➢Đặt vấn đề
➢ Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis.
➢ Cây cao su được di nhập lần đầu tiên vào Châu Á năm 1876 và di
nhập chính thức vào Việt Nam 1897. Từ đó cây cao su trở thành
cây trồng chính cung cấp mủ cao su nguồn nguyên liệu chủ yếu
trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, ngoài ra cao su cũng là
sản phẩm chính để sản xuất nhiều loại hàng hóa phục vụ cho nhu
cầu đa dạng của xã hội: vỏ ruột xe, giày dép, dụng cụ y tế, dụng cụ thể thao
28 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu động thái ẩm độ đất trong mùa khô và đầu mùa mưa trên vườn cao su khai thác tại vùng đất xám Lai Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI ẨM ĐỘ ĐẤT
TRONG MÙA KHÔ VÀ ĐẦU MÙA MƯA
TRÊN VƯỜN CAO SU KHAI THÁC TẠI
VÙNG ĐẤT XÁM LAI KHÊ
Hội đồng hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS: Đỗ Kim Thành Phan Thanh Tâm
ThS: Trần Văn Lợt
KS: Kim Thị Thúy
NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
➢Đặt vấn đề
➢Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis.
➢Cây cao su được di nhập lần đầu tiên vào Châu Á năm 1876 và di
nhập chính thức vào Việt Nam 1897. Từ đó cây cao su trở thành
cây trồng chính cung cấp mủ cao su nguồn nguyên liệu chủ yếu
trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, ngoài ra cao su cũng là
sản phẩm chính để sản xuất nhiều loại hàng hóa phục vụ cho nhu
cầu đa dạng của xã hội: vỏ ruột xe, giày dép, dụng cụ y tế, dụng
cụ thể thao
Phần 1
GIỚI THIỆU
➢Đặt vấn đề
➢ Trong quá trình sinh trưởng, phát triển và thu hoạch mủ, cây
cao su chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: đất, giống, bảo
vệ thực vật, bón phân, khai thácNgoài những yếu tố cơ bản
trên, cây cao su còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh thái khí
hậu mà trong đó yếu tố về sự biến chuyển độ ẩm của đất trong
giai đoạn giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa cũng đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng phát triển cũng như đến
sản lượng của cây cao su.
➢ Đặt vấn đề
➢ Cùng với những sự hiểu biết về biến động của ẩm độ đất trong
mùa khô và giai đoạn đầu mùa mưa đã tạo tiền đề cho các nhà
nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa yếu tố độ ẩm, yếu tố khí hậu đối
với cây cao su. Từ những lí do đó, chúng tôi đã cùng với bộ môn
Sinh Lý Khai Thác của Viện Nghiên Cứu Cao Su tham gia tiến hành
đề tài: “ Nghiên cứu động thái độ ẩm đất trong mùa khô và đầu
mùa mưa trên vùng cao su khai thác tại đất xám Lai Khê ”.
• Tìm hiểu diễn biến động thái ẩm độ đất trong mùa
khô và đầu mùa mưa trên vườn cao su khai thác
tại đất xám Lai Khê.
• Tìm hiểu mối tương quan giữa ẩm độ đất, nhiệt
độ không khí với sản lượng mủ.
• Diễn biến các thông số sinh lý mủ trong giai đoạn
mùa khô và đầu mùa mưa trên vườn cao su khai
thác
➢Mục đích
➢ Yêu cầu
➢Quan trắc và theo dõi các chỉ tiêu về nhiệt độ, ẩm
độ không khí, thế năng của nước (pF), sản lượng,
và các thông số sinh lý mủ.
➢Nắm vững phương pháp thu thập số liệu, xử lý số
liệu, tính toán và nhận xét kết quả.
➢Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2011 -
7/2011, chỉ theo dõi được các chỉ tiêu trong thời
gian thực tập.
Phần 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
➢Thời gian và địa điểm thí nghiệm
➢Địa điểm: Lô 3.1 và 3.2 Trạm thực nghiệm cao su Lai
Khê, Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam.
➢Thời gian: nghiên cứu được tiến hành trong vòng 4
tháng từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011.
➢Dòng vô tính: RRIV3 và RRIV4.
➢Năm trồng: 1996.
➢Năm mở cạo: 2002.
➢Loại đất: Đất xám phù sa cổ.
➢Địa hình: Bằng phẳng
➢Nội dung
➢Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành trên
hai lô 3.1 và 3.2 trồng hai dòng vô tính RRIV3 và
RRIV4. Mỗi dòng vô tính là một thí nghiệm nhỏ,
mỗi thí nghiệm chọn 3 cây, mỗi cây là một lần
nhắc. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên.
