Khóa luận Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với các vận hội lớn để phát triển đất nước thì chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Một trong những nguy cơ đó là vấn đề an ninh tiền tệ. An ninh tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ tới an ninh quốc gia. Một quốc gia hùng mạnh nhất thiết phải là một quốc gia có một thị trường tài chính tiền tệ lành mạnh. Có nhiều yếu tố quyết định vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia trong đó không thể không kể đến vai trò của thị trường vàng. Là một kim loại quý, vàng là một loại tài sản tích lũy thông dụng. Cùng với giá trị tiền tệ, vàng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị -văn hóa của mỗi quốc gia. Việt Nam lại là một quốc gia có nền văn hóa gắn chặt với vàng, cầu về vàng của người dân không ngừng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nước ta cũng có một số mỏ quặng vàng và mỏ vàng nhưng trữ lượng không lớn, chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu của thị trường, 95% còn lại phải nhập khẩu. Quy mô và số lượng vàng nhập khẩu liên tục tăng trong những năm gần đây. Là một loại hàng hóa có giá trị cao, giá trị nhập khẩu vàng do đó cũng chiếm một phần không nhỏ trong giá trị nhập siêu c ủa quốc gia. Câu hỏi đặt ra ở đây là nhập khẩu vàng có liên quan như thế nào tới vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia mà cụ thể là tình hình an ninh tiền tệ của Việt Nam? Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Với đề tài khóa luận: “Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ ”, tôi mong có thể phần nào lý giải được mối quan hệ này và nêu ra một số 2 khuyến nghị để nhập khẩu vàng nói riêng và thị trường vàng nói chung đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, góp phần ổn định an ninh tiền tệ quốc gia.

pdf96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NHẬP KHẨU VÀNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ Họ và tên sinh viên : Lª HuyÒn Vy Lớp : NhËt 6 Khoá : 44 Giáo viên hướng dẫn : ThS. NguyÔn Quang HiÖp Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Mục lục Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ Lời nói đầu ................................................................................................ 1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VÀNG, THỊ TRƢỜNG VÀNG VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ ................................ 4 1.1. Giới thiệu chung về vàng và thị trường vàng................................. 4 1.1.1. Đặc điểm và giá trị của vàng .................................................. 4 1.1.2. Sơ lược về thị trường vàng thế giới ........................................ 8 1.2. Tổng quan về vấn đề an ninh tiền tệ ............................................ 25 1.2.1. Khái niệm an ninh tiền tệ...................................................... 25 1.2.2. Ổn định và dấu hiệu của sự ổn định tiền tệ ........................... 26 1.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá vấn đề an ninh tiền tệ ..................... 27 CHƢƠNG II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU VÀNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ ẢNH HƢỞNG TỚI VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ..... 30 2.1. Thị trường vàng Việt Nam ............................................................. 30 2.1.1. Đặc điểm chung của thị trường Việt Nam ................................ 30 2.1.2. Đặc điểm của thị trường vàng Việt Nam .................................. 31 2.2. Nhập khẩu vàng năm 2008 ............................................................. 36 2.2.1. Công thức quy đổi giá vàng ..................................................... 36 2.2.2. Diễn biến thị trường vàng Việt Nam năm 2008 ........................ 37 2.2.3. Tình hình nhập khẩu vàng năm 2008 ....................................... 40 2.2.4. Nhận xét chung về thực trạng nhập khẩu vàng năm 2008......... 53 2.3. Ảnh hưởng của nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ .............. 54 2.3.1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa nhập khẩu vàng và vấn đề an ninh tiền tệ ......................................................................................... 