Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vpbank trong hội nhập kinh tế quốc tế

Đã hai mƣơi năm kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể về mọi mặt. Nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trƣởng cao, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể, vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc nâng cao. Nhắc đến những thành quả của 20 năm đổi mới tại Việt Nam, không thể không nhắc đến những đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thì vai trò của hệ thống các ngân hàng thƣơng mại lại càng có ý nghĩa quan trọng chi phối toàn bộ hoạt động nền kinh tế, là công cụ hiệu quả trong việc điều chỉnh các chính sách vi mô vĩ mô của Chính phủ, từ đó tạo bàn đạp cho sự tăng trƣởng mạnh mẽ. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn lớn nhất cho nền kinh tế, mọi biến động của thị trƣờng ngân hàng đều có tác động không nhỏ đến cả nền kinh tế nói chung cũng nhƣ các doanh nghiệp, cá nhân nói riêng. Mức độ cạnh tranh nội tại trên thị trƣờng ngân hàng là rất khốc liệt, đặc biệt trong thời gian tới khi nƣớc ta tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể khi là thành viên của tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO, sự tham gia của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài không còn chịu sự ràng buộc chặt chẽ từ phía nhà nƣớc và chính phủ nhƣ trƣớc đây. Thị trƣờng ngân hàng Việt Nam sẽ chứng kiến những biến đổi lớn. Mức độ cạnh tranh khốc liệt sẽ loại khỏi thị trƣờng những ngân hàng không tích cực chuẩn bị thích nghi với môi trƣờng cạnh tranh mới.

pdf112 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vpbank trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Họ và tên sinh viên : LÊ DIỆU LINH Lớp : ANH 14 Khoá : K41D - KTNT Giáo viên hƣớng dẫn : TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ HÀ NỘI, 10/ 2006 HÀ NỘI, 11/2005 Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 2 LỜI MỞ ĐẦU Đã hai mƣơi năm kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể về mọi mặt. Nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trƣởng cao, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể, vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc nâng cao. Nhắc đến những thành quả của 20 năm đổi mới tại Việt Nam, không thể không nhắc đến những đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thì vai trò của hệ thống các ngân hàng thƣơng mại lại càng có ý nghĩa quan trọng chi phối toàn bộ hoạt động nền kinh tế, là công cụ hiệu quả trong việc điều chỉnh các chính sách vi mô vĩ mô của Chính phủ, từ đó tạo bàn đạp cho sự tăng trƣởng mạnh mẽ. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn lớn nhất cho nền kinh tế, mọi biến động của thị trƣờng ngân hàng đều có tác động không nhỏ đến cả nền kinh tế nói chung cũng nhƣ các doanh nghiệp, cá nhân nói riêng. Mức độ cạnh tranh nội tại trên thị trƣờng ngân hàng là rất khốc liệt, đặc biệt trong thời gian tới khi nƣớc ta tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể khi là thành viên của tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO, sự tham gia của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài không còn chịu sự ràng buộc chặt chẽ từ phía nhà nƣớc và chính phủ nhƣ trƣớc đây. Thị trƣờng ngân hàng Việt Nam sẽ chứng kiến những biến đổi lớn. Mức độ cạnh tranh khốc liệt sẽ loại khỏi thị trƣờng những ngân hàng không tích cực chuẩn bị thích nghi với môi trƣờng cạnh tranh mới. VPBank – “Ngân hàng thƣơng mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh” đƣợc thành lập năm 1993 và là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Trong hơn 12 năm hoạt động VPBank đã trải qua những giai đoạn phát triển mạnh mẽ cũng nhƣ những giai đoạn khó khăn, và hơn bao giờ hết đang nỗ lực tìm kiếm một vị thế xứng đáng trên tấm bản đồ ngân hàng Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 3 Việt Nam. Dù vậy từ một ngân hàng