1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Mọi vấn đề môi trường đều bắt nguồn từ phát triển, phát triển sẽ gây biến đổi môi trường. Nhưng làm sao cho môi trường vẫn làm tốt ba chức năng chính đó là tạo cho con người không gian sống với phạm vi và chất lượng đầy đủ; lưu trữ, xử lý nguồn phế thải của con người và cung cấp cho con người nguồn tài nguyên thiết yếu. Ngày nay, khi nền công nghiệp phát triển vượt bậc đã kéo theo không ít vấn đề làm suy thoái môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đe dọa đến đời sống con người.
Chính vì thế phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm đồng thời đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm bớt thiệt hại do thảm họa môi trường gây ra. Dù vậy công tác thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp không ít cơ hội và thử thách để vươn ra thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Để có được vị trí đó trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện và nâng cao hình ảnh, tạo dựng môi trường làm việc tốt mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động sản xuất của mình.
Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương là một trong những công ty sản sản xuất da thuộc với quy mô tương đối lớn. Công tác bảo vệ môi trường của công ty đã được triển khai từ lâu. Tuy nhiên, việc xây dựng và quản lý các hồ sơ theo tiêu chuẩn là một trong những hướng giải quyết mới để đưa việc thực hiện công tác quản lý môi trường vào nề nếp. Do đó, tôi quyết định “ Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 áp dụng cho công ty cổ phần thuộc da Hào Dương” nhằm giúp công ty giải quyết các vấn đề còn tồn tại của mô hình quản lý môi trường hiện nay và đáp ứng được nhu cầu của xã hội về một môi trường xanh - sạch đẹp- an toàn.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại công ty CP thuộc da Hào Dương.
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty CP thuộc da Hào Dương.
Đề xuất các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm công ty có thể áp dụng.
1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường và hiện trạng quản lý môi trường tại công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Từ đó phân tích, xây dựng và đánh giá sơ bộ khả năng áp dụng mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai áp dụng ISO 14001:2004 cho các doanh nghiệp đặc biệt là đối với ngành thuộc da.
Khảo sát đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 dựa trên tình hình thực tế của công ty.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp khảo sát điều tra
Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường của công ty thông qua quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra trong công ty, phỏng vấn cán bộ, nhân viên về các vấn đề liên quan đến môi trường tại công ty.
1.5.2 Phương pháp tiếp cận quá trình
Phương pháp này được dùng để xác định các khía cạnh môi trường của công ty. Ta cần xác định đầu vào và đầu ra của mỗi hoạt động, từ đó ta xác định các khía cạnh môi trường của mỗi phòng ban, bộ phận và phân xưởng.
1.5.3 Phương pháp phân tích – so sánh
Các kết quả điều tra khảo sát về hiện trạng quản lý môi trường tại công ty được phân tích, so sánh với các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
1.5.4 Phương pháp thống kê- mô tả
Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống quản lý môi trường, các khía cạnh môi trường, các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong công ty có tác động đến môi trường.
1.5.5 Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Kế thừa có chọn lọc tài liệu hiện có của công ty và các tài liệu chuyên ngành có liên quan.
Tham khảo sách, báo, thư viện, internet,
1.5.6 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ISO 14000, các nhân viên môi trường đang thực hiện công tác quản lý môi trường tại công ty.
1.6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này được thực hiện dựa trên khảo sát tình hình quản lý môi trường thực tế tại công ty cổ phần thuộc da Hào Dương, lô A18 KCN Hiệp Phước- Long Thới-Nhà Bè, Tp.HCM.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/3/2010 đến 11/7/2010.
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động phân loại, thu gom lưu trữ, xử lý chất thải và nước thải, khí thải; các phòng ban, bộ phận, phân xưởng liên quan đến các vấn đề môi trường tại công ty.
