Khóa luận Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghĩa An - Huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến động tích cực, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong sự phát triển của thế giới. Theo xu thế đó sản xuất nông nghiệp và sự phát triển kinh tế nông thôn đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ mới hội nhập WTO thì nền kinh tế nước nhà cần được chú trọng phát triển toàn diện, do đó cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường gắn với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì nền kinh tế cả nước nói chung và sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng càng được đặc biết chú trọng phát triển mạnh về chiều sâu, sản xuất nông nghiệp cần có những chiến lược phát triển hợp lý, mang lại hiệu quả cao để tạo ra những mặt hàng sản phẩm có giá trị kinh tế và hàm lượng chất xám cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và quốc tế. Mía là loại cây công nghiệp ngắn ngày có vị trí quan trong sản xuất nông nghiệp của nhiều nước ở các vùng nhiệt đới. Với nước ta mía được coi là một loại cây công nghiệp mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến đường, sản phẩm đường từ cây mía là nguồn nguyên liệu quan trọng cần có trong nhiều ngành công nghiệp chế biến đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Đường từ mía cung cấp một phần năng lượng không kém phần quan trọng trong cơ thể con người và nhiều sản phẩm được chế biến từ mía như rượu, cồn, bánh kẹo Ngày nay khi nền kinh tế thế giới càng phát triển, nhu cầu của con người càng được nâng lên, các ngành công nghiệp chế biến ngày càng nhiều thì nhu cầu về đường sẽ ngày càng cao và cần thiết. Đó sẽ là điều kiện tốt để phát triển sản xuất mía. Nghĩa An là một xã miền núi, đời sống nông dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Là một vùng có bản chất thuần nông sống trên nền đất đỏ bazan, thời tiết khi hậu mang đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của miền khí hậu nhiệt đới thì nơi đây là một vùng đất quý cho các loai cây công nghiệp ngắn và dài ngày phát triển. Do đó người dân cả vùng Nghĩa Đàn nói chung cũng như xã Nghĩa An nói riêng đời sống cũng như sự phát triển kinh tế hộ ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt. Mà chủ yếu là do sự phát triển sản xuất nông nghiệp làm giàu lên từ các loại cây công nghiệp như mía,

pdf69 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghĩa An - Huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Phạm Văn Lĩnh – K41.KDNN 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến động tích cực, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong sự phát triển của thế giới. Theo xu thế đó sản xuất nông nghiệp và sự phát triển kinh tế nông thôn đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ mới hội nhập WTO thì nền kinh tế nước nhà cần được chú trọng phát triển toàn diện, do đó cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường gắn với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì nền kinh tế cả nước nói chung và sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng càng được đặc biết chú trọng phát triển mạnh về chiều sâu, sản xuất nông nghiệp cần có những chiến lược phát triển hợp lý, mang lại hiệu quả cao để tạo ra những mặt hàng sản phẩm có giá trị kinh tế và hàm lượng chất xám cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và quốc tế. Mía là loại cây công nghiệp ngắn ngày có vị trí quan trong sản xuất nông nghiệp của nhiều nước ở các vùng nhiệt đới. Với nước ta mía được coi là một loại cây công nghiệp mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến đường, sản phẩm đường từ cây mía là nguồn nguyên liệu quan trọng cần có trong nhiều ngành công nghiệp chế biến đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Đường từ mía cung cấp một phần năng lượng không kém phần quan trọng trong cơ thể con người và nhiều sản phẩm được chế biến từ mía như rượu, cồn, bánh kẹo Ngày nay khi nền kinh tế thế giới càng phát triển, nhu cầu của con người càng được nâng lên, các ngành công nghiệp chế biến ngày càng nhiều thì nhu cầu về đường sẽ ngày càng cao và cần thiết. Đó sẽ là điều kiện tốt để phát triển sản xuất mía. Nghĩa An là một xã miền núi, đời sống nông dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Là một vùng có bản chất thuần nông sống trên nền đất đỏ bazan, thời tiết khi hậu mang đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của miền khí hậu nhiệt đới thì nơi đây là một vùng đất quý cho các loai cây công nghiệp ngắn và dài ngày phát triển. Do đó người dân cả vùng Nghĩa Đàn nói chung cũng như xã Nghĩa An nói riêng đời sống cũng như sự phát triển kinh tế hộ ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt. Mà chủ yếu là do sự phát triển sản xuất nông nghiệp làm giàu lên từ các loại cây công nghiệp như mía, cà phê và cao suTrong đó cây mía là cây trồng chủ yếu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so Đại học K n h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Phạm Văn Lĩnh – K41.KDNN 2 với các loai cây trồng khác. Vị trí của xã lại gần Công Ty Liên Doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyles đồng thời cũng thuộc vùng quy hoạch nguồn nguyên liệu mía của Công Ty nên Nghĩa An rất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất mía. Với một điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa, sự quan tâm khuyến khích mở rộng đầu tư sản xuất mía của các cấp chính quyền huyện, xã cùng với sự hỗ trợ và chiến lược quy hoạch phát triển nguyên liệu mía của Công Ty Liên Doanh mía đường NA Tate & L thì đó là thuận lợi cũng như một động lực tiềm tàng để giúp người dân phát triển sản xuất mía nâng cao đời sống nhanh chóng. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc phát triển sản xuất mía trên địa bàn xã hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, hiệu quả trong sản xuất chưa cao, năng xuất mía ngày càng giảm đi, sản xuất còn thiếu đi tính ổn định, đời sống nhiều người dân vẫn còn khó khăn không những thế đất đai ngày càng bị thái hóa, bạc màu, diện tích đất sản xuất mía ngày ngày càng bị thu hẹp do thay thế các loại cây trông như sắn, cà phê, cao suĐặc biệt từ năm 2010 Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH chính thức khởi công xây dựng Nhà máy sữa TH thuộc dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn đã thu đi một lượng lớn diện tích trồng mía của người dân sản xuất mía. Điều đó đã ảnh hưởng không những đến hiệu quả hoạt động của nhà máy đường mà còn ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất mía và đời sống của nông dân nơi đây. Xuất phát từ tình hình đó, tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghĩa An - huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An ”. Làm chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất mía ;  Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã nói riêng và toàn vùng nguyên liệu nói chung ;  Đề ra những kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía.  Nghiên cứu tính hiệu quả sản xuất trong từng đối tượng hộ sản xuất khác nhau. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê kinh tế Phương này dựa trên cơ sở các phương pháp thống kê. Nội dung của phương pháp này gồm có 3 nội dung là: thu thập số tài liệu trên cơ sở quan sát số lớn, điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm; xử lý và hệ thống hóa tài liệu trên cơ sở phân tổ thống kê và cuối cùng là phán ánh, phân tích tài liệu ( sau khi tài liệu đã được tổng hợp): phản ánh mức độ( nhiều hay ít, biến động và các hiện tượng chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào) và so sánh với nhau. Đại học Ki h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Phạm Văn Lĩnh – K41.KDNN 3 - Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Các số liệu này được thu thập từ các phòng ban của UBND Xã mà cụ thể là phòng thống kê của Xã. Ngoài ra còn thu thập thông tin qua sách báo,mạng internet, tạp chí nông nghiệp và các tài liệu nghiên cứu của các khóa trước. Số liệu sơ cấp: Đây là những số liệu mà qua điều tra phỏng vấn các nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu - Các phương pháp phân tích kinh tế Phương pháp này dùng tổng hợp những nét chung trên cơ sở đánh giá hiệu quả hay không hiệu quả thông qua các chỉ tiêu tương đối, bình quân và đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu nhằm biểu hiện quy mô số lượng của hiện tượng. - Phương pháp điều tra chọn mẫu Nghĩa An là một xã có diện tích đất tự nhiên và đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, với 12 xóm, trong đó có 8 xóm có diện tích trồng mía nhiều nhất. Người dân trên địa bàn lâu nay vẫn xem cây mía là cây trồng chính mang lại hiệu quả sản xuất cao so với các cây trồng khác. Căn cứ vào thời gian và tình hình thực tế địa bàn