Khóa luận Nghệ thuật chuyển tải người cô đơn trong “Nam tước trên cây” của Italo Calvino

Italo Calvino được biết đến như một trong những nhà cách tân văn chương đương đại quan trọng và nổi bật nhất của Ý và thế giới. Hầu hết những tác phẩm của ông đều là sự vận dụng một cách đặc sắc và nhiều thành công từ bộ ba tiểu thuyết ấn tượng “Tổ tiên của chúng ta” đến Palomar hay Qwfwq, Nếu một đêm đông có người lữ khách Song hành với nội dung phản ánh đa chiều đầy chất triết lý thì Calvino luôn biết làm mới văn chương qua sự sáng tạo trong nghệ thuật chuyển tải. Nhờ cách viết đầy mới mẻ và độc đáo này, Cosimo đã có những cuộc phiêu lưu không giới hạn điểm đến, những cuộc tình đẹp và nhiều cung bậc lẫn sự xoay chuyển tài tình với công việc khi ở trên cây. Đó không phải là sự tham lam trong khuynh hướng sáng tạo, cũng không phải là những ảnh hưởng sâu đậm đến độ bắt chước. Mọi thể loại tiểu thuyết đều được Calvino tái tạo trong một chừng mực nhất định giống như khoảng cách mà Cosimo luôn giữ với mặt đất. Hành trình của một con người cô đơn để tạo nên một tư tưởng sống không bị che lấp, đồng hóa thành công hơn là bởi nét vẽ đa chiều trong không gian nghệ thuật như vậy. Trước hết, tiểu thuyết “Nam tước trên cây” mang dáng dấp của những đặc trưng về thể loại tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm. Có thể thấy tiểu thuyết phiêu lưu là di sản văn học của châu Âu thời cổ đại. Là một nhà văn sinh ra ở Ý, có những chuyến đi ở nhiều vùng đất, sự ảnh hưởng của văn chương truyền thống văn học châu Âu đến sáng tác của Italo Calvino là điều hiển nhiên. Tuy được xếp vào những nhà văn Hậu hiện đại, nhưng hơi thở tiểu thuyết của ông vẫn đượm mùi hoang sơ thời kỳ Khai sáng, những ham muốn mời gọi khám phá vẫn không ngừng thôi thúc.

pdf37 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghệ thuật chuyển tải người cô đơn trong “Nam tước trên cây” của Italo Calvino, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp “Nghệ thuật chuyển tải người cô đơn trong “Nam tước trên cây” của Italo Calvino “ ĐỀ MỤC TRANG 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ................................................................................ 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 8 5. Giới hạn của đề tài.......................................................................................................... 10 6. Đóng góp mới của đề tài................................................................................................ 10 7. Kết cấu của đề tài........................................................................................................... 11 CHƯƠNG I: Italo Calvino và văn chương – Một số vấn đề khái quát.................. 13 1.1 Vài nét phác thảo về văn học Hậu hiện đại.............................................................. 13 1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển...................................................................................... 13 1.1.2 Các tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Hậu hiện đại................................................. 15 1.1.3 Các trào lưu văn học của chủ nghĩa Hậu hiện đại................................................ 20 1.2 Italo Calvino và “Nam tước trên cây”....................................................................... 25 1.2.1 Chân dung nhà văn Italo Calvino: từ Hiện thực mới đến Hậu hiện đại ........... 25 1.2.2 Vài nét về tiểu thuyết “Nam tước trên cây”.......................................................... 