167 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3764 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 áp dụng cho công ty cổ phần thuộc da Hào Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNG
Tác giả
TRẦN THỊ MỘNG DUYÊN
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn:
KS. NGUYỄN HUY VŨ
Tháng 07 năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Trải qua suốt 4 năm ngồi trên ghế nhà trường, kết quả học tập thể hiện sự nổ lực học hỏi không ngừng của mỗi chúng ta. Vì thế tôi đặt rất nhiều tâm huyết vào khóa luận này và mong sao khóa luận sẽ hoàn thành tốt. Mọi khó khăn thử thách mà tôi có thể vượt qua và đạt được như ngày hôm nay là nhờ vào sự giúp đỡ, động viên của những người xung quanh tôi.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng toàn thể các quý thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại Học Nông Lâm TPHCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm hành trang giúp tôi vững bước vào đời.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy K.S Nguyễn Huy Vũ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn gia đình luôn là chổ dựa tinh thần vững chắc cho tôi có thể vượt qua những khó khăn.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ phần Thuộc Da Hào Dương đã tạo điều kiện thuận lợi và chỉ dẫn tôi trong thời gian thực tập tại công ty.
Cảm ơn các bạn lớp DH06QM đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập. Chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mộng Duyên
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương là một trong những công ty sản sản xuất da thuộc với quy mô tương đối lớn. Công tác bảo vệ môi trường của công ty đã được triển khai từ lâu. Thế nhưng việc quản lý này vẫn còn bất cập và nhiều vấn đề môi trường phát sinh như khí thải, nước thải, chất thải rắn,..Bên cạnh đó, việc xây dựng và quản lý các hồ sơ theo tiêu chuẩn là một trong những hướng giải quyết mới để đưa việc thực hiện công tác quản lý môi trường vào nề nếp.
Do đó, tôi quyết định “ Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 áp dụng cho công ty cổ phần thuộc da Hào Dương”. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường được sử dụng rộng rãi trên thế giới và cũng rất quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm giúp công ty giải quyết các vấn đề còn tồn tại của mô hình quản lý môi trường hiện nay và đáp ứng được nhu cầu của xã hội về một môi trường xanh - sạch đẹp- an toàn.
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/3/2010 đến ngày 11/7/2010 và được dựa trên phương pháp tham khảo tài liệu, tiếp cận thực tế, điều tra khảo sát và so sánh. Đề tài tập trung xây dựng hệ thống quản lý môi trường dựa theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nhằm đưa vào áp dụng thực tế tại công ty. Đồng thời kháo luận cũng tiến hành đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình hệ thống này.
Sau những nỗ lực hoàn thành, khóa luận đã đạt được kết quả khá khả quan. Có khoảng 122 khía cạnh môi trường được nhận diện và đánh giá, trong đó có 93 KCMT đáng kể cần được kiểm soát, thiết lập được 14 mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường, lên kế hoạch để thực hiện các chương trình QLMT cho công ty, xây dựng hệ thống tài liệu dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và điều kiện thực tế tại công ty, bao gồm 12 thủ tục quy trình, 3 hướng dẫn công việc và 29 biểu mẫu hồ sơ,…Đồng thời đưa ra được các kiến nghị giúp công ty có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khi xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và nâng cao chất lượng quản lý môi trường của mình.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii
DANH MỤC BẢNG - HÌNH – SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5.1 Phương pháp khảo sát điều tra 2
1.5.2 Phương pháp tiếp cận quá trình 2
1.5.3 Phương pháp phân tích – so sánh 3
1.5.4 Phương pháp thống kê- mô tả 3
1.5.5 Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan 3
1.5.6 Phương pháp chuyên gia 3
1.6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ ISO 14001:2004 4
2.1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 4
2.1.2 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 4
2.1.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 4
