Đánh giá khả năng đền bù của cây lúa
trong điều kiện giả tạo sâu đục thân gây hại ở
giai đoạn lúa đẻ nhánh và lúa trổ, từ đó có
những khuyến cáo cụ thể trong việc phòng trừ
đối tượng sâu hại này
48 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện hủy chồi để giả tạo sâu đục thân gây hại trong vụ hè thu 2011 tại xã Điềm Hy – Châu Thành – Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐỀN BÙ CỦA CÂY
LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN HỦY CHỒI ĐỂ GIẢ
TẠO SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI TRONG VỤ
HÈ THU 2011 TẠI XÃ ĐIỀM HY - CHÂU
THÀNH - TIỀN GIANG
GVHD: Thầy Nguyễn Hữu Trúc
ThS. Lâm Thị Mỹ Nương (TT BVTV phía Nam)
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh
*
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. GIỚI THIỆU
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
*
I. GIỚI THỆU
*
1.1 Đặt vấn đề
- Vai trò của cây lúa
- Tác hại của sâu bệnh hại trên lúa
→ Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu
khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện
hủy chồi để giả tạo sâu đục thân gây hại trong
vụ hè thu 2011 tại xã Điềm Hy – Châu Thành
– Tiền Giang” được thực hiện
*
1.2 Mục đích và yêu cầu
❖Mục đích:
Đánh giá khả năng đền bù của cây lúa
trong điều kiện giả tạo sâu đục thân gây hại ở
giai đoạn lúa đẻ nhánh và lúa trổ, từ đó có
những khuyến cáo cụ thể trong việc phòng trừ
đối tượng sâu hại này.
*
1.2 Mục đích và yêu cầu
❖ Yêu cầu:
− Xác định khả năng đền bù của cây lúa trong
điều kiện giả tạo sâu đục thân gây hại ở 2 giai
đoạn sinh trưởng của cây lúa: đẻ nhánh và trổ.
− Ảnh hưởng của các mức độ gây hại của sâu
đục thân ở 2 giai đoạn lúa đẻ nhánh và lúa trổ
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
lúa.
*
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
*
2.1 Vật liệu
❖ Giống lúa: IR50404, sạ hàng mật độ 120kg/ha
*
2.1 Vật liệu
❖Máy đo diệp lục tố (chlorophyll meter)
❖ Cọc tre, Dây nilong, Thước dây, Bảng cấm,
Kéo, Tâm tre, Cân điện tử.
*
2.2 Phương pháp thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi:
➢ Số chồi/m2
Đếm số chồi trong mỗi nghiệm thức sau
khi bị hủy chồi 7 ngày/lần.
➢ Chỉ số diệp lục tố (Chỉ số Spad)
Mỗi nghiệm thức chọn ngẫu nhiên 10 lá
lúa, dùng máy Chlorophyll meter để đo 7
ngày/lần.
*
➢ Các yếu tố cấu thành năng suất lúa
− Số bông/m2
Quan sát và đếm số bông trên mỗi ô
nghiệm thức vào giai đoạn khi thu hoạch
lúa.
− Chiều dài bông
Mỗi ô nghiệm thức chọn 10 bông ngẫu
nhiên theo đường chéo gốc để đo.
*
− Số hạt chắc/bông
Mỗi ô thí nghiệm thu hoạch ngẫu nhiên 50
bông theo đường chéo gốc → số hạt
chắc/bông
− Trọng lượng 1000 hạt
Đếm 1000 hạt chắc, khô (ẩm độ 14%) đem
cân trọng lượng (đơn vị tính bằng gram).
*
− Năng suất lý thuyết (NSLT):
NSLT (tấn/ha)= (Số bông/m2 x số hạt chắc/bông
x P1000 hạt)/(1000 x 100)
− Năng suất thực tế (NSTT)
Thu hoạch tất cả lúa trên ô thí nghiệm bao
gồm cả 50 bông lấy để đếm hạt chắc, tuốt hạt,
phơi khô, quạt sạch, sau đó cân trọng lượng
(đơn vị: tấn/ha).
*
2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu thu thập được xử lý thống kê
bằng phương thức ANOVA của phần mềm
MSTATC
*
2.2.1 Thí nghiệm 1
Xác định khả năng đền bù của cây lúa
trong điều kiện hủy chồi để giả tạo sâu đục
thân gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh.
2.2.1 Thí nghiệm 1
❖ Bố trí thí nghiệm:
➢ Thí nghiệm đơn yếu tố, được bố trí theo
kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4
nghiệm thức, 3 lần lặp lại.
➢ Diện tích mỗi ô nghiệm thức 1m2, khoảng
cách giữa các nghiệm thức và các lần lặp lại
là 30cm.
*
2.2.1 Thí nghiệm 1
➢ Các nghiệm thức
– Nghiệm thức 1 (NT1): hủy 10% số chồi.
– Nghiệm thức 2 (NT2): hủy 15% số chồi.
– Nghiệm thức 3 (NT3): hủy 20% số chồi.
– Nghiệm thức 4 (NT4): đối chứng (không
hủy chồi).