nghiên cứu tôi đã chọn 60 hộ trồng mía để điều tra trong đó có: 5 hộ giàu, 22 hộ khá, 30 hộ trung bình và 3 hộ nghèo ở địa bàn của 8 xóm là xóm : 1, 2A, 2B, 3, 8, 9, 10A,10B. - Phương pháp điều tra phỏng vấn Là phương pháp đánh giá hiện trạng sản xuất mía theo nông hộ với sự tham gia của người dân (RRA: Rapid Rural Appraisal- Điều tra nông thôn nhanh). Cụ thể để thu thập số liệu nghiên cứu tôi đã điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân trên toàn địa bàn nghiên cứu và thu thập số liệu từ UBND Xã. - Phương pháp chuyên gia Là phương pháp dựa trên việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực đang nghiên cứu. Cụ thể trong chuyên đề này là tham khảo ý kiến của thầy giáo hướng dẫn, cán bộ phòng nông nghiệp UBND Xã, kỹ sư nông nghiệp cũng như các hộ sản xuất mía - Và một số phương pháp khác như phương pháp duy vật biện chứng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mía. - Đối tượng nghiên cứu: Các nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu:  Thời gian: từ ngày 14 tháng 02 năm 2011 đến ngày 05 tháng 04 năm 2011.  Không gian: toàn địa bàn xã Nghĩa An, Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Đại học Kin h tế H ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Phạm Văn Lĩnh – K41.KDNN 4 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT MÍA 1.1. Các định nghĩa và lý thuyết cơ bản về hiệu quả kinh tế 1.1.1. Hiệu quả kinh tế HQKT là một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cường trình độ, lợi dụng các nguồn lực có sẵn trong một hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người ngày càng tăng. Nói một cách biện chứng thì chính do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế thấy cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT. Bàn về khái niệm HQKT, các nhà kinh tế ở nhiều nước và nhiều lĩnh vực có những quan niệm nhìn nhận khác nhau, có thể tóm tắt vào 3 hệ thống quan điểm như sau: + Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật, lực, tiền vồn) để đạt kết quả đó. Hiệu quả được xác định như sau: H = Q/K Max Trong đó : Q : là kết quả K: Là chi phí bỏ ra + Hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng: Xem xét HQKT trong phân biến động giữa kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra. Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng lên của kết quả sản xuất và phần tăng lên của chi phi phí hay quan hệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Như vậy, theo quan điểm này thì HQKT được xác định: ∆ Q H = và ∆ Q - ∆ K Max ∆ K Trong đó: ∆ Q : Là phần tăng thêm của kết quả sản xuất. ∆ K : Là phần tăng thêm của chi phí sản xuất. (∆ Q tăng nhanh hơn ∆K nhằm mục tiêu HQKT luôn luôn lớn hơn 1) + Hệ thống quan điểm thứ ba cho rằng: Đại học in h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Phạm Văn Lĩnh – K41.KDNN 5 HQKT được xác định bởi tỷ lệ giữa % tăng lên của kết quả sản xuất với % tawnh lên của chi phí bỏ ra. Như vậy được xác định như sau: % ∆ Q ∆ Q/Q H = hay % ∆ K ∆ K/K - Có hệ thống quan điểm cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Thể hiện quan điểm này, có tác giả nêu khái niệm chung nhất của HQKT là đại lượng thu được của hiệu số giữa kết quả thu được và hao phí (chi phí bỏ ra) để thực hiện mục tiêu đó. HQKT = Kết quả sản xuất - Chi phí Tác giả Đỗ Thịnh nêu quan điểm: “Thông thường hiệu quả được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa. Do vậy, một cách linh hoạt và rộng rãi hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong muốn”. - Ngoài ra còn có ý kiến, quan điểm nhìn nhận HQKT trong tổng thể kinh tế - xã hội. Theo L.N.Carirốp “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân bằng cách so sánh các kết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dữ trữ đã sử dụng”. Theo Anghlốp thì: “HQKT xã hội là sự tương ứng giữa kết quả xã hội được khái quát trong khái niệm rộng hơn - sự tăng lên phần thịnh vượng cho những người lao động với mức tăng hao phí để nhận kết quả này” + Đối với Chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường tuân theo quy luật kinh tế cơ bản nhằm thu được lợi nhuận tối đa cho từng doanh nghiệp thì HQKT chủ yếu được đánh giá bằng những chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế của từng doanh nghiệp. + Trong nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp (mô hình các nước xã hội chủ nghĩa trước đây) lấy mục tiêu số một là đáp