Khóa luận Ngành công nghiệp hóa dầu non trẻ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Tự chủ về nguyên liệu để nâng cao hàm lượng giá trị nội địa hoá của sản phẩm, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và từng bước thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu có hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những mục tiêu mà nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang hướng tới. Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến việc xây dựng các ngành công nghiệp quen thuộc như sản xuất xi măng, sắt thép những sẽ ít người nghĩ đến ngành công nghiệp cơ bản “quen” mà “lạ” đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Đó là ngành công nghiệp Hoá dầu. Nói rằng “lạ” là vì khái niệm “ngành công nghiệp Hoá dầu” rất ít khi xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trong các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành công nghiệp Hoá dầu đang âm thầm cống hiến để đem lại cho mọi người một cuộc sống tiện nghi hơn, hiện đại hơn. Các sản phẩm của ngành Hoá dầu đang dần “bao phủ” cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thật vậy, nếu ngành Hoá dầu biến mất thì chúng ta sẽ không còn thấy sự tồn tại của vô số các vật dụng quen thuộc hàng ngày làm từ nhựa tổng hợp, cao su tổng hợp và sợi tổng hợp nữa vì đây đều là những sản phẩm của ngành Hoá dầu. Vì thế, xây dựng ngành Hoá dầu là một mục tiêu rất quan trọng để phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Xây dựng một ngành công nghiệp cơ bản chưa bao giờ là dễ dàng nhưng xây dựng một ngành công nghiệp cơ bản trong điều kiện thời điểm hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang đến gần lại càng khó khăn gấp bội. Có rất nhiều việc cần phải làm trong một thời gian rất ngắn như huy động vốn, xây dựng, phát triển đi đôi với bảo hộ sản xuất trong nước trước khi thực sự mở toang cửa và hoà mình vào dòng chảy mãnh liệt của nền kinh tế thế giới. Khoá luận này sẽ đưa ra câu trả lời cho các vấn đề sau: Ngành công nghiệp Hoá dầu thực chất là gì? Liệu Việt Nam có khả năng xây dựng thành công ngành công nghiệp Hoá dầu hay không? Những khó khăn nào đang cản bước của Việt Nam? Các quốc gia đi trước đã làm thế nào để có được những thành công như ngày hôm nay? Từ bài học của các quốc gia đó, Việt Nam có thể và nên làm gì để tiếp tục xây dựng, phát triển và bảo vệ ngành Hoá dầu còn đang non trẻ của mình trong tiến trình hội nhập? Khoá luận được chia làm 3 phần:  Chương I: Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam Chương I sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan về ngành Hoá dầu, về tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và đối với Xã hội Việt Nam nói chung, về thực trạng của ngành Hoá dầu Việt Nam bao gồm những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển và tình hình cung cầu trong nước.  Chương II: Kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu ở một số nước trong khu vực Châu Á Chương II là những kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu của 3 quốc gia Châu Á bao gồm Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Thái Lan là một quốc gia cũng thuộc khối ASEAN như Việt Nam nhưng phải hoàn tất lộ trình hội nhập AFTA sớm hơn Việt Nam. Trung Quốc gần đây đã đạt được mục tiêu mà Việt Nam hiện vẫn đang cố gắng vươn tới, đó là gia nhập WTO. Hàn Quốc nổi lên như một quốc gia công nghiệp mới rất thành công. Do đó, kinh nghiệm của các quốc gia này sẽ đem lại những bài học rất bổ ích cho Việt Nam, đặc biệt là bài học về bảo hộ sản xuất trong nước đối với ngành Hoá dầu.  