54 2.3.2. Đánh giá về những ảnh hưởng thực tế của nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ của Việt Nam .................................................. 59 CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬP KHẨU VÀNG VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ ......... 69 3.1 Các đề xuất về chính sách quản lý nhập khẩu vàng ......................... 69 3.1.1. Đề xuất với chính sách quản lý nhập khẩu vàng ....................... 69 3.1.2. Đề xuất đối với chính sách tỷ giá ............................................. 73 3.2 Các đề xuất liên quan đến quản lý thị trường vàng nội địa .............. 74 3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ........................................... 74 3.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại ........................................... 78 3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác của chính phủ đảm bảo an ninh tiền tệ khi có sự thay đổi trong thị trường nhập khẩu vàng .................................... 79 3.3.1. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình .............. 79 3.3.2. Tăng cường quy chế lành mạnh và an toàn .............................. 81 3.3.3. Tăng cường tính thống nhất trên các thị trường tài chính ......... 84 3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế ..................................................... 85 Kết luận ................................................................................................... 87 Tài liệu tham khảo ................................................................................. 89 Phụ lục Danh mục các từ viết tắt NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng thương mại TBCN Tư bản chủ nghĩa CBGA Central Bank Gold Agreement – Thỏa thuận về vàng của các NHTW SJC Công ty Vàng Bạc Đá Quý thành phố Hồ Chí Minh WGC World Gold Council – Hội đồng vàng thế giới GFMS Gold Fields Mineral Services IMF International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế WB World Bank – Ngân hàng thế giới Danh mục bảng biểu STT Tên Trang Bảng 1.1 Nguồn cung vàng quý 3 năm 2008 13 Bảng 1.2 Cầu về vàng 19 Bảng 1.3 Các quy định về cất giữ và kinh doanh vàng 22 Bảng 1.4 So sánh các mức thuế về giao dịch vàng 23 Danh mục hình vẽ STT Tên Trang Hình 1.1 Sự suy giảm sản lượng vàng khai thác qua các quý 14 Hình 1.2 Sản lượng vàng bán ra của các NHTW theo CBGA2 16 Hình 1.3 Nhu cầu vàng của ngành kim hoàn theo các nước 17 Hình 1.4 Nhu cầu vàng trong các ngành công nghiệp 18 Hình 1.5 Nhu cầu vàng cho đầu tư của Mỹ và châu Âu 20 Hình 2.1 Biểu đồ giá vàng trong nước và quốc tê quy đổi 37 Lời nói đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với các vận hội lớn để phát triển đất nước thì chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Một trong những nguy cơ đó là vấn đề an ninh tiền tệ. An ninh tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ tới an ninh quốc gia. Một quốc gia hùng mạnh nhất thiết phải là một quốc gia có một thị trường tài chính tiền tệ lành mạnh. Có nhiều yếu tố quyết định vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia trong đó không thể không kể đến vai trò của thị trường vàng. Là một kim loại quý, vàng là một loại tài sản tích lũy thông dụng. Cùng với giá trị tiền tệ, vàng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa của mỗi quốc gia. Việt Nam lại là một quốc gia có nền văn hóa gắn chặt với vàng, cầu về vàng của người dân không ngừng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nước ta cũng có một số mỏ quặng vàng và mỏ vàng nhưng trữ lượng không lớn, chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu của thị trường, 95% còn lại phải nhập khẩu. Quy mô và số lượng vàng nhập khẩu liên tục tăng trong những năm gần đây. Là một loại hàng hóa có giá trị cao, giá trị nhập khẩu vàng do đó cũng chiếm một phần không nhỏ trong giá trị nhập siêu của quốc gia. Câu hỏi đặt ra ở đây là nhập khẩu vàng có liên quan như thế nào tới vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia mà cụ thể là tình hình an ninh tiền tệ của Việt Nam? Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Với đề tài khóa luận: “Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ”, tôi mong có thể phần nào lý giải được mối quan hệ này và nêu ra một số 1 khuyến nghị để nhập khẩu vàng nói riêng và thị trường vàng nói chung đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, góp phần ổn định an ninh tiền tệ quốc gia. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Bài khóa luận nghiên cứu thực trạng nhập khẩu vàng của Việt Nam trong năm 2008 và ảnh hưởng của nó tới vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia. Số liệu trong bài được trích dẫn từ các báo cáo tổng kết theo quý của Hiệp hội Vàng thế giới, NHNN Việt Nam và một số báo tạp chí trong và ngoài nước. 3. Mục đích nghiên cứu Trong phạm vi bài khóa luận này, tôi xin phép không đi sâu vào đánh giá hiệu quả của việc nhập khẩu hay kinh doanh vàng mà nội dung bài khóa luận nghiêng về phân tích và đánh giá hiệu quả của các chính sách của nhà nước trong công tác quản lý việc nhập khẩu vàng và ảnh hưởng vĩ mô của nó tới nền kinh tế cụ thể là tới vấn đề an ninh tiền tệ. Từ đó rút ra một số khuyến nghị trong công tác quản lý nhập khẩu vàng và công tác điều hành thị trường vàng để vàng trở thành một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả cao. 4. Tình hình nghiên cứu Nhập khẩu vàng và ảnh hưởng của nó tới vấn đề an ninh tiền tệ là một vấn đề còn khá mới và những nghiên cứu có tính khoa học về vấn đề này còn khá hạn chế. Trên thực tế đã có những khóa luận, luận án thạc sỹ kinh tế, luận án tiến sỹ kinh tế về các vấn đề kinh doanh vàng hay vấn đề quản lý ngoại hối tại Việt Nam trong đó nhập khẩu vàng cũng là một nội dung được đề cập đến tuy còn khá sơ sài. Còn về vấn đề an ninh tiền tệ thì chủ yếu chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ, chưa thành hệ thống. Tuy vậy, những công trình bài nghiên cứu đó rất hữu ích cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài : “Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ”. 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Ngoài những phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế chính trị, khóa luận còn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, phân tích đối chiếu, so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn … nhằn rút ra những vấn đề có tính khái quát và phổ biến. 6. Kết cấu đề tài Ngoài lời nói đầu và kết luận, khóa luận có kết cấu ba chương: Chƣơng 1: Tổng quan về thị trƣờng vàng và lý luận chung về vấn đề an ninh tiền tệ Chƣơng 2. Tình hình nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hƣởng tới vấn đề an ninh tiền tệ Chƣơng 3. Đề xuất các giải pháp xử lý mối quan hệ giữa nhập khẩu vàng và vấn đề an ninh tiền tệ Đề tài là một vấn đề mới, phức tạp đặc biệt với một sinh viên như tôi vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa có, việc thu thập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè về nội dung cũng như cách trình bày. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, thạc sỹ Nguyễn Quang Hiệp đã giành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sung cũng như chỉnh lí nội dung và hình thức giúp tôi hoàn thành khoá luận này. 3 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VÀNG, THỊ TRƢỜNG VÀNG VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ 1.1.Giới thiệu chung về vàng và thị trƣờng vàng 1.1.1. Đặc điểm và giá trị của vàng Từ xa xưa, kim loại đã phục vụ con người một cách tận tụy và trung thành. Kim loại có vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như góp phần tạo nên động lực phát triển cho con người. Vì vậy mà George Agrieola, nhà tư tưởng người Đức thế kỉ XVI, tác giả của nhiều công trình luyện kim đã khẳng định: “Con người sẽ không làm được gì nếu không có kim loại”. Thế giới kim loại thật đa dạng, phong phú, hấp dẫn và chắc chắn trong tương lai, kim loại vẫn giữ vị trí hàng đầu như vẫn luôn là cơ sở của nền văn hóa vật chất của nhân loại. Trong các kim loại thì vàng từ xa xưa đã được con người tôn vinh là: “Vua của các kim loại”, “Kim loại của các vua”. Lịch sử của vàng gắn liền với lịch sử nhiều nền văn minh nhân loại. Qua quá trình phát triển, con người đã đưa vàng từ vị trí một loại vật chất quý hiếm lên ngôi báu vật, có sức mạnh huyền bí. Vàng được coi là thước đo giá trị cho tất cả các loại hàng hóa khác. Vậy vàng là gì? Sức mạnh của nó ở đâu? Để hiểu rõ về vàng, trước hết chúng ta cần nghiên cứu về nó dưới dạng một loại vật chất thuần túy. 1.1.1.1. Vàng là một kim loại quý Xét trên phương diện khoa học, vàng là một nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (tên Latinh là Aurum), được xếp thứ 79 trong bảng tuần hoàn Mendeleep. Vàng là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các 4 hoá chất. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích. Trong đời sống, từ xa xưa, vàng đã là một kim loại cao giá, được nhiều người hâm mộ, ước mơ. Nguyên nhân chủ yếu, có lẽ do vàng là một kim loại khan hiếm, lại có nhiều thuộc tính lý hóa và ngày càng có nhiều công dụng mới được phát hiện. Ai cũng biết rằng từ xa xưa, vàng đã được sử dụng để chế tạo các loại vật dụng, đồ trang sức, trang trí sang trọng. Màu vàng tượng trưng cho sự phồn thịnh, cao sang. Các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam, vàng lại càng được ưa chuộng hơn. 1.1.1.2. Vàng là một kim loại không có quá nhiều nhƣng cũng không quá hiếm Loài người biết đến vàng và khai thác nó từ bao giờ chưa ai biết đích xác, nhưng hầu hết mọi dân tộc đều biết đến vàng vì sự có mặt của nó trên khắp thế giới. Cho tới nay, quốc gia nào cũng cố gắng thăm dò, tìm kiếm và khai thác thứ tài nguyên kim loại quý này. Những tài liệu thống kê của Tạp chí vàng thế giới năm 2000 cho thấy hầu như lục địa nào cũng có vàng, tuy mức độ tập trung phân tán có khác nhau, trữ lượng cũng có sự cách biệt rất lớn. Trong thiên nhiên, vàng tồn tại như một thành phần của vỏ trái đất, được phân bổ khắp nơi, trên mặt đất, trong lòng đất và cả trong nước biển. Do vậy việc tìm ra một mỏ vàng với một nhà địa chất giàu kinh nghiệm là không khó, nhưng sẽ là rất khó để tìm ra một mỏ vàng có trữ lượng lớn trên 100 tấn vàng. Các nhà kinh tế Mỹ đã tính rằng, cứ 1000 mỏ vàng được tìm thấy thì mới có một mỏ vàng có trữ lượng lớn. Nói tìm vàng vừa dễ lại vừa khó là như vậy. Hiện nay, mỏ vàng có quy mô khai thác, trữ lượng, hàm lượng vàng lớn nhất là mỏ Eezsteling của Nam Phi, trữ lượng ước tính khoảng 3,3 triệu tấn, hàm lượng vàng 5,7gr/tấn quặng. Còn vàng đang được khai thác ở độ 5 sâu nhất trong lòng đất là ở mỏ vàng Gold Strike, nằm ở bang Nevada, miền tây Hoa Kỳ. Người ta gọi đó là mạch vàng của thế kỷ, chứa 900 tấn vàng, nằm sâu 400m dưới lòng đất.-1 Trong nước biển, các nhà địa chất cho biết cũng chứa vàng, nhưng hàm lượng vàng rất ít, 1m3 nước biển chứa khoảng 0,05mgr vàng. Trữ lượng vàng trong đại dương ước tính khoảng 3 tỷ tấn nhưng công nghệ hiện nay chưa đáp ứng được việc khai thác, hơn nữa chi phí “đãi nước tìm vàng” như thế này rõ ràng là quá cao. Trong lịch sử nhân loại, ước tính khoảng 116,746 tấn vàng đã được khai thác. Các khu vực khai thác chính là Nam Phi 43.989 tấn, Liên bang Nga khoảng 16.679 tấn, Mỹ khoảng 5.570 tấn, Australia 7.169 tấn, Brazil 2482 tấn và Colombia 2.086 tấn.2 1.1.1.3. Giá trị của vàng Từ những thuộc tính vốn có, vàng đã sớm có ích cho con người về nhiều mặt. Nó đã lần lượt thỏa mãn những nhu cầu từ đơn giản đến phức tạp trong đời sống con người với tư cách là vật phẩm tiêu dùng, tư liệu sinh hoạt hoặc là vật biểu thị cho một ước lệ chung: tiền tệ. Đầu tiên, cùng với sự phát hiện ra vàng, con người đã thông qua lao động làm cho vàng trở thành hữu ích dưới dạng các trang sức cho bản thân. Ngoài ra, vàng còn được sử dụng rộng rãi làm các đồ tế tự, đúc các bức tượng thần linh. Dần dần, nghề thủ công mỹ nghệ kim hoàn đã hình thành và phát triển, phục vụ cho nhu cầu làm đẹp, tôn giáo và biểu thị quyền lực của con người như đồ dùng hàng ngày, đồ trang sức, các công trình mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc. Dùng vàng làm đồ trang sức, trang trí là một trong những mục đích sử dụng đầu tiên trong sử dụng vàng của con người. Đồng tiền vàng đầu tiên 1 . Người điều khiển giá vàng – Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 2/2006 trang 9 2 Nguồn: WGC 6 ra đời vào thế kỷ thứ IX trước công nguyên dưới triều đại vua Gyges ở Lydie (Ai Cập). Cung điện Babylon nổi tiếng trong lịch sử cũng được trang hoàng rực rỡ: lối đi lát cẩm thạch, cánh cửa dát vàng, bọc đồng và nạm kim cương. Chùa Vàng nổi tiếng ở gần Bangkok (Thái Lan) cũng có một bức tượng đúc bằng vàng khối, nặng 5,5 tấn. Bên cạnh các giá trị truyền thống, ngày càng có nhiều công dụng mới của vàng được phát hiện và ứng dụng trong các ngành công nghiệp mới. Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước. Vì tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lí tính và hóa tính mong muốn khác, vàng trở nên nổi bật từ cuối thế kỉ 20 như là một kim loại công nghiệp thiết yếu. Một số ứng dụng mới của vàng:  Vàng có thể được làm thành sợi và dùng trong ngành thêu.  Vàng thực hiện các chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, đầu máy máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác.  Tính dẫn điện cao và đề kháng với ôxi hoá của vàng khiến nó được sử dụng rộng rãi để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp.  Vàng được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi răng như thân răng và cầu răng giả.  Vàng keo (hạt nano vàng) là dung dịch đậm màu hiện đang được nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học, sinh học…. Nó cũng là dạng được dùng làm nước sơn vàng lên đồ gốm trước khi nung.  Axít clorauric được dùng trong chụp ảnh để xử lí ảnh bạc. 7  Aurothiomalat dinatri dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp. 198  Đồng vị vàng Au , (chu kỳ bán rã: 2,7 ngày) được dùng điều trị một số dạng ung thư và một số bệnh khác.  Vàng được dùng để tạo lớp áo phủ, giúp cho các vật chất sinh học có thể xem được dưới kính hiển vi điện tử quét. Ngoài giá trị sử dụng kể trên, với tính chất quý hiếm của mình, vàng còn có giá trị tiền tệ. Trước khi trở thành tiền tệ, vàng cũng chỉ là một loại hàng hóa quý hiếm. Vàng chỉ thật sự có vai trò quan trọng trong đời sống con người khi vàng mang hình thái tiền tệ. Vì lúc đó, vàng có thể trực tiếp chuyển đổi thành bất cứ hàng hóa nào. Đây mới là động lực thúc đẩy con người không ngừng tìm kiếm, khai thác, chế tác và tích trữ vàng nhằm sử dụng vàng trên khía cạnh tiền tệ nhiều hơn là trên khía cạnh giá trị sử dụng. Vàng được sử dụng như một loại tài sản tài chính, mức độ sử dụng của nó đạt kỷ lục vào thế kỉ thứ 19. Khi đó các khoản thanh toán quốc tế trên cơ sở vàng đã được thực hiện mà hầu như không gặp bất kì trở ngại nào. Nhưng Đại chiến thế giới lần thứ Nhất, rồi Đại chiến thế giới Hai và tình hình thế giới mới đã làm thay đổi căn bản tình hình này. Khả năng chuyển đổi bên trong của vàng đã bị hủy bỏ. Mọi nỗ lực quay lại sự ổn định trước đây đều thất bại. Ngày nay, vàng không còn giá trị tiền tệ trực tiếp, nhưng vẫn là một vật đảm bảo giá trị số một trên thế giới, là “vịnh tránh bão” trong điều kiện lạm phát, khủng hoảng hay suy thoái kinh tế. Thị trường vàng cùng với thị trường dầu mỏ, thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối là những thị trường quan trọng góp phần ổn định các vấn đề an ninh, tài chính, tiền tệ của một quốc gia. 1.1.2. Sơ lƣợc về thị trƣờng vàng thế giới Trong nền kinh tế, vàng là một loại hàng hóa đặc biệt nên thị trường vàng cũng là một thị trường đặc biệt. Nó mang sắc thái riêng biệt, chịu nhiều nhân tố tác động và ngược lại, nó cũng tác động sâu rộng tới nhiều 8 lĩnh vực hoạt động kinh tế khác. Giá vàng thế giới cũng như giá vàng trong nước thường được xem như một loại phong vũ biểu kinh tế. Những vấn đề phức tạp xung quanh giá vàng luôn luôn là một ẩn số đối với những người đã từng bận tâm về nó. Vì thế, một nhận thức đúng đắn về vàng là cần thiết khi thực hiện bất kỳ một hành vi kinh tế nào. 1.1.2.1. Sự hình thành thị trƣờng vàng thế giới  Bản vị vàng Nói đến sự hình thành của thị trường vàng chúng ta có thể bắt đầu từ chế độ bản vị vàng. Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ ổn định nhất của TBCN, dùng kim loại vàng làm cơ sở vật ngang giá, xuất hiện năm 1870 ở Anh và nhanh chóng lan ra các nước phương Tây. Một quốc gia theo chế độ bản vị vàng sẽ 1. Tuyên bố đơn vị tiền tệ của nước mình tương đương với một trọng lượng vàng được quy định nào đó. 2. Sẵn sàng nhận mua và bán vàng tự do, không hạn chế với bất cứ ai theo giá đã công bố, không có chênh lệch giữa giá mua và giá bán (tức nhà nước chấp nhận tự do chuyển đổi giữa tiền giấy và vàng). 3. Không hạn chế việc nhập khẩu và xuất khẩu vàng. Khi hai quốc gia cùng theo chế độ bản vị vàng thì lúc đó chế độ này sẽ định ra một “đồng giá vàng” hoặc một hối suất cố định giữa hai nước. Người ta gọi đó là Hối suất cố định dưới chế độ b
Luận văn liên quan