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Một số hình ảnh thực hiện đề tài
Lô 3.1-
DVT
RRIV 3
Lô 3.2) -
DVT
RRIV 4
Phương
pháp lấy
mẫu ngoài
đồng
Phương
pháp đo
mẫu
trong
phòng
➢Các chỉ tiêu quan trắc
➢Độ ẩm đất.
➢Ẩm độ không khí.
➢Nhiệt độ không khí.
➢Sản lượng mủ.
➢Các chỉ tiêu sinh lý mủ (Thiols (R-SH), Đường
Sucrose, Lân vô cơ (Pi) và chất khô tổng số (TSC).
Các chỉ tiêu sinh lý mủ
➢Xử lý số liệu
➢Số liệu thô được xử lý bằng phần mềm EXCEL
2003.
➢Xử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC, SAS
➢Các đồ thị được vẽ bằng phần mềm EXCEL 2003 .
PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 3.1: Kết quả trung bình nhiệt độ không khí (0C) trên vườn cao
su khai thác lô 3.1 (DVT RRIV3) và lô 3.2 (DVT RRIV4) qua 3
năm quan trắc (tháng 3/2009 – tháng 6/2011).
Năm quan
trắc
Lô 3.1 – DVT RRIV3 (0C) Lô 3.2 – DVT RRIV4 (0C)
Tháng quan trắc
3 4 5 6 3 4 5 6
2009 28,3 28,5 27,5 27,1 28,8 28,6 27,6 27,1
2010 28,0 29,5 29,2 27,1 27,2 28,3 28,7 27,1
2011 25,9 25,7 27,8 27,4 25,8 27,1 29,7 27,1
Đồ thị 3.1:
Diễn biến nhiệt
độ không khí
trên vườn cao
su lô 3.1
(RRIV3) và lô
3.2 (RRIV4)
qua 18 tuần
quan trắc trong
năm 2011
Bảng 3.2: Kết quả trung bình ẩm độ không khí (%) trên vườn cao su
khai thác lô 3.1 (DVT RRIV3) và lô 3.2 (DVT RRIV4) qua 3 năm
quan trắc (tháng 3/2009 – tháng 6/2011).
Năm
quan
trắc
Lô 3.1 – DVT RRIV3 (%) Lô 3.2 – DVT RRIV4 (%)
Tháng
3 4 5 6 3 4 5 6
2009 72,2 75,1 76,2 83,6 70,9 73,9 76,1 82,5
2010 71,5 76,6 78,7 82,3 76,1 76,7 79,4 89,7
2011 75,2 81,5 78,3 83,7 72,8 80,5 80,8 85,9
Đồ thị 3.2:
Diễn biến ẩm
độ không khí
trên vườn cao
su lô 3.1
(RRIV3) và
lô 3.2
(RRIV4) qua
18 tuần quan
trắc trong
năm 2011.
Bảng 3.3: Kết quả trung bình thế năng nước (pF) qua 3 tầng đất tại
vị trí 1.5 m (cây cách cây) trên vườn cao su khai thác lô 3.1 (DVT
RRIV3) và lô 3.2 (DVT RRIV4).
DVT Tháng
Tầng đất 0-15 cm Tầng đất 15-30 cm Tầng đất 30-45 cm
2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011
RRIV3
3 2,4 4,3 3,2 2,1 4,3 3,1 1,9 4,2 3
4 2,4 4,1 3,1 2,3 4,1 2,8 1,9 4,2 2,4
5 1,9 2,8 3,7 1,7 2,7 3,7 1,7 2,8 3,7
6 1,9 2,3 3,7 1,9 2,2 3,7 1,8 2,3 3,7
RRIV4
3 2,1 4,5 3,4 2,1 4,5 3,7 2 4,4 3,5
4 2,3 4,1 2,7 2,1 3,9 2,5 2,3 4,1 2,6
5 1,8 2,4 3,7 1,7 2,6 3,6 1,8 2,4 3,6
6 1,8 2,1 3,7 1,7 2,2 3,7 1,7 2,0 3,7
pF= 1: rất ẩm; pF= 2: ẩm tối ưu; pF= 3: ẩm trung bình; pF= 4: hạn vừa; pF= 5:hạn khắc nghiệt
Bảng 3.4: Kết quả trung bình thế năng nước (pF) qua 3 tầng đất tại
vị trí 3 m (hàng cách hàng) trên vườn cao su khai thác lô 3.1 (DVT
RRIV3) và lô 3.2 (DVT RRIV4).