Chương III: Một số kiến nghị trong việc xây dựng, phát triển kết hợp với bảo hộ ngành công nghiệp Hoá dầu trong tiến trình hội nhập Chương III bao gồm những nét cơ bản trong định hướng phát triển ngành Hoá dầu của Việt Nam đến năm 2020 và những kiến nghị của cá nhân tác giả về xây dựng, phát triển và bảo hộ ngành Hoá dầu còn non trẻ trong tiến trình hội nhập.

doc119 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngành công nghiệp hóa dầu non trẻ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU NON TRẺ CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đào Ngọc Tiến Sinh viên : Tạ Băng Thanh Lớp : Anh 2 Khoá 38 A HÀ NỘI - 2003 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này, trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên, Thạc sĩ Đào Ngọc Tiến của Khoa Kinh tế Ngoại thương, người đã rất tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến đáng quý cho em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới tất cả các thầy cô giáo trường Đại Học Ngoại Thương đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức quý báu trong hơn 4 năm em học tập và trưởng thành dưới mái trường thân thương này. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty hoá dầu LG VINA Chemical. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp em có thể chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành khoá luận. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Trong bài viết đã sử dụng những từ viết tắt sau: DANH MỤC CÁC TÊN KHOA HỌC ABR  Acrylonitrile Butadiene Rubber   ABS  Acrylonitrile Butadiene Styrene   AN  Acrylonitrile   BR  Butadiene Rubber   BTX  Benzene Toluene Xylene   CPL  Caprolactam   DOP  Di-octhyl Phthalate   EG  Ethylene Glycol   EPS  Expendable Polystyrene   HDPE  High Density Polyethylene   LAB  Linear Alkyl Benzene   LDPE  Low Density Polyethylene   LLDPE  Linear Low Density Polyethylene   LPG  Liquefied Petroleum Gas   MMA  Methyl Methacrylate   NCC  Naphtha Cracking Center   PA  Phthalic Anhydride   PE  Polyethylene   PET  Polyethylene Terephthalate   PP  Polypropylene   PS  Polystyrene   PTA  Pure Terephthalic Acid   PVC  Poly-vinyl Chloride   QTA  Qualified Terephthalic Acid   SM  Styrene Monomer   TPA  Terephthalic Acid   VCM  Vinyl Chloride Monomer   DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KHÁC AD  Anti-Dumping  Chống bán phá giá   AFTA  Asean Free Trade Area  Khu vực mậu dịch tự do ASEAN   ASEAN  Association of Southeast Asian Nations  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á   BPE  Bangkok Polyethylene Co. Ltd.    CEPTS  Common Effective Preferential tariff Scheme  Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung   CIF  Cost, Insurance and Freight  Chi phí, bảo hiểm và cước phí   CNOOC  China National Offshore Oil Corporation  Doanh nghiệp dầu ngoài khơi quốc gia Trung Quốc   CNPC  China National Petroleum Corporation  Doanh nghiệp dầu khí quốc gia Trung Quốc   CP-Group  Charoen Pokhand Group  Tập đoàn Charoen Pokhand   DNNN  Doanh nghiệp Nhà nước    DOC  Derpartment of Commerce (USA)  Bộ Thương mại Hoa kỳ   ESDC  Eastern Seaboard Development Committee  Uỷ ban phát triển Bờ biển Đông   ESDP  Eastern Seaboard Development Plan  