2.1.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004 5
2.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001:2004 6
2.2.1 Thuận lợi 6
2.2.1.1 Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp 6
2.2.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và quốc tế 7
2.2.1.3 Luật pháp bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và hòan thiện 7
2.2.2 Khó khăn 7
2.2.2.1 Về mặt nhận thức 7
2.2.2.2 Chi phí tăng 7
2.2.2.3 Thiếu nguồn lực và kinh ngiệm thực hiện 8
2.2.2.4 Mạng lưới tư vấn, chứng nhận và hành lang pháp lý 8
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNG 9
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNG 9
3.1.1 Giới thiệu chung 9
3.1.2 Các công trình phục vụ sản xuất 9
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 10
3.1.4 Nguyên nhiên liệu tiêu thụ, hóa chất và sản phẩm 11
3.1.5 Máy móc, thiết bị chính sử dụng 11
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DA THUỘC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNG 11
3.2.1 Khâu chuẩn bị 12
3.2.2 Khâu sơ chế 13
3.2.3 Thuyết minh quy trình sản xuất 13
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNG 15
3.3.1 Hiện trạng môi trường 15
3.3.1.1 Môi trường không khí 15
3.3.1.2 Nước thải 15
3.3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại 16
3.3.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường hiện đang áp dụng tại công ty 16
3.3.2.1 Môi trường không khí 16
3.3.2.2 Nước thải 17
3.3.2.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại 17
3.3.2.4 Các sự cố môi trường xảy ra tại công ty 17
3.4 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNG 18
3.4.1 Khảo sát 18
3.4.2 Kết quả khảo sát 19
3.4.3 Kết luận 26
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNG 27
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO 27
4.1.1 Phạm vi HTQLMT của Công ty Cổ Phần thuộc da Hào Dương 27
4.1.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập Ban ISO 27
4.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 28
4.2.1 Thiết lập chính sách môi trường 28
4.2.2 Chính sách môi trường của CTCPTDHD 29
4.2.3 Truyền đạt và phổ biến chính sách 30
4.2.3.1 Đối với cán bộ - công nhân viên trong công ty 30
4.2.3.2 Đối với nhà cung cấp và các bên hữu quan 30
4.2.3.3 Kiểm tra lại chính sách môi trường 31
4.3 XÁC ĐỊNH KCMT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 31
4.3.1 Xác định khía cạnh môi trường 31
4.3.2 Đánh giá tác động môi trường và xác định các KCMT có ý nghĩa 31
4.4 CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC 33
4.5 XÂY DỰNG MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 33
4.5.1 Thiết lập mục tiêu môi trường 33
4.5.2 Thiết lập chỉ tiêu 34
4.5.3 Những điểm cần lưu ý khi thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu 34
4.5.4 Xây dựng chương trình quản lý môi trường 35
4.5.5 Phương pháp xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường 36
4.5.6 Triển khai thực hiện 36
4.5.7 Quản lý, duy trì mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường 36
4.6 NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN 37
4.7 NĂNG LỰC, ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC 37
4.7.1 Xác định nhu cầu đào tạo 37
4.7.1.1 Đào tạo nhận thức về hệ thống quản lý môi trường 38
4.7.1.2 Đào tạo theo vị trí công việc 38
4.7.1.3 Đào tạo đáp ứng các tình trạng khẩn cấp 39
4.7.1.4 Đào tạo đánh giá viên nội bộ 39
4.7.1.5 Đào tạo cho cấp lãnh đạo 39
4.7.2 Lập kế hoạch đào tạo 40
4.7.3 Kết quả sau đào tạo 40
4.8 THÔNG TIN LIÊN LẠC 40
4.8.1 Cách thực hiện 40
4.8.2 Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc 41
4.8.2.1 Thông tin liên lạc với nội bộ 41
4.8.2.2 Thông tin liên lạc với bên ngoài 41
4.8.3 Các hình thức thông tin 42
4.9 HỆ THỐNG CÁC TÀI LIỆU 42
4.10 KIỂM SOÁT TÀI LIỆU 43
4.11 KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH 44
4.11.1 Hoạt động phòng ngừa ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên 44
4.11.2 Hoạt động quản lý hằng ngày 44
4.12 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC 45
4.13 GIÁM SÁT VÀ ĐO 45
4.14 SỰ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN 46
4.14.1 Các tình trạng khẩn cấp về môi trường 47
4.14.2 Thực tập đáp ứng các tình trạng khẩn cấp 48
4.14.3 Duy trì hoạt động ứng cứu sự cố khẩn cấp của công ty. 48
