Khóa luận Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiện nay, việc quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Trẻ em sẽ được phát triển một cách tốt nhất cả về mặt vật chất và tinh thần trong một môi trường gia đình tốt, có đầy đủ cha, mẹ. Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là những quyền thiêng liêng, vì vậy mà việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể là việc làm hết sức quan trọng, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện nay, do sự hội nhập kinh tế và văn hóa toàn cầu, nên đã nảy sinh nhiều mặt trái của xã hội, trong đó có hiện tượng nam nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng hay “sống thử” , dẫn đến các trường hợp trẻ em được sinh ra nhưng không biết cha, mẹ đẻ là ai, hoặc bị chính cha, mẹ đẻ chối bỏ, không công nhận Do đó, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, Luật HN&GĐ năm 2000 đã dành chương VII quy định về vấn đề xác định cha, mẹ, con. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con đã được quy định tương đối sớm trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của Luật HN&GĐ nói riêng và của cả xã hội nói chung. Nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đồng thời thể hiện mục đích cao cả vì sự phát triển toàn diện của trẻ em, của gia đình và của toàn xã hội. Vì những lý do cơ bản trên, nên em chọn vấn đề: “Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tập trung tìm hiểu, phân tích và làm sáng tỏ nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con, qua đó có sự so sánh và nêu lên những điểm hạn chế trong các quy định của pháp luật hoặc những khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc xác định cha, mẹ, con trên thực tế. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và việc thực hiện nguyên tắc trên thực tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theo các quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng nguyên tắc. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con có yếu tố nước ngoài không nằm trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này.

doc65 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3776 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, việc quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Trẻ em sẽ được phát triển một cách tốt nhất cả về mặt vật chất và tinh thần trong một môi trường gia đình tốt, có đầy đủ cha, mẹ. Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là những quyền thiêng liêng, vì vậy mà việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể là việc làm hết sức quan trọng, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện nay, do sự hội nhập kinh tế và văn hóa toàn cầu, nên đã nảy sinh nhiều mặt trái của xã hội, trong đó có hiện tượng nam nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng hay “sống thử”…, dẫn đến các trường hợp trẻ em được sinh ra nhưng không biết cha, mẹ đẻ là ai, hoặc bị chính cha, mẹ đẻ chối bỏ, không công nhận… Do đó, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, Luật HN&GĐ năm 2000 đã dành chương VII quy định về vấn đề xác định cha, mẹ, con. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con đã được quy định tương đối sớm trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của Luật HN&GĐ nói riêng và của cả xã hội nói chung. Nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đồng thời thể hiện mục đích cao cả vì sự phát triển toàn diện của trẻ em, của gia đình và của toàn xã hội. Vì những lý do cơ bản trên, nên em chọn vấn đề: “Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tập trung tìm hiểu, phân tích và làm sáng tỏ nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con, qua đó có sự so sánh và nêu lên những điểm hạn chế trong các quy định của pháp luật hoặc những khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc xác định cha, mẹ, con trên thực tế. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và việc thực hiện nguyên tắc trên thực tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theo các quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng nguyên tắc. