Trầm cảm ngày nay là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và trầm trọng ở hầu hết các quốc gia. Theo WHO và nhiều tác giả có từ 3% - 5% dân số trên thế giới ( khoảng 100 triệu người ) có các triệu chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời [5]. Rối loạn trầm cảm làm cho người bệnh bị gián đoạn học tập và lao động, tách rời xã hội, không những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội. Rối loạn trầm cảm biểu hiện là những thay đổi về cảm xúc như cảm thấy buồn, khóc, vô vọng, không quan tâm đến những hoạt động vui chơi, giải trí hay suy giảm các hoạt động học tập tại trường, có thể biểu hiện ăn không ngon miệng hay thay đổi giấc ngủ hay có những khó chịu trong cơ thể một cách mơ hồ, ngoài ra còn nghĩ rằng không thể làm được việc gì đúng hoặc cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa hoặc vô vọng [2]. Trầm cảm đã trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe của cộng đồng.
Theo tác giả Brice Pith, từ lứa tuổi thanh thiếu niên trầm cảm là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo nhiều tác giả, trầm cảm chiếm tỷ lệ 3% - 5% dân số [11]. Trong báo cáo về vấn đề Sức khỏe tâm thần của thanh niên và người trưởng thành Việt Nam do giáo sư Michael Dunne – Đại học Công nghệ Queensland (Australia) nghiên cứu tại Việt Nam trong 5 năm qua thì “ Cứ sáu hoặc bảy người trẻ tuổi là người Việt Nam được phỏng vấn thì một người cho rằng họ cảm thấy buồn, thất vọng, không có giá trị so với người khác, họ khóc, ngủ không yên và ăn không ngon ” [0].
Cho đến nay thì có rất ít nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên ngành Y. Đây là một ngành đào tạo mang tính đặc thù cao sinh viên vừa phải trang bị một vốn kiến thức khổng lồ để hình thành nên những kĩ năng nghề nghiệp, lại vừa phải tu dưỡng đạo đức để có thể trở thành một bác sĩ tốt. Những yếu tố đó vô hình chung đã tạo nên một áp lực không nhỏ tác động mạnh đến sức khỏe tinh thần và tâm sinh lý của sinh viên. Vì các lý do này tôi đã thực hiện nghiên cứu:
“Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011.
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11608 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa học, chính xác và trung thực
Các kết quả, số liệu trong khóa luận này đều có thực, kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu của chúng tôi chưa được đăng tải lên tài liệu khoa học nào.
Hà Nội,30 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Liên
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp tiến hành đề tài nghiên cứu, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà nội, phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y Học Dự Phòng và Y Tế Công Cộng, Bộ môn Dịch tễ học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Nguyễn Trần Hiển người thầy đã đưa ra ý kiến chỉnh sửa giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Lê Minh Giang, người đã trực tiếp hướng dẫn dạy bảo, tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em, cùng bạn bè tôi đã luôn ở bên, động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt sáu năm học, cũng như trong thời gian tôi làm khóa luận.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 5 năm 2012
Nguyễn Thị Bích Liên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CES-D The Centre for Epidemiological Studies- Depression Scale
CI Confident interval
SV Sinh viên
SVY2 Sinh viên khối Y2
SVY4 Sinh viên khối Y4
SVY6 Sinh viên khối Y6
WHO World Health Organization
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm về trầm cảm 3
1.2. Các test sàng tuyển trầm cảm 4
1.3. Một số nghiên cứu đã thực hiện về trầm cảm ở thanh thiếu niên 6
1.4. Nghiên cứu về tình hình sức khỏe của sinh viên Y khoa 9
1.5. Khung lý thuyết 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu 11
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu: 18
3.2. Nguy cơ trầm cảm sử dụng công cụ CES-D 20 19
3.3. Nguy cơ trầm cảm và các yếu tố liên quan 21
3.4. Phân tích đa biến 29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 30
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: 30
4.2. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan 31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 34
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ 36
Tài liệu tham khảo 37
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm ngày nay là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và trầm trọng ở hầu hết các quốc gia. Theo WHO và nhiều tác giả có từ 3% - 5% dân số trên thế giới ( khoảng 100 triệu người ) có các triệu chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời [5]. Rối loạn trầm cảm làm cho người bệnh bị gián đoạn học tập và lao động, tách rời xã hội, không những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội. Rối loạn trầm cảm biểu hiện là những thay đổi về cảm xúc như cảm thấy buồn, khóc, vô vọng, không quan tâm đến những hoạt động vui chơi, giải trí hay suy giảm các hoạt động học tập tại trường, có thể biểu hiện ăn không ngon miệng hay thay đổi giấc ngủ hay có những khó chịu trong cơ thể một cách mơ hồ, ngoài ra còn nghĩ rằng không thể làm được việc gì đúng hoặc cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa hoặc vô vọng [2]. Trầm cảm đã trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe của cộng đồng.
