Một quá trình đang xảy ra, nhanh chóng, và không thể kiểm soát được. Đó là
toàn cầu hóa. Khái niệm toàn cầu hoá đã đi vào tư duy và ngôn ngữ của nhân loại
như một xu thế tất yếu, không còn xa lạ, xu thế chủ đạo trong đời sống của các quốc
gia, dân tộc. Gia nhập thị trường toàn cầu, nếu chúng ta không theo kịp rất có thể bị
tụt hậu; nhưng chắc chắn nếu không mở cửa thị trường thì tụt hậu là điều không
tránh khỏi. Đó là một phần lý do Việt Nam gia nhập WTO.
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới chúng ta sẽ có được những thời cơ và cả
thách thức đan xen. Một trong những cơ hội đó là mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Với nền kinh tế mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng
bước mở rộng quan hệ thương mại với các nước khu vực ASEAN và trên thế giới.
Trong mối quan hệ thương mại này, nước ta với lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào,
có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế trong gia công sản phẩm xuất khẩu. Khi
tham gia WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với khoảng
150 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng
hóa có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào,
miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký, đủ sức cạnh tranh với hàng
hóa cùng loại và hàng hóa thay thế. Tuy nhiên, cơ hội được mở rộng thị trường
cũng đồng nghĩa với việc các nhà phân phối nước ngoài có thể vào thị trường nước
ta dễ dàng hơn. Là một nước có dân số trên 85 triệu người, Việt Nam được đánh giá
là thị trường đầy tiềm năng đối với ngành bán lẻ. Đặc biệt kể từ 1/1/2009, nước ta
đã hoàn toàn mở cửa các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài tham gia hoàn toàn tự do.
Thị trường bán lẻ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, có sự
tham gia của mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà
đầu tư 100% vốn nước ngoài sẽ thay đổi diện mạo của thị trường nội địa như thế
nào là một vấn đề đáng quan tâm. Chính sách mở cửa sẽ có ảnh hưởng gì tới các
doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước? Ai được? Ai mất? Các doanh nghiệp
của nước ta có đủ sức chống chọi với cơn sóng này?
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THỊ TRƯỜNG
PHÂN PHỐI BÁN LẺ Ở VIỆT NAM KỂ TỪ SAU
1/1/2009
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Chiêm
Lớp : Nhật 7
Khóa : 45G
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Liên Hà
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sỹ Bùi Liên Hà và các
thầy cô giáo khác đã tận tình hướng dẫn rất chi tiết em trong suốt thời gian em làm
luận văn. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn bố mẹ và gia đình luôn ở bên động viên
để em có thể hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn của em đã
cùng em hào hứng học tập, thi cử và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN LẺ VÀ GIỚI
THIỆU THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM ................................... 4
I)Khái niệm, đặc điểm và chức năng ....................................................... 4
1)Khái niệm bán lẻ, thị trường bán lẻ .................................................... 4
1.1) Khái niệm bán lẻ ........................................................................ 4
1.2) Khái niệm thị trường bán lẻ ....................................................... 5
2)Vị trí của bán lẻ ................................................................................... 5
3) Đặc điểm của bán lẻ ........................................................................... 6
4) Chức năng của bán lẻ ........................................................................ 7
II) KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ........................................................ 8
1) Doanh thu và tốc độ tăng trưởng ....................................................... 8
2) Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ............................. 10
2.1) Các nhà phân phối bán lẻ trong nước ........................................ 11
2.2) Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ... 15
2.3) Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước ................. 16
3) Hàng hóa lưu thông trên thị trường ................................................ 17
4) Các hệ thống phân phối bán lẻ ........................................................ 18
4.1) Kênh phân phối bán lẻ truyền thống ......................................... 19
4.2) Kênh phân phối bán lẻ hiện đại................................................. 20
5) Sự cần thiết phát triển thị trường bán lẻ ở Việt Nam ...................... 22
CHƢƠNG II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THỊ TRƢỜNG
BÁN LẺ Ở VIỆT NAM KỂ TỪ SAU 1/1/2009 ................................ 23
I) Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối và
bán lẻ ....................................................................................................... 23
II) Thị trƣờng bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 ........................... 25
1) Mức độ hấp dẫn và mức độ tăng trưởng ......................................... 25
1.1)Mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam ....................... 25
2) Mức độ tăng trưởng ......................................................................... 30
2.1) Mức độ tăng trưởng .................................................................. 30
2.2) Nguyên nhân mức tăng trưởng giảm ......................................... 31
2.1) Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường nội
địa .................................................................................................... 33
2.2) Nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia nhập thị trường bán lẻ Việt
Nam trong thời gian tới .................................................................... 37
3) Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa ..................................................... 38
3.1) Chiến lược mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ mạng lưới bán
