Trong thời đại ngày nay thông tin đƣợc coi là năng lƣợng thiết yếu, là
sức mạnh của quyền lực và ngày càng trở thành một trong những yếu tố cấu
thành lực lƣợng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh nhƣ vậy, nếu không muốn bị
xếp vào đội ngũ những ngƣời chậm, những nền kinh tế chậm và quốc gia
chậm thì trƣớc hết phải sở hữu và thƣờng xuyên cập nhật đƣợc khối lƣợng
lớn thông tin, trong đó có thông tin thống kê. Quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế, ngành Thống kê đang đứng trƣớc yêu cầu đòi hỏi khối lƣợng thông
tin thống kê phong phú và đa dạng phục vụ các đối tƣợng dùng tin
20 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Nghiên cứu nội dung và cơ chế tổ chức hoạt động dịch vụ thống kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
289
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SỐ: 2.2.14-CS06
NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ
1. Cấp đề tài : Cơ sở
2. Thời gian nghiên cứu : 2006
3. Đơn vị chủ trì : Trung tâm Tƣ liệu Thống kê
4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê
5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Dƣơng Tiến Bích
6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:
CN. Lê Thúy Quỳnh
CN. Ngô Thị Nhƣợng
CN. Trần Đức Tiến
CN. Lê Thị Phƣợng
CN. Nguyễn Thị Xuân Mai
CN. Nguyễn Thị Hồng Hải
CN. Hoàng Trung Việt
CN. Nguyễn Bá Khoáng
TS. Trần Kim Đồng
7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,76 / Xếp loại: Khá
290
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ, THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ THỐNG KÊ
I. Sự cần thiết của việc “nghiên cứu nội dung và cơ chế tổ chức hoạt
động dịch vụ thống kê”
1. Xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin nói chung và thông tin thống
kê nói riêng
Trong thời đại ngày nay thông tin đƣợc coi là năng lƣợng thiết yếu, là
sức mạnh của quyền lực và ngày càng trở thành một trong những yếu tố cấu
thành lực lƣợng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh nhƣ vậy, nếu không muốn bị
xếp vào đội ngũ những ngƣời chậm, những nền kinh tế chậm và quốc gia
chậm thì trƣớc hết phải sở hữu và thƣờng xuyên cập nhật đƣợc khối lƣợng
lớn thông tin, trong đó có thông tin thống kê. Quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế, ngành Thống kê đang đứng trƣớc yêu cầu đòi hỏi khối lƣợng thông
tin thống kê phong phú và đa dạng phục vụ các đối tƣợng dùng tin.
2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới hoạt động thống kê trong nền kinh tế thị trường
Hiện nay, chúng ta đang kiến tạo nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN có sự quản lý của Nhà nƣớc, muốn có đƣợc một khối lƣợng lớn những
thông tin mới giúp cho việc nghiên cứu và triển khai thì ngƣời sản xuất và
ngƣời sử dụng thông tin đều phải có cách tiếp cận mới:
- Đối với ngƣời sản xuất thông tin thì phải nhận thức đầy đủ theo phƣơng
châm “hƣớng về khách hàng”, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin
thống kê của mọi đối tƣợng dùng tin, chứ không bó hẹp trong một số đối tƣợng
nhƣ thời kỳ bao cấp trƣớc đây.
- Đối với ngƣời sử dụng thông tin cũng không chỉ trông chờ vào việc
cung cấp thông tin miễn phí của các cơ quan thống kê, mà phải chấp nhận một
số thông tin thống kê đƣợc cung cấp theo các hình thức dịch vụ thống kê.
Nhƣ vậy, bên cạnh việc duy trì cơ chế cung cấp thông tin miễn phí ngành
Thống kê còn phải triển khai và mở rộng hình thức dịch vụ thống kê để tăng
cƣờng và đa dạng hoá lƣợng thông tin nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của ngƣời
dùng tin trong thời kỳ đổi mới.
291
3. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thống kê và Trung tâm
Tư liệu Thống kê
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thống kê
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Tƣ liệu Thống kê.
