Khóa luận Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết thập tam bộ của Mạc Ngôn

Trung Quốc không chỉ được biết đến là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế mà còn được xem là cái nôi văn hóa tư tưởng của phương Đông huyền bí, cũng là nơi sinh ra những tài năng lớn, nhân cách lớn như: Đào Tiềm, Đỗ Phủ, Lý Bạch; Lỗ Tấn, Cao Hành Kiện, Vương Mông, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn Với bề dày văn hóa và văn học đồ sộ, Trung Quốc ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam. Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận kết quả và những thành công của cha ông ta trong việc tiếp thu và học hỏi sự đa dạng của những hình thức sáng tác tạo nên nét độc đáo cho văn học nước nhà. Do đó việc nghiên cứu văn hóa, văn học Trung Quốc có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc khai thác và tìm hiểu kho tàng văn học Việt Nam cũng như hiểu được chiều sâu của nó. 1.2 Tháng 10 - 2012, giải Nobel văn học đã trao cho một nhà văn Trung Quốc – Mạc Ngôn, người được xem là “hiện tượng lạ” trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Ông là cây bút xuất sắc của văn học đương đại Trung Quốc với tâm hồn không lúc nào bình lặng, luôn vật lộn gay gắt và chiến đấu cho những lý tưởng thiện lương trong con người. Mạc Ngôn là hiện tượng độc đáo bởi tác phẩm của ông chứa đựng những điều mới mẻ, đặc biệt là “sự bùng nổ cảm giác” [2, tr.7] giúp độc giả như nghe thấy, nhìn thấy, sờ thấy, ngửi thấy mùi vị cuộc sống qua mỗi trang viết của ông. Trong mỗi trang văn của Mạc Ngôn người ta cũng tìm thấy những trạng phức tâm hồn đại chúng muốn phá bỏ mọi khuôn phép, lề lối, quy chuẩn đạo đức xã hội để đạt trạng thái hoàn toàn tự do cả về thể xác lẫn tâm hồn, bởi phương châm sáng tác của ông là không bao giờ tự lặp lại mình. Ông đã góp thêm một tiếng nói mới, phong cách mới trong việc tái hiện hiện thực cuộc sống và con người trong xã hội hiện đại bằng những cách nhìn khác nhau, xen lẫn giữa tốt với xấu, thiện với ác, cao quý với thấp hèn, đơn giản và phức tạp trong bản thân mỗi con người.

pdf86 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết thập tam bộ của Mạc Ngôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ THÚY NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THẬP TAM BỘ CỦA MẠC NGÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Ngữ Văn Hệ đào tạo: chính quy Khóa học: 2013 – 2015 Đồng Hới, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ THÚY NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THẬP TAM BỘ CỦA MẠC NGÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Ngữ Văn Hệ đào tạo: chính quy Khóa học: 2013 – 2015 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Quế Thanh Đồng Hới, 2015 LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.s Nguyễn Thị Quế Thanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Xin bày tỏ lòng biết ơn quý thầy cô giáo đã giảng dạy và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn khoa Khoa học Xã hội, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Tác giả Đinh Thị Thúy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Đinh Thị Thúy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2.Lịch sử vấn đề .......................................................................................................... 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................................... 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 6 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 6 5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 6 6. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................... 7 Chương 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN ....................................... 8 1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Mạc Ngôn. ........................... 8 1.1.1. Cuộc đời ............................................................................................................ 8 1.1.2. Sự nghiệp ........................................................................................................... 9 1.2. Thập tam bộ - một thành công trong nghệ thuật trần thuật của Mạc Ngôn ........... 