1. Lý do chọn đề tài.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước vì vậy đòi hỏi cần phải nhanh chóng chuyển dich cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất theo hướng CNH hướng vào xuất khẩu. Là một quốc gia đang phát triển với dân số khoảng 80 triệu người, thu nhập bình quân theo đầu người thấp thì lợi thế nhất đối với Việt Nam là có một lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Bởi vậy việc phát triển mặt hàng dệt may có một vai trò đặc biệt quan trọng. Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tương đối cao, dệt may đang là một mặt hàng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung trong cả nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.
Hiện nay, các sản phẩm dệt may của Việt Nam ngày càng nâng cao về chất lượng, cạnh tranh về giá cả, đa dạng về mẫu mã . nên đã xâm nhập thành công vào một số thị trường lớn như: EU, Nhật Bản. Tuy nhiên việc xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Là một thị trường rộng lớn, nhu cầu về hàng may mặc cao, đa dạng và kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may hàng năm cao nhất thế giới, Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng đối với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 đã mở ra một cơ hội mới và là một điều kiện tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Tuy vậy, Mỹ là một quốc gia có hệ thống pháp luật nghiêm ngặt và chặt chẽ cộng với việc chưa am hiểu luật pháp kinh doanh, phong tục, tập quán. nên các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải rất nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này. Chính vì vậy việc nghiên cứu về thị trường Mỹ, tìm hiểu các vấn đề còn tồn tại cản trở việc xuất khẩu hàng dệt may cũng như từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ là việc làm hết sức cần thiết vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích chính của đề tài này là giới thiệu thị trường hàng dệt may của Mỹ và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm qua để từ rút ra những vấn đề cần chú ý cũng như đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của khoá luận này là những vấn đề cần chú ý và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
Pham vi nghiên cứu của khoá luận này chỉ giới hạn ở mặt hàng dệt may và thị trường Mỹ chứ không mở rộng ra các mặt hàng hay thị trường khác.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khoá luận sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các tài liệu. Bên cạnh đó cũng vận dụng những quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận sẽ được chia làm 3 chương :
Chương I: Giới thiệu khái quát về thị trường dệt may của Mỹ.
Chương II: Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ từ 1994 tới nay.
Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.
89 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC.
Lời nói đầu.....................................................................................................4
Chương I: Giới thiệu khái quát về thị trường dệt may của Mỹ................7
I. Khái quát về thị trường Mỹ......................................................................7
1. Giới thiệu về nền kinh tế Mỹ....................................................................7
2. Một số đặc điểm chính của thị trường hàng dệt may của Mỹ..................8
2.1. Dung lượng thị trường.......................................................................8
2.2. Xu hướng tiêu dùng..........................................................................9
2.3. Kênh phân phối trên thị trường hàng dệt may của Mỹ...................16
II. Tình hình sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may của
thị trường Mỹ..............................................................................................17
1. Tình hình sản xuất.................................................................................17
2. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ..........................................18
III. Vai trò của thị trường Mỹ trong chiến lược xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam.......................................................................21
1. Phát huy lợi thế ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống.................21
2. Mở rộng thị trường tiêu thụ...................................................................23
3. Phát triển khả năng sản xuất để xuất khẩu............................................25
Chương II: Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
từ 1994 tới nay..............................................................................................27
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào
thị trường Mỹ..............................................................................................27
1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu..........................................27
2. Cơ cấu xuất khẩu...................................................................................29
3. Phương thức xuất khẩu..........................................................................31
Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng
dệt may vào thị trường Mỹ........................................................................33
1. Những thuận lợi cơ bản cho việc phát triển xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam..............................................................................33
2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường Mỹ....................................................................................35
Một số vấn đề cần chú ý khi xuất khẩu hàng dệt may
vào thị trường Mỹ........................................................................................38
1. Một số quy định nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ................38
1.1. Hạn ngạch nhập khẩu......................................................................38
1.2. Quy định về xuất xứ........................................................................40
1.3. Quy định về nhãn hiệu hàng hoá....................................................42
1.4. Quy đinh về hàng dễ cháy..............................................................44
1.5. Quy định về chế độ VISA...............................................................45