29 CHƯƠNG II: Người cô đơn – Vấn đề quan sát và khát vọng khám phá............... 32 2.1 Người cô đơn – ý nghĩa thể hiện mang tính độc đáo............................................... 32 2.2 Những nghịch lý đời sống........................................................................................... 42 2.2.1 Trong mỗi cá nhân.................................................................................................... 42 2.2.2 Trong gia đình............................................................................................................ 50 2.2.3 Trong xã hội............................................................................................................... 56 2.3 Khát vọng khám phá bản thân và thế giới.......................................................................................... 62 2.3.1 Không thể tương thông............................................................................................. 62 2.3.2 Những cuộc gặp gỡ tình cờ...................................................................................................................... 70 2.3.3 Những cuộc gặp gỡ chủ định................................................................................................................... 75 CHƯƠNG III: Nghệ thuật chuyển tải người cô đơn trong “Nam tước trên cây”. 84 3.1 Sự nguyên hợp về mặt tiểu thuyết..................................................................................................................... 8 3.2 Không gian, thời gian nghệ thuật............................................................................................................ 89 3.3 Một vài thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu khác............................................................. 97 3.3.1 Giễu nhại.............................................................................................................................. ................. 97 3.3.2 Thủ pháp phiến đoạn và cắt dán......................................................................... 100 3.3.3 Thủ pháp siêu hư cấu sử ký ............................................................................... 103 KẾT LUẬN 107 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3.1 Sự nguyên hợp về mặt thể loại tiểu thuyết Italo Calvino được biết đến như một trong những nhà cách tân văn chương đương đại quan trọng và nổi bật nhất của Ý và thế giới. Hầu hết những tác phẩm của ông đều là sự vận dụng một cách đặc sắc và nhiều thành công từ bộ ba tiểu thuyết ấn tượng “Tổ tiên của chúng ta” đến Palomar hay Qwfwq, Nếu một đêm đông có người lữ khách…Song hành với nội dung phản ánh đa chiều đầy chất triết lý thì Calvino luôn biết làm mới văn chương qua sự sáng tạo trong nghệ thuật chuyển tải. Nhờ cách viết đầy mới mẻ và độc đáo này, Cosimo đã có những cuộc phiêu lưu không giới hạn điểm đến, những cuộc tình đẹp và nhiều cung bậc lẫn sự xoay chuyển tài tình với công việc khi ở trên cây. Đó không phải là sự tham lam trong khuynh hướng sáng tạo, cũng không phải là những ảnh hưởng sâu đậm đến độ bắt chước. Mọi thể loại tiểu thuyết đều được Calvino tái tạo trong một chừng mực nhất định giống như khoảng cách mà Cosimo luôn giữ với mặt đất. Hành trình của một con người cô đơn để tạo nên một tư tưởng sống không bị che lấp, đồng hóa thành công hơn là bởi nét vẽ đa chiều trong không gian nghệ thuật như vậy. Trước hết, tiểu thuyết “Nam tước trên cây” mang dáng dấp của những đặc trưng về thể loại tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm. Có