4.14.4 Lập biên bản sau sự cố 48
4.15 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA 49
4.16 KIỂM SOÁT HỒ SƠ 49
4.17 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ 50
4.18 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 51
CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNG 52
5.1 ĐÁNH GIÁ KHĂ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT DỰA TRÊN CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 VÀO CÔNG TY 52
5.2 NHẬN XÉT 55
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
6.1 KẾT LUẬN 56
6.2 KIẾN NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 60
DANH MỤC BẢNG - HÌNH – SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường- ISO 14001:2004 5
Bảng 2.1: Các tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004 8
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 10
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất khâu chuẩn bị 12
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất khâu sơ chế 13
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
CSMT Chính sách môi trường
CTCPTDHD Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương
CTQLMT Chương trình quản lý môi trường
ĐDLĐ Đại diện lãnh đạo
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
KCMT Khía cạnh môi trường
KPH Không phù hợp
KP&PN Khắc phục và phòng ngừa
HTTL Hệ thống tài liệu
HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QLMT Quản lý môi trường
SS Chất rắn lơ lửng (Suspendid solids)
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Mọi vấn đề môi trường đều bắt nguồn từ phát triển, phát triển sẽ gây biến đổi môi trường. Nhưng làm sao cho môi trường vẫn làm tốt ba chức năng chính đó là tạo cho con người không gian sống với phạm vi và chất lượng đầy đủ; lưu trữ, xử lý nguồn phế thải của con người và cung cấp cho con người nguồn tài nguyên thiết yếu. Ngày nay, khi nền công nghiệp phát triển vượt bậc đã kéo theo không ít vấn đề làm suy thoái môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đe dọa đến đời sống con người.
Chính vì thế phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm đồng thời đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm bớt thiệt hại do thảm họa môi trường gây ra. Dù vậy công tác thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp không ít cơ hội và thử thách để vươn ra thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Để có được vị trí đó trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện và nâng cao hình ảnh, tạo dựng môi trường làm việc tốt mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động sản xuất của mình.
Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương là một trong những công ty sản sản xuất da thuộc với quy mô tương đối lớn. Công tác bảo vệ môi trường của công ty đã được triển khai từ lâu. Tuy nhiên, việc xây dựng và quản lý các hồ sơ theo tiêu chuẩn là một trong những hướng giải quyết mới để đưa việc thực hiện công tác quản lý môi trường vào nề nếp. Do đó, tôi quyết định “ Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 áp dụng cho công ty cổ phần thuộc da Hào Dương” nhằm giúp công ty giải quyết các vấn đề còn tồn tại của mô hình quản lý môi trường hiện nay và đáp ứng được nhu cầu của xã hội về một môi trường xanh - sạch đẹp- an toàn.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại công ty CP thuộc da Hào Dương.
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty CP thuộc da Hào Dương.
Đề xuất các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm công ty có thể áp dụng.
1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường và hiện trạng quản lý môi trường tại công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Từ đó phân tích, xây dựng và đánh giá sơ bộ khả năng áp dụng mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai áp dụng ISO 14001:2004 cho các doanh nghiệp đặc biệt là đối với ngành thuộc da.
Khảo sát đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 dựa trên tình hình thực tế của công ty.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp khảo sát điều tra
Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường của công ty thông qua quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra trong công ty, phỏng vấn cán bộ, nhân viên về các vấn đề liên quan đến môi trường tại công ty.