lẻ ..................................................................................................... 38
3.2) Chiến lược cửa hàng tiện ích .................................................... 41
3.3) Hướng tới thị trường nông thôn ................................................ 43
4) Mặt bằng kinh doanh ...................................................................... 45
5) Xu hướng tiêu dùng ......................................................................... 47
III) Đánh giá những tác động của việc mở cửa cho doanh nghiệp có
100% vốn nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng bán lẻ Việt Nam ............... 51
1) Tác động tích cực ............................................................................. 51
1.1) Đối với người tiêu dùng ........................................................... 51
1.2) Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa ............................................... 55
1.3) Đối với các nhà cung cấp và nhà sản xuất ................................. 56
2) Tác động tiêu cực ............................................................................. 57
2.1) Đe dọa sự tồn tại của kênh phân phối bán lẻ truyền thống ........ 57
2.2) Giành thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa .................. 58
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỞ CỬA VÀ HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................. 61
I) Quan điểm, mục tiêu phát triển thị trƣờng bán lẻ ............................ 61
1) Quan điểm phát triển ....................................................................... 61
2) Mục tiêu phát triển ........................................................................... 62
2.1) Các chỉ tiêu tăng trưởng ............................................................ 62
2.2) Mục tiêu biểu hiện .................................................................... 63
2) Phương hướng phát triển ................................................................ 64
II) Một số giải pháp ................................................................................ 65
Về phía Chính phủ ............................................................................... 65
1) Về phía các doanh nghiệp bán lẻ nội địa ......................................... 71
2.1) Đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ nhân lực ......................... 71
2.2) Áp dụng công nghệ phù hợp vào quản lý, điều hành doanh nghiệp
......................................................................................................... 72
2.3) Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng .................. 74
2.4) Mở rộng về thị trường nông thôn .............................................. 76
2.5) Tạo liên minh, liên kết phát huy vai trò của các lực lượng và hiệp
hội bán lẻ ......................................................................................... 77
2.6) Liên kết với các nhà bán lẻ và nhà sản xuất .............................. 79
KẾT LUẬN ........................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 82
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối ................ 5
Bảng 2: Mười thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất Thế giới 2008 ...................... 9
Bảng 3: Mười thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất Thế giới 2009 ..................... 26
Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng bán lẻ
và tốc độ tăng giá tiêu dùng từ năm 1993 tới 2008 ..................................... 31
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BTA : Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ
CP : Cổ phần
GRDI : Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (Global Retail
Development Index)
KCN : Khu công nghiệp
TNS : công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài
Một quá trình đang xảy ra, nhanh chóng, và không thể kiểm soát được. Đó là
toàn cầu hóa. Khái niệm toàn cầu hoá đã đi vào tư duy và ngôn ngữ của nhân loại
như một xu thế tất yếu, không còn xa lạ, xu thế chủ đạo trong đời sống của các quốc
gia, dân tộc. Gia nhập thị trường toàn cầu, nếu chúng ta không theo kịp rất có thể bị
tụt hậu; nhưng chắc chắn nếu không mở cửa thị trường thì tụt hậu là điều không
tránh khỏi. Đó là một phần lý do Việt Nam gia nhập WTO.
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới chúng ta sẽ có được những thời cơ và cả
thách thức đan xen. Một trong những cơ hội đó là mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Với nền kinh tế mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng
bước mở rộng quan hệ thương mại với các nước khu vực ASEAN và trên thế giới.
Trong mối quan hệ thương mại này, nước ta với lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào,
có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế trong gia công sản phẩm xuất khẩu. Khi
tham gia WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với khoảng
150 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng
hóa có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào,
miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký, đủ sức cạnh tranh với hàng
hóa cùng loại và hàng hóa thay thế. Tuy nhiên, cơ hội được mở rộng thị trường
cũng đồng nghĩa với việc các nhà phân phối nước ngoài có thể vào thị trường nước
ta dễ dàng hơn. Là một nước có dân số trên 85 triệu người, Việt Nam được đánh giá
là thị trường đầy tiềm năng đối với ngành bán lẻ. Đặc biệt kể từ 1/1/2009, nước ta
đã hoàn toàn mở cửa các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài tham gia hoàn toàn tự do.
Thị trường bán lẻ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, có sự
tham gia của mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà
đầu tư 100% vốn nước ngoài sẽ thay đổi diện mạo của thị trường nội địa như thế
nào là một vấn đề đáng quan tâm. Chính sách mở cửa sẽ có ảnh hưởng gì tới các
doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước? Ai được? Ai mất? Các doanh nghiệp
của nước ta có đủ sức chống chọi với cơn sóng này?