thƣơng mại cổ phần thoát ra khỏi khủng hoảng chƣa lâu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng ngân hàng vốn đã rất sôi động không thể là một nhiệm vụ dễ dàng. Với nhận thức đó, sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại VPBank, tôi đã chọn tiêu đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Tôi mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu và phân tích thực trạng cũng nhƣ đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung cũng nhƣ ngân hàng thƣơng mại cổ phần nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Phạm vi của khóa luận nghiên cứu này là lý thuyết về Ngân hàng thƣơng mại, hoạt động của nó trên thị trƣờng, với đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong giai đoạn hội nhập và phát triển của Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng là phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội; thống kê, mô tả, so sánh phân tích. Bài viết lấy giáo trình, nghiên cứu mang tính chất lý thuyết làm cơ sở và thực tế hoạt động ngân hàng để chứng minh. Đề tài đóng góp vào việc nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý thuyết căn bản về Ngân hàng thƣơng mại, hệ thống hóa các kết quả hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng và hệ thống Ngân hàng thƣơng mại nói riêng; từ đó đƣa ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao vai trò cũng nhƣ hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của ngân hàng này trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp của tôi đƣợc kết cấu thành ba chƣơng : Chƣơng I: Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại Chƣơng II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của VPBank Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 4 Chƣơng III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 5 CHƢƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1. Khái niệm và đặc trƣng của Ngân hàng thƣơng mại Không ai có thể phủ nhận đƣợc vai trò đặc biệt quan trọng của ngân hàng đối với sự phát triển của một nền kinh tế nói chung cũng nhƣ sự phát triển của cộng đồng nói riêng. Tại mọi quốc gia, ngân hàng giữ vai trò là ngƣời cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cũng nhƣ cá nhân, với số lƣợng cho vay từ nhỏ đến lớn. Khái niệm ngân hàng thƣờng đƣợc tiếp cận thông qua dịch vụ đƣợc ngân hàng cung cấp. Theo Quản trị Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) (Peter S.Rose) thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Tuy nhiên thực tế hiện nay có rất nhiều các tổ chức tài chính nhƣ công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,…cung cấp các dịch vụ ngân hàng, và ngƣợc lại ngân hàng cũng mở rộng hoạt động của mình sang các lĩnh vực cung cấp dịch vụ bất động sản, môi giới chứng khoán, bảo hiểm đầu tƣ,…Dù vậy, hệ thống ngân hàng vẫn nắm giữ vai trò chi phối đối với hoạt động của nền kinh tế thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính đa dạng nhất. Theo Luật các tổ chức tín dụng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 thì các Ngân hàng thƣơng mại đƣợc gọi là các tổ chức tín dụng. Theo điều 12 của Luật đƣợc ban hành nói trên, Tổ chức tín dụng là “doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của Pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 6 “Theo tính chất và mục tiêu hoạt động các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. Sau đó, khái niệm Ngân hàng thƣơng mại cũng đƣợc đề cập và định nghĩa rõ ràng trong Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại trong Điều 1 nhƣ sau: “Ngân hàng thƣơng mại là ngân hàng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nƣớc”. 