ĐẶT VẤN ĐỀ
“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá ”. Dự báo
của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện
thực. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng
đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Theo thống kê của Liên đoàn đái
tháo đường Quốc tế thì trên thế giới có khoảng 90% là Đái tháo đường type 2, mỗi
năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh đái tháo đường trong đó khoảng 80%
bệnh nhân tử vong do biến chứng tim mạch, nhất là những trường hợp đái tháo
đường type 2 phát hiện muộn. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh không được
quản lý, theo dõi và điều trị đúng, dẫn đến biến chứng nặng nề. Theo WHO, năm
1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn cầu, năm 2004 có
khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 230 triệu người và con số đó có thể
tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030 . Việt Nam là quốc gia có
tốc độ phát triển bệnh nhanh.
53 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 6927 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh đái tháo đường nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
*****
NGUYỄN THỊ NGA
Mã sinh viên: B00388
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
NĂM 2015
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
*****
NGUYỄN THỊ NGA
Mã sinh viên: B00388
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
NĂM 2015
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Đức Ngọ
HÀ NỘI – 2015
Thang Long University Library
Lời cảm ơn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu - Trường Đại học Thăng Long đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Đức Ngọ, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt
nghiệp tại nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo Bộ môn
điều dưỡng và các bộ môn liên quan đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế
hoạch tổng hợp, Khoa Nội cán bộ, Khoa khám bệnh C1-2, Khoa Xét nghiệm Bệnh
viện Trung ương quân đội 108 đã hết sức hợp tác, hỗ trợ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng
nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cử nhân điều dưỡng hệ vừa làm vừa
học đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ADA: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (American diabetes Association).
BN: Bệnh Nhân.
BMI: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index).
B/M: Chỉ số bụng mông.
Cholesterol tỷ trọng cao HDL-C (High Density Lipoprotein - Cholesterol)
Cholesterol tỷ trọng thấp LDL-C (Low Density Lipoprotein - Cholesterol)
ĐTĐ: Đái tháo đường
IDF : Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation)
JNC: Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ (United States Joint National Committee)
TG : Triglycerid
THA : Tăng huyết áp.
UKPDS: Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh
(United Kingdom Prospective Diabetes Study)
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
Thang Long University Library
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
1.1. Định nghĩa......................................................................................................... 3
1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường ................................................... 3
1.2.1. Chẩn đoán ................................................................................................... 3
1.2.2. Phân loại bệnh đái tháo đường ................................................................... 3
1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường ...................................................................... 4
1.3.1. Biến chứng cấp tính .................................................................................... 4
1.3.2. Biến chứng mạn tính .................................................................................. 4
1.3.3. Một số biến chứng khác ............................................................................. 5
1.4. CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ............... 6
1.4.1 Chăm sóc bệnh đái tháo đường typ 2 trước hết là chế độ dinh dưỡng: ....... 6
1.4.2 Hoạt động thể lực và luyện tập:................................................................... 7
1.4.3 Điều trị tăng glucose máu bằng thuốc: ....................................................... 7
1.5 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .......................................... 7
1.5.1 Nhận định bệnh nhân:.................................................................................. 8
1.5.2. Lập kế hoạch chăm sóc .............................................................................. 9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 13
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ...................................................................... 13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................... 13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 14
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
2.2.2. Phưong pháp xác định các chỉ số nghiên cứu: ......................................... 15
2.2.3. Biện pháp quản lý, theo dõi, điều trị bệnh nhân ....................................... 17
2.2.4. Phương pháp đánh giá và thời điểm đánh giá .......................................... 17
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................... 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 20
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................... 20
3.2. Kết quả kiểm soát sau khi chăm sóc và điều trị 3 tháng ................................ 23
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 25
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................... 25
4.1.1. Tuổi của nhóm bênh nhân đái tháo đường týp 2 ...................................... 25
4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh của nhóm bênh nhân đái tháo đường týp 2 ..... 26
4.1.3. Tình hình bệnh tăng huyết áp: ................................................................. 26
4.1.4. Chỉ số khối cơ thể(BMI) và tỷ số eo/hông (WHR) ................................. 27
4.1.5. Tình hình rối loạn lipid máu ..................................................................... 27
4.1.6. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói .................................................... 27
4.2. Kết quả kiểm soát các chỉ số lâm sàng, và cận lâm sàng. .............................. 28
4.2.1. Kết quả kiểm soát chỉ số huyết áp: .......................................................... 28
4.2.2. Kiểm soát chỉ số khối cơ thể .................................................................... 29
4.2.3. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói .................................................... 29
