................................33 ii 2.1.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp .......................................................34 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ......................................35 2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty và quy trình công nghệ.............38 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất..............................................................38 2.1.4.2. Quy trình công nghệ...................................................................39 2.1.5. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua..........................39 2.1.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua năm 2007- 2009......39 2.1.5.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty từ năm 2007- 2009 .....41 2.1.5.3. Phân tích các chỉ số tài chính......................................................46 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang tại thị trường Nha Trang.................................................................................48 2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty .......................................................................................48 2.2.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ............................................49 2.2.1.2. Môi trường vi mô .......................................................................53 2.2.1.3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp ................................................60 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. ............................................................................................68 2.2.2.1. Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, doanh thu......................................68 2.2.2.2. Thị phần.....................................................................................72 2.2.2.3. Trình độ công nghệ ....................................................................73 2.2.2.4. Trình độ quản lý và nguồn nhân lực ...........................................73 2.2.2.5. Thương hiệu doanh nghiệp .........................................................75 2.2.2.6. Giá cả của sản phẩm...................................................................77 2.2.2.7. Chất lượng sản phẩm..................................................................79 2.2.2.8. Sự đa dạng hóa sản phẩm ...........................................................81 2.2.2.9. Chính sách phân phối của Công ty .............................................84 2.2.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty ...................................84 2.2.3.1. Những thành tựu ........................................................................84 iii 2.2.3.2. Những hạn chế ...........................................................................85 CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI THỊ TRƯỜNG NHA TRANG .........................................87 3.1. Dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cà phê tại thị trường Nha Trang nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung ...................................................87 3.2. Cơ hội và thách thức đối với năng lực cạnh tranh của Công ty. ...............88 3.3. Mục tiêu của Công ty ..............................................................................88 3.4. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. ...........................................................................................89 3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường .......................................89 3.4.2. Tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................92 3.4.3. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại ..................................................................................................95 3.4.4. Tăng cường việc huy động vốn .........................................................96 3.4.5. Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định ........................................98 3.4.6. Không ngừng cao chất lượng sản phẩm ............................................99 3.4.7 . Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, và phát triển thương hiệu của Công ty ......................................................................................100 2.4.8. Một số kiến nghị .............................................................................103 KẾT LUẬN .....................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................106 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2009..........................................40 Bảng 2.2: Tình hình tài sản của Công ty 2007-2009 ..........................................42 Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của Công ty 2007-2009 .................................45 Bảng 2.4: Chỉ số về tỷ suất lợi nhuận.................................................................47 Bảng 2.5: Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty từ năm 2007- 2009........47 Bảng 2.6: Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2007- 2009 .......48 Bảng 2.7: Cơ cấu lao động qua các năm ............................................................61 Bảng 2.8: Cơ cấu trình độ lao động theo qua các năm........................................62 Bảng 2.9: Cơ cấu vốn của công ty .....................................................................64 Bảng 2.10: Tình hình máy móc thiết bị của công ty đến ngày 31/12/2009 .........66 Bảng 2. 11: Doanh thu sản phẩm theo thị trường ...............................................69 Bảng 2.12: Tỷ suất lợi nhuận .............................................................................70 Bảng 2.13: So sánh doanh thu của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Nha Trang năm 2009..............................................................................71 Bảng 2.14: Bảng báo giá của các loại cà phê của Công ty..................................78 v DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình1.1: Khung 7-S theo Mc. Kinsey................................................................14 Hình 1.2: Mô hình chuỗi giá trị..........................................................................15 Hình 1.3: Mô hình Kim cương của M. Porter ....................................................16 Hình 1.4: Mô hình 5 lực lượng ..........................................................................26 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................35 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty. ...............................................38 Biểu đồ 2.1: Trình độ lao động của Công ty ......................................................62 Biểu đồ 2.2: Thị phần của các hãng cà phê tại thị trường Nha Trang .................72 Biểu đồ 2.3: Tương quan giá cả giữa một số hãng cà phê ở Nha Trang..............77 1 LỜI CẢM ƠN Sau gần hơn 3 tháng thực hiện đề tài tốt nghiệp với sự cố gắng của mình cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của quí thầy cô và mọi người xung quanh.Cuối cùng tôi đã hoàn thành xong đề tài thực tập của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Mai Thị Linh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài, ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, các thầy cô khoa Kinh Tế, đặc biệt các thầy cô trong Bộ môn Kinh Tế Thương Mại, các bạn sinh viên khóa 48, đặc biệt lớp 48KTTM cùng toàn thể các Anh/Chị trong Công ty cổ phần cà phê Mê Trang, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình. Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, Anh/Chị và bạn bè nhưng do hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và tài liệu tham khảo nên nội dung đề tài còn nhiều vấn đề thiếu sót. Rất mong sự góp ý kiến của các thầy cô, Anh/Chị và bạn bề để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nha Trang, ngày…., tháng……,năm …… Sinh viên thực hiện Phạm Thị Duyên 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, trong một thị trường càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên khốc liệt và phức tạp hơn. Song cạnh tranh hiện đại không nhằm “tiêu diệt lẫn nhau”, “cá lớn nuốt cá bé”, mà thực tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại cho thấy, các doanh nghiệp với đủ mọi loại hình, quy mô, từ lớn đến vừa và nhỏ vẫn cùng nhau tồn tại và phát triển. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã vươn lên thành doanh nghiệp lớn. Song muốn tồn tại và phát triển như vậy chính bản thân doanh nghiệp đó phải khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện. Công Ty cổ phần cà phê Mê Trang là một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng sớm nhận ra được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Từ nhận thức này, qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang kết hợp với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường em đã lựa chọn cho mình đề tài : “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang tại Thành Phố Nha Trang ” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. 3. Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty đối với sản phẩm chủ lực là cà phê tại thị trường Nha Trang trong những năm gần đây. 3 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài tác giả vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó có các phương pháp sau: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phân tích logic, phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để phân tích và lý giải… 6. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm ba chương. Chương 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giảng viên Mai Thị Linh, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần cà phê Mê Trang đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Tổng quan về cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia… Ở đây, khái niệm cạnh tranh trong kinh tế chỉ xem xét trong phạm vi giữa các doanh nghiệp. Với mỗi góc độ tiếp cận khác nhau thì khái niệm cạnh tranh của doanh nghiệp cũng khác nhau. - Theo C. Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. - Theo Từ điển Kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh là: “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”. - Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”. - Theo hai nhà kinh tế học Mỹ P.A. Samuelson và W.D. Nordhaus: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”. Từ những định nghĩa và những cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung sau đây: Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. 5 1.1.2. Phân loại cạnh tranh Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra làm nhiều loại:  Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường Cạnh tranh được chia làm 3 loại: - Cạnh tranh giữa người mua và người bán: người bán muốn bán hàng hóa của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua hàng hóa với giá rẻ nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung- cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hóa mà họ cần. - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.  Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này làm cho kỹ thuật phát triển. - Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phân bố vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.  Căn cứ vào tính chất cạnh tranh Cạnh tranh được phân làm 3 loại: - Cạnh tranh hoàn hảo ( Perfect Competition): là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế để khống 6 chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng nhất, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất và mẫu mã. - Cạnh tranh không hoàn hảo ( Imperfect competition): là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau. Đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. - Cạnh tranh độc quyền ( Monopolistic Competition): trên thị trường chỉ có một số hoặc một số ít người bán một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.  Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh Cạnh tranh được chia làm 2 loại: - Cạnh tranh lành mạnh : công bằng, bình đẳng theo đúng quy luật kinh tế thị trường và các quy định của Nhà nước. - Cạnh tranh không lành mạnh: trái với cạnh tranh lành mạnh. 1.1.3. Các công cụ cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp phải chịu rất nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện như vậy, mỗi doanh nghiệp đều có những công cụ riêng của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Các công cụ thường được sử dụng là: giá cả, sản phẩm, hệ thống phân phối, các hoạt động xúc tiến...  Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm càng cao tức là mức độ thỏa mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới việc đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, tức là có nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng tăng lên thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xu hướng nhường vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng. 7 Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thể hiện trên các góc độ: - Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng, tăng được khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng uy tín của sản phẩm, mở rộng được thị trường, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. - Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Giá bán sản phẩm Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp có thể có các chính sách định giá sau: - Chính sách định giá thấp. Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị trường. Chính sách định giá thấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tùy theo tình hình sản xuất và thị trường và được chia ra các cách khác nhau: + Định giá thấp so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm; doanh nghiệp chấp nhận mức lãi thấp. Nó được ứng dụng trong trường hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để cạnh tranh với đối thủ. + Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm: doanh nghiệp
Luận văn liên quan