thể thấy tiểu thuyết phiêu lưu là di sản văn học của châu Âu thời cổ đại. Là một nhà văn sinh ra ở Ý, có những chuyến đi ở nhiều vùng đất, sự ảnh hưởng của văn chương truyền thống văn học châu Âu đến sáng tác của Italo Calvino là điều hiển nhiên. Tuy được xếp vào những nhà văn Hậu hiện đại, nhưng hơi thở tiểu thuyết của ông vẫn đượm mùi hoang sơ thời kỳ Khai sáng, những ham muốn mời gọi khám phá vẫn không ngừng thôi thúc. Sự hấp dẫn mà tác phẩm mang đến cho người đọc cũng xuất phát từ tính chất phiêu lưu này. Bởi qua mỗi không gian, người đọc sẽ hiểu thêm về sự trưởng thành trong nhận thức và hành động mà Cosimo đạt được. Đây chính là điểm giống nhau, nhưng lại hàm chứa sự khác nhau với kiểu tiểu thuyết phiêu lưu Robinson Crusoe của Daniel Defoe về việc nhân vật không tự tách mình ra khỏi môi trường xã hội và tự viết nên câu chuyện của chính mình. Những ngày đầu leo lên cây, Cosimo không hoàn toàn đã có những chủ định trong công việc của mình. Nhưng sau đó, anh nhận ra thế giới trên cây là một thiên đường nhiều hấp dẫn cần phải khám phá. Cùng với những cải cách trong cuộc sống hiện tại, Cosimo hướng đến nền tảng một xã hội tốt đẹp với những bản soạn thảo hiến pháp của mình. Mặc dù điều đó không nhanh chóng thành hiện thực trong thời gian tồn tại của Cosimo, nhưng ít ra từ những chuyến phiêu lưu bất tận của mình, cậu đã khiến những con người dưới mặt đất ghen tị, ngưỡng mộ và không ít nuối tiếc vì thái độ nhượng bộ của mình. Nó khác biệt hoàn toàn với những cải cách không tưởng bị thất bại, bắt đầu với trào lưu triết học áng sáng, Daniel Defoe đã tìm đến văn chương như một sự gửi gắm với ước muốn làm thức tỉnh hay bừng sáng cho nhận thức của thế hệ mình lúc bấy giờ. Cũng mang tính chất ngụ ngôn, phúng dụ nhưng dưới con mắt của cậu bé mười hai tuổi, mọi vấn đề trở nên nhẹ nhàng, trong trẻo hơn với việc Robinson lưu lạc trên đảo hoang. Lâu dần với việc theo dõi hành trình khám phá với những cú tung mình, cất bước nhẹ nhàng trong thế giới trên cây, người đọc nhận ra sự hòa nhập một cách nhanh chóng vào cuộc sống khác biệt với đám đông dưới mặt đất, “anh sung sướng lao vào việc thám hiểm cái thế giới mới”. Sự chủ động này trái ngược hoàn toàn với những bất ngờ không báo trước khi Robinson chính thức lạc lõng một mình trên đảo hoang. Một bên là vẫn duy trì các mối quan tâm với xã hội, một bên tách biệt khỏi không gian con người, chơ vơ với bốn bề là biển. Nhưng không vì thế mà “cõi nhân gian mới” của Cosimo có thể dễ dàng với bất kỳ ai. Những con đường cụt, mềm yếu gieo neo nơi ngọn cây vẫn không vây ráp nổi sự linh hoạt của Cosimo. Ngược lại, Cosimo luôn chọn cho mình những ngọn cây cao nhất để nhìn về thế giới dưới kia: “Từ trên những ngọn cây cao nhất, Cosimo – trong niềm khát khao thụ hưởng cùng tận sự xanh tươi đa dạng, những tia sáng thẩm xuyên trong suốt muôn màu, và sự tịch mịch nhiều vẻ - thả đầu mình xuống: ngôi vườn lộn ngược, thành rừng, một ngôi rừng không trực thuộc quả đất: một cõi nhân gian mới” (tr.78). Những cuộc gặp gỡ chủ định luôn mang lại những hiểu biết thú vị về sự đa dạng của cuộc sống. Không những thế, nó làm cho những cuộc phiêu lưu có ý nghĩa và thiết thực hơn. Chính vì thế mà Cosimo mang những hiểu biết của mình cải tạo cộng đồng cư ngụ trên cây ở thị trấn ÔLiuSà hay phương pháp chống cháy rừng một cách hiệu quả. Những điều như thế luôn nằm trong quỹ đạo của sự khám phá về thế giới như một trong những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm. Bên cạnh đó, tiểu thuyết “Nam tước trên cây” còn được hội tụ trong những câu chuyện tình sôi nổi trong tác phẩm nổi tiếng mọi thời đại là “Don Kihote – nhà quý tộc tài ba xứ Mantra” của Cervantes và tiểu thuyết hiện thực “Đỏ và Đen” của Stendhal. Một thời, người ta không ngừng nói về tình yêu của chàng quý tộc với tình yêu cuồng nhiệt sẵn sàng lao vào cối xay gió để bảo vệ người đẹp. Hay một tình yêu giữa hai tầng lớp khác nhau giữa Julien Sorrel với tiểu thư Mathilde đã dẫn tới những bất hạnh. Ta còn thấy dấu ấn của Don Juan hiện hữu trong tác phẩm như là sự hòa trộn tài tình và nhiều phức tạp trong con người Cosimo. Tình yêu với Viola luôn là mối tình say đắm, nồng nhiệt nhưng cũng đau khổ và tuyệt vọng đối với Cosimo. Nếu chàng hiệp sĩ của thế kỷ XV ở Tây Ban Nha – Don Quixote dám đơn thân giao đấu với những người lái buôn vì họ không chịu thừa nhận Công nương Dulcinca del Toboso là đẹp nhất trần gian thì Cosimo cũng quên đi thực tế của mình để thử nghiệm một cuộc rượt đuổi giữa cậu và tiểu thư tóc vàng Viola. Cosimo “gieo neo” ở trên cây, mong gây được chú ý với Viola. Không những thế, khi thất vọng, anh quay sang cẩu thả với bản thân: “Chúng tôi thấy anh chạy (nếu hiểu từ chạy theo nghĩa bứt ra khỏi bề mặt quả đất, tung mình váo các kiểu dạng khác nhau ở nhiều mức độ cao, như thể lơ lửng giữa khoảng không), và thấy anh, dường như ở bất cứ lúc nào cũng có thể bị hụt chân rơi xuống; điều không bao giờ xảy ra” (tr.82). Điều này còn trở nên tệ hại hơn khi Cosimo gặp lại Viola sau nhiều năm không gặp. Cậu trở nên rối rắm, phức tạp trong mớ hỗn độn mà Viola mang đến. Những ghen tuông, hờn giận, làm lành, đắm say bên nhau cứ thế diễn ra. Và cuối cùng Viola ra đi mãi mãi, Cosimo rơi vào nỗi cô đơn, hụt hẫng tột cùng. Chính trong thời điểm này, tinh thần của Don Juan thấp thoáng xuất hiện ở Cosimo. Điều này được chứng minh thông qua những lời bàn tán, những tiếng kêu khó hiểu trong đêm khuya trên những mái nhà. Và họ nói: “Ngài Nam tước đang đi tìm mối” và gọi cây sồi mà Cosimo trú ngụ hằng đêm là “Cây Sồi Năm Con Sẻ Mái”. Nhiều người biết chuyện của cậu cũng mơ tới “người đàn ông leo trèo” như khát khao muốn được chiếm hữu. Lời đồn thổi về những cái tên như Checchina, Dorotea, Zobeida, hay bà quý tộc nào đấy luôn được truyền tai nhau. Đến cả một thực tế là “khi có cô gái nào đó bụng ngày càng to, mà người ta không biết ai là khổ chủ, thì cứ nhất cử lưỡng tiện, đó chính là anh”(tr.232). Phải chăng cư dân kính trọng anh hay kiêng nể một sự đắc tội nào đó khiến cho nhiều phụ nữ theo đuổi Cosimo mà không bị những người đàn ông cư xử lỗ mảng hay tìm cách trả thù trừ một lần duy nhất anh bị thương một cách bí ẩn. Đôi khi, những định kiến xã hội vẫn thường xuyên được đề cập đến trong “Nam tước trên cây”. Tình yêu của Cosimo cũng không hoàn toàn bình đẳng khi gia đình nhà Viola xem cậu là “đồ nhãi ranh rừng rú”, hay sự chế giễu ác ý “Các ông để vuột mất con gì vậy: một con két à?”. Họ ra sức ngăn cản sự gặp gỡ giữa tiểu thư và con người khác biệt – Cosimo. Còn đối với nàng Ursula, những thiện ý, những chân tình được đáp lại bằng sự chống đối ngầm của vị thầy tu dòng Tên và cha của Ursula. Họ đòi hỏi anh có một mái nhà, có được sự tương xứng trong tình yêu giống như những trang viên của họ ở Tây Ban Nha. Điều này cũng có nét giống tiểu thuyết Đỏ Và Đen, khi anh chàng J. Sorrel mong muốn thâm nhập vào tầng lớp quý tộc đã không ngoại trừ sự lừa dối nào. Đầu tiên là con đường chinh phục bà De Rênal, sau đó là lừa dối tình yêu chân thực của tiểu thư Mathilde. Điều mà chàng không ngờ tới mình đang trở thành con tốt đen cho những