Theo tác giả Brice Pith, từ lứa tuổi thanh thiếu niên trầm cảm là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo nhiều tác giả, trầm cảm chiếm tỷ lệ 3% - 5% dân số [11]. Trong báo cáo về vấn đề Sức khỏe tâm thần của thanh niên và người trưởng thành Việt Nam do giáo sư Michael Dunne – Đại học Công nghệ Queensland (Australia) nghiên cứu tại Việt Nam trong 5 năm qua thì “ Cứ sáu hoặc bảy người trẻ tuổi là người Việt Nam được phỏng vấn thì một người cho rằng họ cảm thấy buồn, thất vọng, không có giá trị so với người khác, họ khóc, ngủ không yên và ăn không ngon…” [0].
Cho đến nay thì có rất ít nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên ngành Y. Đây là một ngành đào tạo mang tính đặc thù cao sinh viên vừa phải trang bị một vốn kiến thức khổng lồ để hình thành nên những kĩ năng nghề nghiệp, lại vừa phải tu dưỡng đạo đức để có thể trở thành một bác sĩ tốt. Những yếu tố đó vô hình chung đã tạo nên một áp lực không nhỏ tác động mạnh đến sức khỏe tinh thần và tâm sinh lý của sinh viên. Vì các lý do này tôi đã thực hiện nghiên cứu:
“Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan”
Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về trầm cảm
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn [8], rối loạn trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc có những đặc điểm sau:
Nỗi buồn sinh thể (đau khổ tâm thần vô biên)
Ức chế tư duy và hoạt động (chậm chạp, mất trí)
Rối loạn giấc ngủ và các chức năng sinh học
Tiên lượng: Có liên quan tới nguy cơ tự sát. Nguy cơ này hiện diện suốt quá trình bệnh lý. Do vậy cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân.
Về quá trình hình thành cơn trầm cảm, các tình huống xuất hiện có thể bao gồm:
Thông thường tiến triển âm ỉ
Đôi khi đột ngột (khởi đầu bằng tự sát)
Có thể kế tiếp sau cơn hưng cảm
Sau một sang chấn tâm thần hoặc cơ thể (bệnh tật, về hưu, tang tóc)
Có thể do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm
Trong giai đoạn khởi phát, bệnh tiến triển từ từ với các dấu hiệu đầu tiên là mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi. Sau vài tuần, vài tháng xuất hiện cảm giác bị mất khả năng làm việc, mất giá trị bản thân, do dự, không thiết gì tới công việc và người thân. Người bệnh nghiền ngẫm lo âu về sức khỏe và tương lai, có thể xuất hiện ý tưởng và hành vi tự sát. Trong giai đoạn toàn phát, các biểu hiện có thể bao gồm: nét mặt bất động, biểu lộ sự đau khổ dấu hiệu “Omega trầm cảm” (nếp nhăn khi cau 2 lông mày). Bệnh nhân không quan tâm tới hình thức bên ngoài của mình nữa. Bệnh nhân hầu như bất động, ngồi nguyên một chỗ trong nhiều giờ. Chẳng thiết trò chuyện, gặng hỏi thì trả lời miễn cưỡng nhát gừng, đơn điệu, xen lẫn những tiếng rên rỉ, thở dài não ruột. Nặng hơn nữa là không nói. Trong một số trường hợp bệnh nhân cố gắng che giấu các rối loạn (tươi cười giả tạo). Trường hợp này nguy cơ tự sát cao do những người xung quanh mất cảnh giác. Bệnh có thể khỏi tự nhiên trung bình sau 6–7 tháng (cơn ngắn chỉ vài tuần, cơn dài thì nhiều năm, trong cơn giảm từng giai đoạn ngắn, không đáng kể). Khi được điều trị có thể thu ngắn cơn đáng kể sau trung bình một tháng nằm viện. Các triệu chứng được cải thiện dần, giấc ngủ phục hồi. Bệnh nhân được coi như khỏi bệnh khi niềm vui với cuộc sống trở lại.