1.6. Phạt vi phạm...................................................................................45
2. Một số lưu ý chung khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ............45
2.1. Chính sách thương mại của Mỹ......................................................45
2.2. Hệ thống pháp luật Mỹ...................................................................47
2.3. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ......................................................47
2.4. Các hệ thống tiêu chuẩn..................................................................48
2.5. Vấn đề về thuế................................................................................52
2.6. Cách thức kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ..................................52
Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ..............................................53
I. Chương trình tăng tốc phát triển hàng dệt may 2001-2010.................53
1. Quan điểm tăng tốc phát triển hàng may mặc........................................53
2. Mục tiêu tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010...................54
3. Chương trình tăng tốc đầu tư vào ngành dệt may...................................55
II. Hệ thống giải pháp vĩ mô nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.............................................57
1. Chính sách thuế, tỷ giá hối đoái, tín dụng và trợ cấp xuất khẩu.............57
2. Một số đối sách thương mại...................................................................60
2.1. Đẩy nhanh lộ trình gia nhập WTO..................................................60
. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
nhằm tạo tính tương thích với những quy định của pháp
luật Mỹ và Hiệp định thương mại Việt-Mỹ...........................................61
2.3. Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng dệt may
xuất khẩu................................................................................................63
2.4. Đàm phán để được GSP của Mỹ......................................................65
Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động tìm hiểu và thâm nhập
thị trường...................................................................................................65
4. Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên phụ liệu............................................67
5. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.............................................................68
Nhóm giải pháp vi mô về phía ngành may mặc và
doanh nghiệp................................................................................................68
1. Nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp để
tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường Mỹ...........................69
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may...................................72
3. Thúc đẩy sự phát triển thương mại thông qua Internet..........................76
Nghiên cứu nắm vững hệ thống pháp luật Mỹ và nâng cao
khả năng đàm phán.....................................................................................77
Tận dụng triệt để những ưu đãi thuơng mại của Mỹ dành
cho các nước đang phát triển......................................................................80
6. Nâng cao khả năng liên doanh, liên kết.82
Kết luận........................................................................................................83
Tài liệu tham khảo.......................................................................................85
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước vì vậy đòi hỏi cần phải nhanh chóng chuyển dich cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất theo hướng CNH hướng vào xuất khẩu. Là một quốc gia đang phát triển với dân số khoảng 80 triệu người, thu nhập bình quân theo đầu người thấp thì lợi thế nhất đối với Việt Nam là có một lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Bởi vậy việc phát triển mặt hàng dệt may có một vai trò đặc biệt quan trọng. Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tương đối cao, dệt may đang là một mặt hàng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung trong cả nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.
Hiện nay, các sản phẩm dệt may của Việt Nam ngày càng nâng cao về chất lượng, cạnh tranh về giá cả, đa dạng về mẫu mã ... nên đã xâm nhập thành công vào một số thị trường lớn như: EU, Nhật Bản.... Tuy nhiên việc xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Là một thị trường rộng lớn, nhu cầu về hàng may mặc cao, đa dạng và kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may hàng năm cao nhất thế giới, Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng đối với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 đã mở ra một cơ hội mới và là một điều kiện tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Tuy vậy, Mỹ là một quốc gia có hệ thống pháp luật nghiêm ngặt và chặt chẽ cộng với việc chưa am hiểu luật pháp kinh doanh, phong tục, tập quán... nên các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải rất nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này. Chính vì vậy việc nghiên cứu về thị trường Mỹ, tìm hiểu các vấn đề còn tồn tại cản trở việc xuất khẩu hàng dệt may cũng như từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ là việc làm hết sức cần thiết vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích chính của đề tài này là giới thiệu thị trường hàng dệt may của Mỹ và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm qua để từ rút ra những vấn đề cần chú ý cũng như đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của khoá luận này là những vấn đề cần chú ý và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
Pham vi nghiên cứu của khoá luận này chỉ giới hạn ở mặt hàng dệt may và thị trường Mỹ chứ không mở rộng ra các mặt hàng hay thị trường khác.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khoá luận sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các tài liệu. Bên cạnh đó cũng vận dụng những quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận sẽ được chia làm 3 chương :
Chương I: Giới thiệu khái quát về thị trường dệt may của Mỹ.