1.5.2 Phương pháp tiếp cận quá trình
Phương pháp này được dùng để xác định các khía cạnh môi trường của công ty. Ta cần xác định đầu vào và đầu ra của mỗi hoạt động, từ đó ta xác định các khía cạnh môi trường của mỗi phòng ban, bộ phận và phân xưởng.
1.5.3 Phương pháp phân tích – so sánh
Các kết quả điều tra khảo sát về hiện trạng quản lý môi trường tại công ty được phân tích, so sánh với các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
1.5.4 Phương pháp thống kê- mô tả
Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống quản lý môi trường, các khía cạnh môi trường, các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong công ty có tác động đến môi trường.
1.5.5 Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Kế thừa có chọn lọc tài liệu hiện có của công ty và các tài liệu chuyên ngành có liên quan.
Tham khảo sách, báo, thư viện, internet,…
1.5.6 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ISO 14000, các nhân viên môi trường đang thực hiện công tác quản lý môi trường tại công ty.
1.6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này được thực hiện dựa trên khảo sát tình hình quản lý môi trường thực tế tại công ty cổ phần thuộc da Hào Dương, lô A18 KCN Hiệp Phước- Long Thới-Nhà Bè, Tp.HCM.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/3/2010 đến 11/7/2010.
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động phân loại, thu gom lưu trữ, xử lý chất thải và nước thải, khí thải; các phòng ban, bộ phận, phân xưởng liên quan đến các vấn đề môi trường tại công ty.
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ ISO 14001:2004
2.1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000
ISO là một tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa có tên đầy đủ là “ The International Organization For Standardization”. Là một tổ chức phi chính phủ, nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn, không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. ISO 14000 có cấu trúc tương tự như tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, có thể được áp dụng với mọi loại hình tổ chức bất kể quy mô nào.
2.1.2 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
2.1.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004
ISO 14001:2004 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành, đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn là giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới cải tiến liên tục.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được ban hành vào 15/11/2004 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001: 1996.
Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004 là hệ thống :
Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm.
Việc thực hiện là tự nguyện.
Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan
Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.
Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT.
Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với CSMT đã công bố.
Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác.
HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi tổ chức bên ngoài cấp.
Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
2.1.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004
Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường- ISO 14001:20042.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001:2004
2.2.1 Thuận lợi
2.2.1.1 Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Về mặt kinh tế
Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Tái sử dụng các nguồn lực/ tài nguyên.
Tránh các khoảng tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
Giảm chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
Vệ mặt thị trường
Nâng cao uy tính và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
Tăng sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới.
Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh.
Về quản lý rủi ro
Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm rủi ro.
Giúp ngăn ngừa ô nhiễm.
Về mặt luật pháp
Nâng cao trình độ hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp cho mọi nhân viên.
Mang đến uy tín cho tổ chức, giảm bớt áp lực từ các cơ quan chức năng.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
2.2.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và quốc tế
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001:2004 cũng ngày càng gia tăng.
2.2.1.3 Luật pháp bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và hòan thiện
Tháng 12/2005, Quốc hội của nước Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường và ngày 01/07/2006 thì luật chính thức được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng đưa ra các quyết định và nghị định có liên quan nhằm bắt buộc cá nhân, đơn vị phải quan tâm và chú trọng hơn nữa công tác bảo vệ môi trường.
2.2.2 Khó khăn
2.2.2.1 Về mặt nhận thức
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tư tưởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho các nhà máy, công ty lớn, những công ty đa quốc gia chứ không áp dụng cho những cơ sở dịch vụ, những công ty vừa và nhỏ. Có những doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng HTQLMT là chỉ phục vụ cho mục đích xin chứng nhận chứ không nghĩ rằng nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và cải thiện môi trường làm việc cho chính cán bộ - công nhân viên của doanh nghiệp.
2.2.2.2 Chi phí tăng
Để đáp ứng thành công tiêu chuẩn ISO 14001:2004, các doanh ngh