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con có yếu tố nước ngoài không nằm trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lênin nhằm nghiên cứu nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con từ nhiều góc độ, nhằm hiểu rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này. 4. Cơ cấu khóa luận Luận văn được bố cục như sau: + Phần mở đầu. + Chương 1. Khái quát chung về nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam. + Chương 2. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. + Chương 3. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. + Phần kết luận. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Sự cần thiết Nhà nước bằng pháp luật quy định nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con 1.1.1. Khái niệm xác định cha, mẹ cho con Khái niệm xác định cha, mẹ cho con theo từ điển Luật học được hiểu là: “Định rõ một người là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của pháp luật”, ngoài ra còn có khái niệm xác định con cho cha, mẹ là: “Định rõ một người là con của cha hoặc của mẹ trên cơ sở các quy định của pháp luật”. Tuy vậy, mối quan hệ giữa cha, mẹ và con là mối quan hệ hai chiều và không thể tách rời, xác định cha, mẹ cho con cũng chính là xác định con cho cha, mẹ vì sau khi xác định được ai là cha, mẹ hoặc ai là con cũng sẽ phát sinh những quyền và nghĩa vụ theo pháp luật như nhau. Chính vì vậy, việc tách riêng thành hai khái niệm như trong từ điển Luật học là không cần thiết mà chỉ cần nêu khái niệm chung về việc xác định cha, mẹ, con mà thôi. Sau đây là những khái niệm khái quát về vấn đề này: - Trong từ điển Tiếng Việt: “Xác định” theo từ điển Tiếng Việt là “qua nghiên cứu, tìm tòi, biết được rõ ràng, chính xác”, vậy xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra nguồn gốc của một con người một cách rõ ràng và chính xác. - Dưới góc độ sinh học – xã hội: Xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ. Luận án tiến sĩ Luật học “Xác định cha,mẹ,con trong Pháp luật Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan. - Dưới góc độ pháp lý: Xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật, quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục pháp lý xác định cha, mẹ, con, cơ sở để hình thành ở các chủ thể quyền và nghĩa vụ theo luật định. Luận án thạc sĩ Luật học “Xác định cha, mẹ, con- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của ThS. Nguyễn Thị Lan. 1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con Chế định xác định cha, mẹ, con trong Luật HN&GĐ có hiệu lực từ năm 2001 đã góp phần bảo đảm cho các trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi… được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, bảo đảm cho các bà mẹ có đầy đủ các cơ sở pháp lý để có thể xác định nguồn gốc của con mình, từ đó có thể nuôi dưỡng đứa con một cách đầy đủ hơn và hơn thế nữa, đã bảo đảm thực hiện triệt để nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em đã được Luật HN&GĐ quy định. - Về mặt xã hội: Việc xác định cha, mẹ, con là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm song lại rất cần thiết, việc xác định đó không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân từng chủ thể mà còn mang ý nghĩa pháp luật và xã hội sâu sắc. Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là vô cùng thiêng liêng và quan trọng, vì vậy việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận của các chủ thể, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói riêng và các mối quan hệ ngoài xã hội nói chung. Việc xác định cha, mẹ, con sẽ đảm bảo cho trẻ em một mái ấm gia đình thực sự, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, được đảm bảo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Việc xác định cha, mẹ, con một cách chính xác cũng là cơ sở cho việc tuân thủ Hiến pháp “ Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 64) vì góp phần xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, xóa bỏ sự kì thị, phân biệt đối với những trẻ em được sinh ra ngoài cuộc hôn nhân, đảm bảo cho mọi đứa trẻ sinh ra đều bình đẳng với nhau dù đứa trẻ đó ra đời từ cuộc hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp. Đồng thời còn giúp cho việc quản lý dân số và hộ tịch của nhà nước được tốt hơn. - Về mặt pháp lý: Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em : “Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em…” Điều 64 