Khóa luận Nghệ thuật siêu tiểu thuyết trong Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo

Ở chương này, chúng tôi sẽ làm rõ một số nét đặc trưng của siêu tiểu thuyết trong tiểu thuyết Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo Calvino như là một siêu tiểu thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại. Để thực hiện điều này, chúng tôi sẽ so sánh tác phẩm này với tiểu thuyết Bọn làm bạc giả của André Gide. Từ đó, làm bật lên sự khác biệt về bản chất của siêu tiểu thuyết hiện đại và siêu tiểu thuyết hậu hiện đại dựa trên sự khác biệt của chủ nghĩa hiện đại (modernism) và chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) theo quan điểm cái sau là “hệ quả nghịch lý” (paradoxical aftermath – Linda Hutcheon)[1] của cái trước. Vì chủ nghĩa hậu hiện đại là hệ quả nghịch lý của chủ nghĩa hiện đại nên giữa nó và chủ nghĩa hiện đại có nhiều điểm tương đồng với nhau. Cả hai đều nhìn thấy sự phi lý, hỗn độn, phân mảnh của đời sống nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt trong thái độ đối với đời sống ấy. Không trăn trở, băn khoăn, day dứt như chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại chấp nhận đời sống như nó vốn thế. Vì thế, chủ nghĩa hậu hiện đại rất thích triết lý với trò chơi, mỉa mai, đùa cợt và giễu nhại (trái ngược với sự nghiêm túc của chủ nghĩa hiện đại).

pdf39 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghệ thuật siêu tiểu thuyết trong Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận Nghệ thuật siêu tiểu thuyết trong Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo MỤC LỤC DẪN NHẬP 1.Lý do chọn đề tài.................................................................................................................. 4 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................................... 5 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 7 4.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 8 5.Kết cấu đề tài....................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT 1.1. Về nhà văn Italo Calvino và tiểu thuyết Nếu một đêm đông có người lữ khách.............. 10 1.2. Về khái niệm “siêu hư cấu” (metafiction).......................................................................... 12 CHƯƠNG 2: NẾU MỘT ĐÊM ĐÔNG CÓ NGƯỜI LỮ KHÁCH VÀ HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ TỰ NGÃ CỦA TIỂU THUYẾT 2.1. Tiểu thuyết và cuộc phiêu lưu vào xứ sở biến hình trong Nếu một đêm đông có người lữ khách.................................................................................................................. ............................. 21 2.1.1. Cuộc du hành của tiểu thuyết.................................................................................... 21 2.1.2. Nếu một đêm đông có người lữ khách và tiểu thuyết trong “sự biến hình” (metamorphoses)................................................................................................. .............. 26 2.2. Siêu tiểu thuyết trong Nếu một đêm đông có người lữ khách: tiểu thuyết - tự ngắm mình trong gương hay đối thoại với tự ngã?................................................................................................ 29 2.2.1. Nhà văn và trò chơi huyễn tưởng của viết................................................................. 31 2.2.2. Đọc như một niềm vui và đọc trong niềm cô đơn - niềm ân ái.................................... 36 2.2.2.1. Niềm vui (delight) của sự đọc.......................................................................... 