4.2.4. Kết quả kiểm soát dựa vào chỉ số HbA1c ................................................ 30
4.2.5.Tình trạng kiểm soát các chỉ số lipid máu ................................................. 30
4.2.6 Tình trạng kiểm soát các chỉ số dựa vào việc chấp hành chế độ điều trị .. 30
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 33
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 34
TÀI LỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ
theo khuyến cáo ADA 2006 .................................................................. 7
Bảng 2.1. Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội đái tháo đường
châu Á- Thái Bình Dương ................................................................... 15
Bảng 2.2. Giá trị bình thường của một số chỉ số hóa sinh máu ........................... 16
Bảng 2.3. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 của Hội Nội
tiết- đái tháo đườngViệt Nam năm 2009. ............................................ 18
Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu.......................................... 20
Bảng 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu: ................................. 21
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân dựa vào biện pháp KS GM ở T0 và T3 ................. 22
Bảng 3.4. So sánh các chỉ số Lâm sàng tại thời điểm NC với thời điểm T3 ...... 23
Bảng 3.5. Giá trị các chỉ số Cận lâm sàngtại thời điểm NC với thời điểm T3 .... 23
Bảng 3.6. So sánh giá trị trung bình một số chỉ số giữa hai nhóm ...................... 24
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................. 20
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh....................... 21
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ BN dựa theo mức độ chấp hành CĐ điều trị ................. 22
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá ”. Dự báo
của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện
thực. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng
đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Theo thống kê của Liên đoàn đái
tháo đường Quốc tế thì trên thế giới có khoảng 90% là Đái tháo đường type 2, mỗi
năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh đái tháo đường trong đó khoảng 80%
bệnh nhân tử vong do biến chứng tim mạch, nhất là những trường hợp đái tháo
đường type 2 phát hiện muộn. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh không được
quản lý, theo dõi và điều trị đúng, dẫn đến biến chứng nặng nề. Theo WHO, năm
1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn cầu, năm 2004 có
khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 230 triệu người và con số đó có thể
tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030 . Việt Nam là quốc gia có
tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào
cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ
2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008). Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp
bách của sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay nhiều biện pháp được nêu ra nhằm giảm thiểu
tỷ lệ biến chứng và tử vong bệnh đái tháo đường ; một trong các vấn đề được đặt ra và
đôi khi trở thành thách thức là: Làm thế nào quản lý có hiệu quả bệnh nhân đái tháo
đường ngoại trú để có thể ngăn chặn sự tiến triển của các biến chứng mạn tính ?
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có mối liên
quan chặt chẽ giữa kiểm soát glucóe máu và giảm tần suất biến chứng của bệnh đái tháo
đường. Kết quả nghiên cứu DCCT (Diabetes Control and Complication Trial) cho thấy
kiểm soát glucose máu chặt đã giảm tần suất các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo
đường xuống 3- 4 lần . Nghiên cứu UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes
Study ) đã kết luận kiểm soát glucose máu chặt chẽ trên bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 bằng kết hợp nhiều phương pháp làm giảm tỉ lệ tử vong và mức độ tàn phế tới
60- 70%.
Thang Long University Library
2
Tuy vậy thực tế mức độ kiểm soát các chỉ số trong đó có glucose máu, ở bệnh
nhân đái tháo đường typ 2 vẫn còn đạt ở mức thấp, tỷ lệ các biến chứng vẫn xuất hiện
ngày càng tăng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Góp phần tìm hiểu vấn
đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh đái tháo
đường typ2 tại khoa A1 Nội cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2015.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại
Khoa A1 Nội cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2015.
2. Đánh giá kết quả kiểm soát một số chỉ số: Glucose máu, HbA1c, huyết áp, chỉ số
khối cơ thể, lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú được
quản lý.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính
biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc
là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin" .
1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường
1.2.1. Chẩn đoán:
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định: Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế
Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, ĐTĐ được chẩn
đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng
uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân
đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Hoặc: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose
máu ≥ 11,1 mmol/l. Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần.
1.2.2. Phân loại bệnh đái tháo đường
1.2.2.1. Đái tháo đường týp 1:
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân đái tháo
đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt
insulin tuyệt đối cho cơ thể. Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen
và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có đời
sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.
1.2.2.2. Đái tháo đường týp 2:
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới,
thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo
tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống,
đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh. Đặc trưng
của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối.
Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng
Thang Long University Library
4
glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Đặc điểm lớn nhất trong sinh
lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi
trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể điều trị
bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy
nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng
cách dùng insulin.
1.2.2.3. Đái tháo đường thai kỳ:
Đái đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp khi
có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau đẻ theo 3 khả năng:
Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường.