15 Chương 2. PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT ........................................................... 18 2.1. Các kiểu trần thuật .............................................................................................. 19 2.1.1. Trần thuật ngôi thứ ba ...................................................................................... 20 2.1.2. Trần thuật ngôi thứ hai ..................................................................................... 28 2.1.3. Sự kết hợp, chuyển dịch các ngôi trần thuật ..................................................... 35 2.2. Điểm nhìn trần thuật ........................................................................................... 38 2.2.1. Trần thuật đa điểm nhìn ................................................................................... 39 2.2.2. Điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật .......................................... 43 Chương 3. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT .................................... 50 3.1. Giọng điệu trần thuật .......................................................................................... 50 3.1.1. Giọng bỡn cợt .................................................................................................. 50 3.1.2. Giọng lạnh lùng ............................................................................................... 58 3.2. Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................................ 66 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại .......................................................................................... 67 3.2.2. Độc thoại nội tâm ............................................................................................. 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 79 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Trung Quốc không chỉ được biết đến là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế mà còn được xem là cái nôi văn hóa tư tưởng của phương Đông huyền bí, cũng là nơi sinh ra những tài năng lớn, nhân cách lớn như: Đào Tiềm, Đỗ Phủ, Lý Bạch; Lỗ Tấn, Cao Hành Kiện, Vương Mông, Giả Bình Ao, Mạc NgônVới bề dày văn hóa và văn học đồ sộ, Trung Quốc ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam. Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận kết quả và những thành công của cha ông ta trong việc tiếp thu và học hỏi sự đa dạng của những hình thức sáng tác tạo nên nét độc đáo cho văn học nước nhà. Do đó việc nghiên cứu văn hóa, văn học Trung Quốc có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc khai thác và tìm hiểu kho tàng văn học Việt Nam cũng như hiểu được chiều sâu của nó. 1.2 Tháng 10 - 2012, giải Nobel văn học đã trao cho một nhà văn Trung Quốc – Mạc Ngôn, người được xem là “hiện tượng lạ” trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Ông là cây bút xuất sắc của văn học đương đại Trung Quốc với tâm hồn không lúc nào bình lặng, luôn vật lộn gay gắt và chiến đấu cho những lý tưởng thiện lương trong con người. Mạc Ngôn là hiện tượng độc đáo bởi tác phẩm của ông chứa đựng những điều mới mẻ, đặc biệt là “sự bùng nổ cảm giác” [2, tr.7] giúp độc giả như nghe thấy, nhìn thấy, sờ thấy, ngửi thấy mùi vị cuộc sống qua mỗi trang viết của ông. Trong mỗi trang văn của Mạc Ngôn người ta cũng tìm thấy những trạng phức tâm hồn đại chúng muốn phá bỏ mọi khuôn phép, lề lối, quy chuẩn đạo đức xã hội để đạt trạng thái hoàn toàn tự do cả về thể xác lẫn tâm hồn, bởi phương châm sáng tác của ông là không bao giờ tự lặp lại mình. Ông đã góp thêm một tiếng nói mới, phong cách mới trong việc tái hiện hiện thực cuộc sống và con người trong xã hội hiện đại bằng những cách nhìn khác nhau, xen lẫn giữa tốt với xấu, thiện với ác, cao quý với thấp hèn, đơn giản và phức tạp trong bản thân mỗi con người. 