1.2. Các test sàng tuyển trầm cảm
1.2.1. Sàng tuyển:
Sàng tuyển là việc áp dụng một biện pháp kỹ thuật (có thể là trắc nghiệm hoặc thăm khám lâm sàng) để phân loại những cá nhân có thể đã mắc bệnh và đang ở thời kỳ sớm của một bệnh trạng (chưa biểu hiện lâm sàng có thể nhận thấy) trong một cộng đồng và những cá nhân hòa toàn khỏe mạnh. Trắc nghiệm không phải là chẩn đoán xác định mà là nhằm tách lọc, phát hiện những cá thể có nguy cơ phát triển bệnh. Bước tiếp theo của sàng tuyển là theo dõi, chẩn đoán xác định và can thiệp sớm.
1.2.2. Một số công cụ sàng tuyển trầm cảm
Có nhiều thang điểm trắc ngiệm để đánh giá các mức độ rối loạn trầm cảm, trong đó có các trắc nghiệm của Beck và Hamilton, được các tác giả trong nước thường dùng và đã được chuẩn hóa ở Việt Nam, tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia.
Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck (Beck Depression Inventory), được Beck AT (Mỹ) và cộng sự xây dựng năm 1974, gợi ý từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm, nhất là từ liệu pháp tâm thần. Test này được WHO công nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương pháp điều trị, và là test được dùng phổ biến tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia từ năm 1989. Test Beck bao gồm 21 câu hỏi đánh số thứ tự từ 1 đến 21, mỗi câu có từ 4 đến 6 mục nhỏ, tổng cộng 95 mục nhỏ. Mỗi mục đi sâu khảo sát từng đặc điểm của trầm cảm ở các mức điểm 0, 1, 2, 3. Kết quả được phân tích theo các mức độ:
< 14 điểm: Không có trầm cảm
14-19 điểm: Trầm cảm nhẹ
20-29 điểm: Trầm cảm vừa
≥ 30 điểm: Trầm cảm nặng
Thanh đánh giá trầm cảm của Hamilton, ra đời năm 1960, là một phương pháp đơn giản để đánh giá bằng định lượng mức độ nghiêm trọng của tình trạng trầm cảm, và để chứng minh những chuyển biến của rối loạn này trong quá trình điều trị. Thang điểm được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi gồm 14 câu, trong đó 7 câu để đánh giá mức độ trầm cảm và 7 câu đánh giá mức độ lo âu.
Mỗi câu được đánh giá ở các mức điểm 0, 1, 2, 3. Kết quả được phân tích theo các mức độ:
7 điểm: Bình thường
8-10 điểm: Dấu hiệu trầm cảm hoặc lo âu
11-21 điểm: Trầm cảm hoặc lo âu thực sự
Ngoài ra còn có các thang đánh giá khác như DASS (Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress), thang GDS (thang đánh giá trầm cảm người già), ….