Kế hoạch phát triển Bờ biển Đông   FDI  Foreign Direct Investment  Đầu tư trực tiếp nước ngoài   FTI  Federation of Thai Industries  Hiệp hội các ngành công nghiệp Thái Lan   GDP  Gross Domestic Product  Tổng sản phẩm quốc nội   IMF  International Monetary Fund  Quỹ tiền tệ quốc tế   ITC  International Trade Commission  Uỷ ban thương mại quốc tế   MCI  Mitsubishi Chemicals Industry  Ngành hoá chất Mitsubishi   NAIC  Newly Agroindustrialised Country  Nước nông- công nghiệp mới   NIC  Newly Industrialising Country  Nước công nghiệp mới   NPC  National Petrochemical Public Co. Ltd.  Công ty TNHH Cổ phần hoá dầu quốc gia   NPC_1 (_2 &_3)  National Petrochemical Complex 1, 2, 3  Khu liên hợp hoá dầu quốc gia 1, 2, 3   ODA  Official Development Assistance  Hỗ trợ phát triển chính thức   PETRONAS  Petroliam Nasional Berhad    PTIT  Petroleum Institute of Thailand  Viện dầu khí Thái Lan   PTT  Petroleum Authority of Thailand  Công ty dầu khí Thái Lan   PVGC  Petrovietnam Gas  Công ty khí tự nhiên của Petrovietnam   R&D  Research and Development  Nghiên cứu và phát triển   SCC  Siam Cement Company  Công ty xi-măng Siam   SCG  Siam Cement Group  Tập đoàn xi-măng Siam   SINOPEC  China Petro-Chemical Corporation  Doanh nghiệp dầu- hoá chất Trung Quốc   SPCL  Siam Polyethylene Company  Công ty polyethylene Siam   TAC  Thai Aromatics Co. Ltd.  Công ty TNHH Thái Aromatics   TOC  Thai Olefins Co. Ltd.  Công ty TNHH Thái Olefins   TPC  Thai Plastic and Chemical Public Co. Ltd.  Công ty TNHH Cổ phần nhựa và hoá chất Thái   TPE  Thai Polyethylene Co. Ltd.  Công ty TNHH Thái Polyethylene   TPI  Thai Petrochemical Industry Public Co. Ltd  Công ty TNHH Cổ phần ngành Hoá dầu Thái   TPIA  Thai Petrochemical Industry Association  Hiệp hội ngành Hoá dầu Thái Lan   TPP  Thai Polypropylene Co. Ltd  Công ty TNHH Thái Polypropylene   TPPC  Thai Polycarbonate Co.  Công ty Thái Polycarbonate   TPPI  Trans- Pacific Petrochemical Indotama Co.  Công ty Trans- Pacific Petrochemical Indotama   TRAMASUCO  Import – Export Technical Raw Material Trading and Suppling Co.  Công ty mua bán và cung ứng vật liệu kỹ thuật xuất nhập khẩu   VINATEX  Vietnam Textile and Garment Corporation  Tổng công ty dệt may Việt Nam   WB  World Bank  Ngân hàng Thế giới   WTO  World Trade Organisation  Tổ chức thương mại thế giới   MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM 1 I. Tổng quan về Ngành công nghiệp Hoá dầu 1 1. Giới thiệu chung về Ngành công nghiệp Hoá dầu 1 2. Các sản phẩm chính của Ngành hoá dầu và tầm quan trọng của chúng 2 2.1 Polyethylene _ PE 2 2.2 Polypropylene _ PP 3 2.3 Polystyrene _ PS 3 2.4 Polyvinyl Chloride _ PVC 4 2.5 Acrylonitrile Butadiene Styrene/ Styrene Acrylonitrile _ ABS/SAN 5 2.6 Styrene Butadiene Latex _ SB Latex 5 2.7 Dioctyl Phthalate _ DOP 6 2.8 Terephthalic Acid _ TPA 6 2.9 EPOXY 7 II. Vai trò của ngành công nghiệp Hoá dầu : 7 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác 8 2. Tiết kiệm ngoại tệ 10 3. Tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm 10 4. Tạo thêm công ăn việc làm 11 5. Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên 11 III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam 12 1. Thuận lợi: 12 1.1 Tình hình Kinh tế- Chính trị- Xã hội ổn định 12 1.2 Tài nguyên thiên nhiên sẵn có 14 1.3 Chi phí lao động thấp 17 1.4 Thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng 18 2. Khó khăn 19 2.1 Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ 19 2.2 Trình độ khoa học kỹ thuật thấp 21 2.3 Chi phí sản xuất cao 22 2.4 Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn 24 3. Cung và cầu nội địa trên thực tế 25 3.1 Cầu trong nước 25 3.2 Cung trong nước 26 3.3 Nhập khẩu 28 CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH HOÁ DẦU Ở MỘT SỐ NƯỚC 30 TRONG KHU VỰC CHÂU Á 30 I. Kinh nghiệm của Thái Lan 31 1. Sự hình thành Ngành công nghiệp Hoá dầu Thái Lan 31 2. Ngành Hoá dầu Thái Lan những năm đầu thập niên 90 35 2.1 Sản xuất 35 2.2 Đặc điểm về kinh tế và công nghệ của ngành Hoá dầu giai đoạn đầu thập niên 90 36 2.3 Các hình thức sở hữu trong ngành hoá dầu Thái Lan 37 2.4 Các hiệp hội trong ngành Hoá dầu 39 3. Thái Lan tái cơ cấu ngành Hoá dầu trước thách thức hội nhập 39 3.1 Lý do thực hiện tái cơ cấu 39 3.2 Tự do hoá hoạt động nhập khẩu 40 3.3 Định giá sản phẩm 43 3.4 Chính sách gia nhập ngành Hoá dầu 44 3.5 Các doanh nghiệp Nhà nước với chính sách mới về Olefin 45 3.6 Tổng kết về việc thực thi chính sách mới và sự xuất hiện của mô hình công nghiệp hoá mới trong ngành Hoá dầu 45 4. Ngành Hoá dầu Thái Lan đương đầu với khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 47 II. Kinh nghiệm của Trung Quốc 52 1. Ngành Hoá dầu Trung Quốc trước khi gia nhập WTO 52 1.1 Tình hình cung- cầu 53 1.2 Tính chất của thị trường hoá dầu Trung Quốc 54 1.3 Các hình thức sở hữu 54 2. Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới ngành Hoá dầu 58 2.1 Những cam kết Trung Quốc phải thực hiện khi gia nhập WTO 58 2.2 Thách thức đối với ngành Hoá dầu khi gia nhập WTO 58 3. Các biện pháp bảo hộ ngành Hoá dầu của Trung Quốc 64 3.1 Thuế quan: 64 3.2 Quyền mậu dịch 64 3.3 Hạn ngạch nhập khẩu 64 3.4 Giấy phép nhập khẩu: 65 3.5 Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt 65 III. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 67 1. Hàn Quốc- nước đi sau nhưng về trước 67 2. Ngành Hoá dầu Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu 71 2.1 Tăng cường đầu tư cho các trang thiết bị 71 2.2 Tái cơ cấu các tập đoàn hoá dầu 71 IV. Bài học về các công cụ bảo hộ cho các quốc gia có ngành Hoá dầu non trẻ 74 1. Thuế quan: 74 2. Quyền mậu dịch 74 3. Hạn ngạch nhập khẩu 75 4. Giấy phép nhập khẩu 75 5. Hạn ngạch thuế quan 76 6. Trợ giá 76 7. Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt 77 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN 78 KẾT HỢP VỚI BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM 78 TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 78 I. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam 78 II. Dự đoán tình hình cung cầu của một số sản phẩm hoá dầu trong tương lai 82 1. Cung cầu về bột nhựa tổng hợp 82 2. Cung cầu về sợi tổng hợp 83 3. Cung cầu về cao su tổng hợp 85 III. Kiến nghị 85 1. Nhanh chóng xác định mô hình phát triển phù hợp cho ngành Hoá dầu 85 2. Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phát huy nội lực 87 3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển ngành Hoá dầu 89 4. Cải thiện môi trường đầu tư 91 5. Bảo hộ tích cực sản xuất trong nước 94 6. Hoạch định các chính sách công nghệ, R&D và đào tạo có lợi cho ngành Hoá dầu 95 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1: Sản lượng khai thác dầu 14 Biểu 1: Sản lượng dầu và khí của Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2001 16 Bảng 2: Sản lượng khí, etan từ các bể dầu khí (dự kiến khai thác từ 2005 đến 2025) 16 Bảng 3: Chỉ số chất dẻo bình quân đầu người 18 Bảng 4: Cầu về sản phẩm “hạ nguồn” của khu vực ASEAN 25 Bảng 5: Nhu cầu nhựa PVC qua các năm 25 Bảng 6: Tình hình cung cấp PVC của các doanh nghiệp 26 Bảng 7: Tình hình nhập khẩu xơ và sợi Polyester năm 1998~2000 28 Bảng 8: Tình hình nhập khẩu phân Ure và chất dẻo 28 Bảng 9: Cung và cầu về sản phẩm hoá dầu của Trung Quốc năm 2000 53 Bảng 10: Phân phối sản xuất đối với các sản phẩm hoá dầu chính ở Trung Quốc năm 2000 56 Bảng 10.1: Phân phối sản xuất đối với nhựa tổng hợp và cao su tổng hợp 56 Bảng 10.2: Phân phối sản xuất đối với nguyên liệu sợi tổng hợp 56 Bảng 10.3: Phân phối sản xuất đối với sợi tổng hợp 56 Bảng 11: Thuế suất nhập khẩu sản phẩm hoá dầu ở Trung Quốc áp dụng đối với Hoa Kỳ trước và sau khi gia nhập WTO 63 Bảng 12: Mức thuế chống bán phá giá do Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra vào ngày 12/05/2003 65 Bảng 13: Tình hình sản xuất và nhu cầu về ethylene của Hàn Quốc 68 Bảng 14: Tình hình sản xuất Polyolefin của Hàn Quốc 69 Bảng 15: Xu hướng phát triển của ngành hoá dầu Hàn Quốc 69 Bảng 16: Đầu tư cho các trang thiết bị trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc 70 Bảng 17: Các trường hợp tái cơ cấu điển hình trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc 71 Bảng 18: Dự kiến sản xuất và tiêu thụ PVC giai đoạn 2002~2010 82 Bảng 19: Dự báo sản xuất và tiêu thụ sợi Polyester giai đoạn 2005~2010 83 LỜI MỞ ĐẦU Tự chủ về nguyên liệu để nâng cao hàm lượng giá trị nội địa hoá của sản phẩm, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và từng bước thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu có hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những mục tiêu mà nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang hướng tới. Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến việc xây dựng các ngành công nghiệp quen thuộc như sản xuất xi măng, sắt thép những sẽ ít người nghĩ đến ngành công nghiệp cơ bản “quen” mà “lạ” đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Đó là ngành công nghiệp Hoá dầu. Nói rằng “lạ” là vì khái niệm “ngành công nghiệp Hoá dầu” rất ít khi xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trong các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành công nghiệp Hoá dầu đang âm thầm cống hiến để đem lại cho mọi người một cuộc sống tiện nghi hơn, hiện đại hơn. Các sản phẩm của ngành Hoá dầu đang dần “bao phủ” cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thật vậy, nếu ngành Hoá dầu biến mất thì chúng ta sẽ không còn thấy sự tồn tại của vô số các vật dụng quen thuộc hàng ngày làm từ nhựa tổng hợp, cao su tổng hợp và sợi tổng hợp nữa vì đây đều là những sản phẩm của ngành Hoá dầu. Vì thế, xây dựng ngành Hoá dầu là một mục tiêu rất quan trọng để phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Xây dựng một ngành công nghiệp cơ bản chưa bao giờ là dễ dàng nhưng xây dựng một ngành công nghiệp cơ bản trong điều kiện thời điểm hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang đến gần lại càng khó khăn gấp bội. Có rất nhiều việc cần phải làm trong một thời gian rất ngắn như huy động vốn, xây dựng, phát triển đi đôi với bảo hộ sản xuất trong nước trước khi thực sự mở toang cửa và hoà mình vào dòng chảy mãnh liệt của nền kinh tế thế giới. Khoá luận này