2. Các chức năng của NHTM Đối với bất kỳ một quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển, ngành ngân hàng luôn là một ngành kinh tế quan trọng. Hoạt động của hệ thống ngân hàng đóng góp rất lớn vào tăng trƣởng kinh tế xét trên nhiều phƣơng diện. Dù đƣợc tổ chức khác nhau và đóng vai trò khác nhau trong các nền kinh tế, hệ thống ngân hàng luôn mang những chức năng cơ bản sau: 2.1. Chức năng trung gian tín dụng Trong một nền kinh tế luôn luôn tồn tại hai loại hình tổ chức cá nhân tạm thời thâm hụt chi tiêu và thặng dƣ chi tiêu, hay nói cách khác là tổ chức cần bổ sung vốn và tổ chức thiếu vốn. Để nền kinh tế hoạt động hiệu quả tất yếu cần thiết phải dịch chuyển vốn giữa hai tổ chức này. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp giữa hai đối tƣợng này bị giới hạn cả về không gian, thời gian, quy mô,…từ đó nảy sinh nhu cầu trung gian tín dụng. Hệ thống tài chính chƣa khép kín, thiếu chặt chẽ và kém hoàn hảo tạo ra cơ hội cho các ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ tài chính. NHTM với tƣ cách là một tổ chức tín dụng, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, có khả năng giải quyết những nhu cầu về vốn này bằng cách huy động mọi nguồn vốn chƣa sử dụng của các chủ thể kinh tế trong xã hội để hình thành quỹ cho vay tập trung. Các Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 7 trung gian tài chính nhờ chuyên môn hoá đã đem lại lợi ích cho cả hai bên qua việc tăng thu nhập, khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm chi phí tín dụng cho ngƣời đầu tƣ. Thông qua việc huy động vốn và sau đó cho vay lại các thành phần kinh tế, NHTM đã đóng vai trò là ngƣời trung gian môi giới giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay mà thực chất chính là đang thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với chức năng này, nó quyết định sự phát triển và lớn mạnh của bản thân ngân hàng. 2.2. Chức năng trung gian thanh toán Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM thu hút các chủ thể tham gia mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Trên cơ sở đó NHTM thực hiện các khoản thanh toán chi trả cho khách hàng theo các hợp đồng mua bán, giao dịch. Cụ thể là ngân hàng thực hiện theo lệnh của chủ tài khoản thanh toán, chi trả, chuyển khoản cho các đối tƣợng giao dịch của họ. Từ đó, ngân hàng đảm nhiệm vai trò trung gian thanh toán lớn nhất, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thanh toán đa dạng, tiện ích nhƣ thanh toán bằng séc, nhờ thu, uỷ nhiệm chi và mở rộng ra mạng lƣới thanh toán điện tử…Thông qua việc sử dụng các công cụ của ngân hàng, hoạt động thanh toán của khách hàng đƣợc thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Chức năng này mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn, giảm lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, dẫn đến tiết kiệm, giảm thiểu những chi phí liên quan đến in ấn, bảo quản tiền mặt. Hiện nay khi các ngân hàng áp dụng công nghệ hiện đại, các hình thức thanh toán đƣợc chuẩn hóa thì hiệu quả sử dụng càng đƣợc nâng cao. Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng có hiệu quả không chỉ trong nội bộ nền kinh tế mà cả với quy mô nền kinh tế toàn cầu. 2.3. Chức năng “tạo tiền” cho nền kinh tế Chức năng này xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo tiền, nhân tiền lên nhiều lần, vì vậy giảm thiểu đƣợc Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 8 số lƣợng tiền mặt trong lƣu thông và nguy cơ lạm phát. Từ một khoản tiền gửi ban đầu vào ngân hàng, thông qua quá trình cho vay cũng nhƣ thanh toán bằng chuyển khoản, số dƣ trên tài khoản của khách hàng đƣợc cho vay tăng lên, khách hàng dùng tài khoản để thanh toán cho một khách hàng của ngân hàng khác cũng làm tăng số dƣ của khách hàng tại ngân hàng đó. Số tiền đƣợc nhân lên nhiều hay ít phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi của ngân hàng, cụ thể là chịu sự tác động của các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ rút tiền mặt của khách hàng và tỷ lệ dự trữ dƣ thừa. Tóm lại, thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, số lƣợng tiền gửi đã đƣợc tạo ra gấp bội mà không cần phải in hay vay nợ thêm, trong