Tuy nhiên, các thang đánh giá trên chỉ đánh giá cường độ, mức độ và sự nhận thức về trầm cảm ở những người bệnh có chẩn đoán rối loạn tâm thần. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng thang đánh giá trầm cảm CES-D (The Centre for Epidemiological Studies- Depression Scale), ra đời năm 1977. Ưu điểm của thang đánh giá này là sử dụng được ở cộng đồng để phân biệt các trường hợp có nguy cơ trầm cảm cần có can thiệp tiếp. Thang đo này đã được đánh giá về tính giá trị và độ tin cây đối với đối tượng vị thành niên ở Việt Nam. Các câu hỏi trong thang đo ngắn gọn và dễ sử dụng. Thang đánh giá gồm 20 câu [15]. Mỗi câu hỏi được đánh giá ở các mức điểm 0, 1, 2, 3 theo các mức độ như sau: 0 điểm: Không bao giờ hoặc hiếm khi < 1 ngày; 1 điểm: Đôi khi hoặc từ 1-2 ngày; 2 điểm: Thỉnh thoảng, đôi khi hoặc trung bình từ 3-4 ngày; 3 điểm: Rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian trong hoặc hơn 7 ngày. CES-D được thiết kế bao gồm các triệu chứng chính của bệnh trầm cảm được xác định với sự nhấn mạnh vào các phần tình cảm : trầm cảm tâm trạng, cảm giác tội lỗi và vô dụng, cảm giác bất lực và tuyệt vọng, chậm phát triển tâm thần, mất cảm giác ngon miệng và rối loạn giấc ngủ. Hai mươi câu hỏi về cảm xúc thanh thiếu niên hoặc hành vi liên quan đến triệu chứng trầm cảm. CES-D được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu ở cộng đồng. Theo đánh giá chuẩn của quốc tế thì điểm 16 là mốc (cut-off point) để phân loại giữa có và không có nguy cơ trầm cảm. Theo một số nghiên cứu khác thì điểm mốc (cut-off point) là 22 điểm, với < 22 điểm coi là không có nguy cơ trầm cảm và trên ≥ 22 điểm có nguy cơ trầm cảm
1.3. Một số nghiên cứu đã thực hiện về trầm cảm ở thanh thiếu niên
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn thường gặp trên thế giới ngay cả ở những vùng mà người ta chưa nhận thức được rối loạn này. Bất chấp sự khác biệt về nhóm tuổi, văn hóa, tầng lớp xã hội ở cả nam và nữ, trẻ và già song tùy từng độ tuổi, từng giới mà tỷ lệ mắc khác nhau.
Tác giả Brice Pith từ lứa tuổi thanh thiếu niên trầm cảm là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo nhiều tác giả trầm cảm chiếm tỷ lệ 3% - 5% dân số [11]. N.A.Satorious và A.S.Jablenski 1984 đã công bố có khoảng 3% - 5% dân số trên hành tinh chúng ta tức là gần 200 triệu người, đã lâm vào trạng thái trầm cảm rõ rệt. Nhiều nghiên cứu mới ở Anh, Pháp, Mỹ và khu vực châu Âu nêu tỷ lệ mắc mới trầm cảm (lifetime incidence) từ 15% - 24% [7].
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí 2010 của Hiệp hội Y khoa Mỹ [9], mặc dù thiếu niên tự tử đã giảm sút kể từ năm 1996, năm 2004 tỷ lệ đã tăng 18%. Theo nghiên cứu mới, tốc độ năm 2005 đã đi xuống, nhưng không nhiều. Tỷ lệ là khoảng 4,5% trên 100.000 dân.
Khoảng 18.800.000 người Mỹ trưởng thành, chiếm khoảng 9,5% độ tuổi dân số Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên, bị rối loạn trầm cảm trong một năm, trong đó tỷ lệ gặp ở phụ nữ cao gấp gần 2 lần nam giới (12% so với 6,6%). Năm 1997 có 30.535 người chết vì tự tử tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ tự tử ở người trẻ gia tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua. Trong năm 1997, tự tử là nguyên nhân thứ 3 trong số những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở lứa tuổi từ 15 đến 24, khoảng 19.100.000 người Mỹ trưởng thành tuổi từ 18 đến 54, chiếm 13,3% người dân trong nhóm tuổi này, có một hội chứng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu thường xuyên xảy ra cùng với các rối loạn trầm cảm, rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng thuốc [11].
1.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam về trầm cảm
Theo Báo cáo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên Việt Nam lần thứ II năm 2009 (SAVY II) cho biết, trong số 10039 thanh thiếu niên được điều tra tại Việt Nam ở độ tuổi từ 14 đến 25, trả lời, có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán, có 27,6% thanh thiếu niên đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không muốn hoạt động như bình thường (trong số 10035). Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai là 21,3% (trong tổng số 10030 người). Chỉ có 4,1% người (trong số 10037 thanh thiếu niên) đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. So sánh số liệu của hai cuộc điều tra, có thể thấy có sự tăng lên tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán hiện nay so với trước đây. Tuy nhiên, xét riêng về cảm giác nghĩ đến chuyện tự tử thì có thể thấy mức độ tăng lên khoảng 30% là rất đáng quan tâm [1].