4. Xuất phát từ vai trò to lớn của dịch vụ thống kê và tính phổ biến của
hoạt động này của các tổ chức thống kê quốc gia và quốc tế cũng như yêu
cầu thực tế ở Việt Nam hiện nay
- Trong những năm qua ngành Thống kê nƣớc ta đã có nhiều đổi mới về
phƣơng pháp nghiệp vụ nên đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của các đối
tƣợng. Nhƣng với nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp hàng năm rất hạn hẹp thì
ngành Thống kê không thể thoả mãn mọi nhu cầu thông tin của tất cả các đối
tƣợng sử dụng trong nƣớc và quốc tế. Để bù đắp lỗ hổng này, giải pháp tốt
nhất là triển khai hoạt động dịch vụ thống kê.
- Trong một số nền kinh tế, dịch vụ này không chỉ tiến hành nhằm thu
thập thông tin chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực nào đó cho các doanh
nghiệp, các nhà đầu tƣ, các nhà nghiên cứu mà còn tiến hành theo đơn đặt
hàng của các cơ quan của Chính phủ, thậm chí của Chính phủ. Thí dụ, thống
kê Thái Lan, Úc, Philippin và thống kê của một số nƣớc khác. Nhiều tổ chức
quốc tế nhƣ UNDP, UNICEP, ILO, UNFPA, WB, IMF, ADB... đều tiến hành
hàng loạt các cuộc điều tra thống kê bằng hình thức dịch vụ/đơn đặt hàng
điều tra thống kê cho các cơ quan thống kê Nhà nƣớc.
- Ở Việt Nam, một bộ phận ngƣời sử dụng thông tin thống kê bƣớc đầu
cũng đã quen dần với khái niệm và hoạt động dịch vụ thống kê. Năm 2006,
Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều tra nhu cầu thông tin của các đối tƣợng
sử dụng. Khi phỏng vấn 437 đối tƣợng về dịch vụ thống kê thì 351 đối tƣợng
cho rằng nên tổ chức dịch vụ thống kê, chiếm 80,3% tổng số ngƣời đƣợc hỏi
ý kiến; 51 đối tƣợng cho rằng không nên tổ chức, chiếm 11,7% tổng số và 35
đối tƣợng không trả lời, chiếm 8,0% tổng số. Nhƣ vậy là số người chấp nhận
dịch vụ thống kê chiếm tỷ lệ khá cao với mức trên 80%.
II. Thực trạng hoạt động dịch vụ thống kê hiện nay
1. Thực trạng hoạt động dịch vụ thông tin thống kê
*Những kết quả đạt đƣợc thể hiện trên ba mặt chủ yếu sau:
Một là, đối tượng thông tin mở rộng hơn: Hiện nay, ngoài những đối
tƣợng thông tin nhƣ trƣớc đây, thông tin thống kê còn đƣợc phổ biến đến một
số tổ chức và cá nhân khác trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.
292
Hai là, lượng thông tin phổ biến ngày một nhiều hơn: Trƣớc đây, hầu
hết các thông tin thống kê đƣợc thu thập qua báo cáo thống kê định kỳ, chủ
yếu phục vụ việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Hiện
nay, ngoài việc duy trì chế độ báo cáo thống kê định kỳ, các cơ quan thống kê
còn thƣờng xuyên tổ chức các cuộc điều tra thống kê, nên lƣợng thông tin thu
thập, xử lý, tổng hợp và phổ biến đến các đối tƣợng dùng tin ngày càng tăng.
Ba là, hình thức phổ biến thông tin đa dạng hơn và đang từng bước
được đổi mới theo hướng ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin:
Ngoài hình thức phổ biến thông tin truyền thống là các ấn phẩm thông tin
thống kê đang từng bƣớc đƣợc phổ biến trên mạng máy vi tính và phổ biến
bằng các vật mang tin đọc qua máy vi tính.
* Những tồn tại:
- Dịch vụ thông tin thống kê chƣa đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm và
chƣa đặt đúng với vị trí nhƣ nó cần phải có nên hiệu quả chƣa cao. Một phần
bắt nguồn từ tƣ tƣởng cục bộ, chƣa thực sự coi thông tin thống kê là tài sản
chung, ngƣời làm công tác thống kê chƣa nhận thức đƣợc trách nhiệm của
mình là phải phóng thích những thông tin thống kê một cách kịp thời và bình
đẳng đến mọi đối tƣợng, thực tế dịch vụ thông tin thống kê hiện đang tồn tại,
tản mạn ở những đơn vị lƣu giữ thông tin ở Tổng cục Thống kê
- Do tình trạng phổ biến thông tin nhƣ trên, nên nhiều ngƣời sử dụng
thông tin thống kê vẫn chƣa biết rõ các cơ quan thống hiện đang quản lý những
thông tin gì? Cơ chế cung cấp những thông tin đó ra sao? Liên hệ với bộ phận
nào để có đƣợc thông tin ấy? Để có thông tin, một số đối tƣợng dùng tin đã
phải khai thác từ các nguồn thông tin khác, dẫn tới tình trạng thiếu thống nhất,
thậm chí còn mâu thuẫn với số liệu hiện có của các cơ quan thống kê.