1
Nhận thấy đây là một đề tài cấp thiết mang tính thời sự hiện nay, người viết
mạnh dạn chọn đề tài “Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ
Việt Nam kể từ 1/1/2009” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2) Mục tiêu nghiên cứu
Để giúp người đọc có cái nhìn tổng thể và sâu sắc về những biến đổi của thị
trường bán lẻ Việt Nam kể từ sau khi hoàn toàn mở cửa đối với các doanh nghiệp
bán lẻ nước ngoài, khóa luận tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Đánh giá thực trạng phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam .
- Nghiên cứu thực trạng mở cửa thị trường bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt kể từ
1/1/2009; Từ đó đưa ra các đặc điểm chính gồm những điều đã làm được và những
tồn tại.
- Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường bán lẻ tại Việt Nam trong
bối cảnh mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa
trước sự tấn công của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia.
3) Đối tƣợng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu thực tiễn mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ
Việt Nam với những thời cơ và thách thức đối với kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán
lẻ truyền thống khi các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài gia nhập, trong
đó, chủ yếu đi sâu về các kênh bán lẻ hiện đại.
4) Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu thị trường bán lẻ Việt Nam với những tác động đối với người tiêu
dùng và doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh mở cửa hoàn toàn cho các nhà
phân phối bán lẻ nước ngoài xâm nhập từ ngày 1/1/2009.
5) Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên các phân tích, đánh giá định
lượng và định tính thông qua một số phương pháp tổng hợp – phân tích, biểu đồ để
làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra.
6) Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
2
Chương I: Những vấn đề chung về bán lẻ và giới thiệu thị trường bán lẻ Việt
Nam .
Chương II: Những đặc điểm chính của thị trường bán lẻ Việt Nam kể từ sau
1/1/2009.
Chương III: Các kiến nghị để mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối
cảnh mở cửa và hội nhập.
3
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN LẺ VÀ GIỚI
THIỆU THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
I)Khái niệm, đặc điểm và chức năng
1)Khái niệm bán lẻ, thị trƣờng bán lẻ
1.1) Khái niệm bán lẻ
Hiện nay trên thế giới tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ, trong đó
có thể kể đến một vài định nghĩa được thừa nhận và sử dụng khá rộng rãi như sau:
Trong cuốn “ Quản trị Marketing”, Philip Kotler đã định nghĩa: “Bán lẻ là
mọi hoạt động nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không mang tính thương mại”1
Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia đưa ra định nghĩa: Bán lẻ bao gồm việc
bán hàng hóa cho cá nhân hoặc hộ gia đình để tiêu dùng, tại một địa điểm cố định,
hoặc không tại một địa điểm cố định qua các dịch vụ liên quan.
Theo khoản 8, Điều 13 Nghị định 23/2007/NĐ- Chính phủ ngày 12/2/2007
quy định chị tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động
liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam: Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng
cuối cùng.
Còn trong giáo trình Marketing lý thuyết của Đại học Ngoại Thương lại đưa ra
khái niệm: Hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động phân phối hàng hóa hoặc
dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng cá
nhân, phi thương mại.
Như vậy, ta có thể hiểu nói chung bán lẻ là hoạt động kinh doanh trong đó nhà
bán lẻ mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hoặc nhà bán sỉ rồi
1
Philip Kotler (2003), “Quản trị Marketing” NXB Thống Kê, tr.314
4
chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng (bằng cách trực tiếp hay gián tiếp ở tại cửa
hàng, ngoài phố hay tại nhà riêng…) nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình.
1.2) Khái niệm thị trường bán lẻ
Từ cách hiểu về bán lẻ như trên, ta có thể rút ra định nghĩa thị trường bán lẻ
như sau:
Thị trường bán lẻ là nơi diễn ra sự trao đổi giữa người mua và người bán để
trao đổi hàng hóa. Trong đó, người bán có thể là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà
bán sỉ hoặc nhà bán lẻ; người mua là người tiêu dùng cuối cùng; hàng hóa được
mua với mục đích tiêu dùng, chứ không phải nhằm mục tiêu thương mại.
2)Vị trí của bán lẻ
Vị trí của bán lẻ trong ngành phân phối dịch vụ:
Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ phân phối được chia thành 5 tiểu
ngành, bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành đó. 5 phân ngành gồm: dịch vụ đại lý hoa
hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ cấp phép và các dịch vụ khác.
Tuy nhiên, theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số
MTN.GNS/W/120 được xây dựng trong vòng đàm phán Urugoay được hầu hết các
thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam kết, thì bán lẻ là
một trong 4 nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối.
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối
(Nguồn : Bảng phân ngành dịch vụ của WTO)
Khi hàng hóa được sản xuất ra sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua
các kênh phân phối, và bán lẻ luôn nằm ở vị trí cuối cùng của kênh phân phối đó.