Nghiên cứu của Trần Thị Huyền (Trung tâm nghiên cứu văn hóa sức khỏe Tỉnh An Giang) [17] cho biết, trên 20% học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh bị rối loạn trầm cảm, tương tự với kết quả này theo một điều tra của bệnh viện Nhi Trung ương tại một số trường học ở Hà Nội có khoảng 20% học sinh có biểu hiện trầm cảm [9].
Kết quả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần với 6.189 học sinh ở các trường trung học, Đại học ở Hà Nội, Hải Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ do Giáo sư Michael Dunne, Đại học Công nghệ Queensland (Australia) cho thấy cứ 7 thanh niên Việt Nam có 1 người trầm cảm (khoảng 14%) [0].
Theo kết quả nghiên cứu: “Áp lực học tập và một số vấn đề về sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội năm 2011” của Nguyễn Triệu Phong [6] cho biết, trung bình có khoảng 8% sinh viên thường xuyên cảm thấy bị trầm cảm; 6,5% thường xuyên cảm thấy buồn; 6,3% thấy cô đơn; 8% thấy nói chuyện ít hơn bình thường; 5,3% không thể bắt đầu việc gì; 5% khóc nhiều lần…Tỷ lệ thỉnh thoảng mắc phải các vấn đề liên quan tới trầm cảm nhiều hơn: 10,5% thấy buồn; 6% thấy cô đơn; 17,3% có vấn đề về việc ghi nhớ; 6,5% tự thấy mình bị trầm cảm; 10% không muốn ăn và ăn không ngon; 6,5% thấy mọi việc mình làm là sai.
1.4. Nghiên cứu về tình hình sức khỏe của sinh viên Y khoa
Kết quả nghiên cứu của Niemi, lo lắng, căng thẳng và khó chịu cũng như nhức đầu và đau ở cổ và vai rất phổ biến trong suốt 6 năm học ở trường Y. Trầm cảm thường gặp ở thời điểm tốt nghiệp hơn so với lúc bắt đầu đi lâm sàng (36% so với 17%). Vào cuối thời gian đào tạo tiền lâm sàng, 47% sinh viên được phỏng vấn cảm thấy căng thẳng rất mạnh. Tổng cộng có 36% sinh viên cảm thấy căng thẳng rất nhiều vào đầu và 40% sinh viên cảm thấy rất căng thẳng vào cuối thời gian đào tạo lâm sàng [13].
Trong nghiên cứu ở sinh viên một trường trung cấp Y Thái Lan 61,4% sinh viên cảm thấy có căng thẳng; 59% thấy căng thẳng nhẹ; 2,4% cảm thấy rất căng thẳng [16].
Trong nghiên cứu sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy 39,6% sinh viên có triệu chứng trầm cảm và 60,4% sinh viên không có triệu chứng trầm cảm [14].