- Mặt khác Tổng cục Thống kê chƣa có cơ chế dịch vụ thông tin thích hợp
để tổ chức hoạt động dịch vụ về một đầu mối là Trung tâm Tƣ liệu thống kê.
2. Thực trạng hoạt động dịch vụ tư vấn về phương pháp thống kê
- Thông tin thống kê còn đƣợc coi là thiếu minh bạch, do ngƣời dùng tin
không đƣợc tƣ vấn, giải thích chu đáo về khái niệm, định nghĩa, phƣơng pháp
tính, phạm vi thu thập số liệu, các chỉ tiêu thống kê chƣa có giải thích rõ ràng
và cập nhật kịp thời dẫn đến nhầm lẫn khi sử dụng thông tin, một số cuộc
điều tra không phổ biến rộng rãi, minh bạch các thông tin chung.
293
- Viện Khoa học Thống kê đã cho xuất bản một số tài liệu về phƣơng
pháp thông kê nhƣ: Một số vấn đề phương pháp luận thống kê, Một số thuật
ngữ thống kê thông dụng - dƣới dạng ấn phẩm và đƣợc phổ biến công khai
trên Trang tin điện tử thống kê nên hỗ trợ rất nhiều cho khách hàng.
3. Thực trạng hoạt động dịch vụ điều tra thống kê
- Hiện nay, phƣơng pháp thu thập thông tin thống kê của Việt Nam cũng
chuyển mạnh sang điều tra thống kê. Đƣợc sự giúp đỡ có hiệu quả của các tổ
chức quốc tế nên Thống kê Việt Nam đã tiếp cận nhiều phƣơng pháp điều tra
thống kê tiến tiến cùng với sự hỗ trợ về công nghệ thông tin hiện đại;
- Công tác dự báo, phân tích đánh giá sau điều tra chƣa đáp ứng đƣợc nhƣ
mong muốn. Việc quảng bá năng lực điều tra thống kê còn yếu, nhiều khách
hàng có nhu cầu điều tra thống kê nhƣng chƣa đến đƣợc với cơ quan thống kê.
III. Cơ sở pháp lý cho hoạt động dịch vụ thống kê
1. Định hƣớng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010
2. Nghị định số 101/2003/NĐ-CP: quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê
3. Quyết định 403/QĐ-TCTK: quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Tƣ liệu Thống kê
4. Nghị định Số 43/2006/NĐ-CP: Qui định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp công lập
PHẦN II
XÁC ĐỊNH ĐỐI TƢỢNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ
Khái niệm dịch vụ thống kê: Hiểu một cách khái quát thì hoạt động dịch
vụ thống kê là những hoạt động phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu về
thông tin thống kê của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc.
Đƣợc cơ quan thống kê các cấp tổ chức thực hiện và thu phí theo cơ chế phù
hợp theo quy định của pháp luật, bao gồm: Dịch vụ thông tin thống kê, dịch
vụ tƣ vấn phƣơng pháp thống kê, dịch vụ điều tra thống kê.
Nhƣ vậy, trên ý nghĩa đó thì việc cung cấp thông tin thống kê cho các cơ
quan Đảng và Nhà nƣớc cũng đƣợc coi là hoạt động dịch vụ thống kê. Bởi vì,
Nhà nƣớc đóng vai trò là ngƣời dùng tin (Đảng - Nhà nước là người đặt
294
hàng), cấp kinh phí hoạt động hàng năm (kể cả thƣờng xuyên và đột xuất)
cho ngành Thống kê. Ngành Thống kê có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt
động thống kê nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Đảng và Nhà nƣớc thông
qua các sản phẩm thống kê, những sản phẩm thống kê do Nhà nƣớc đặt hàng
đƣợc chi trả từ tiền thuế của dân nên phải đƣợc coi đó là tài sản công, vì vậy
mọi ngƣời đều có quyền sử dụng và khi cung cấp thông tin thì không đƣợc
thu phí và thƣờng dùng khái niệm “cung cấp miễn phí” đối với đối tƣợng
này, nhƣng thực chất phải hiểu rằng: Nhà nƣớc đã chi trả chi phí thông qua
lƣơng công chức, viên chức và các khoản bảo đảm khác cho hoạt động
thƣờng xuyên của Ngành.