mưu đồ đen tối. Kết thúc Sorrel bị kết án tử hình về luật pháp, nhưng chính anh cũng tự kết án bản thân vì sự cám dỗ của đồng tiền và thế lực. Mặc dù ta không thể quy chụp tính chất hiện thực điển hình trong xã hội thế kỷ XIX vào chuyện của Cosimo với những tình yêu thi vị. Nhưng trên một khía cạnh nào đấy, những gian dối vẫn xuất hiện trong “Nam tước trên cây”. Tiếp tục với những khám phá của riêng mình, Cosimo hướng đến việc phục vụ cộng đồng, cùng với sự trưởng thành giúp anh có những lý luận mang tính chất ngôn luận hơn. Cosimo liên tục trao đổi thư từ với nhà triết học Voltaire, gặp gỡ Napoleon hay viết những cuốn từ điển dựa trên sự hiểu biết của mình. Chính những câu chuyện kể hài hước xen lẫn với chất triết lý đó đã giúp ta nhận ra hơi thở bút pháp của Voltaire về thể loại tiểu thuyết triết học qua tác phẩm Candide – hay chủ nghĩa lạc quan. Đây cũng là một trong những tiểu thuyết đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng văn học thời kỳ Khai sáng. Triết học của Voltaire chủ yếu được triển khai trên bình diện chính trị xã hội. Ông thường chế giễu tính chất vô bổ của việc đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực siêu hình, ông cho là nên đi vào quan sát và thực nghiệm, những cái đó thuộc khả năng con người. Cũng giống như vậy, Cosimo tin vào năng lực tồn tại trong mỗi cá nhân, tựu chung lại là tập thể, nhưng điều quan trọng là biết cách khơi dậy sức mạnh ấy vì lợi ích chung. Một ý nghĩa sâu sắc về thức tỉnh lương tri và sự hiểu biết của con người, đánh thức cá tính riêng của mỗi cá nhân cùng với khát khao tự do, dân chủ được chuyển tải thông qua cả hai tiểu thuyết của Voltaire và Calvino. Từ sự kết hợp thi vị này, tiểu thuyết triết học đã thiết lập nên những quan niệm thẩm mỹ mới và để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển của thể loại tiểu thuyết. Đó là những khám phá đầy sức hút trong thế kỷ XVIII, đem đến cho ta bức tranh phong phú về thời đại của những con người tách biệt mình ra khỏi đám đông và đi vào tìm hiểu thế giới với tâm thế của người cô đơn. Thế nhưng, hài hòa trong giọng điệu trần thuật của người em trai, Calvino đã viết nên những dòng văn cuốn hút và chinh phục mọi tầng lớp người đọc. Người lớn có thể ngược dòng trở về tuổi thơ với sự ngỡ ngàng về nhận thức của cậu bé mười hai tuổi đặt chân lên một thế giới khác biệt hoàn toàn. Trẻ thơ lại bị chinh phục bởi những chuyến phiêu lưu kỳ thú, đầy tính chất hư cấu, đôi khi là sự bay bổng, lãng mạn. Nó giống như câu chuyện cổ tích của thời hiện đại, trong trẻo và thấm nhuần tình cảm. Đó là thế giới hoang sơ nhưng lại đang được cải tạo như chốn địa đàng trên cây với những tiện nghi mà Cosimo sáng tạo ra: túi ngủ, chỗ lấy nước, chỗ vệ sinh, nguồn dự trữ thức ăn với những vại siro ngọt ngào mà đứa trẻ nào cũng thích. Calvino đã đặt Cosimo vào xứ sở diệu kỳ, sóng đôi trong thế giới của cậu bé Peter Pan hay Alice khi lạc vào xứ sở thần tiên. Nhưng nếu như Alice tỉnh dậy sau khi đã có một chuyến phiêu lưu thú vị, nhận ra đó chỉ là giấc mơ thì Cosimo tan biến vào đại dương, kết thúc cuộc sống mới mẻ do chính mình tạo ra. Trí tưởng tượng mãnh liệt không ngừng làm thế giới trong câu chuyện sống động và đầy sức gợi mở. Dù cho đó là James Matthew Barrie, Lewis Carroll hay Calvino thì tình yêu và sự bay bổng luôn gợi nhớ đến những điều tốt đẹp của trẻ thơ, mà từ đó có thể chuyển tải những giá trị cuộc sống đơn giản nhưng không hề dễ dàng đạt tới. 3.2 Không gian, thời gian nghệ thuật Không có cái gì trên thế giới này lại không tồn tại trong một không