sẽ đưa ra câu trả lời cho các vấn đề sau: Ngành công nghiệp Hoá dầu thực chất là gì? Liệu Việt Nam có khả năng xây dựng thành công ngành công nghiệp Hoá dầu hay không? Những khó khăn nào đang cản bước của Việt Nam? Các quốc gia đi trước đã làm thế nào để có được những thành công như ngày hôm nay? Từ bài học của các quốc gia đó, Việt Nam có thể và nên làm gì để tiếp tục xây dựng, phát triển và bảo vệ ngành Hoá dầu còn đang non trẻ của mình trong tiến trình hội nhập? Khoá luận được chia làm 3 phần: Chương I: Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam Chương I sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan về ngành Hoá dầu, về tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và đối với Xã hội Việt Nam nói chung, về thực trạng của ngành Hoá dầu Việt Nam bao gồm những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển và tình hình cung cầu trong nước. Chương II: Kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu ở một số nước trong khu vực Châu Á Chương II là những kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu của 3 quốc gia Châu Á bao gồm Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Thái Lan là một quốc gia cũng thuộc khối ASEAN như Việt Nam nhưng phải hoàn tất lộ trình hội nhập AFTA sớm hơn Việt Nam. Trung Quốc gần đây đã đạt được mục tiêu mà Việt Nam hiện vẫn đang cố gắng vươn tới, đó là gia nhập WTO. Hàn Quốc nổi lên như một quốc gia công nghiệp mới rất thành công. Do đó, kinh nghiệm của các quốc gia này sẽ đem lại những bài học rất bổ ích cho Việt Nam, đặc biệt là bài học về bảo hộ sản xuất trong nước đối với ngành Hoá dầu. Chương III: Một số kiến nghị trong việc xây dựng, phát triển kết hợp với bảo hộ ngành công nghiệp Hoá dầu trong tiến trình hội nhập Chương III bao gồm những nét cơ bản trong định hướng phát triển ngành Hoá dầu của Việt Nam đến năm 2020 và những kiến nghị của cá nhân tác giả về xây dựng, phát triển và bảo hộ ngành Hoá dầu còn non trẻ trong tiến trình hội nhập. Bài viết này sẽ tập trung vào những nội dung mang tính kinh tế chứ không đi sâu phân tích đặc trưng kỹ thuật của ngành Hoá dầu. Ngoài ra, do phạm vi các sản phẩm của ngành Hoá dầu rất rộng, số liệu thống kê chưa đầy đủ nên khoá luận sẽ chỉ tập trung vào những sản phẩm cơ bản có ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam như PVC, sợi tổng hợp. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình viết bài bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp logic theo trình tự thời gian, phương pháp thống kê… Do đây là một đề tài mới và do những số liệu thống kê của Việt Nam về thị trường hoá dầu trong nước còn lẻ tẻ, thiếu tính tổng quát nên bài viết không thể tránh khỏi sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến đề tài này để có thể hoàn thiện và tiếp tục đi sâu nghiên cứu hơn nữa. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2003 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM I. Tổng quan về Ngành công nghiệp Hoá dầu Giới thiệu chung về Ngành công nghiệp Hoá dầu Ngành Hoá dầu là một ngành công nghiệp nặng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Sự ra đời của ngành hoá dầu đem lại hàng loạt đột phá mới trong công nghệ vật liệu và góp phần vào sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn của xã hội loài người. Trong quá trình công nghiệp hoá, giai đoạn hai và ba của việc mở rộng công nghiệp hoá thường bao gồm nội