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi phân tổ các đối tƣợng theo một số
tiêu thức (quy về các nhóm đối tƣợng) để phục vụ việc nghiên cứu.
I. Xác định đối tƣợng theo tính ổn định của nội dung thông tin thống kê
Có thể chia đối tƣợng phục vụ thành 2 nhóm lớn:
Nhóm thứ nhất, bao gồm những đối tƣợng có nhu cầu thông tin, tƣ vấn,
điều tra ổn định và có thể xác định trƣớc bằng hệ thống chỉ tiêu cần thông tin
và hệ thống chỉ tiêu này áp dụng đƣợc cho tất cả các chu kỳ cung cấp. Thuộc
nhóm này bao gồm: (1) Lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc ở các cấp; (2) Các cơ
quan tổng hợp nhƣ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn
phòng Chủ tịch nƣớc, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài
chính, Ngân hàng Nhà nƣớc và các bộ, ngành khác; (3) Các cơ quan tổng hợp
tƣơng ứng ở địa phƣơng; (4) Các doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ; (5) Các cơ
quan tuyên truyền và thông tin đại chúng trong nƣớc và một số tổ chức quốc
tế có quan hệ thƣờng xuyên với Việt Nam.
Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng này là có nhu cầu thông tin tƣơng
đối ổn định, nhƣng đôi khi các đối tƣợng thuộc nhóm này cũng cần đƣợc cung
cấp những thông tin riêng biệt về một ngành, một lĩnh vực hoặc một vùng lãnh
thổ, thậm chí một hoặc một nhóm doanh nghiệp nào đó. Do vậy, khi xác định
lƣợng thông tin cho nhóm đối tƣợng này phải tính đến nhu cầu thông tin không
thƣờng xuyên, nếu không cơ quan thống kê luôn ở trong tình trạng bị động mỗi
khi các đối tƣợng có nhu cầu.
Nhóm thứ hai, bao gồm các đối tƣợng thƣờng không có nhu cầu thông
tin, tƣ vấn, điều tra ổn định; hệ thống chỉ tiêu giữa các lần phát sinh nhu cầu
thông tin khá khác biệt nhau; thông tin thƣờng đòi hỏi chi tiết và chuyên sâu
về một lĩnh vực, một ngành hay một vùng lãnh thổ hoặc cần có thông tin
295
thống kê ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Thuộc nhóm này bao
gồm: (1) Các cơ quan và cá nhân sử dụng thông tin thống kê để nghiên cứu,
giảng dạy và học tập; (2) Các doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ trong nƣớc
cũng nhƣ ngoài nƣớc; (3) Các tổ chức và cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Muốn đáp ứng nhu cầu thông tin của nhóm đối tƣợng này phải thƣờng
xuyên tiến hành dự báo nhu cầu thông tin của họ, trong đó phƣơng pháp lấy ý
kiến chuyên gia thông qua việc tổ chức hội nghị “Khách hàng/Ngƣời dùng
tin” là phƣơng pháp quan trọng và có hiệu quả nhất.
II. Xác định đối tƣợng theo hình thức tiếp cận thông tin thống kê chủ yếu
Các đối tƣợng có thể đƣợc chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất, bao gồm những đối tƣợng chủ yếu khai thác thông tin trên
các ấn phẩm do Tổng cục Thống kê biên soạn và phát hành công bố hoặc các ấn
phẩm do các đơn vị khác biên soạn đã công bố đƣợc thƣ viện tƣ liệu Trung tâm
Tƣ liệu lƣu giữ.
Nhóm thứ hai, bao gồm những đối tƣợng khai thác thông tin trực tuyến
vào website Tổng cục Thống kê hoặc thông qua hỏi đáp trên điện thoại, trao
đổi qua Fax.
Nhóm thứ ba, bao gồm những đối tƣợng có nhu cầu thông tin theo yêu
cầu, ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc cần phải có sự phân tổ
lại, “gia công chế biến thêm” hoặc tổ chức thu thập thông tin ban đầu mới
đáp ứng đƣợc.