Trường Đại học Y Hà Nội là một trong số ít các trường đại học lớn có điểm chuẩn đầu vào rất cao, sinh viên thi đỗ vào trường thường có học lực khá giỏi và họ tự đặt ra cho mình mục tiêu thành công trong học tập rất lớn. Trong 2 năm đầu sinh viên được học các môn cơ sở và một số môn tiền lâm sàng. Từ năm thứ 3 sinh viên bắt đầu đi lâm sàng tại các bệnh viện. Năm thứ 4 sinh viên vẫn tiếp tục đi bệnh viện và đi trực. Năm thức 5 sẽ học các chuyên khoa lẻ và năm thứ 6 chuẩn bị cho tốt nghiệp. Vì vậy mà áp lực học tập ở những sinh viên trường Đại học Y là rất lớn. Mặc dù chưa có các nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên Đại học Y Hà Nội, nhưng đã có một số khảo sát về tình hình sức khỏe được tiến hành trên sinh viên trường Y. Theo kết quả nghiên cứu: “Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh viên và khả năng đáp ứng của trạm y tế trường Đại học Y Hà Nội năm 2009” [4]. Tỉ lệ sinh viên bị ốm trong vòng 4 tuần là 48,8%; trong vòng 12 tháng là 49,7%. Mức độ ốm và các nhóm bệnh thường gặp: 78,2% ốm ở mức độ nhẹ và nguyên nhân chủ yếu là bệnh cấp tính (81,8%). Tỉ lệ mắc tật khúc xạ: 59,5% phần lớn là cận thị. Các loại bệnh sinh viên mắc trong vòng 12 tháng qua chủ yếu tập trung vào nhóm bệnh: sốt, cảm lạnh, cảm cúm chiếm tới 24,5%; sau đó là viêm họng (11,4%), các loại sốt virus, sốt phát ban (9,7%), viêm loét dạ dày cúng chiếm một tỉ lệ (5,7%). Trả lời câu hỏi về mức độ quan tâm tới sức khỏe của bản thân thì 55,3% sinh viên trả lời muốn kiểm tra sức khỏe nhưng không có tiền, không có thời gian, chỉ có 1,7% sinh viên không quan tâm tới sức khỏe.
1.5. Khung lý thuyết
Yếu tố từ môi trường sống và làm việc
Đặc điểm liên quan học tập
Yếu tố thuộc về bản thân sinh viên
Mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội
Đặc điểm chung
Nguy cơ trầm cảm
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa Trường Đại học Y Hà Nội.
Lý do lựa chọn các khối sinh viên này là vì nhóm Y2 là sinh viên giai đoạn tiền lâm sàng, Y4 là nhóm sinh viên đã học lâm sàng được 1 năm và đã tiếp xúc với các chuyên khoa chính, và Y6 là nhóm sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường và đứng trước quyết định quan trọng liên quan đến công việc và cuộc sống.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Sinh viên đang học năm thứ 2, 4, 6 đa khoa của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010 - 2011.
Có thoả thuận đồng ý tham gia vào nghiên cứu
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Thời gian: Tháng 3/2010 đến tháng 10/2011.
Địa điểm: Trường Đại học Y Hà Nội
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức của cỡ mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo 3 khối sinh viên sử dụng phần mềm WHO Sample Size 2.0:
Với α là ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05 và giá trị Z tương ứng là 1,96 (với α=0,05)
d : Mức độ sai trệch tuyệt đối mong đợilà 0,03
L: Số tầng là 3
Ph: Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm ở tưng khối (Lấy đều bằng 0,396 theo nghiên cứu ở sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh)
Theo công thức trên thì cỡ mẫu nghiên cứu được tính và cỡ mẫu thực tế như sau:
Bảng 2.1: Bảng phân bổ cỡ mẫu điều tra theo khối
STT
Khối sinh viên
Kích thước quần thể
Tỷ lệ p và giá trị d giả định
Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết
Sô lượng sinh viên thực tế điều tra
1
Y2
567
0,396/0,07
243
232
2
Y4
451
0,396/0,07
195
192
3
Y6
343
0,396/0,07
146
170
Tổng số
1361
585
594
Phương pháp và kỹ thuật chọn mẫu: Lấy danh sách sinh viên Y2, Y4 và Y6 đa khoa từ phòng Đào tạo Đại học của trường. Phân danh sách này thành hai nhóm nam và nữ, sau đó chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ nam nữ tương ứng ở từng khối.
2.3.3. Các biến số nghiên cứu:
Bảng 2.2: Bảng các biến số nghiên cứu
Nhóm biến số
Biến số
Phân loại biến
Thông tin chung: Các đặc điểm của sinh viên đa khoa Y2, Y4, Y6 năm học 2010 – 2011:
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi (tính theo tuổi dương lịch)
Giới
Dân tộc
Tôn giáo
Nơi ở
Sống cùng ai
Định lượng
Định tính (Nhị phân)
Định tính (Danh mục)
Định tính (Nhị phân)
Định tính (Danh mục)
Định tính (Danh mục)
Mục tiêu 1: Mô tả tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011.
Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm
Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm theo khối
Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011.
Đặc điểm chung
Giới
Dân tộc
Tôn giáo
Xử lý khi g