1.3 Mạc Ngôn viết rất nhiều thể loại, từ truyện ngắn đến truyện vừa, truyện dài đến tiểu thuyết Ở mỗi thể loại, tác phẩm của ông đều mang dấu ấn riêng. Trong đó tiểu thuyết là thể loại thành công nhất và tạo nên phong cách cũng như tên tuổi của ông. Nói tới tiểu thuyết Mạc Ngôn, người ta đánh giá cao thành công của ông về lối biểu hiện của văn học dân gian Trung Quốc kết hợp với văn học hậu hiện đại phương Tây. Trong đó nghệ thuật trần thuật là một trong những phương diện tạo nên sức hấp dẫn, 2 nét riêng cho phong cách Mạc Ngôn. Với lối trần thuật xen lẫn giữa thực và ảo, giữa hiện tại và quá khứ rồi đến tương lai, sự luôn phiên và thay đổi người kể chuyện khó xác định khiến cho người đọc như đang lạc vào ma trận nhân vật mà nếu không tập trung chú ý, xâu chuỗi các sự kiện trong toàn bộ tác phẩm thì khó mà hiểu được tác phẩm và con người Mạc Ngôn. Trong mười một tiểu thuyết Mạc Ngôn đã xuất bản, Thập tam bộ là tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm với chúng tôi và cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật mà tác giả dày công nghiên cứu, xây dựng. Qua tác phẩm, một phần đời sống bi kịch của tầng lớp tri thức nói chung và nhà giáo nói riêng được tái hiện chân thực bằng nghệ thuật trần thuật tài tình của nhà văn. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn khám phá thêm tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn. Trên cơ sở đó khẳng định những đóng góp về nội dung, nghệ thuật trong sự nghiệp văn chương của Mạc Ngôn đối với nền văn học đương đại Trung Quốc. 2. Lịch sử vấn đề Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, tên tuổi, tác phẩm Mạc Ngôn đã thu hút được sự chú ý của công chúng và giới nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tiểu thuyết tiêu biểu của Mạc Ngôn được đông đảo bạn đọc đón nhận là Báu vật của đời; Đàn hương hình; Sống đọa thác đày; Tứ thập nhất pháo; Thập tam bộ và gần đây nhất là tiểu thuyết Ếch xuất bản năm 2009 gây xôn xao cộng đồng bạn đọc. Ông là nhà văn có bút lực mạnh nhất Trung Quốc hiện nay, nhà văn thẳng thừng và dấn thân, là “nhân vật khai phá của thế kỷ XXI” ở châu Á với hơn 40 giải thưởng và danh hiệu. Đặc biệt là sự kiện giải Nobel văn học năm 2012 được trao cho Mạc Ngôn càng làm cho tên tuổi của ông có sức hút mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu và phê bình văn học. Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu có những cách tiếp nhận riêng về nhà văn và tác phẩm của ông. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tổng hợp được một số vấn đề sau. Ngày 12 tháng 8 năm 2006, “Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật” được thành lập tại tỉnh Sơn Đông. Hội là diễn đàn nghiên cứu và trao đổi khoa học chuyên về các sáng tác của Mạc Ngôn bởi “Mạc Ngôn là niềm kiêu hãnh của Cao Mật. Địa vị của ông trên văn đàn Trung Quốc ngày một nâng cao, ảnh hưởng trên văn đàn thế giới ngày càng lớn” (Mạc Ngôn nghiên cứu hội). Hội có tạp chí “Nghiên cứu Mạc Ngôn”, website “Cao lương đỏ”, “Bảo tàng văn học Mạc Ngôn”. Bảo tàng là nơi giới thiệu 3 cuộc đời và thành tựu nghệ thuật của Mạc Ngôn, trình bày một cách sinh động quá trình trưởng thành và phong cách đỉnh cao của một tác gia nổi tiếng bao gồm các bộ phận chính là: “thành tựu văn học”, “con đường trưởng thành”, “vương quốc văn học”, “gắn bó với quê hương”, “giao lưu văn học”. Ngoài ra còn có nhà chiếu phim, phòng sáng tác, phòng trưng bày thư pháp và bản thảo, phòng tư liệu tác phẩm Mạc Ngôn Trong cuốn sách Mạc Ngôn – nghiên cứu và tư liệu, tác giả Dương Dương đã tổng hợp rất nhiều bài nghiên cứu về sáng tác của Mạc Ngôn được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Đánh giá chung về nghệ thuật tự sự Mạc Ngôn, Tôn Đông trong Quái tài Mạc Ngôn đã đưa ra mô thức tự sự như sau: “Sinh mệnh, cảm giác, hình ảnh là ba trụ cột lớn trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, chúng chống đỡ mô thức tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn” (Dương Dương, Mạc Ngôn nghiên cứu tư liệu). Đứng trên lập trường chính trị, xã hội, nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phê phán mạnh mẽ các tiểu thuyết Mạc Ngôn. Khi tác phẩm Báu vật của đời xuất hiện, bàn về tiểu thuyết này, trên báo Tiền phong, Nguyễn Khắc Phê trong bài viết “Tài phù phép của Mạc Ngôn” đã nói đến thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, mà Báu vật của đời được xem là thể hiện tập trung nhất. Đây là tác phẩm có sức thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của độc giả và giới phê bình văn học ở Việt Nam. Bàn về nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn trong Báu vật của đời, dịch giả Trần Đình Hiến đã cho rằng trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn khai thác tối đa chất liệu dân gian truyền thống, chứ không phải chịu ảnh hưởng của Marquez hay Faulkner. Chia sẻ quan điểm ấy, Phạm Xuân Nguyên trong bài Sự sinh, sự sống, sự chết đăng trên tanviet.net, ngày 04/08/2005 cho rằng, về nghệ thuật viết tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn không hẳn là xuất sắc. Trong chừng mực nào đó, nó vẫn thuộc truyền thống của lối kể chuyện mang tính cổ truyền Trung Quốc. Theo ông, cái độc đáo của cuốn tiểu thuyết này là “Cái nhìn nghệ thuật – lịch sử, tỉnh táo và sắc sảo của nhà văn”. Trong khi đó, Nguyễn Thanh Sơn lại nói đến sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tiểu thuyết truyền thống và tiểu thuyết hiện đại. Có cùng cách nhìn ấy, Võ Thị Hảo lại nói đến “Một bút pháp hiện đại vượt khỏi những lối mòn” Tiếp đó, nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn đã được dịch, giới thiệu như: Đàn hương hình, Sống đọa thác đày, Cao lương đỏ, Cây tỏi nổi giận, Ếch 4 Trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử xuất hiện nhiều bài phỏng vấn và bài viết liên quan tới nội dung tác phẩm. Mạc Ngôn cũng được giới thiệu với độc giả Việt Nam thông qua cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch của dịch giả Nguyễn Thị Thại. Cuốn sách là tập hợp các bài phỏng vấn của nhà văn, qua đó tác giả trình bày những quan niệm của mình về sáng tác văn học, bật mí những thủ pháp nghệ thuật thường dùng và dấu ấn tuổi thơ trong sáng tác. Có thể nói cuốn sách đã cho người đọc nhìn nhận nhiều chiều về con người và sáng tác của Mạc Ngôn. Trên báo Văn nghệ, số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sỹ Hiệp. Có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu phê bình của các học giả nước ngoài cũng được dịch rộng rãi ở Việt Nam, trong đó phải kể đến bài đăng trên báo Trung Hoa độc thư báo tháng 1 năm 2004 có tựa đề Chín nhà văn ấn tượng nhất năm 2000 do Trần Sơn dịch. Bài viết tổng kết những bước đường sáng tạo của Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên. Tiếp đó, bài viết của Lê Huy Tiêu “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn” in trong cuốn “Cảm nhận mới về văn hóa văn học Trung Quốc”, đã khái quát đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ở các phương diện: hình ảnh, cảm giác, giọng điệu, nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ, bản sắc dân gian. Bài viết của Nguyễn Thị Tịnh Thy trên tạp chí sông Hương số 285 với tựa đề Mạc Ngôn - người vinh danh làng quê Cao Mật bằng bút pháp hậu hiện đại kiểu Trung Quốc đã nêu lên ba vấn đề chính: Cao Mật – Trung Quốc – nhân loại: duy nhất và tất cả, kết hợp đặc trưng tự sự truyền thống của Trung Quốc với tự sự hiện đại và hậu hiện đại phương Tây, tái sinh những sách lược tự sự cổ xưa nhất của Trung Hoa”. Dưới ánh sáng của nghệ thuật tự sự, những vấn đề như: người kể chuyện, điểm nhìn, kết cấu, không - thời gian, ngôn ngữ với hàng loạt các thủ pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo để lật đổ thủ pháp tự sự truyền thống đã bước đầu được nói tới. Trong luận văn Thạc sỹ của Hoàng Thị Bích Hồng về Nghệ thuật trần thuật trong phong cách tiểu thuyết Mạc Ngôn, tác giả đã đề cập đến nghệ thuật miêu tả cảm giác và những thủ pháp kì ảo với hiệu quả gián cách nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Trong luận văn Thạc sỹ Nghệ thuật tự sự trong 41 chuyện tầm phào của Mạc Ngôn (Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2006), Trần Thị Thanh Thủy cho rằng yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công cho tiểu thuyết 41 chuyện tầm phào chính là ở chỗ tự bên trong tác phẩm chứa biết bao điều mới lạ. Tác giả đã phân tích những sáng 5 tạo và đổi mới của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết này ở các phương diện: kết cấu, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ tự sự. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung, Nguyễn Thị Tịnh Thy với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã khảo sát đề tài trên ba phương diện: Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự; nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu tự sự; nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu tự sự. Từ đó, tác giả đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế của nghệ thuật tiểu thuyết cũng như chỉ ra vị trí của Mạc Ngôn trong dòng tiểu thuyết Trung Quốc đương đại. Chúng tôi xem những nghiên cứu trên đây là tài liệu quý báu có tính định hướng cho việc thực hiện đề tài khóa luận này. Có thể thấy, dù chưa nhiều nhưng nhìn chung các sáng tác của Mạc Ngôn, nhất là tiểu thuyết được nhiều nhà nghiên cứu thế giới và Việt Nam quan tâm. Trong đó, các tiểu thuyết nổi tiếng của Mạc Ngôn như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Tứ thập nhất pháođã được nhiều người đề cập trong những bài viết của mình. Song việc nghiên cứu về nhà văn cũng như tác phẩm của ông vẫn chưa nhiều, đặc biệt là những nghiên cứu về tiểu thuyết Thập tam bộ. Nghiên cứu về tiểu thuyết Thập tam bộ tiêu biểu có luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hà với đề tài Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn đã nêu rõ tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn: có cái nhìn mới về xã hội, về con người và cách viết của Mạc Ngôn. Tác giả đã đề cập tới những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ trên một số phương diện: cốt truyện và kết cấu phân mảnh, pha trộn, đan xen nhiều sắc thái giọng điệu; phá vỡ thời gian tự sự từ điểm nhìn bên trong. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nhấn mạnh về dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết chứ chưa đi sâu phân tích nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Thập tam bộ. Từ những ý kiến trên đây, có thể thấy tuy đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình của các tác giả ở Trung Quốc và thế giới trong đó có Việt Nam về tiểu thuyết Mạc Ngôn, song có thể nhận thấy các bài viết, bài nghiên cứu chỉ mới khái quát chung và tập trung ở những tiểu thuyết như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Sống đọa thác đày; vấn đề nghệ thuật trần thuật tuy đã được nhắc đến trong các bài viết nhưng chưa có công trình nào đi sâu phân tích nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết Thập tam bộ. Những bài viết, nghiên cứu trên là những ý kiến quý báu có tính định hướng và cũng là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài khóa luận của mình. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn, khóa luận tập trung khảo sát trên các bình diện: ngôi trần thuật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn dựa theo bản dịch của Trần Trung Hỷ, nhà xuất bản văn nghệ phát hành năm 2007. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát một số tiểu thuyết khác của ông để so sánh và đánh giá. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Giúp người viết chỉ ra những biểu hiện cụ thể của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn và có cái nhìn khái quát về những thành công của nhà văn trong sự nghiệp sáng tác. - Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn phải dựa trên hệ thống các phương diện thuộc về nghệ thuật tác phẩm, đặt các phương diện đó trong một hệ thống, một chỉnh thể. Phương pháp hệ thống giúp người viết hệ thống hóa các đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung và tiểu thuyết Thập tam bộ nói riêng. - Phương pháp loại hình: người viết sử dụng phương pháp này để phân loại, khu biệt các hiện tượng về nghệ thuật trần thuật của tác phẩm. - Phương pháp so sánh: để làm nổi bật những đặc điểm về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn, đồng thời góp phần khẳng định cống hiến của tác giả về phương diện này. Đối tượng so sánh là tiểu thuyết Thập tam bộ với những tác phẩm có cùng nội dung khác. - Phương pháp xã hội học: để nghiên cứu sự tác động của xã hội đến tác phẩm. 5. Đóng góp của đề tài - Về mặt lý thuyết Từ kết quả nghiên cứu về một số phương diện của nghệ thuật trong tiểu thuyết Thập tam bộ, khóa luận đưa ra một cách tiếp cận mới về nghệ thuật trần thuật, góp phần làm nổi bật vị trí và những đóng góp của nhà văn trong nền văn học đương đại Trung Quốc và nhân loại. 7 - Về mặt thực tiễn Đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Thập tam bộ và phong cách tiểu thuy
Luận văn liên quan