khi đó các ngân hàng vẫn đảm bảo đƣợc tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Trung ƣơng. Ngoài ra, NHTM còn đảm nhận các vai trò sau: vai trò ngƣời bảo lãnh khi khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc cần sự bảo đảm về mặt pháp lý; vai trò đại lý; thay mặt khách hàng bảo quản tài sản; vai trò thực hiện chính sách kinh tế của Chính phủ…Các chức năng này có mối quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác. Đồng thời, thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và “tạo tiền” sẽ góp phần mở rộng hoạt động của chức năng trung gian tín dụng. 3. Phân loại NHTM Theo tiêu chí nguồn vốn hình thành, ta có các loại hình NHTM nhƣ sau:  NHTM quốc doanh: là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc cấp vốn ban đầu 100%. Loại hình ngân hàng này đƣợc hình thành bằng hai cách: (i) Nhà nƣớc quốc hữu hóa các NHTM lớn, (ii) Nhà nƣớc thành lập các NHTM quốc doanh và cấp vốn pháp định để hoạt động.  Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP): là ngân hàng đƣợc hình thành bằng vốn đóng góp của các cổ đông mua cổ phần. Đây là hình thức tổ chức ngân hàng phổ biến nhất hiện nay thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Nó có thể mở rộng quy mô hoạt động, huy động vốn bằng việc phát hành thêm cổ phiếu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 9 mới hoặc trái phiếu, nhất là trong nền kinh tế thị trƣờng đầy sôi động này. Hoạt động của các NHTMCP thƣờng mang lại hiệu quả kinh tế cao vì có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Bộ máy tổ chức hoạt động chuyên nghiệp hơn, quyền điều hành nằm trong tay ngƣời thực sự có năng lực quản lý. Đây chính là mô hình mà VPBank theo đuổi từ khi thành lập và đã mang lại hiệu quả rõ rệt.  Ngân hàng tƣ nhân: là ngân hàng do tƣ nhân đứng ra thành lập bằng vốn của bản thân họ. Hình thức này rất hạn chế về quy mô và hiệu quả hoạt động cũng nhƣ thiếu tính cạnh tranh.  NHTM liên doanh: là ngân hàng đƣợc hình thành bằng một phần vốn góp của ngân hàng trong nƣớc và một phần vốn của ngân hàng nƣớc ngoài.  Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài: là ngân hàng đƣợc hình thành khi các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép mở chi nhánh hoạt động tại nƣớc sở tại. 4. Hoạt động cơ bản của ngân hàng Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho công chúng và doanh nghiệp. Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào dịch vụ ngân hàng đƣợc cung cấp có phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã hội không. Do đặc điểm của thị trƣờng ngân hàng có quy mô lớn và nhu cầu luôn thay đổi, vì vậy dịch vụ mà ngân hàng cung cấp rất đa dạng tùy theo sự phát triển của xã hội nói chung. Từ đó dịch vụ ngân hàng cũng đƣợc phân loại theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dịch vụ ngân hàng cung cấp rất đa dạng, có thể khái quát trong các loại dịch vụ cơ bản sau: 4.1. Dịch vụ nhận tiền gửi Hoạt động cho vay vốn là hoạt động cơ bản và có quy mô lớn kèm theo mức sinh lời cao cho ngân hàng, do đó các ngân hàng luôn tìm cách huy động nguồn vốn phù hợp để cho vay. Từ hoạt động cất trữ bảo quản tiền và tài sản, các ngân hàng sơ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 10 khai luôn có dƣ một lƣợng lớn tiền mặt sử dụng để cho vay. Đến lúc này hoạt động cho vay đem lại nhiều lợi ích hơn hoạt động bảo quản cho chủ hàng, để thu hút thêm vốn ngân hàng không những không thu phí mà còn trả lãi cho những khoản tiền gửi. Nguồn tiền gửi lớn quan trọng, ổn định nhất đối với ngân hàng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. 