Khóa luận Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới hiện nay vấn đề đói nghèo vẫn là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết mang tính cấp thiết. Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, giải quyết vấn đề nghèo đói là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngay cả những nước phát triển cao cũng có tình trạng ngèo đói và chênh lệch giàu nghèo ngày càng trở nên cách biệt. Ở Việt Nam, nghèo đói là vấn đề được nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước ( 2 / 9 / 1945 ), Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã quan niệm nghèo đói như một thứ giặc đó là “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Chính vì thế Người đã xác định nhiệm vụ trước mắt là phải diệt giặc đói để đồng bào ta “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh – toàn tập 4- nhà xuất bản chính trị quốc gia) [1]

doc82 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -----------@&?----------- PHƯỢNG THỊ THU Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỨC XUÂN, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -----------@&?----------- PHƯỢNG THỊ THU Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỨC XUÂN, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : Lưu Thị Thùy Linh Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 2015 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là quá trình vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, quá trình thực tập giúp cho sinh viên củng cố, hoàn thiện và hệ thống hoá các kiến thức đã học, đồng thời có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, phương pháp làm việc, trau đổi và vận dụng thêm kiến thức, kỹ năng thực tế vào công việc, nhằm đáp ứng được yêu cầu về nhân lực ngày càng cao của xã hội. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân cũng như được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” Để đạt được kết quả này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Lưu Thị Thuỳ Linh, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ của cán bộ và nhân dân xã Đức Xuân, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng 06 năm 2015 Sinh viên Phượng Thị Thu DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 CSXH Chính sách xã hội 3 ĐVT Đơn vị tính 4 KHKT Khoa học kỹ thuật 5 LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội 6 LHQ Liên hợp quốc 7 NN Nông nghiệp 8 PTCS Phổ thông cơ sở 9 UBND Uỷ ban nhân dân 10 XĐGN Xoá đói giảm nghèo DANH MỤC BẢNG MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG iii MỤC LỤC iv MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 2.1. Mục tiêu chung. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể. 2 3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận 3 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 4. Bố cục khóa luận 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo 5 1.2. Cơ sở thực tiễn 10 1.2.1. Hoạt động xóa đói giảm nghèo trên thế giới 10 1.2.2. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ở việt nam 12 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 14 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14 2.2. Nội dung nghiên cứu 14 2.3. Phương pháp nghiên cứu 15 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 15 2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu 17 2.4. Các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 17 2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ 17 2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh kinh tế hộ 17 2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác xoá đói giảm nghèo 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 18 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 18 3.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội 19 3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng 28 3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 32 3.2. Phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu 33 3.2.1. Thực trạng nghèo của xã giai đoạn 2012- 2014 33 3.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra 37 3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của nhóm hộ điều tra 50 3.3. Các chương trình và chính sách giảm nghèo đang được thực hiện tại địa bàn xã................ 55 3.3.1. Chương trình 135 55 3.3.2. Chương trình hộ trợ vay vốn tín dụng 56 3.3.3. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn...... 56 3.3.4. Chương trình chính sách hỗ trợ nghèo về nhà ở 57 3.3.5. Chính sách về y tế 58 3.3.6. Chính sách hỗ trợ về học tập 58 3.3.7. Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương 58 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU ĐỐI VỚI XÃ ĐỨC XUÂN NÓI RIÊNG VÀ CÁC XÃ NGHÈO TRONG TỈNH HÀ GIANG NÓI CHUNG 61 4.1. Quan điểm định hướng 61 4.2. Một số giải pháp giảm nghèo chủ yếu đối với xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. 62 4.2.1. Giải pháp chung 62 4.2.2. Giải pháp cụ thể 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 5.1. Kết luận 68 5.2. Kiến nghị 69 5.2.1. Đối với nhà nước 69 5.2.2. Đối với chính quyền xã 69 5.2.3. Đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo của xã 70 TÀI LIỆU THĂM KHẢO 72 PHẦN 1: MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới hiện nay vấn đề đói nghèo vẫn là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết mang tính cấp thiết. Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, giải quyết vấn đề nghèo đói là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngay cả những nước phát triển cao cũng có tình trạng ngèo đói và chênh lệch giàu nghèo ngày càng trở nên cách biệt. Ở Việt Nam, nghèo đói là vấn đề được nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước ( 2 / 9 / 1945 ), Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã quan niệm nghèo đói như một thứ giặc đó là “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Chính vì thế Người đã xác định nhiệm vụ trước mắt là phải diệt giặc đói để đồng bào ta “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh – toàn tập 4- nhà xuất bản chính trị quốc gia) [1] Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta chưa phát triển do bởi, xuất phát điểm thấp, hậu quả của chiến tranh còn nặng nề, cơ chế quản lí cũ không còn phù hợp với xu thế phát triển chung. Ngoài ra điều kiện tự nhiên cũng có những tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế: Như khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra Thêm vào đó trình độ tay nghề, kinh nghiệm sản xuất của người lao động còn rất thấp Cho nên một bộ phận không nhỏ dân cư gặp không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống, đã trở nên nghèo đói. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên một cách rõ rệt với quy mô ngày càng lớn. Số hộ nghèo chủ yếu tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có Huyện Bắc Quang - Tỉnh Hà Giang. Nói đến Hà Giang là nói đến một tỉnh nghèo ở địa đầu tổ quốc, nơi đây với địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở còn thấp kém, kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế huyện Bắc Quang cũng nằm trong điều kiện chung của tỉnh nên không thể tránh khỏi những khó khăn chung đó của tỉnh. Xã Đức Xuân- Huyện Bắc Quang- Tỉnh Hà Giang là một xã dân số sống bằng nghề nông nghiệp, thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào nông nghệp, là một xã vùng 3 đặc biệt khó khan của huyện. Chính vì vậy, trước tình trạng đó Huyện Bắc Quang đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ đói nghèo thoát đói giảm nghèo. Nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, taọ cơ hội cho mọi người dân đều có quyền bình đẳng tối thiểu ngang nhau. Các chính sách về xóa đói giảm nghèo được chính quyền địa phương tổ chức triển khai hết sức chặt chẽ, được đông đảo người dân hưởng ứng và đồng tình thưc hiện. Vì vậy, đời sống của người dân đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Xong trong thực tế các cơ chế chính sách về xóa đói giảm nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Chính vì những lí do và tính cấp thiết của vấn đề đã nêu trên nên trong luận văn của mình em chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố chính ảnh hưởng đến nghèo của các hộ nông dân và đưa ra những giải pháp giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân trong xã. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu. Điều tra sơ bộ và phân tích thực trạng nghèo đói. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới nghèo trên địa bàn xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang trong gia đoạn 2012-2014 Tìm hiểu các chương trình giảm nghèo đã và đang thực hiện tại địa phương và những bài học rút ra từ chương trình này. Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo phù hợp và thật sự thiết thực giúp các hộ gia đình nghèo tại địa phương nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo và xây dựng địa phương ngày càng phát triển. Ý nghĩa khoa học của khóa luận Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Nghiên cứu đề tài là cơ hội để cho sinh viên thực hành những kiến thức đã học, áp dụng kiến thức vào thực tế, giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên vận dụng nhiều kiến thức đã học để đưa vào thực tế, các thủ thuật về xác suất thống kê, kỹ năng đặt câu hỏi khai thác thông tin, các phương pháp PRA, khả năng phân tích xử lý số liệu, khả năng nhận định theo các nguyên lý phát triển nông thôn, sự tổng hợp và đưa ra lý luận từ những vấn đề thực tiễn Đề tài là nguồn tài liệu bổ xung cho công tác nghiên cứu học tập của các bạn sinh viên khóa sau. Ý nghĩa trong thực tiễn Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như của toàn thể nhân dân xã Đức Xuân nói riêng. Nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa phương, tìm hiểu những nguyên nhân nghèo đói, hiệu quả của các chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo và tác động của những chính sách này đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp chính quyền và các ban ngành đoàn thể của xã đưa ra những biện pháp giảm nghèo và triển khai một cách hiệu quả hơn. PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo 2.1.1.1. Một số khai niệm về nghèo Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia, hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chỉ tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau chung nhất là sự thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Hội nghị chống nghèo đói ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ASCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về đói nghèo. Theo hội nghị “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của các địa phương và những phong tục ấy đã được xã hội thừa nhận” (Nguyễn, Hằng)[ 3] Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch 1995 đã đưa ra định nghĩa cụ thể về đói nghèo như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền coi như đủ mua số sản phẩm thiết yếu để tòn tại” (Nguyễn, Hằng,)[3] Có nhiều quan niệm nghèo đói của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam trên nhiều phương diện và tiêu thức khác nhau như thời gian, không gian, thế giới, môi trường, theo thu nhập, theo mức tiêu dùng và theo những đặc trưng khác của nghèo đói. Song quan niệm thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp với điều kiện ăn, mặc, ở và nhu cầu cần thiết khác bằng hoặc thấp hơn mức tối thiểu để duy trì cuộc sống ở một khu vực tại một thời điểm nhất định” (Nguyễn Hữu Hồng, 2008)[2] Ở Việt Nam, Hai vấn đề đói và nghèo là khác nhau: Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có cái ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động. Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điều kiện vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ ở mức tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng. Mức tối thiểu được hiểu là các điều kiện ăn, ở, mặc và nhu cầu khác như: văn hóa, gióa dục, y tế, đi lại, giao tiêp Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất biểu hiện thực chất nhất là bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa, tinh thần hoặc nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần nhất, gần như không có. Điều này đặc biệt rõ ở vùng nông thôn với hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi ốm đau, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở. Ngân hàng Châu Á đưa ra nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau: Nghèo tuyệt đối là việc làm không thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống của con người. Nghèo tương đối là tình trạng không đạt tới mức tối thiểu tại một thời điểm nào đó. 2.1.1.2. Các quan điểm đánh giá đói nghèo Không có chuẩn nghèo nào chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng, từng quốc gia. Để phân tích nước nghèo, nước giàu, ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia bằng mức thu nhập bình quân đầu người trên năm để đánh giá thực trạng giàu – nghèo của các nước ở cấp độ sau: Nước cực giàu: Từ 20.000 – 25.000 USD/người/năm. Nước khá giàu: Từ 10.000 – 20.000 USD/người/năm. Nước trung bình: Từ 2.500 – 10.000 USD/người/năm. Nước cực nghèo: Dưới 500 USD/người/năm. Ở Việt Nam, Bộ Lao động thương binh và xã hội là cơ quan thường trực trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Cơ quan này đã đưa ra mức xác định khác nhau về nghèo đói tùy theo từng thời kì phát triển của đất nước. Từ năm 1993 đến nay chuẩn nghèo đã được điều chỉnh qua 5 giai đoạn cụ thể cho từng giai đoạn như sau[10]: Lần 1 (giai đoạn 1993 – 1995) Hộ đói: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13kg đối với khu vực thành thị, dưới 8kg khu vực nông thôn. Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20kg đối với khu vực thành thị, dưới 15kg đối với khu vực nông thôn. Lần 2 (giai đoạn 1995 – 1997) Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng. Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập như sau: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dưới 15kg/người/tháng. Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: Dưới 20kg/người/tháng. Vùng thành thị: Dưới 25kg/người/tháng. Lần 3 (giai đoạn 1997 – 2000) ( công văn số 1751/LĐTBXH) Hộ đói: Là ộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45.000đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng). Hộ nghèo: Hộ có thu nhập tùy theo vùng ở các mức tương ứng như sau: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dưới 15kg/người/tháng (tương đương 55.000đồng). Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: Dưới 20kg/người/tháng (tương đương 90.000đồng). Vùng thành thị: Dưới 20kg/người/tháng (tương đương 90.000đồng). Lần 4 (Giai đoạn 2001 – 2005) (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH) về việc điều chỉnh chuẩn nghèo (không áp dụng chuẩn đói) Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng. Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng. Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng. Lần 5: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006-2010) (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg) Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng. Vùng nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng. Lần 6: (giai đoạn 2011-2015) theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Vùng thành thị: Hộ nghèo dưới mức 500.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo dưới mức 650.000 đồng/người/tháng. Vùng nông thôn: Hộ nghèo dưới 400.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo dưới mức 520.000 đồng/người/tháng. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương cũng có thể quy định chuẩn nghèo khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương tại thời điểm nhất định. Ở xã Đức Xuân nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung đều lấy chuẩn nghèo theo quy định chung của Bộ LĐ-TB & XH đã quy định.[4] 2.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 2.1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đói Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã Thu nhập của hộ Bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm và các nguồn thu tính được của hộ, được sử dụng để chỉ cho đời sống và tích lũy. Để phản ánh chính xác được mức độ đói nghèo và thực trạng đời sống của hộ, em tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người theo tháng. Hệ thống các chỉ số Chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm: Tuổi thọ bình quân được phản ánh bằng số năm sống. Trình độ giáo dục được đo bằng cách kết hợp giữa tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ người đi học đúng độ tuổi. Mức thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương. HDI được tính theo phương pháp chỉ số, có giá trị lớn nhất bằng 1, nhỏ nhất bằng 0. Chỉ số nghèo khổ: Human Poverty Index (HPI), được phản ánh ở các khía cạnh: Khía cạnh 1: Liên quan đến khả năng sống như tỷ lệ % người sống đến 40 tuổi. Khía cạnh 2: Liên quan đến trình độ giáo dục như tỷ lệ % người lớn không biết chữ. Khía cạnh 3: Liên quan đến mức sống, được tổng hợp bởi 3 yếu tố: Tỷ lệ % người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch. Tỷ lệ % người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế. Tỷ lệ % trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. 2.1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả Tốc độ phát triển bình quân. Tốc độ phát triển liên hoàn. Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất vầ dịch vụ tạo ra trong nông hộ một giai đoạn nhất định ( thường là 1 năm). Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng vào trong quá trình sản xuất. Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả thu được sau khi trừ đi chi phí trung của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất. Thu nhập hỗn hợp (MI): Là thu nhập của người nông dân bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị sản phẩm. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Hoạt động
Luận văn liên quan