Chương II: Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ từ 1994 tới nay.
Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác thu thập tài liệu, nghiên cứu và xây dựng khóa luận song do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ còn hạn chế nên khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, bạn bè và độc giả để bản khoá luận này thêm hoàn thiện và khả thi.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – giáo sư, tiến sỹ, nhà giáo nhân dân Bùi Xuân Lưu, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương, những người đã giúp em có được những kiến thức quý báu và cần thiết để em thực hiện khoá luận này.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY CỦA MỸ.
I. Khái quát về thị trường Mỹ.
1. Giới thiệu về nền kinh tế Mỹ.
Mỹ là một trong những cường quốc kinh tế, khoa học, công nghệ và quân sự hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là một trong ba trung tâm kinh tế và tài chính quốc tế lớn nhất thế giới.
Với diện tích 9.363.364 km2, dân số là 281 triệu người trong đó có 143 triệu nam (50,9%) và 138 triệu nữ (49,1%), Mỹ là một quốc gia rộng lớn và đông dân. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng (dầu mỏ, khí đốt, than, quặng Uran, thủy điện... ) nước Mỹ đã đạt tới trình độ của một quốc gia phát triển về công nghiệp có thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 2000 là 33.872 USD và tổng sản phẩm quốc dân đạt xấp xỉ 9740 tỷ USD. Những ngành mũi nhọn của Mỹ là chế tạo hàng không , điện tử, tin học, nguyên tử , vũ trụ , hoá chất. Ngoài ra, công nghiệp luyện kim, dệt, chế tạo xe hơi... cũng đạt trình độ phát triển cao. Ngành nông nghiệp Mỹ có trình độ phát triển cao với ưu thế chính về cơ giới hoá, kỹ thuật canh tác tiên tiến, giống có năng suất cao, sử dụng hiệu quả phân bón, hệ thống thuỷ lợi hoàn hảo.
Ngành dịch vụ Mỹ (dịch vụ đời sống, vận tải, thông tin, thương mại, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm...) rất phát triển chiếm tới 70% thu nhập quốc dân và thu hút 70% lao động cả nước.
Hệ thống giao thông vận tải Mỹ rất hiện đại với hơn 3 triệu người làm việc. Cả nước có gần 150 triệu chiếc xe ô tô (gấp 2 lần ở Nhật Bản ), có tổng chiều dài đường sắt là 310.000 km, khối lượng vận tải đường không chiếm 40% tổng khối lượng vận tải hàng không thế giới.
Mỹ là nước có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến trong hầu hết các lĩnh vực và luôn luôn có nhu cầu và khả năng trao đổi khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Lực lượng nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ có tới 95 vạn người, chưa kể số nhân viên kỹ thuật.
Mỹ có nền đại học đa dạng, với hơn 1200 cơ sở đào tạo trong đó có khoảng gần 900 trường đại học, đặc biệt có 35 trường đại học nổi tiếng nhất đào tạo cả cho người nước ngoài.
Về ngoại thương, Mỹ là nước nhập siêu. Năm 1999, tổng kim ngạch nhập khẩu là 1.156,106 tỷ USD, năm 2000 là 1.314,493 tỷ USD chủ yếu từ các nước Canada, Nhật Bản, Mehico, Trung Quốc, Đức, Đài Loan, Anh, Hàn Quốc, Singapore... Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá 888,027 tỷ USD (năm 1999) và 978,606 tỷ USD (năm2000) chủ yếu sang các nước như Canada, Nhật Bản, Mehico, Anh, Hàn Quốc, Hà Lan...
Với sức mạnh kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghiệp, quân sự, Mỹ đang chi phối đời sống kinh tế và chính trị quốc tế. Là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế tài chính quốc tế cũng như các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc, Mỹ có vị trí quan trọng và ở nhiều nơi có tiếng nói quyết định.
Mỹ có hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại (Uniform Commercial Code) được coi như xương sống của hệ thống pháp luật về thương mại.