dung xây dựng các ngành công nghiệp nặng- trong đó có công nghiệp hoá chất- mà chúng ta còn có thể gọi theo cách khác là các ngành công nghiệp cơ bản. Đó chính là do yêu cầu tăng hàm lượng giá trị nội địa trong sản xuất thông qua việc liên kết các nguồn lực trong nước với nhau. Ngành Hoá dầu cung cấp nguồn nguyên liệu thô vô cùng dồi dào cho nhiều ngành công nghiệp khác như ngành nhựa, ngành may mặc …. Vì vậy, ngành Hoá dầu góp phần thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nhất của con người là ăn, mặc và ở. Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu đã phát triển ngành công nghiệp Hoá dầu từ rất sớm , từ những năm 30 của thế kỷ 20. Nhật Bản bắt đầu chậm hơn Hoa Kỳ 20 năm và sớm hơn Hàn Quốc 10 năm. Nguyên liệu đầu vào cho ngành hoá dầu là các sản phẩm của ngành dầu khí, cụ thể là sản phẩm của các nhà máy lọc dầu và các nhà máy chế biến, xử lý khí thiên nhiên bao gồm khí hoá lỏng (LPG), khí tự nhiên, naphtha, sản phẩm chưng cất ở thể lỏng, sản phẩm chưng cất được từ những quá trình cracking đặc biệt và các hợp chất thơm. Các sản phẩm này được xử lý theo các quy trình công nghệ hoá dầu để tạo ra các hợp chất đơn phân tử hay còn gọi là các monomer như ethylene, propylen. Đến lượt mình, các monomer này sẽ được tổng hợp với nhau hoặc được trùng hợp để tạo thành bột nhựa (plastic pellet), hạt nhựa nguyên sinh (plastic resin) hoặc hợp chất nhựa (plastic compound). Các sản phẩm này lại chính là đầu vào không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp khác. Xét một cách tổng quát, chúng ta có thể chia ngành Hoá dầu cũng như các sản phẩm hoá dầu thành 3 nhánh cơ bản: Thứ nhất là các nhà máy “thượng nguồn” với đầu ra là các sản phẩm “thượng nguồn” ví dụ như các Olefin (ethylene, propylene, C4 hỗn hợp… ) và các chất thơm (benzen, toluene, xylene hỗn hợp…). Thứ hai là các nhà máy “trung gian” với đầu ra là các sản phẩm “trung gian” như Vinylchloride monomer (VCM), Styrene, Pure Terephthalic Acid (PTA), Phthalic Anhydride (PA), Ethylene Glycol (EG)… Thứ ba là các nhà máy “hạ nguồn” với đầu ra là các sản phẩm “hạ nguồn” bao gồm hàng loạt các nguyên liệu thô cho ngành may mặc cũng như ngành nhựa như Polyvinylchloride (PVC), Polyethylene (PE), Polypropylene (PP), Acrylonitrile-Butadiene Styrene (ABS) và Polyester. Các sản phẩm chính của Ngành hoá dầu và tầm quan trọng của chúng Polyethylene _ PE  Khái niệm: Polyethylene- (C2H4)n- là một hợp chất cao phân tử tồn tại dưới dạng nhựa nhiệt dẻo (tức là ở nhiệt độ cao dễ hoá dẻo và dễ uốn, còn khi ở nhiệt độ thấp thì hoá rắn) thu được từ quá trình trùng hợp khí ethylene (C2H4). Phân loại: Phổ biến hiện nay trên thị trường có 3 loại PE là LDPE (PE mật độ thấp), HDPE (PE mật độ cao) và LLDPE (PE mật độ thấp mạch thẳng). Ứng dụng: Polyethylene trở nên phổ biến từ Thế chiến thứ hai. Ban đầu nó được sử dụng để bọc các đường cáp ngầm dưới nước. Sau đó, PE là vật liệu cách điện cơ bản phục vụ cho nhiều mục đích quân sự quan trọng như cáp rađa. Cũng trong thời gian này, PE trở thành một vật liệu được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng. Càng ngày PE càng trở nên phổ biến hơn đối với cả người tiêu dùng lẫn các ngành công nghiệp. Nó đã đạt được một kỳ tích mà chưa loại nhựa nào có thể với tới trước đó, đó là trở thành loại nhựa đầu tiên đạt doanh số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docPhu luc 3.doc
Luận văn liên quan