36 2.2.2.2. Đọc trong niềm cô đơn và đọc như niềm ân ái................................................. 39 CHƯƠNG 3: NẾU MỘT ĐÊM ĐÔNG CÓ NGƯỜI LỮ KHÁCH VÀ SIÊU TIỂU THUYẾT CỦA CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI 3.1. Mối quan hệ của hư cấu và thực tại: hư cấu về một thực tại và thực tại như là hư cấu......... 43 3.1.1. Hư cấu về một thực tại............................................................................................ 44 3.1.2. Thực tại như là hư cấu............................................................................................. 46 3.2. Đọc và diễn giải (interpretation)......................................................................................... 52 3.3. Giễu nhại (parody) và nghiêm trang (seriousness)............................................................... 57 KẾT LUẬN......................................................................................... .................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC [1] Linda Hutcheon (1988), A poetics of Postmodernism, History – Theory – Fiction, Routledge, London and New York. [2] Italo Calvino (Hoàng Ngọc Tuấn dịch), Tính cách bội trương trong văn chương tương lai, work&artworkId=138 [3] Cách dịch khái niệm “metalepsis” của nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu. [4] Phần 2.2.2.1. Niềm vui (delight) của sự đọc Ở chương này, chúng tôi sẽ làm rõ một số nét đặc trưng của siêu tiểu thuyết trong tiểu thuyết Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo Calvino như là một siêu tiểu thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại. Để thực hiện điều này, chúng tôi sẽ so sánh tác phẩm này với tiểu thuyết Bọn làm bạc giả của André Gide. Từ đó, làm bật lên sự khác biệt về bản chất của siêu tiểu thuyết hiện đại và siêu tiểu thuyết hậu hiện đại dựa trên sự khác biệt của chủ nghĩa hiện đại (modernism) và chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) theo quan điểm cái sau là “hệ quả nghịch lý” (paradoxical aftermath – Linda Hutcheon)[1] của cái trước. Vì chủ nghĩa hậu hiện đại là hệ quả nghịch lý của chủ nghĩa hiện đại nên giữa nó và chủ nghĩa hiện đại có nhiều điểm tương đồng với nhau. Cả hai đều nhìn thấy sự phi lý, hỗn độn, phân mảnh của đời sống nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt trong thái độ đối với đời sống ấy. Không trăn trở, băn khoăn, day dứt như chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại chấp nhận đời sống như nó vốn thế. Vì thế, chủ nghĩa hậu hiện đại rất thích triết lý với trò chơi, mỉa mai, đùa cợt và giễu nhại (trái ngược với sự nghiêm túc của chủ nghĩa hiện đại). Mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại là một mối quan hệ rất phức tạp và gây nên nhiều tranh luận, cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, theo ý kiến của chúng tôi chủ nghĩa hậu hiện đại không phải là một sự đứt lìa hoàn toàn với chủ nghĩa hiện đại cũng như không phải là một sự đối nghịch hoàn toàn. Bảng phân loại những đặc trưng của I. Hassan tuy cho chúng ta cái nhìn sáng rõ và hệ thống về những khác biệt giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại nhưng vô hình trung, gây nên một sự hiểu lầm đối với tư duy hậu hiện đại. Tư duy của hậu hiện đại không phải là tư duy lựa chọn hay phá bỏ theo kiểu cấu trúc “either/or” mà là tư duy tra vấn, hoài nghi và nghĩ lại về mọi giá trị. Theo Linda Hutcheon, nó thích hợp với kiểu cấu trúc “both/and” hơn. Chúng tôi sẽ dựa vào luận điểm này để xác định bản chất và mục đích của siêu hư cấu hậu hiện đại, nhằm giải tỏa những hiểu lầm về nó. 3.1. Mối quan hệ của hư cấu và thực tại: hư cấu về một thực tại và thực tại như là hư cấu Như đã luận bàn trong phần khái niệm “metafiction”, siêu hư cấu của chủ nghĩa hậu hiện đại là một trò chơi giả vờ, trò diễn của hai thế giới bên trong văn bản và bên ngoài văn bản rằng chúng có thể thay thế cho nhau. Ở đây không hề có một ranh giới nào cả và sự thông đồng của chúng dựa trên bản chất thực sự của cả hai, đều được xây dựng bằng một hệ thống ký hiệu. Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo Calvino là một trong những siêu tiểu thuyết hậu hiện đại làm cho thế giới thực tại lẫn thế giới hư cấu hiện lên như là kiến tạo, giả tượng, nhưng theo một cách rất khác biệt so với nhiều siêu tiểu thuyết hậu hiện đại khác. Ta có thể hình dung nét mặt của nó như sau: một nụ cười tinh tế ẩn hiện và một ánh nhìn sâu sắc trầm tư, không phải là bộ mặt hiển lộ sự sâu cay và hả hê khi vạch trần “sự thật” về thế giới. 3.1.1. Hư cấu về một thực tại Calvino muốn viết một tác phẩm như thế nào? Tại sao ông lại viết một cuốn tiểu thuyết chỉ bao gồm những chương khởi đầu? Không phải vì ông không thể viết nốt những chương tiếp theo của một cuốn tiểu thuyết nào đó theo một phong cách, thể loại nhất định, cũng không phải vì ông chán phải làm công việc đó, mà vì ông nhìn thấy yếu tính tận cùng của thế giới: “cảm quan về thế giới sau lúc tận cùng thế giới, cảm quan rằng thế giới là chỗ cáo chung của tất cả mọi thứ có trong thế giới, rằng cái duy nhất có trong thế giới là tận cùng thế giới” [10; tr.376]. Thế giới trong cái nhìn của Calvino là một thế giới mà khả tính vô tận và đa bội của nó đã trở nên vô hạn, đó là một thế giới đa tầng và đa diện. Thế nên chỉ có một loại tiểu thuyết mà ông gọi là “tiểu thuyết thậm phồn” (hyper-novel) là có thể diễn đạt được yếu tính tận cùng của thế giới. Nhưng làm thế nào để viết được một cuốn tiểu thuyết như thế? Trong bài giảng Tính cách bội trương trong văn chương tương lai (Sáu bài giảng cho thiên niên kỷ mới)[2], Calvino đã đưa ra những ví dụ về những nhà văn có tham vọng xây dựng một cuốn tiểu thuyết như một “bộ từ điển bách khoa” với một thế giới hư cấu là một mạng lưới hỗn độn, đa tạp những mối liên hệ của con người, vật thể và sự kiện. Nhưng nghịch lý là khi tiểu thuyết cố chạy theo thế giới bội trương bằng cách bội trương hóa chi tiết, sự kiện, thời gian thì nó càng không thể kiểm soát nổi thế giới hư cấu của nó. Cho nên Calvino đề xuất “tinh thể của tiểu thuyết đúng nghĩa” là “dạng thức cô đọng” của nó. Không phải là hình thức đa bội mà chính tinh thể cô đọng của tiểu thuyết mới có thể phát lộ yếu tính tận cùng của thế giới. Thế nên ông viết một cuốn tiểu thuyết với mười mở đầu, cùng một nguyên lý nhưng theo những lối khác nhau, và ông cho rằng Nếu một đêm đông có người lữ khách của mình là một điển hình cho tiểu thuyết thậm phồn bởi ông tin vào khả tính vô tận của một mở đầu. Một mở đầu luôn luôn chứa đựng một sinh lực không bao giờ cạn cho tính vô hạn của khả thể diễn giải: “tôi hẳn sẽ có thể viết một cuốn sách vốn chỉ là một khúc mào đầu, vốn duy trì từ đầu đến cuối cái tiềm năng của sự khởi đầu, sự kỳ vọng vốn vẫn chưa tập trung vào một đối tượng…Liệu những gì sơ khởi có thể kéo dài ra vô hạn không?...” [10; tr.274]. Mỗi một khởi đầu là một bí ẩn cho tiềm năng của câu chuyện và một câu chuyện lý tưởng là một câu chuyện cho ta thấy yếu tính tận cùng của thế giới, sự sinh sôi đa tầng đa diện của thế giới mà không áp đặt lên ta một cái nhìn trật tự: “phải