ứng nhu cầu vật chất của xã hội coi HQKT của sản xuất trước hết là năng lực sản xuất và cung ứng vật chất cho xã hội của từng cơ sở sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay nhiều nước trên thế giới tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển nhưng có sự can thiệp của nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu về chính trị xã hội hiện tại. Như vậy khái niệm HQKT ở các nền kinh tế khác nhau không đồng nhất mà tùy theo điều kiện mục đích của từng nền sản xuất cũng nhưu yêu cầu đạt ra của xã hội, nó không dừng lại ở một mức nào đó mà khoa học kunh tế cần phải giải quyết cụ thể Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Phạm Văn Lĩnh – K41.KDNN 6 nhằm đáp ứng yêu cầu quy luật kinh tế mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định ở từng nước. Tóm lại HQKT là mối quan hệ so sánh giữa : Toàn bộ yếu tố đầu ra với toàn bộ yếu tố đầu vao. Phần tăng thêm tuyệt đối của yếu tố đầu ra với phần tăng thêm của yếu tố đầu vào. Phần tăng thêm tương đối của yếu tố đầu ra với phần tăng thêm tương đối của yếu tố đầu vào. Như vậy, muốn xác định HQKT cần phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra, ưng với các công thức đã nêu ở trên thì tức là phải xác định được Q và K. Trong thực tế, nguồn lực ngày càng khan hiếm so với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện rủi ro bất thường làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất thường không ổn định. Vì thế muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về nguồn lực, phải đảm bảo một nền sản xuất ổn đinh, chúng ta cần phải bàn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đó là quản lý các rủi ro trong nông nghiệp. Nói đến hiệu quả chúng ta cần phân biệt rõ 3 loại hiệu quả sau: + Hiệu quả kỹ thuật ( TE: technical efficiency): Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên 1đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào hàm sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. + Hiệu quả phân bổ (AE: efficient allocation) : là chỉ tiêu kết quả trong các yếu tố giữu sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên 1 đồng. thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố veefgias của đầu cào và giá cả đầu ra đo đo nó còn gọi là hiệu quả giá. + Hiệu quả kinh tế ( EE: economic efficiency): Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật, nghĩa là cả 2 yếu tố giá trị và hiện vật đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Do đó để sản xuất đật hiệu quả kinh tế thì điều kiện cần và đủ là việc sử dụng nguồn lực phải đạt cả 2 chỉ tiêu hiệu quả ky thuật và hiệu quả phân bổ. Hay: EE = TE AE 1.1.1.1. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế (HQKT). Qua các khái niệm, khái niệm về HQKT như phân tích ở trên cho thấy HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp với nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù quy luật kinh tế khác. Nền kinh tế quản lý theo kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang cho phép các doanh nghiệp, các hộ gia đình ở mọi thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất. Mục đích, yêu cầu đối với quá trình sản xuất của mỗi thành phần là khác nhau cho nên chỉ tiêu đánh giá HQKT là rất quan trọng. Hộ nông Đại ọc Kin h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Phạm Văn Lĩnh – K41.KDNN 7 dân tiến hành sản xuất kinh doanh trước hết để có công ăn việc làm, có thu nhập hàng ngày sau đó mới tính đế phần tích lũy. Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nông nghiệp bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, cả kinh doanh hay chế biến. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc thù phức tạp nên việc xác định và so sánh HQKT là điều khó khăn và mang tính chất tương đối. Vậy, nội dung xác định HQKT bao gồm: + Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): Trước hết, các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất kinh doanh phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân (được xã hội chấp nhận) hàng hóa sản xuất phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả nhận được là: Khối lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận so sánh với chi phí bỏ ra. + Xác định các yếu tố đầu vào: Bao gồm chi phí trung gian (IC), chi phí sản xuất, chi phí về lao động, chi phí về vốn đầu tư. Về tính toán: Ổn định giá cả đầu vào cũng phải ổn định trên cơ sở phải