1.2.2.4. Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp) Nguyên nhân liên quan đến một số
bệnh, thuốc, hoá chất. Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta. Khiếm khuyết gen
hoạt động của insulin. Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy
Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp
1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường:
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển
nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử
vong do các biến chứng này.
1.3.1. Biến chứng cấp tính:
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp
tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan
ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin
gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng,
đường huyết tăng cao.
1.3.2. Biến chứng mạn tính
1.3.2.1. Biến chứng tim - mạch:
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm.
Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho
thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến
5
chứng tim mạch khác. Người đái tháo đường có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ
mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. THA thường gặp ở
bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái
tháo đường gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ týp 2, 50% BN ĐTĐ
mới được chẩn đoán có THA. Người mắc ĐTĐ týp 2 thường kèm theo các rối loạn
chuyển hoá và tăng lipid máu . Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân
ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình
thường. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% BN ĐTĐ
mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch .
1.3.2.2. Biến chứng thận:
Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường
gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đường khởi phát
bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ
trong máu. Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy
thận giai đoạn cuối. Để theo dõi bệnh thận ĐTĐ có thể định lượng microalbumin
niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ.
1.3.2.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường:
Bệnh võng mạc ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp gây mù loà. Tần xuất các
nước Âu châu là 52%, Bắc Âu là 44 - 77%. Thái Hồng Quang (1989) thấy biến
chứng mắt 43,16% trong đó bệnh lý võng mạc mắt là 20%. Tỷ lệ bệnh võng mạc đái
tháo đường týp 2 tăng theo thời gian mắc bệnh đái tháo đường. Để hạn chế phát
triển bệnh võng mạc do đái tháo đường điều quan trọng là kiểm soát tốt glucose
máu, nghiên cứu UKPDS cho thấy nếu giảm 1% HbA1c sẽ giảm được 21% biến
chứng bệnh võng mạc ĐTĐ.
1.3.3. Một số biến chứng khác
1.3.3.1. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường: Tổn thương bàn chân ĐTĐ là hậu quả
của bệnh lý thần kinh ngoại biên do giảm nhậy cảm và rối loạn thần kinh tự động,
và thiếu máu do xơ vữa mạch của các mạch máu ở chân. Loét bàn chân ở người đái
tháo đường là biến chứng nặng nề và cũng thường gặp.
Thang Long University Library
6
1.3.3.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: Viêm phổi, lao phổi thường găp
ở bệnh nhân ĐTĐ. Đặc biệt nhiễm trùng đường tiết niệu hay gặp bệnh nhân nữ
viêm bàng quang cấp và mạn tính, đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy thận sớm.
Nhiễm trùng răng lợi gây tụt lợi đẫn đến lung lay và rụng răng sớm, tổn thương da
thường phối hợp trên bệnh nhân đái tháo đường như viêm da, nấm, á sừng, vẩy nến
vv... ngày càng gặp nhiều.
1.4. CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Các hướng dẫn chăm sóc hiện tại đối với đái tháo đường typ 2 của Châu Âu,
Hội đái tháo đường Mỹ, tổ chức y tế thế giới cũng như của khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương là đưa ra các mục tiêu cần đạt được cho việc kiểm soát các chỉ số tim
mạch, chuyển hóa. Tuy nhiên thực tế đa số bệnh nhân ĐTĐ type 2 được điều trị nội
trú không đạt được những mục tiêu này. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát
glucose máu đó là : chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, thuốc điều trị đái tháo
đường và tự chăm sóc (tự theo dõi glucose máu, thay đổi lối sống). Mỗi khâu đều
đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát glucose máu và mỗi khâu là một mắt xích
góp phần vào giảm tỷ lệ biến chứng của bệnh ĐTĐ.
1.4.1 Chăm sóc bệnh đái tháo đường typ 2 trước hết là chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng là một phần trong kế hoạch chăm sóc ĐTĐ. Không thể
điều trị có hiệu quả ĐTĐ typ 2 nếu không thực hiện tốt chế độ ăn hợp lý, cung cấp
đầy đủ các thành phần thức ăn và lượng calori đảm bảo cho cân nặng ổn định, phù
hợp. Chế độ dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng
huyết áp, rối loạn lipid máu và béo phì. Mục tiêu chăm sóc chế độ dinh dưỡng là:
+ Kiểm soát glucose máu sau ăn và lipid máu.
+ Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng.
+ Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá nhân.
+ Làm giảm các nguy cơ tim mạch, ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng.
7
Bảng 1: Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ
theo khuyến cáo ADA 2006
Thành phần Mức độ cho phép
Protein 15 – 20%
• Đặc biệt 10-35%
• BC thận 0,8g/kg/n