Hiến pháp 1992 của nhà nước ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” và Điều 65 “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Mặt khác, chế định xác định cha, mẹ, con còn nhằm cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ năm 2000 mà cụ thể là tại khoản 4, 5 và 6 Điều 2 đã quy định: “4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ;… 5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú. 6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.” Xác định cha, mẹ, con là một chế định của Luật HN&GĐ năm 2000, phù hợp với quy định trong Hiến pháp và BLDS, điều này thể hiện sự thống nhất đồng bộ trong việc xây dựng pháp luật, đặc biệt đã thể hiện được tầm quan trọng của chế định xác định cha, mẹ, con cả về mặt lý luận và thực tiễn. Khi xác định một người là cha, mẹ, con của nhau thì ngoài tình cảm máu mủ, ruột thịt thì giữa họ cũng sẽ hình thành một quan hệ cha, mẹ, con trước pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa giữa họ đã có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật. Do đó, chế định xác định cha, mẹ, con còn là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ này như: xác định dân tộc, chia tài sản thừa kế, cấp dưỡng… Mặt khác, việc xác định cha, mẹ, con không chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa cha, mẹ và con mà còn liên quan đến các mối quan hệ của những thành viên khác trong gia đình như ông, bà với cháu; anh, chị, em với nhau… chính vì vậy, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể trong các mối quan hệ đó như tranh chấp trong việc nuôi dưỡng, cấp dưỡng… Từ những ý nghĩa trên mà chế định xác định cha, mẹ, con từ khi ra đời đã ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được những nhu cầu khách quan của cuộc sống. 1.2. Sơ lược lịch sử phát triển nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam 1.2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam thời kì phong kiến Trong cổ luật phong kiến, việc xác định cha, mẹ, con không được đề cập đến, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con. Mặc dù trong thời kỳ này có hai bộ luật nổi tiếng đó là Bộ luật Hồng Đức dưới triều Lê khoảng đầu thế kỉ 15 và Bộ luật Gia Long dưới triều Nguyễn vào thế kỉ 19. Đây là hai bộ luật điển hình, là đỉnh cao của thành tựu lập pháp Việt Nam. Hai bộ luật này điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tuy nhiên lại không hề có một điều luật nào quy định về nguyên tắc xác định cha, mẹ, con. Các văn bản pháp luật của thời kì phong kiến đều nhằm củng cố, bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, chế độ gia đình gia trưởng và các nguyên tắc đạo đức phong kiến… Hệ thống pháp luật ở thời kì này đều thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, đặc biệt quan tâm đến ba mối quan hệ chủ yếu là vua tôi, cha con, chồng vợ. Mối quan hệ cha, mẹ và con theo quan niệm đạo đức và pháp lý là tuyệt đối định đoạt và tuyệt đối phục tùng, những đứa con sinh ra từ cuộc hôn nhân phong kiến đương nhiên trở thành thành viên của gia đình và theo phụ hệ. Việc xác định này hầu như là chắc chắn chính xác bởi phong tục tập quán, đạo đức truyền thống và các nguyên tắc do luật định. Sở dĩ có thể xác định chắc chắn như vậy vì người vợ trong gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, phải tuân theo những lễ giáo khắt khe như “tam tòng tứ đức”, “công dung ngôn hạnh”, “nam nữ thụ thụ bất thân”… Hơn nữa, nếu một người phụ nữ không đoan chính, và gây ra hậu quả thì theo phong tục và luật định, họ sẽ phải chịu những hình phạt nghiêm khắc, ví dụ, nếu người vợ ngoại tình thì có nghĩa là họ đã phạm vào một tội trong “thất xuất” có nghĩa là bảy tội lớn, khi đó sẽ bị cả xã hội khinh rẻ, có thể bị cạo đầu bôi vôi và người chồng có quyền “hành xử” vợ hoặc bỏ vợ, nhưng không được bỏ vợ khi vợ đã thờ bố mẹ chồng được ba năm hoặc trước kia nghèo hèn mà bây giờ phú quý, hay người vợ không có nơi nương tựa (tam bất khứ, Bộ luật Hồng Đức). Hoặc nếu người đàn ông phạm tội thông gian thì sẽ bị xử phạt rất nặng theo Điều 401 Bộ luật Hồng Đức : “Gian dâm với vợ người khác thì bị xử tội lưu hay tội chết…” Chính những khuôn giáo khắt khe và việc xử phạt nghiêm khắc này mà đương nhiên khi người vợ sinh con ra thì đứa trẻ đó mặc nhiên được