có đầu tư ngay từ đầu. Tuy nhiên, việc xác định các yếu tố đầu vào sẽ gặp khó khăn, đó là có những tư liệu sản xuất tham gia nhiều quá trình SX, những khoản chi phí gián tiếp không tính được như cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thông tin), đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật. Với một khối lượng dự trữ tài nguyên nhất định nhằm tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn nhất, đó là mục tiêu của các nhà sản xuất và các nhà quản lý. Như vậy, quá trình sản xuất là sự liên hệ, gắn bó mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra. Sự biểu hiện kết quả của các quan hệ trên có thể tính hiệu quả sản xuất và được xem như một trong những nội dung hết sức quan trọng. Nội dung quan trọng của việc xác định và nâng cao hiệu quả sản xuất từ những yêu cầu phát triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng – một trong những quy luật cơ bản của quá trình sản xuất xã hội. Mức độ hiệu quả đạt được phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cũng như trình độ sản xuất xã hội. Từ một nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường như nước ta thì có nhiều vấn đề kinh tế được xem xét và đánh giá lại. Về vấn đề hiệu quả được coi là vấn đề quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại của nền sản xuất. Làm rõ bản chất của hiệu quả cần phải phân định sự khác nhau và mối quan hệ giuwac kết quả và hiệu quả. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn của tài nguyên với nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Vì vậy, khi đánh giá kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của một doanh nghiệp hay của một cơ sở sản xuất thì người ta không dừng lại ở chỉ tiêu đánh giá kết quả, vì chỉ tiêu này mới phản ánh về mặt lượng của sự vật hiện tượng. Để đánh giá mặt chất của sự vật hiện tượng, cụ thể là mặt chất của hoạt động sản xuất kinh doanh người ta đi vào nội dung đánh giá HQKT. Trên phạm vi xã hội, Đại học Ki h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Phạm Văn Lĩnh – K41.KDNN 8 các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả phải là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng chi phí lao động xã hội, còn tính chất của hiệu quả là sự tối đa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn lực tài chính nhất định (Lâm Thị Xuân – Đánh giá hiệu quả sản xuất mía của hộ nông dân phường Hà Phong, tỉnh Quảng Ninh, trường Đại Học Nông Nghiệp I – Hà Nội) 1.1.1.2. Phân loại HQKT. Các hoạt động sản xuất của con người và quá trình tìm và ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất đều phục vụ mục đích chủ yếu là kinh tế mà cụ thể là nhằm đem lại HQKT cao nhất. Tuy nhiên, ngày nay khi người ta nhận ra các vấn đề về môi trường và xã hội thì hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà nó còn ảnh hưởng đến kết quả sản xuất xã hội của con người nói chung. Do vậy mà xét trên phạm vi hoạt động kinh tế hay tiến bộ KH-KT có thể mang lại lợi ích cho một cá nhân, một đơn vị sản xuất nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó ảnh hưởng đến hiệu quả và lợi ích chung. Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân biệt rõ các loại hiệu quả và làm rõ mối liên hệ giữa chúng để có nhận xét chính xác. Cụ thể, căn cứ vào các tiêu thức khác nhau mà có các loại hiệu quả khác nhau như sau: Nếu căn cứ vào nội dung người ta phân hiệu quả làm nhiều loại: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hôi, hiệu quả môi trường Trong đó hiệu quả kinh tế là trung tâm của mọi loại hiệu quả và có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Căn cứ vào các yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế theo các cấp, các ngành, hiệu quả kinh tế phân thành: + Hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ. + Hiệu quả kinh tế xã hội. Nếu căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và chi phí vật chất khác thì HQKT gồm: + Hiệu quả sử dụng lao động và tài nguyên như đất đai, lao động vật tư. + Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc thiết bị. + Hiệu quả các biện pháp KH-KT và quản lý. Ngoài ra, hiệu quả còn được xem xét cả về mặt thời gian và không gian. Về mặt hiệu quả đạt được phải đảm bảo cả lợi ích trước mắt và lâu dài, tức là hiệu quả đạt được ở từng thời kỳ, giai đoạn không ảnh hưởng đến hiệu quả các thời kỳ, giai đoạn tiếp theo. Về mặt không gian hiệu quả ch
Luận văn liên quan