DVT Tháng
Tầng đất 0-15 cm Tầng đất 15-30 cm Tầng đất 30-45 cm
2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011
RRIV3
3 2,1 4,0 3,2 1,9 4,2 3,1 1,8 4,3 3,2
4 2,0 4,0 2,6 2,1 4,1 2,3 2,0 4,2 2,6
5 1,9 2,6 3,7 1,7 2,5 3,7 1,8 2,7 3,7
6 1,8 2,5 3,7 1,8 2,1 3,6 1,8 2,3 3,7
RRIV4
3 2,3 4,2 3,0 2,1 4,2 3,3 2,0 4,4 3,2
4 2,4 3,9 2,6 2,1 4,0 2,6 2,0 4,1 2,6
5 1,8 2,9 3,6 1,8 2,8 3,6 1,8 2,8 3,6
6 1,7 2,6 3,6 1,8 2,2 3,6 1,8 2,1 3,7
pF= 1: rất ẩm; pF= 2: ẩm tối ưu; pF= 3: ẩm trung bình; pF= 4: hạn vừa; pF= 5:hạn khắc nghiệt
Đồ thị 3.3: Diễn biến các chỉ tiêu sinh lý mủ trong giai đoạn chuyển mùa từ
đầu tháng 3 đến tháng 6 năm 2011 trên hai dòng vô tính cao su RRIV 3 và
RRIV 4
Bảng 3.5: Tương quan giữa nhiệt độ, ẩm độ đến sản lượng g/c/c
qua ba năm quan trắc (2009-2011) trên hai dòng vô tính RRIV 3 và
RRIV 4.
Năm
DVT Lô 3.1-DVT RRIV 3 Lô 3.2-DVT RRIV 4
Chỉ tiêu Nhiệt độ Ẩm độ Nhiệt độ Ẩm độ
2009
(N=15)
g/c/c -0,9174 0,9908 -0,6413 0,7464
** ** NS NS
Nhiệt độ -0,9198 -0,7049
** NS
2010
(N=18)
g/c/c -0,0320 0,6591 0,5926 -0,0257
NS * NS NS
Nhiệt độ -0,2722 -0,5520
NS NS
2011
(N=18)
g/c/c -0,9134 0,8371 -0,5919 0,6107
** * NS NS
Nhiệt độ -0,8735 -0,7826
** *
Đồ thị 3.4: Diễn biến sản lượng mủ gam trên cây trên lần cạo
(g/c/c) trên hai vườn cao su 3.1 và 3.2 DVT RRIV3, RRIV4 qua ba
năm theo dõi
Phần 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
➢ Kết luận
➢Ẩm độ không khí có xu hướng tăng dần qua các tháng trong
năm, những tuần đầu quan trắc trong tháng 3 vì còn ảnh
hưởng bởi tính chất của mùa khô trời nắng nóng, chưa có
mưa nhiều, vườn cây sinh trưởng chưa ổn định nên ẩm độ
không khí thấp. Từ tuần thứ 11 (tháng 5) trở đi do bước sang
giai đoạn mùa mưa nên bộ tán lá của vườn cao su ổn định và
dày đặc trở lại vì thế ẩm độ tăng cao và đạt đến ngưỡng >
80%, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sản lượng tăng cao.
➢Kết luận
➢Nhiệt độ không khí trong những tuần đầu trong năm
chưa ổn định có lúc tăng đột ngột rồi giảm xuống và ổn
định ở tuần thứ 15.
➢Giữa nhiệt độ và ẩm độ có mối tương quan nghịch với
nhau, nhiệt độ từ tháng 3 đến tháng 6 qua ba năm 2009-
2011 có biểu hiện giảm nhưng không đáng kể trong 2
tháng đầu, vì bước sang giai đoạn giao mùa còn mang
tính chất của mùa khô nên nhiệt độ còn biến động
mạnh.
➢ Kết luận:
❖Nhiệt độ và ẩm độ có tác động khá rõ đến sự cân bằng thế
năng nước (pF) cũng như ẩm độ trong đất và là nhân tố
quan trọng làm gia tăng năng suất. Từ đó mới thấy rõ ngoài
các nhân tố về giống, kỹ thuật, chế độ chăm sóc và khai thác
thì cây cao su còn chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố độ ẩm và
yếu tố này đóng vai trò quan trong trong thời gian tiến hành
khai thác trở lại và sự gia tăng về năng suất.
❖ Diễn biến các thông số sinh lý mủ (Thiol, Sucrose, Pi,
TSC) trong giai đoạn chuyển mùa, tháng 3 đạt giá trị cao
trên cả hai dòng vô tính. Sau đó khi bắt đầu cạo lại thì các
thông số sinh lý dần dần đi vào ổn định.
➢ Đề nghị
➢ Tiếp tục theo dõi thí nghiệm để tìm hiểu rõ hơn về sự
tác động của yếu tố độ ẩm đất liên quan đến sản lượng,
sinh trưởng của vườn cây cũng như thời gian bắt đầu thu
hoạch mủ trong năm.
XIN CHÂN THÀNH CẢM
ƠN QUÝ THẦY CÔ