*
2.2.1 Thí nghiệm 1
➢ Sơ đồ bố trí thí nghiệm
NT1 NT2 NT3
NT4 NT1 NT2
NT3 NT4 NT1
NT2 NT3 NT4
Lần lặp lại 3 Lần lặp lại 2 Lần lặp lại 1
*
Hình 2.1 Toàn cảnh thí nghiệm giai đoạn cắm cọc bố trí
thí nghiệm 1 *
2.2.1 Thí nghiệm 1
❖ Phương pháp tiến hành và cách hủy chồi
- Phương pháp tiến hành:
Vào lúc cây lúa được 25NSS, trong mỗi
nghiệm thức tiến hành nhổ bỏ tỉa bớt số cây
lúa, chừa lại đúng 700 chồi/ô nghiệm thức.
- Cách hủy chồi:
*
Hình 2.2 Cách hủy chồi *
Hình 2.3 Triệu chứng “chết đọt” khi hủy chồi *
III. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 1
NT
Số chồi/ m2
Còn lại
SXL
7
NSXL
14
NSXL
21
NSXL
28
NSXL
35
NSXL
42
NSXL
49
NSXL
56
NSXL
Hủy
10% chồi
630 649,3 b 671,7 b 534,3 b 502,7 b 490,0 b 479,0 b 475,0 b 472,7b
Hủy
15% chồi
595 620,0 c 638,7 bc 504,3 b 473,3 b 468,0 b 455,7 b 452,3 b 449,3 b
Hủy
20% chồi
560 580,0 d 612,7 c 494,7 b 411,0 c 409,7 c 400,7 c 399,3 c 397,3 c
Đối chứng 700 728,0 a 753,0 a 612,0 a 571,7 a 556,7 a 546,3 a 534,7 a 532,7 a
Mức
ý nghĩa
** ** * ** ** ** ** **
CV(%) 1,08 2,60 5,99 4,23 2,33 2,39 2,68 2,60
Bảng 1. Số chồi/m2 qua các lần điều tra sau khi hủy
chồi giai đoạn lúa đẻ nhánh
*
Nghiệm thức
Chỉ số diệp lục tố
TXL 7 NSXL
14
NSXL
21
NSXL
28
NSXL
35
NSXL
42
NSXL
49
NSXL
56
NSXL
Hủy 10% chồi 34,7 35,3 37,0 38,3 41,1 41,5 40,4 39,7 31,6
Hủy 15% chồi 35,0 35,6 37,2 38,1 41,0 41,5 40,3 40,3 32,1
Hủy 20% chồi 35,2 35,6 37,5 38,7 41,0 41,8 40,4 40,0 31,3
Đối chứng 34,4 35,2 36,7 38,3 40,0 40,7 40,1 39,4 32,7
Mức ý nghĩa ns ns ns ns ns ns ns ns ns
CV(%) 2,25 1,28 1,48 1,27 1,60 0,79 0,63 1,43 4,17
Bảng 2. Chỉ số diệp lục tố qua các tuần sau khi hủy
chồi giai đoạn lúa đẻ nhánh
*
Nghiệm thức Số bông/m2
Chiều dài bông
(cm)
Số hạt chắc/bông
P.1000 hạt
(g)
Hủy 10% chồi 472,0 b 20,90 74,16 25,43
Hủy 15% chồi 449,0 b 20,66 74,43 25,42
Hủy 20% chồi 397,0 c 20,93 74,56 25,38
Đối chứng 532,0 a 20,86 71,33 25,06
Mức ý nghĩa ** ns ns ns
CV(%) 2,68 1,60 5,18 2,28
Bảng 3. Ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng
suất khi hủy chồi giai đoạn lúa đẻ nhánh
*
Nghiệm thức
Năng suất lý thuyết
(tấn/ha)
Năng suất thực tế
(tấn/ha)
% giảm năng suất
so với đối chứng
Hủy 10% chồi 8, 89 a 6,51 a 2,17
Hủy 15% chồi 8,46 ab 6,25 a 6,16
Hủy 20% chồi 7,51 b 5,57 b 16,35
Đối chứng 9,50 a 6,66 a 0,00
Mức ý nghĩa * **
CV(%) 7,13 4,04
Bảng 4. Ảnh hưởng đến năng suất khi hủy chồi giai
đoạn lúa đẻ nhánh
*
2.2.2 Thí nghiệm 2
Xác định khả năng đền bù của cây lúa
trong điều kiện hủy bông để giả sâu đục
thân gây hại ở giai đoạn lúa trổ.
*
2.2.2 Thí nghiệm 2
❖ Bố trí thí nghiệm:
➢ Thí nghiệm đơn yếu tố, được bố trí theo
kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4
nghiệm thức, 3 lần lặp lại.
➢ Diện tích mỗi ô nghiệm thức 1m2, khoảng
cách giữa các nghiệm thức và các lần lặp lại
là 30cm.
*
2.2.2 Thí nghiệm 2
➢ Các nghiệm thức
– Nghiệm thức 1 (NT1): hủy 3% số bông.
– Nghiệm thức 2 (NT2): hủy 5% số bông.
– Nghiệm thức 3 (NT3): hủy 7% số bông.
