Khóa luận Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những khu vực doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đây là bộ phận chiếm đa số trong nền kinh tế, khô ng chỉ góp phần huy động các nguồn lực tài chính trong dân cư, đóng góp đáng kể vào GDP, tích cực giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn mà còn là một lực lượng đáng kể tham gia tích cực trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước. Trong những năm qua, có thể nói rằng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã mang lại cho các doanh nghiệp trong nước những cơ hội lớn để phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những bất lợi, thách thức, khó khăn nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà tiềm lực về vốn, công nghệ, quản lý, nhân lực,. của các doanh nghiệp này còn rất nhiều hạn chế. Trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu như vậy, bên cạnh việc chủ động hội nhập, vấn đề tự đổi mới và nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu tất yếu và có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

pdf95 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thu Hồng Lớp : Anh 4 Khoá : K 43 Giáo viên hướng dẫn :ThS Phan Thị Thu Hiền Hà Nội, tháng 05/2008 Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 1 LỜI NÓI ĐẦU Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những khu vực doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đây là bộ phận chiếm đa số trong nền kinh tế, không chỉ góp phần huy động các nguồn lực tài chính trong dân cư, đóng góp đáng kể vào GDP, tích cực giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn mà còn là một lực lượng đáng kể tham gia tích cực trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước. Trong những năm qua, có thể nói rằng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã mang lại cho các doanh nghiệp trong nước những cơ hội lớn để phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những bất lợi, thách thức, khó khăn nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà tiềm lực về vốn, công nghệ, quản lý, nhân lực,... của các doanh nghiệp này còn rất nhiều hạn chế. Trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu như vậy, bên cạnh việc chủ động hội nhập, vấn đề tự đổi mới và nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu tất yếu và có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Với đề tài “Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển ”, em muốn đưa ra những đánh giá khách quan về thực trạng năng lực hội nhập của khu vực doanh nghiệp này và trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp thích hợp cả về phía Nhà nước và bản thân doanh nghiệp để doanh nghiệp vừa và nhỏ khẳng định hơn nữa vị trí cũng như vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 2 Do hạn chế về năng lực và kinh nghiệm nên bài viết của em sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Phan Thị Thu Hiền đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 3 Chương 1: Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 1.1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Trên thế giới Không có một khái niệm chung nào thống nhất trên thị trường quốc tế về các yếu tố cấu thành nên một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng thông thường khi nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ tức là nói đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên độ lớn hay qui mô của các doanh nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào loại tiêu thức sử dụng qui định giới hạn các tiêu thức phân loại qui mô doanh nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá qui mô doanh nghiệp và lượng hoá các tiêu thức ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể. Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về qui định các tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, song khái niệm chung nhất về doanh nghiệp vừa và nhỏ có nội dung như sau: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có qui mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo qui định của từng quốc gia. Qua nghiên cứu tiêu thức phân loại ở các nước có thể nhận thấy một số tiêu thức chung, phổ biến nhất thường được sử dụng trên thế giới là: - Số lao động thường xuyên Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 4 - Vốn sản xuất - Doanh thu - Lợi nhuận - Giá trị gia tăng Tiêu thức về số lao động và vốn phản ánh qui mô sử dụng các yếu tố đầu vào, còn tiêu thức về doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh giá qui mô theo kết quả đầu ra. Mỗi tiêu thức có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Như vậy, để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dùng các yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp, hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố đó. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới (WB) và Công ty tài chính quốc tế (IFC), các doanh nghiệp được phân chia theo quy mô như sau: - Doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro enterprise): Có đến 10 lao động, tổng số tài sản trị giá không quá 100.