2. Một số đặc điểm chính của thị trường hàng dệt may của Mỹ.
2.1. Dung lượng thị trường.
Đối với ngành dệt may, những tiêu chuẩn của một thị trường là dân số đông, thu nhập quốc dân cao, xu hướng thời trang phát triển mạnh. Có thể nói, thị trường Mỹ hội tụ khá đầy đủ các lợi thế này. Với dân số khoảng 281 triệu người, tỷ lệ dân sống ở thành thị cao (75%), Mỹ trở thành một trong ba cường quốc nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong thập niên 90 càng làm tăng thêm niềm tin của người tiêu dùng, đồng thời duy trì tiêu dùng ở mức độ cao.
Trong thời gian từ 1989-1993, mức tiêu thụ hàng dệt may ở Mỹ tăng 15%. Năm 1993, tổng mức tiêu thụ hàng dệt may khoảng 86 tỷ USD (bình quân đầu người khoảng 335 USD). Năm 1994, mức tiêu thụ tăng 10% so với năm trước đó. Tỷ trọng nhập khẩu năm 1998 chiếm gần 53% tổng mức tiêu thụ và tỷ trọng này có xu hướng tăng lên trong tương lai. Trong hai năm 1998-1999, mức chi tiêu trung bình cho hàng may mặc đã tăng lên 6,3%/năm so với tốc độ 4,2%/năm trong thời kỳ 1992-1997. Đến nay, mức tiêu thụ của Mỹ ước tính khoảng 272 tỷ USD năm 2001, tính trung bình mỗi cư dân Mỹ, cả nam giới, nữ giới và trẻ em, mua khoảng 54 bộ quần áo mỗi năm. Bất chấp những con số đáng ngạc nhiên này, thị trường may mặc Mỹ vẫn suy giảm nhẹ năm 2001(0,2%), nhưng trên thực tế , cho dù suy giảm nhẹ nhưng lượng hàng tiêu thụ hàng dệt may và da giày so với năm 1997 vẫn tăng 18,3%.
Người Mỹ dành khá nhiều thời gian cho việc đi mua sắm quần áo. Trung bình một năm mỗi người dân Mỹ sẽ đi mua quần áo khoảng 22 lần. So sánh với Đông Âu-14lần, Châu Á-13 lần; Mehico–10 lần và Châu Mỹ La tinh-8 lần mới thấy hết nhu cầu về may mặc ở Mỹ đang dẫn đầu thế giới. Đây được coi là những tín hiệu tốt lành đối với ngành dệt may. Hơn nữa, Mỹ còn là một quốc gia đa chủng tộc với nhiều màu da khác nhau, nhiều phong tục và lối sống đa dạng.
Với những dấu hiệu ban đầu cho thấy năm 2002 thị trường này vẫn chững lại song sẽ trở lại mức tăng tốc trong năm 2003 và các năm tiếp theo, điều này càng khiến thị trường Mỹ trở thành một trung tâm tiêu thụ lớn nhất trên thế giới.
2.2 Xu hướng tiêu dùng.
2.2.1.Những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng.
Mức chi tiêu, đặc điểm nhân khẩu học, sự thay đổi thói quen làm việc và sự
gia tăng mức nhập khẩu với chi phí nhân công thấp là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ.
Như đã trình bày ở trên, mức chi tiêu của Mỹ cho nhóm hàng dệt may đang gia tăng mạnh mẽ. Ở Châu Âu, người ta dành nhiều thời gian và tiền của để mua sắm quần áo. Song theo thống kê năm 1999, mức chi tiêu cho hàng dệt may của Châu Âu đang giảm mạnh, tiêu biểu như Đức giảm 39%, Pháp giảm 34%, Italia giảm 26%, Anh giảm 13%. Trong khi đó nhu cầu mua sắm quần áo ở Mỹ tăng 23%.