III. Xác định đối tƣợng theo cơ chế cung cấp dịch vụ
Theo cơ chế chi trả thì đối tƣợng đƣợc chia làm ba nhóm chính: (1)
Miễn phí; (2) Thu một phần chi phí và (3) Thu toàn bộ chi phí.
Nhóm thứ nhất (1) - cung cấp miễn phí, các nhu cầu thông tin của nhóm
đối tƣợng này đã đƣợc các Vụ nghiệp vụ của Tổng cục Thống kê, trong đó có
Vụ Thống kê Tổng hợp đáp ứng khá đầy đủ theo quy định.
Nhóm thứ hai (2) - Thu một phần chi phí, là những đối tƣợng yêu cầu
thông tin thống kê sẵn có nhƣng phải thu thập ở một số nơi, đƣợc phân tổ,
“gia công chế biến” theo yêu cầu của khách nên chỉ thu một phần chi phí cho
công lao động này (không tính chi phí thu thập số liệu ban đầu).
Nhóm thứ ba (3) - Thu toàn bộ chi phí, những thông tin cho nhóm này
hoàn toàn mới, ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, khách hàng phải
chi trả toàn bộ chi phí từ khâu thu thập thông tin ban đầu đến khâu cung cấp
phổ biến thông tin. (chi phí cho dịch vụ thống kê của nhóm này khá cao).
296
PHẦN III
XÁC ĐỊNH NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ
I. Nội dung dịch vụ thống kê
1. Nội dung dịch vụ thông tin thống kê
Nội dung hoạt động dịch vụ thông tin thống kê chủ yếu sau:
a) Dịch vụ tra cứu tƣ liệu tại chỗ: Loại hình dịch vụ này có ƣu điểm nổi
bật là tổ chức đơn giản, chi phí ban đầu không lớn nhƣng lại phục vụ đƣợc
nhiều loại đối tƣợng khác nhau và chi trả của các đối tƣợng không lớn nên rất
dễ đƣợc chấp nhận.
b) Dịch vụ cung cấp các ấn phẩm thống kê: Phát hành các ấn phẩm
thống kê là hình thức phổ biến thông tin chủ yếu của ngành Thống kê.
c) Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến trên trang tin điện tử: Địa chỉ
www. gso.gov.vn là trang thông tin điện tử duy nhất tại Việt Nam chuyên sâu
về lĩnh vực thống kê của Tổng cục Thống kê.
d) Dịch vụ thông tin qua các sản phẩm thống kê khác: Cung cấp thông
tin qua các vật mang tin có thể đọc trên máy vi tính nhƣ đĩa mềm, CD-ROM,
dịch vụ trả lời/cung cấp thông tin cho ngƣời dùng tin qua Fax, điện thoại,
email hoặc trả lời trực tiếp các câu hỏi/phỏng vấn hoặc điền vào các bảng hỏi
của khách hàng/ngƣời dùng tin gửi đến.
2. Nội dung dịch vụ tư vấn về phương pháp thống kê
a) Thẩm định các chế độ báo cáo thống kê, các phƣơng án điều tra thống
kê của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ƣơng, tƣ vấn về tổ chức bộ máy thống kê các Bộ ngành.
b) Tƣ vấn về nguồn thong tin thống kê, phƣơng pháp luận thống kê cho
các đối tƣợng sử dụng thông tin có nhu cầu: Hỗ trợ ngƣời dùng tin biết đƣợc
thông tin họ cần có thể khai thác ở đâu, cách thức tiếp cận.
c) Tƣ vấn theo yêu cầu riêng khác của ngƣời sử dụng dịch vụ: Ngoài
hoạt động tƣ vấn đó đề cập ở phần (2.2), yêu cầu điều tra thống kê nhƣ thế
nào để tiết kiệm thời gian và tài chính tạo thuận lợi nhất cho ngƣời dùng tin,
thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ các phƣơng án điều tra riêng cho các
doanh nghiệp, tổ chức xã hội khi có yêu cầu.
297
3. Nội dung dịch vụ điều tra thống kê
a) Nội dung dịch vụ theo loại điều tra thống kê
Bao gồm điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ. Trong đó điều tra
không toàn bộ bao gồm:
- Điều tra trọng điểm.
- Điều tra chuyên đề.
- Điều tra chọn mẫu.