gian và thời gian riêng của mình. Một tác phẩm văn học, hay nói đúng hơn là một cốt truyện cũng vậy. Không gian là điểm tựa cho thời gian tồn tại, giống như một nhu cầu sống. Chính vì thế khi tìm hiểu một tác phẩm, sẽ thiếu sót biết dường nào nếu ta không thấy được không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm đó. Tùy theo tính chất của từng tác phẩm mà tác giả có cách thể hiện hai yếu tố này khác nhau. Với “Nam tước trên cây”, tư duy đặc biệt gói trọn trong tư tưởng và tâm thế của con người cô đơn lại càng được không – thời gian chuyển tải vấn đề một cách nghệ thuật và đầy ám ảnh. Trở lại với chủ nghĩa hậu hiện đại, ta thấy sự xuất hiện của yếu tố đã ảnh hưởng đến tất cả mọi hình thức văn học. Những quy ước, mô phạm trước đó không còn mang tính chất ràng buộc đối với các nhà văn. Đôi khi ta bắt gặp những trang viết lỏng lẻo trong liên kết về ý tưởng, sự đa nghi hoang tưởng, những phát ngôn thiếu tính logic…Những dấu vết như thế xuất hiện thường xuyên và gây nhiều sửng sốt về văn chương hư cấu đương đại. Điều này giống như Barry Lewis từng nghiên cứu và phát biểu: “Trong văn chương hư cấu của (những nhà văn hậu hiện đại)…hầu như mọi sự việc và con người đều hiện hữu trong một trạng thái bị bóp méo và làm sai lệch tận gốc rễ đến nỗi không còn cách nào xác định được chúng đã xuất phát từ những điều kiện nào trong thế giới hiện thực…”[1]. Thông qua phạm trù hình thức nghệ thuật là không gian, thời gian tác giả thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Chính Italo Calvino cũng đã từng chia sẻ trong tiểu luận văn chương của mình về việc có hai loại thời gian: “trước hết là một ý tưởng về loại thời gian chính xác, gần như là một giây phút hiện tiền tuyệt đối khách quan”; sau đó là “một ý tưởng về loại thời gian được xác định bởi ý muốn, trong đó tương lai mang tính cách bất khả cải hoán cũng như quá khứ”; và cuối cùng là “một thời gian đa tầng và đa chi”[2]. Soi chiếu những vấn đề lý thuyết trên vào tiểu thuyết “Nam tước trên cây” mang đậm phong cách hậu hiện đại của Calvino, người đọc nhận ra những sự tương tác giữa nội dung và nghệ thuật biểu hiện, trong đó không – thời gian là chìa khóa để mở ra bức tranh con người cô đơn nhiều ngụ ngôn và lôi cuốn. Trong “Nam tước trên cây” ta có thể nhận thấy có hai chiều không gian. Đó là không gian của những cuộc hành trình và không gian mang tính chất huyền ảo. Với không gian trải qua những cuộc hành trình, tác giả đã tạo cho nhân vật của mình rất nhiều những khoảng không gian khác nhau, nó cho thấy tính chất phiêu lưu trong tác phẩm, đồng thời thể hiện một cách hoàn chỉnh dụng ý của Calvino khi xây dựng nên bối cảnh chung cho câu chuyện diễn ra. Thông qua những khoảng không gian trên cây luôn được dịch chuyển người đọc có thể thấy được tính chất phiêu lưu, một môi trường của sự dấn thân và trải nghiệm để tìm ra chân lý của chính cuộc đời mình. Từ lời hứa không chạm chân xuống đất của Cosimo cũng đồng nghĩa với việc không gian trong câu chuyện cũng được nhìn một cách khác biệt, bằng sự “thăng lên” qua lời kể trần thuật của cậu em trai. Không gian ấy luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cosimo làm sao cho có thể tự do đối với thế giới nhưng vẫn thuộc về thế giới. Đồng thời nó cũng có thể là sự cô độc nhưng vẫn có sự gặp gỡ, giao lưu một cách thường xuyên. Chính vì thế mà không gian tồn tại trong tiểu thuyết cũng mang theo những ý nghĩa hết sức mật thiết với nghịch lý đời sống và khát vọng khám phá của Cosimo. Trước hết, không gian cũng mang theo những nghịch lý nhất địn