Sự thay đổi đặc điểm nhân khẩu học có ý nghĩa quan trọng đối với sự thay đổi xu hướng tiêu dùng các mặt hàng may mặc. Thanh thiếu niên Mỹ ngày nay – thế hệ con cái của những người được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số 1946-1964 (còn gọi là thế hệ Y) - đang nhanh chóng trở thành những người tiêu dùng chủ yếu. Trong mười năm tới, số lượng thanh thiếu niên dự đoán sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Lứa tuổi thanh thiếu niên ngày nay có thu nhập cao và chi tiêu nhiều hơn trước đây, tỷ lệ dành cho mua sắm quần áo cũng rất lớn. Lứa tuổi này thường chú trọng đến quần áo thời trang và “đồ hiệu”. Đồng thời họ cũng rất nhanh chóng thích ứng với các hoạt động xúc tiến Marketing trên Internet, tạo ra những cơ hội cho các công ty bán hàng qua Internet. Lứa tuổi từ 45 trở lên chiếm 34% tổng số dân và dự đoán sẽ tăng lên 38% vào năm 2005. Những người thuộc lứa tuổi này có xu hướng dành tỷ lệ chi tiêu lớn hơn cho việc mua nhà, chi phí học đại học của con cái và các khoản tiết kiệm khi về hưu. Sự cắt giảm tỷ lệ chi tiêu cho may sắm quần áo buộc họ phải tìm kiếm những sản phẩm thay thế vừa đáp ứng được những giá trị họ mong muốn, vừa phù hợp với khoản tiền họ dự định chi tiêu. Mặc dù vậy họ vẫn thuộc nhóm người chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng mức tiêu thụ quần áo. Sự gia tăng dân số ở lứa tuổỉ 65 trở lên là dấu hiệu tốt cho các nhà sản xuất hàng may mặc. Nhóm người tiêu dùng này ít quan tâm đến thời trang mà chú ý nhiều đến sự thoải mái và tiện dụng, phù hợp với lối sống và hoạt động của họ.
Một xu hướng đang làm thay đổi nhu cầu về hàng may mặc là người tiêu dùng ít có thời gian đến cửa hàng hơn trước vì công việc bận rộn và họ thích dành thời gian nghỉ ngơi của mình ở nhà với gia đình và bạn bè. Xu hướng này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất mặt hàng trang trí nội thất (ví dụ như rèm của, thảm trải sàn...) khi người tiêu dùng muốn làm căn nhà của họ trở nên thoải mái và hấp dẫn hơn. Điều này có thể gây thêm bất lợi cho các nhà sản xuất quần áo bởi việc mua sắm quần áo không còn quan trọng lắm đối với một số người.
Một yếu tố nữa cần phải nhắc đến là sự thay đổi các quy định trong công sở và thói quen làm việc. Gần đây ngày càng có nhiều công ty chấp nhận cho nhân viên mặc quần áo tự do thay vì phải mặc đồng phục. Mặt khác, sự gia tăng số người làm việc tại nhà hàng cũng tạo ra sự thay đổi trong ngành sản xuất quần áo.
Việc người tiêu dùng tìm kiếm những giá trị và sự sẵn có trong hàng nhập khẩu với chi phí thấp cũng gây nhiều ảnh hưởng quan trọng tới ngành dệt may. Giá bán buôn quần áo chỉ tăng 2% trong suốt giai đoạn từ 1996 đến 1999 trong khi đó giá bán lẻ đã hạ 3% trong giai đoạn này và 2,8% kể từ tháng 6 năm 2001. Đặc biệt giá bán lẻ quần áo nữ giới đã giảm rất mạnh. Yếu tố này làm tăng nhu cầu nhập khẩu từ các nước có chi phí nhân công thấp và làm dịch chuyển sản xuất của các công ty Mỹ ra nước ngoài. Đây chính là cơ hội cho các nước đang phát triển nói chung và các nước Châu Á nói riêng phát huy được thế mạnh của mình. Vì vậy có thể nói, sự thay đổi về lợi thế so sánh của các nước và khu vực trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc đã ảnh hưởng không nhỏ tới xu thế tiêu dùng ở thị trường Mỹ. Ngoài ra, sự phân hoá nhu cầu thành những phân đoạn thị trường đặc trưng cũng là tín hiệu cho phép các nhà sản xuất có thể tập tru