4.2. Dịch vụ trao đổi ngoại tệ (mua bán ngoại tệ) Ngân hàng đƣợc hình thành từ hoạt động kinh doanh tự phát của những ngƣời đúc tiền, đổi tiền. Và nhƣ vậy một trong những dịch vụ đầu tiên mà ngân hàng thực hiện là thu đổi ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thực hiện giao dịch giữa các vùng, các quốc gia sử dụng những đồng tiền không thống nhất. Cho tới thời điểm hiện tại sự đa dạng hóa, đa phƣơng hóa của hoạt động thƣơng mại đã dẫn đến việc gia tăng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng nhu cầu đổi ngoại tệ. Sự bùng nổ của toàn cầu hóa cả về kinh tế lẫn xã hội là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng dịch vụ đổi ngoại tệ. Các ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ thu đổi ngoại tệ thông thƣờng để thu phí mà còn tham gia kinh doanh ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu càng mở rộng bao nhiêu, càng đem lại nhiều cơ hội kinh doanh bao nhiêu thì cũng đồng thời đem đến nhiều bất ổn cho thị trƣờng ngoại hối vốn bị chi phối của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội,…Do vậy, thƣờng chỉ có các ngân hàng lớn có tiềm lực mạnh và kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao mới thực hiện đƣợc những giao dịch lớn trên thị trƣờng ngoại hối tiềm ẩn nhiều rủi ro. 4.3. Dịch vụ cung cấp các khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Cuộc cách mạng công nghiệp Âu - Mỹ đã đánh dấu cho sự ra đời của dịch vụ ngân hàng mới - “tài khoản giao dịch tiền gửi”. Đến lúc này, các ngân hàng không chỉ làm nhiệm vụ giữ tiền hộ khách hàng mà còn giúp khách hàng thực hiện thanh toán. Nhƣ vậy thanh toán không dùng tiền mặt đã bắt đầu đƣợc thực hiên, một tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng có thể viết séc để thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Dịch vụ mới này là bƣớc đột phá làm tăng hiệu quả của quá Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 11 trình thanh toán, giảm bớt chi phí trung gian, tạo thuận lợi cho khách hàng với tƣ cách là ngƣời tiêu dùng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các giao dịch thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi ở ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến hơn. 4.4. Dịch vụ bảo quản vật có giá Từ thời trung cổ, các ngân hàng thƣờng là những nơi có mức độ an toàn cao và đƣợc tín nhiệm trong việc cất trữ tiền và các vật có giá cho các thƣơng gia và các lãnh chúa. Đây cũng là một trong những dịch vụ đƣợc thực hiện đầu tiên bắt nguồn từ hoạt động cất trữ tiền hộ cho các thƣơng gia và ngân hàng đƣợc hƣởng phí bảo quản. Cũng bắt đầu từ loại hình dịch vụ này hoạt động của ngân hàng đã gắn kết chặt chẽ với uy tín của ngân hàng. Khách hàng sẽ nhận đƣợc giấy chứng nhận tài sản do ngân hàng ký phát cho khách hàng. Đây chính là hình thức đầu tiên của thẻ thanh toán và séc. 4.5. Dịch vụ chiết khấu thƣơng phiếu và cho vay thƣơng mại Khi các khoản tiền gửi đầy chật trong các ngân hàng, chủ ngân hàng sử dụng chúng để cho vay thƣơng mại, giúp khách hàng có vốn để mua hàng dự trữ, xây dựng, mua thiết bị sản xuất…đổi lại ngân hàng nhận đƣợc tiền lãi để trang trải chi phí hoạt động và trả lãi cho tiền gửi mà ngân hàng huy động. Hoạt động cho vay thƣơng mại ngày càng trở thành một nguồn thu lớn cho ngân hàng, khi hoạt động này trở nên sôi động. Cho vay thƣơng mại có thể đƣợc thực hiện gián tiếp thông qua việc ngân hàng mua các khoản phải thu của khách hàng (chiết khấu thƣơng phiếu). Khách hàng là các thƣơng gia có thể bán các khoản nợ (phải thu) cho ngân hàng để lấy tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Với dịch vụ cho vay thƣơng mại và dịch vụ chiết khấu, ngân hàng nhận đƣợc tiền lãi tƣơng ứng với mức rủi ro của khoản vay và thƣơng phiếu đƣợc chiết khấu. 4.6. Dịch vụ quản lý tiền mặt Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại VPBank trong hội nhập quốc tế. Lê Diệu Linh - A14 K41D 12 Việc khách hàng thƣờng xuyên có các khoản tiền nhàn rỗi trong ngân hàng đã nảy sinh dịch vụ quản lý tiền mặt. Ngân hàng cung cấp dịch vụ này sẽ chịu trách nhiệm quản lý thu chi và đầu tƣ phần thặng dƣ tạm thời cho khách hàng doanh nghiệp vào các chứng khoán và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàn
Luận văn liên quan