thừa nhận là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, người chồng có thể không thừa nhận đứa trẻ đó nếu phát hiện thấy vợ mình không chính chuyên hoặc thông gian với người khác. Để chứng minh, theo phong tục tập quán thì trước sự chứng kiến của các chức sắc trong làng, họ sẽ lấy hai giọt máu của đứa trẻ và người chồng hòa vào một bát nước lã, nếu thấy hai giọt máu không hòa đồng màu sắc thì đứa trẻ đó được coi là con riêng của vợ và người khác, khi đó người chồng không phải có trách nhiệm gì với đứa trẻ và có quyền bỏ vợ, còn người vợ bị coi là phạm một trong bảy tội lớn. Đối với con ngoại hôn (tử hệ tư sinh) thì pháp luật thời kì này mới chỉ quy định các hành vi tự nhìn nhận con của người cha và người mẹ đứa trẻ. Một đứa trẻ bị coi là con tư sinh khi người đàn bà có thai mà không được một người đàn ông nào nhìn nhận hoặc người đàn bà có chồng mà phạm tội thông gian rồi sinh con. Khi được người cha thừa nhận thì đứa con tư sinh đương nhiên trở thành con chính thức. Tuy vậy, theo phong tục tập quán thời kì đó thì những người phụ nữ không đoan chính, có con tư sinh thường bị cả xã hội lên án, kỳ thị và bị trừng phạt rất tàn ác và đứa con cũng bị xã hội coi thường, khinh miệt cho dù chúng chẳng hề có lỗi. Có thể thấy, chính bởi sự ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, chế độ gia đình gia trưởng, sự bất bình đẳng giữa người chồng và người vợ mà người phụ nữ và trẻ em đã phải chịu nhiều thiệt thòi và nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con đã không được pháp điển hóa trong pháp luật thời kì này. 1.2.2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật thời kì Pháp thuộc Trong thời kì Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, đã chia nước ta thành ba miền khác nhau và ở mỗi miền ban hành từng Bộ dân luật cụ thể: - Ở Bắc kỳ áp dụng những quy định của Bộ Dân luật Bắc kỳ được ban hành năm 1931; - Ở Trung kỳ áp dụng những quy định của Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật được ban hành từ năm 1936 đến năm 1939; - Ở Nam kỳ áp dụng những quy định của Bộ Dân luật giản yếu được ban hành năm 1883. Cả ba bộ dân luật này đều có những quy định cụ thể về hôn nhân và gia đình, mà đặc biệt là đã có những quy định riêng về nguyên tắc xác định cha, mẹ, con. Pháp luật thời kỳ này đều thừa nhận chế độ đa thê, cho phép người chồng có quyền được lấy nhiều vợ, hiện tượng “năm thê, bảy thiếp” được xem là bình thường. Điều 79 BDLBK đã quy định : “Có hai cách giá thú hợp phép: giá thú về chính thất và giá thú về thứ thất”. Đặc biệt là đã có sự phân biệt đối xử giữa “con chính thức” và “con hoang” (theo BDLBK) hoặc phân biệt giữa “con chính thức” và “con ngoại tình” (theo Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật): - “Con chính thức” là con do người mẹ có giá thú chính thức mà sinh ra; - “Con hoang” hay “con ngoại tình” là con không có giá thú chính thức mà sinh ra. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con hầu như chỉ được chú trọng về việc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú mà thôi, tuy nhiên nhà làm luật thời kỳ này chỉ đặt ra việc xác định cha cho con mà không có việc xác định mẹ cho con vì quan hệ mẹ con đương nhiên được xác lập từ sự kiện sinh đẻ. Việc xác định cha cho con, trước hết là căn cứ vào giá thú của người mẹ. Điều 148 BDLBK quy định: “Phàm một đứa con nào do một người đàn bà có chính đáng hôn thú bất cứ, vợ chính hay vợ thứ, thụ thai trong thời kỳ vợ chồng đoàn tụ mà sinh con, thời người chồng người đàn bà ấy là cha đứa con ấy, đứa con ấy gọi là đứa con chính” hay Điều 151 BDLBK cũng quy định: “Phàm thụ thai trong thời kỳ giá thú thì cha đứa con sinh ra là người chồng”. Đứa con chỉ được thừa nhận là “con chính thức” khi được người mẹ thụ thai trong thời kỳ giá thú, đó là khoảng thời gian mang thai tối thiểu và tối đa của người phụ nữ kể từ thời điểm thụ thai đến thời điểm sinh con, các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm tại Điều 151 BDLBK như sau: “Thụ thai trong thời kỳ giá thú, tức là kể từ sau khi đã làm lễ cưới cách ngoại một trăm tám mươi ngày sinh con, hay là kể từ sau khi đã tiêu hôn mà trong khoảng ba trăm ngày sinh con”. Tất cả các văn bản pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình ở nước