– Nghiệm thức 4 (NT4): đối chứng (không
hủy bông)
*
2.2.2 Thí nghiệm 2
➢ Sơ đồ bố trí thí nghiệm
NT4 NT1 NT2
NT1 NT2 NT3
NT2 NT3 NT4
NT3 NT4 NT1
Lần lặp lại 3 Lần lặp lại 2 Lần lặp lại 1
*
Hình 2.4 Toàn cảnh thí nghiệm giai đoạn cắm cọc bố trí
thí nghiệm 2 *
2.2.2 Thí nghiệm 2
❖ Phương pháp tiến hành và cách hủy chồi
- Phương pháp tiến hành:
Vào lúc cây lúa được 55NSS, tiến hành đếm
tổng số bông, chừa lại đúng 421 bông/ô
nghiệm thức.
- Cách hủy bông:
*
Hình 2.5 Triệu chứng “bông bạc” khi hủy bông *
III. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 2
*
Nghiệm thức
Chỉ số diệp lục tố
TXL 7NSXL 14NSXL 21NSXL 28NSXL
Hủy 3% bông 40,5 41,0 40,4 39,0 32,0
Hủy 5% bông 39,3 41,1 40,7 39,7 32,2
Hủy 7% bông 40,4 41,2 40,2 39,1 31,2
Đối chứng 40,6 40,7 40,0 39,0 31,2
Mức ý nghĩa ns ns ns ns ns
CV(%) 1,84 0,89 1,07 1,07 3,76
Bảng 5. Chỉ số diệp lục tố qua các tuần sau khi hủy
bông giai đoạn lúa trổ bông
*
Nghiệm thức
Số bông/m2
còn lại SXL
Số bông/m2
khi thu hoạch
Chiều dài
bông (cm)
Số hạt
chắc/bông
P.1000 hạt
(g)
Hủy 3% bông 409 409,0 ab 20,90 75,03 25,57
Hủy 5% bông 399 398,2 bc 20,76 75,23 25,31
Hủy 7% bông 391 391,0 c 21,10 74,43 25,49
Đối chứng 421 420,7 a 21,06 74,83 25,40
Mức ý nghĩa * ns ns ns
CV(%) 1,81 1,28 2,69 2,35
Bảng 6. Ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng
suất khi hủy bông giai đoạn lúa trổ bông
*
Nghiệm thức
Năng suất lý thuyết
(tấn/ha)
Năng suất thực tế
(tấn/ha)
% giảm năng suất so
với đối chứng
Hủy 3% bông
7,85 ab 6,20 ab 3,43
Hủy 5% bông
7,57 bc 5,64 bc 12,15
Hủy 7% bông
7,32 c 5,29 c 17,60
Đối chứng
8,00 a 6,42 a 0,00
Mức ý nghĩa ** **
CV(%)
1,85 4,68
Bảng 7. Ảnh hưởng đến năng suất khi hủy bông giai
đoạn lúa trổ bông
*
Hình 3.1 Lấy chỉ tiêu diệp lục tố *
Hình 3.2 Lần lặp lại 1 của thí nghiệm 2 giai đoạn lúa 7 ngày
sau khi hủy bông *
Hình 3.3 Lần lặp lại 2 của thí nghiệm 2 giai đoạn lúa 7 ngày
sau khi hủy bông *
Hình 3.4 Lần lặp lại 3 của thí nghiệm 2 giai đoạn lúa 7 ngày
sau khi hủy bông *
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
*
4.1 Kết luận
• Cây lúa có khả năng tự đền bù số chồi đã mất khi
bị sâu đục thân gây hại vào giai đoạn đẻ nhánh.
• Sâu đục thân gây hại lúa vào giai đoạn đẻ nhánh
ở mức thiệt hại 10% và 15% chồi thì không gây
ra ảnh hưởng đến năng suất. Nhưng ở mức gây
hại 20% chồi thì làm năng suất giảm 1,09 tấn/ha
so với đối chứng.
*
4.1 Kết luận
• Sâu đục thân gây hại lúa giai đoạn trổ bông ở
mức thiệt hại 3% bông thì không ảnh hưởng
đến năng suất nhưng ở mức gây hại 5% đã
làm giảm năng suất 0,78 tấn/ha và ở mức
gây hại 7% bông đã làm giảm 1,12 tấn/ha
năng suất so với đối chứng.
*
4.1 Kết luận
• Sâu đục thân gây hại vào giai đoạn đẻ nhánh
và trổ bông (trong điều kiện giả sâu đục thân
gây hại) không ảnh hưởng đến chỉ số diệp lục
tố của lá, chiều dài bông, số hạt chắc/bông,
P.1000 hạt.
*
4.2 Đề nghị
• Phòng trừ sâu đục thân chấm gây hại vào giai
đoạn lúa đẻ nhánh khi thấy khoảng 20% số
chồi/m2 bị hại.
• Phòng trừ sâu đục thân chấm gây hại vào giai
đoạn lúa trổ bông khi thấy khoảng >= 5% số
bông/m2 bị hại.
*
CÁM ƠN THẦY, CÔ VÀ CÁC
BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
*