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000 USD. - Doanh nghiệp nhỏ (Small enterprise): Có không quá 50 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 3 triệu USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 3 triệu USD. - Doanh nghiệp vừa (Medium enterprise): Có không quá 300 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 15 triệu USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 15 triệu USD. 1.1.1.2. Tại Việt Nam Dựa trên khái niệm chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và xem xét các tiêu thức và giới hạn tiêu chuẩn được sử dụng trong phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới kết hợp với điều kiện cụ thể, những đặc điểm riêng Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 5 biệt về quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách, qui định phát triển kinh tế của nước ta, chúng ta có thể nêu ra khái niệm như sau: Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các qui định của chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Theo nghị định số 90/2001/ND-CP ngày 23/11/2001 thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình không quá 300 người". Đối với một số lĩnh vực có quy định cụ thể như sau: Bảng 1.1: Tiêu thức vốn và lao động Quy mô doanh nghiệp Vốn tối đa (đồng) Số người lao động tối đa Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng Trong đó doanh nghiệp nhỏ: 10 tỷ 1 tỷ 500 100 Lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và hải sản Trong đó doanh nghiệp nhỏ: 10 tỷ 1 tỷ 1000 200 Lĩnh vực thương mại và dịch vụ Trong đó doanh nghiệp nhỏ: 5 tỷ 500 triệu 250 50 Nguồn: Những nội dung cơ bản về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, tháng 1/2002 Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 6 Theo cách chung nhất, phân loại doanh nghiệp phụ thuộc vào số người lao động hoặc số vốn kinh doanh. Tuy nhiên còn cách phân loại khác được sử dụng trong các tài liệu phát triển đó là theo lĩnh vực chính quy và phi chính quy. Theo hướng này thì “phi chính quy” ám chỉ các doanh nghiệp nhỏ, một thành viên, thường làm việc bán thời gian hay theo thời vụ mà thông thường chúng không có tài sản cố định và có thể hoạt động tại gia đình. Thêm vào đó các doanh nghiệp thường hoạt động dưới dạng không đăng ký chính thức và ngoài vòng kiểm soát của Chính phủ về mặt thuế và quản lý. Thuật ngữ doanh nghiệp nhỏ thường được sử dụng để nói đến thu nhập nhỏ phát sinh từ các hoạt động thuộc loại này. Khu vực doanh nghiệp “chính quy” thường được sử dụng để kể đến các loại hình và quy mô doanh nghiệp sử dụng một số lượng lao động lớn hơn, không điều hành hoạt động từ gia đình. Loại doanh nghiệp này phải chịu chi phối bởi pháp luật và có khả năng tiếp cận dễ dàng đến các thể chế tài chính và dự án phát triển. Khái niệm thường được sử dụng cho doanh nghiệp chính quy là: “doanh nghiệp vừa và nhỏ là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng, trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường để tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp”1. 1.1.2. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu cơ bản: 1 PGS.TS. Đặng Xuân Ninh, Những vấn đề quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 7 1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh a. Lợi thế cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được "lợi thế cạnh tranh" với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. Như vậy yếu tố đầu tiên để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là "lợi thế cạnh tranh" Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh lợi Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 8 thế cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá lợi thế cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:  Lợi thế về sản phẩm, dịch vụ  Dịch vụ bán và sau bán hàng  Hoạt động xúc tiến thương mại  Nguồn nhân lực b. Khả năng hợp tác, liên kết với các đối tác Trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với các đối thủ mới, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao, phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam muốn tồn tại và phát triển được thì không chỉ dựa vào nội lực của chính bản thân doanh nghiệp mà phải tiến hành hợp tác, liên kết để mở rộng qui mô và tiềm lực tài chính của mình ví dụ như tiến hành liên doanh với các công ty khác, thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, thực hiện đầu tư ra nước ngoài,… c. Hướng ra thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu Hiện nay, hội nhập đã trở thành một xu hướng tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không thể đứng ngoài xu thế này. Các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp phạm vi thị trường ở Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 9 khu vực nội địa mà phải vươn ra thị trường nước ngoài, đưa hàng hoá dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Hoạt động này xét một cách cụ thể hơn chính là hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tồn tại, phát triển lớn mạnh và đứng vững được trên thị trường hay không chính là nhờ vào hoạt động này. Vì vậy mà đánh giá năng lực xuất khẩu cũng chính là góp phần giúp các doanh nghiệp nhận biết được năng lực cạnh tranh của mình đang ở mức độ nào và có thể theo kịp tiến trình hội nhập của thế giới hay không. Cả ba yếu tố nêu trên đều vô cùng quan trọng, tuy nhiên việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải chỉ dựa trên một yếu tố riêng lẻ nào mà đòi hỏi phải có sự kết hợp của cả ba yếu tố, như vậy thì mới có thể đưa ra được kết luận một cách toàn diện và chính xác. 1.1.2.2. Khả năng tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến Đây là một yếu tố tất yếu trong thời đại ngày nay khi mà khoa học công nghệ ngày càng có những bước phát triển vượt bậc. Việc áp dụng những tiến bộ về công nghệ, đầu tư mở rộng, cải tiến máy móc thiết bị qui trình sản xuất sẽ làm cho năng suất, chất lượng của sản phẩm dịch vụ được nâng cao một cách đáng kể. Việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin, thương mại điện tử không những giúp doanh nghiệp tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian mà còn là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng,… Do đó, khi xét đến năng lực hội nhập của doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố này. 1.1.2.3. Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 10 Thương hiệu là một trong những thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên nhất, một yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Có được thương hiệu doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn, nhiều thị trường hơn do doanh nghiệp đã có được uy tín nhất định và niềm tin của mọi người. Xây dựng, phát triển thương hiệu đã khó, bảo vệ được thương hiệu còn khó hơn rất nhiều. Nếu doanh nghiệp không có những biện pháp khẳng định thương hiệu của mình một cách hợp pháp như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền sở hữu trí tuệ,… thì sớm muộn gì thương hiệu đó cũng bị lạm dụng vào các mục đích xấu như sản xuất hàng giả, hàng nhái, thậm chí khi thương hiệu bị đánh cắp thì hậu quả với doanh nghiệp còn nặng nề hơn rất nhiều. Chính vì vậy, thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến năng lực hội nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.2.4. Khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới đặc biệt là trong một vài năm trở lại đây, xu hướng tham gia vào các “chuỗi giá trị toàn cầu” đang trở nên rất phổ biến và chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Sở dĩ như vậy là vì từ khi thực hiện nghiên cứu thị trường, mua nguyên vật liệu đến khi phân phối sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, bao gồm rất nhiều công đoạn. Do đó, hầu như không có một doanh nghiệp nào kể cả các tập đoàn lớn đủ tiềm lực và khả năng đảm nhiệm tất cả các công đoạn. Hơn nữa, việc phân chia quá trình này cho các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia thực hiện, mỗi doanh nghiệp chuyên về một khâu nhất định sẽ tận dụng được lợi thế chuyên môn của các doanh nghiệp và lợi thế của quốc gia, giảm những lãng phí về nguồn lực, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn hội nhập được thì cũng Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 11 không thể đứng ngoài quá trình này. Đó là một yêu cầu tất yếu đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 1.2.1. Các giai đoạn phát triển 1.2.1.1. Trước đổi mới kinh tế năm 1986 Từ sau khi giải phóng miền Bắc năm 1954 và giải phóng miền Nam năm 1975, Việt Nam đã chọn mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung xã hội chủ nghĩa, giống như mô hình của các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu và Liên Xô. Trong thời kỳ này chỉ có hai khu vực: Kinh tế Nhà nước và hợp tác xã được phép hoạt động nhưng bị hạn chế ở qui mô và mức độ không đáng kể. Hầu hết xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung đều có qui mô nhỏ nhưng không thể coi chúng là các “doanh nghiệp vừa và nhỏ” vì chúng chưa phải là chủ thể thực sự của nền kinh tế. Thuật ngữ “doanh nghiệp vừa và nhỏ” hầu như không được ai đề cập đến trong thời kỳ này. Vào cuối những năm 1980, nền kinh tế Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và đi đến chỗ phá sản, mức sống của người dân giảm mạnh. Vì thế, một yêu cầu tất yếu đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta là phải có các chính sách đổi mới tích cực, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. 1.2.1.2. Giai đoạn sau đổi mới 1986 Năm 1986, tại Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước mà trong đó trọng tâm Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển Phạm Thị Thu Hồng A4 - K43A - KT & KDQT 12 là đổi mới về kinh tế. Cùng với việc xoá bỏ chế độ bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã đã ngày càng trở thành các pháp nhân kinh tế thực sự. Kinh tế tư nhân được thừa nhận và khuyến khích phát triển thông qua hàng loạt văn bản pháp lý do Quốc hội và Chính phủ ban hành đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cũng như các hộ kinh doanh cá thể ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Cho đến đầu những năm 90, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã trở thành một khu vực kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp Nhà nước cũng là một bộ phận quan trọng của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một nét đặc thù riêng của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đối với nhiều nước khi nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, người ta thường quan niệm đó là các doanh nghiệp khu vực tư nhân, còn đối với Việt Nam khi nói đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì tiêu thức xác định không phải là sở hữu mà là giới hạn qui mô về vốn và lao động. Hiện nay, có khoảng 6000 doanh nghiệp Nhà nước và hơn 80% trong số đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 300 người). Nhà
Luận văn liên quan