ta thời kỳ này đều mô phỏng theo Điều 311 và Điều 312 BLDS Cộng hòa Pháp để dự liệu về thời kỳ thai nghén (thời gian mang thai tối thiểu và tối đa) và coi đó là nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha cho con (trong giá thú - còn gọi là con chính thức). Tức là những đứa trẻ chỉ được công nhận là “con chính thức” khi được sinh ra sau 180 ngày kể từ ngày có hôn thú hoặc là trong vòng 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu. Do vậy, nếu đứa trẻ đó được sinh ra khi chưa đủ 180 ngày kể từ ngày bố mẹ lập hôn thú thì người cha có quyền khởi kiện không nhận con theo Điều 153 BDLBK: “Đứa con sinh ra chưa đủ 180 ngày sau khi lập hôn thú được suy đoán là con của người chồng và có tư cách là con chính thức nhưng có thể bị khước từ phụ hệ”. Tuy nhiên cũng theo Điều 152 BDLBK thì người chồng đương nhiên phải nhận con sinh ra trước khi lập hôn thú 180 ngày là “con chính thức” khi: “1. Trước khi lập giá thú đã biêt người đàn bà ấy có thai; 2. Đã chứng kiến việc khai sinh và ký vào chứng thư khai sinh, hay là trong chứng thư ấy đã biên lời khai rằng không biết ký tên”. Việc phân biệt đối xử giữa các loại con trong gia đình được thừa nhận, đặc biệt là đối với con ngoài giá thú: “Nếu là con loạn luân hay con ngoại tình của người mẹ thì hộ lại không được đăng ký sự khai nhận đứa con hoang ấy. Nếu hộ lại đã trót khai nhận thì coi như không và vô hiệu”(Điều 168 BDLBK). Con ngoài giá thú không được hưởng các quyền lợi như con trong giá thú cả về quyền nhân thân và quyền tài sản, chúng không có quyền mang họ của cha đẻ và đương nhiên không có quyền thừa kế tài sản của người cha đó và ngay cả quyền xin xác nhận một người là cha đẻ của mình mà pháp luật cũng không cho phép “Con ngoài giá thú không được phép xin truy nhận cha, mẹ của mình trước tòa án”. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này đã có sự tiến bộ khi quy định các trường hợp thừa nhận “con hoang” thành “con chính thức” tại các Điều 169 và Điều 170 BDLBK: - Điều 169 quy định: “Phàm con hoang mà cha mẹ nó trước đã khai nhận, đến sau lại có giá thú hợp phép, thì có thể công nhận làm con chính thức, sự công nhận ấy là tự nhiên chiểu luật”; - Điều 170 quy định: “Nếu trước khi cha mẹ đứa con hoang không khai nhận mà sau lại có giá thú, thì cũng có thể công nhận con chính thức được, nhưng khi khai giá thú cha mẹ phải kiêm khai nhận cả con mới được. Khi ấy chứng thư giá thú phải biên lời hai vợ chồng cùng nhau nhận phân minh là cha mẹ đứa con, mà họ tên, tuổi, ngày đẻ, chỗ đẻ đứa con phải biết rõ ràng” Trong BDLBK cũng quy định một số trường hợp có thể xác định một người nào đó là cha của đứa con hoang như: - Người mẹ đứa trẻ bị bắt, bị hãm hiếp vào thời kỳ thụ thai; - Người mẹ bị đánh lừa hứa giá thú, sính lễ; - Người đàn ông đã có thư từ, giấy má chứng tỏ là cha đứa trẻ; - Hai người đã ăn ở với nhau trong thời kỳ có thể thụ thai; - Người đàn ông cáng đáng giúp đỡ việc nuôi dưỡng đứa con. Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề xác định cha, mẹ, con đã được quy định khá cụ thể, chi tiết trong một chế định riêng với nội dung tương đối đầy đủ và hoàn thiện hơn nhiều so với pháp luật thời kỳ trước đã phần nào làm căn cứ cho việc xác định cha, mẹ, con trên thực tế dưới thời kỳ này. 1.2.3. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật Miền Nam từ năm 1954-1975 Thời kỳ này, nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật: Luật gia đình năm 1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm (Thiên thứ ba, gồm hai chương); Sắc luật số 15/64 năm 1964 quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng(Chương thứ ba, gồm hai tiết); Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (Thiên thứ sáu, gồm ba chương). Các văn bản này đã quy định một số điều cơ bản về nguyên tắc xác định cha, mẹ, con, trong đó có sự kế thừa pháp luật thời kỳ trước như quy định về việc xác định con chính thức (con trong giá thú): là người con được thành thai trong thời kỳ hôn thú (Điều 100 SL số 15/64) hay việc xác định con hoang là: con của cha mẹ không có hôn thú (Điều 100 SL số 15/64) đồng thời Điều 207 Bộ Dân luật Sài Gòn quy định: “Đứa trẻ thụ thai trong thời kỳ hôn thú là con của chồng người mẹ”. Và trong điều luật này cũng đã quy định thời kỳ thụ