Nói cách khác nhà bán lẻ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy,
5
nhà bán lẻ sẽ tiếp nhận hàng từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà bán sỉ rồi
chuyển tới người tiêu dùng. Nhà bán lẻ là mắt xích cung cấp trong chuỗi giá trị. Vai
trò của nbán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi chính ngay tại điểm bán lẻ, người tiêu dùng
có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. người bán lẻ là
người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, thị hiếu của người tiêu dùng, có
thể thực hiện một số hoạt động có tác động lên quyết định mua hàng của người tiêu
dùng; đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực những thay
đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
3) Đặc điểm của bán lẻ
Hoạt động bán lẻ mang 1 số đặc điểm cơ bản sau:
Một là hàng hóa được mua để tiêu dùng chứ không phải để kinh doanh hay
cho bất kỳ mục đích thương mại nào. Người mua hàng đồng thời là người tiêu dùng
cung cấp. Hàng hóa sau khi được trao đổi mua bán sẽ không còn cơ hội quay trở lại
thị trường. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của bán lẻ, nói lên bản chất của bán lẻ.
Hai là người bán thường cung cấp hàng hóa đa dạng chủng loại, mẫu mã:
Phần lớn các nơi bán lẻ cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau có thể với những
mức giá từ thấp tới cao, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, vừa tăng
cường hiệu quả kinh doanh trong từng kỳ. Thậm chí trong các cửa hàng chuyên
doanh, tùy theo chủng loại sản phẩm nhà sản xuất còn đa dạng hóa thành nhiều mặt
hàng có kích cỡ chất lượng màu sắc, kiểu dáng… khác nhau để khách hàng được
đáp ứng nhu cầu tốt nhất, hài lòng nhất. Vì vậy, khách hàng có thể đi một địa điểm
mà mua được đầy đủ hàng hóa mình cần.
Ba là khách hàng chủ động và độc lập trong quyết định mua hàng: Dù người
bán lẻ có ít nhiều tác động tới hành vi mua hàng của khách hàng thì họ vẫn có khả
năng tài chính, có động cơ mua hàng cụ thể và có quyết định mua tương đối độc
lập. Vì vậy, để duy trì sự tăng trưởng bền vững, trong quá trình tiếp xúc, người bán
hàng phải nhạy cảm với nhu cầu và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.
Bốn là nhiều hình thức và cạnh tranh rất mạnh mẽ: thị trường bán lẻ là nơi
cung cấp những hàng hóa tiêu dùng cần thiết thậm chí là thiết yếu cho toàn bộ
người tiêu dùng ở mọi nơi của cả quốc gia nên nhu cầu rất cao và vững, ổn định. Vì
6
thế, thật không ngạc nhiên khi những nhà cung cấp đua nhau mọc lên, tiến hành
kinh doanh theo nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, đa dạng và linh hoạt. Bán lẻ còn
tập trung theo các khu vực chuyên doanh về một số loại hàng hóa giống nhau hoặc
tương tự, các gian hàng lớn nhỏ nằm cạnh nhau. Vì vậy cạnh tranh trong thị trường
bán lẻ diễn ra rất gay gắt giữa các công ty thương mại, giữa các cửa hàng với nhau.
Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp và có được lâu dài hay không phụ thuộc lớn vào
chiến lược kinh doanh, khả năng nhanh nhạy của người bán hàng.
4) Chức năng của bán lẻ
Nếu như sản xuất cung cấp hàng hóa vật phẩm cho nền kinh tế thì hệ thống
phân phối chính là dòng chảy lưu thông, duy trì sự sống cho nền kinh tế ấy. Trong
hệ thống phân phối, bán lẻ là kênh cuối cùng đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng,
giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy hoạt động sản xuất nên nó có vai
trò rất quan trọng. Nhìn chung, bán lẻ có các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng:
Người sản xuất chuyên sâu vào hoạt động sản xuất làm tăng năng suất và khó có thể
công ty nào cũng bao quát được toàn bộ mạng lưới người tiêu dùng. Trong khi đó,
không chỉ đóng vai trò là người trung gian chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới
người tiêu dùng mà các nhà bán lẻ còn có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên
nhất với người tiêu dùng nên họ có thể thu thập dễ dàng các thông tin về nhu cầu,
thị hiếu thói quen mua sắm của khách hàng. Đây là những thông tin hết sức quan
trọng và cần thiết cho nhà sản xuất để có thể nắm bắt những phản hồi của khách
hàng kịp thời cải tiến sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu thị trường phát
triển các sản phẩm có lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường .
Thứ hai, ngược lại trong quá trình bán, nhà bán lẻ có trách nhiệm cung cấp
thông tin, giải đáp các thắc mắc về hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Đồng thời họ
còn đóng vai trò là