là cuốn tiểu thuyết mà động lực duy nhất là khát vọng kể chuyện, chất chồng truyện này lên trên truyện khác, không cố áp đặt lên ta một cách nhìn thế giới, mà chỉ để ta quan sát sự lớn dần của nó, như một cái cây, một sự xoắn xuýt vào nhau như cành với lá…” [10; tr.140, 141]. Khởi đầu bao giờ cũng là một thách thức, một sự khó khăn đối với người viết, không phải chỉ bởi tính chất bắt đầu của nó mà còn nằm trong tiềm năng bí ẩn của nó dành cho diễn giải. Hư cấu về một thực tại chỉ bằng những khởi đầu và bàn về những khởi đầu đó ngay trong tác phẩm, siêu tiểu thuyết của Calvino vạch trần tính chất đơn diện và hữu hạn của thế giới được hư cấu bằng những thỏa ước của chủ nghĩa hiện thực. Với chủ nghĩa hiện thực, thế giới hư cấu phải phản ánh được tính khách quan và toàn diện của hiện thực, một hiện thực trật tự bề ngoài. Và câu chuyện của nó bao giờ cũng có điểm khởi đầu và điểm chấm dứt (dù là kết cấu mở hay đóng): “sự hấp dẫn đầy lãng mạn được tạo ra trong trạng thái thuần khiết bởi những câu đầu của chương đầu, nhiều cuốn tiểu thuyết chẳng mấy chốc mất đi khi câu chuyện tiếp diễn: nó là lời hứa hẹn về một quãng thời gian đọc trải ra trước chúng ta và có thể bao hàm mọi sự phát triển có thể xảy ra” [10; tr.274]. Điều này không giúp tác phẩm mở rộng khả thể diễn giải đến tận cùng, không giữ được điều bí ẩn tiềm năng câu chuyện, sự kỳ diệu giữ cho người đọc niềm vui và niềm hứng khởi đối với thế giới hư cấu bên trong tác phẩm. Với những tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa, câu chuyện bao giờ cũng mang lại cho người đọc một trong hai cảm xúc: thỏa mãn hoặc thất vọng. Thực ra, hành trình truy tìm những tác phẩm dang dở của Người đọc không phải là một hành trình nối dài cuộc sống của anh ta mà đúng hơn là một hành trình tìm kiếm sự đọc tròn đầy với những tác phẩm giống như một thế giới toàn vẹn trong tính hữu hạn. Cái mà người đọc theo đuổi chính là cảm nghiệm chân thật về một thế giới có thể dễ dàng nắm bắt được thông qua những truyện kể có một khởi đầu và một kết thúc. Nhưng điều mỉa mai là càng theo đuổi cảm nghiệm ấy, Người đọc càng lún sâu vào mạng lưới chằng chịt những văn bản dang dở chất chồng lên nhau. Nhưng trong hành trình ấy, thông qua những mối quan hệ với những nhân vật khác và những biến cố, Người đọc nhận ra yếu tính của sự đọc và sự viết tiểu thuyết, bản chất của truyện kể và khả tính bất tận của đời sống. Người đọc, đến cuối hành trình của mình, hạnh phúc cùng Người đọc Nữ và hạnh phúc với sự đọc không bao giờ là viên mãn, không bao giờ là hữu hạn, trong một thế giới khởi đi từ tận cùng và kết thúc trong tận cùng. 3.1.2. Thực tại như là hư cấu Nếu như những thỏa ước cố định của văn chương truyền thống có thể được xem như là một ngôn ngữ (langue) hệ thống thì tiểu thuyết mang tính siêu hư cấu tự ý thức được ví như là sự trỗi dậy của lời nói (parole) cá thể chống lại ngôn ngữ ấy. Siêu tiểu thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại ngoài tính tự ý thức còn mang tính tự phê bình. Nó không ngừng tra vấn những dạng thức tồn tại của hư cấu thông qua việc phơi bày những thỏa ước của các loại hư cấu khác nhau, đặc biệt là hư cấu của chủ nghĩa hiện thực. Từ đó, nó đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hư cấu và thực tại cũng như bản chất của cả hai. Hư cấu về một thực tại cuối cùng để đi đến việc phơi bày thực tại như là hư cấu. Trong quan điểm của Italo Calvino về việc hư cấu một thực tại đã bộc lộ sự tra vấn đối với những thỏa ước của chủ nghĩa hiện thực. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Nếu một đêm đông có người lữ khách còn đi xa hơn, bàn đến thỏa ước hư cấu của chủ nghĩa hiện thực một cách rất xác đáng để cho thấy bản chất của nó: “nhưng làm thế nào sáng lập đúng cái khoảnh khắc nơi một câu chuyện bắt đầu? Mọi cái đều đã bắt đầu từ trước rồi, dòng đầu của trang đầu của mỗi cuốn tiểu thuyết đều qui chiếu đến một cái gì đã xảy ra bên ngoài cuốn sách. Hoặc câu chuyện thực là câu chuyện khởi đầu mười hay một trăm trang sau đấy, còn mọi thứ đi trước nó chỉ là đoạn đề từ mà thôi. Cuộc đời của các cá nhân thuộc giống người tạo thành một cốt truyện liên tục không ngừng… mang trong mình một kết cấu phức tạp từ các sự kiện, môi trường, những con người khác…” [10; tr. 236]. Chủ nghĩa hiện thực tạo nên những ảo tượng giống như thực trong sự tiếp nhận của người đọc thông qua một thỏa ước mà trong đó, người đọc phải qui chiếu cái biểu đạt trong văn bản với cái được biểu đạt trong thế giới bên ngoài văn bản và tạo ra một trật tự thống nhất, toàn diện trong kết cấu của thế giới hư cấu. Chủ nghĩa hiện thực có một niềm tin vững chắc vào một hiện thực khách quan bên ngoài đáng để soi chiếu và đó là một thế giới tồn tại như một hệ thống thứ bậc nhất quán, toàn vẹn. Trong chương Nếu một đêm đông có người lữ khách, Calvino đã phơi bày thỏa ước trong cách xây dựng thế giới hư cấu của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa cũng như những thỏa ước của văn chương truyền thống, từ nhân vật, miêu tả cho đến tình huống bằng giọng điệu hài hước: “Giờ bạn đã đọc được đôi ba trang, hẳn đã đến lúc nói cho bạn rõ liệu cái nhà ga tôi vừa đặt chân xuống đây là nhà ga của quá khứ hay nhà ga của hiện tại… Coi chừng; chắc chắn đó là một phương pháp lôi cuốn bạn từ từ, tóm bạn vào trong câu chuyện trước khi bạn kịp nhận ra – một cái bẫy” [10; tr.20, 21]; “cuốn tiểu thuyết ở đây lặp lại những mẩu đối thoại hình như chả có chức năng nào khác ngoài mô tả sinh hoạt hằng ngày của một thành phố tỉnh lẻ” [10; tr.29]. Sự khác biệt của siêu tiểu thuyết Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo Calvino với siêu tiểu thuyết trong Bọn làm bạc giả của André Gide là ở đây. Đó cũng là sự khác biệt cơ bản giữa siêu hư cấu của chủ nghĩa hậu hiện đại và siêu hư cấu của chủ nghĩa hiện đại. Bọn làm bạc giả là một cuốn tiểu thuyết bàn về tiểu thuyết nhưng nó không giống siêu tiểu thuyết hậu hiện đại. Sự trầm tư của nó về bản thể tiểu thuyết hướng đến sự kiến tạo thẩm mỹ của văn bản, chứ không phơi bày những thủ pháp, thỏa ước, kỹ xảo xây dựng nên văn bản như một thế giới hư cấu hoàn chỉnh. Những suy tư, trăn trở của nhân vật nhà văn Édouard trong cuốn nhật ký của ông là làm cách nào để chuyển tải những cảm nghiệm hiện tồn của ông về đời sống thực tại vào một cuốn tiểu thuyết. Vấn đề mà Édouard thực sự quan tâm là một ý niệm thẩm mỹ chứ không phải là những phương thức cụ thể. Chủ nghĩa hiện đại luôn mong muốn tái hiện thực tại trong bề sâu của nó, một hiện thực siêu nghiệm. Có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa hậu hiện đại nhưng về bản chất, ta thấy chủ nghĩa hiện đại hoàn toàn khác biệt, chẳng hạn thế giới hỗn độn, phân mảnh bên trong tiểu thuyết hiện đại vẫn ẩn chứa một niềm tin hướng đến cái toàn thể và cái trật tự. Thế giới hư cấu của nó vẫn ẩn chứa một chiếc “chìa khóa” để người đọc có thể tìm thấy trật tự toàn thể ấy. Và những phương thức biểu hiện phong phú của chủ nghĩa hiện đại đều xuất phát từ sự tìm tòi về ý niệm thẩm mỹ nhằm biểu đạt một hiện thực bề sâu, ví dụ như thủ pháp “dòng ý thức” hay thủ pháp mô