Tuỳ theo nhu cầu thông tin và khả năng tài chính, khách hàng có thể lựa
chọn loại điều tra cho phù hợp
b) Nội dung dịch vụ theo trình tự các bước công việc tiến hành điều tra
Các bƣớc điều tra thống kê phải tuân theo các nội dung sau:
+ Xác định mục đích và nội dung thông tin thống kê cần điều tra.
+ Khảo sát và điều tra thử phục vụ xây dựng phƣơng án (cho các cuộc
điều tra quy lớn).
+ Xây dựng phƣơng án điều tra, thiết kế mẫu, xây dựng và in biểu mẫu
điều tra, biểu mẫu tổng hợp, các văn bản hƣớng dẫn điều tra.
+ Tổ chức tập huấn cho điều tra viên.
+ Tiến hành điều tra tại địa bàn.
+ Tiến hành phúc tra và nghiệm thu phiếu điều tra.
+ Kiểm tra, đánh mã và tổng hợp các phiếu điều tra.
+ Viết báo cáo phân tích trên cơ sở có số liệu tổng hợp.
+ In ấn và công bố kết quả điều tra.
II. Hình thức hoạt động dịch vụ thống kê
1. Hình thức dịch vụ thông tin thống kê
a) Các sản phẩm in ấn: Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ thông
tin thống kê qua các sản phẩm in ấn vẫn là hình thức chủ yếu.
b) Các sản phẩm điện tử nhƣ đĩa mềm, CD-ROM, DVD: Ứng dụng tiến
bộ công nghệ thông tin thực hiện dịch vụ thông tin thống kê đang đƣợc phát
triển ở nƣớc ta.
298
c) Website của Tổng cục Thống kê: Là hình thức thực hiện hoạt động
dịch vụ thống kê có ƣu điểm vƣợt trội do khả năng tiếp cận của đông đảo đối
tƣợng dùng tin.
d) Trả lời qua điện thoại, fax: Phù hợp với các đối tƣợng sử dụng thông
tin ở xa.
e) Trả lời qua email: Hình thức này tƣơng đối thuận tiện, giá thành rẻ
mà lại đảm bảo yêu cầu bảo mật.
g) Gặp mặt trực tiếp: Ngƣời cung cấp thông tin sẽ dễ dàng nắm bắt đƣợc
nhu cầu của đối tƣợng dùng tin, qua đó có thể tƣ vấn, giải thích và cung cấp
thông tin cho phù hợp.
2. Hình thức dịch vụ tư vấn về phương pháp thống kê
a) Tƣ vấn qua các ấn phẩm, vật mang tin điện tử và website thống kê
b) Tƣ vấn trực tuyến và ứng dụng phƣơng tiện viễn thông hiện đại
c) Tƣ vấn trực tiếp: Ngƣời có nhu cầu có thể trực tiếp tới cơ quan thống kê
để yêu cầu đƣợc tƣ vấn về thông tin thống kê và phƣơng pháp luận thống kê.
d) Tƣ vấn thông qua bài giảng, hội thảo, tổ chức huấn luyện: Tổ chức
các cuộc hội thảo, bài giảng, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thống kê, kỹ
thuật sử dụng và khai thác số liệu cho các đối tƣợng có nhu cầu, có thu phí.
Đối tƣợng tham dự là các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, sinh viên
3. Hình thức dịch vụ điều tra thống kê
a) Nhận dịch vụ điều tra theo từng công đoạn điều tra
b) Nhận trọn gói cuộc điều tra
c) Dịch vụ cho thuê chuyên gia về lĩnh vực điều tra
Dịch vụ cho thuê chuyên gia theo tính chất công việc hoặc thời gian làm
việc, hoạt động này một số cơ quan thống kê nƣớc ngoài thực hiện có hiệu quả.
PHẦN IV
ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THỐNG KÊ
Khái niệm cơ chế hoạt động dịch vụ điều tra thống kê: Theo thuật
ngữ thông dụng, cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện và do
vậy, Cơ chế hoạt động dịch vụ thống kê là cách thức và phƣơng pháp điều tiết
hoạt động dịch vụ thống kê phù hợp nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ
299
giữa ngƣời có nhu cầu dịch vụ thống kê (cơ quan, tổ chức và cá nhân) với
ngƣời cung cấp dịch vụ thống kê (cơ quan thống kê các cấp), cũng nhƣ mối
quan hệ giữa những ngƣời thực hiện việc cung cấp dịch vụ thống kê (cơ qu