tả đồ vật của Tiểu thuyết Mới. Vì thế, chủ nghĩa hiện đại không tra vấn mối quan hệ giữa hư cấu và hiện thực, không vạch trần tính hư cấu của thực tại bên ngoài văn bản. Bọn làm bạc giả thực chất không xóa đi ranh giới giữa hư và thực. Sự tự quy chiếu của nó thậm chí còn củng cố thêm một ảo tượng giống như thực. Nó có lẽ nghiêng về loại tiểu thuyết tự sản sinh (self-begetting novel). Điểm giống nhau giữa Bọn làm bạc giả và Nếu một đêm đông có người lữ khách là cả hai cùng sáng tạo nên một nhân vật nhà văn tưởng tượng và để những nhân vật này phát ngôn về cuốn tiểu thuyết trùng hợp với tác phẩm ở cấp độ bên ngoài văn bản trần thuật (tức là tiểu thuyết Bọn làm bạc giả và Nếu một đêm đông có người lữ khách mà chúng ta vừa đọc xong). Nhưng trong khi Italo Calvino sử dụng trần thuật ở ngôi thứ hai để trò chuyện với người đọc thì André Gide lại sáng tạo ra người trần thuật xưng “tôi” đưa ra những bình luận siêu trần thuật (metanarrative narratorial comments/ statements). Những bình luận này không những không vạch trần được tính chất giả tưởng, không có thực của chính bản thân tiểu thuyết mà ngược lại nó còn tạo ấn tượng sâu sắc thêm về một ảo tượng như thực dựa trên niềm tin vào người trần thuật: “tôi không hài lòng với Édouard ở những lý lẽ biện bạch của ông” [30; tr.280]; “nếu có bao giờ còn hư cấu ra một câu chuyện nữa, tôi sẽ chỉ đưa vào đấy những tính cách được tôi luyện mà cuộc đời chẳng làm cùn nhụt đi mà chỉ mài sắc thêm” [30; tr.283]; “Édouard đã trả Bernard lá thư kinh khủng, chẳng nói một lời; chẳng nói một lời, Bernard cầm lại thư. Tôi đã bảo rằng họ chẳng nói gì nhiều với nhau; một cái gì đó gượng gạo lạ lùng không giải thích nổi đè nặng lên họ khi chỉ có hai người. Tôi chẳng thích cái từ “không giải thích nổi”, và viết ra đây chỉ là do tạm thời chưa nghĩ được từ nào khác)” [30; tr.265]. Những bình luận tương tự như thế ta có thể bắt gặp rất nhiều trong tiểu thuyết này. Người trần thuật xưng “tôi” luôn song hành và luận bàn về sự phát triển tâm lý và hành động của nhân vật. Từ đó, tạo dựng cho mình một “uy tín”, một sự đáng tin. Người đọc có thể hoàn toàn đặt hết niềm tin của mình vào sự đánh giá của người trần thuật như là một “chứng nhân” cho toàn bộ câu chuyện, người nắm rõ mọi thứ về câu chuyện trong tác phẩm và những nhân vật của nó. Thêm vào đó, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cuốn tiểu thuyết Bọn làm bạc giả của André Gide và tác phẩm Bọn làm bạc giả của nhà văn Édouard là một. Những băn khoăn, trăn trở của nhân vật nhà văn này về cách sử dụng chất liệu kinh nghiệm sống để viết một cuốn tiểu thuyết làm cho người đọc khắc sâu thêm cảm nhận rằng cuốn tiểu thuyết mà Édouard dự định viết chắc chắn không phải là Bọn làm bạc giả của Gide. Với Nếu một đêm đông của người lữ khách thì lại khác, trong khi sử dụng trần thuật ở ngôi thứ hai, ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm, Italo Calvino đã “cảnh tỉnh” người đọc rằng những gì họ sắp đọc chỉ là một tiểu thuyết, một hư cấu của chính ông: “bạn sắp bắt đầu đọc một cuốn tiểu thuyết mới Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo Calvino” [10; tr.9]; “bạn lưu ý thấy trong một tờ báo rằng Nếu một đêm đông có người lữ khách xuất hiện, cuốn sách mới của Italo Calvino, ông ấy không in cuốn nào đã mấy năm nay” [10; tr.10]. Tác giả của siêu hư cấu hậu hiện đại, bằng cách này hay cách khác đều cố nhắc nhở người đọc rằng nhưng gì họ đang đọc chỉ là hư cấu, giả tưởng, đều không có thực. “Thủ pháp vượt cấp”[3] (metalepsis), một thủ pháp được chủ nghĩa