Từ những bước đi đầu tiên đầy khó khăn cách đây hơn 10 nă m cho đến
nay, siêu thị Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước
nhà, song song với đó là sự hình thành lối sống văn minh, hiện đại mới ở các
đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, so với các siêu thị có yếu tố nước ngoài thì các
siêu thị nội địa đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chỉ mới đáp ứng được
một phần rất ít trong tổng cầu tiêu dùng trong nước, nhường phần lớn thị phần
cho các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ hay các cửa hàng bán lẻ nhỏ và
các tập đoàn kinh doanh siêu thị ở nước ngoài. Trước áp lực cạnh tranh đến từ
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các siêu thị Việt Nam nói riêng và ngành
kinh doanh bán lẻ của Việt Nam nói chung có rất nhiều cơ hội nhưng cũng
gặp không ít thách thức. Ý thức được điều này, các siêu thị Việt Nam đã có
những nỗ lực không ngừng để vươn lên ngang tầm với các tập đoàn bán lẻ
quốc tế như liên kết thành tập đoàn, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu
tư Nhưng không lâu nữa chúng ta sẽ mở cửa hoàn toàn cho các nhà phâ n
phối nước ngoài vào Việt Nam (01/01/2009), liệu rằng chỉ trong một thời gian
ngắn chúng ta có chuẩn bị được đầy đủ tiềm lực cho cuộc cạnh tranh khốc liệt
này không? Phải chăng các doanh nghiệp bán lẻ đang đầu tư theo hướng ngắn
hạn và không có chiều sâu, nhắm vào các đối thủ cạnh tranh mà quên mất
người quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp chính là khách hàng?
Dường như các siêu thị Việt Nam vẫn đang an tâm với lợi thế am hiểu thị
trường địa phương hơn các tập đoàn bán lẻ quốc tế, nhưng với thời gian lợi
thế này sẽ mất đi một khi các tập đoàn này chú trọng đầu tư nghiên cứu người
tiêu dùng nội địa.
102 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của hà nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA TIÊU
DÙNG CỦA HÀ NỘI VÀ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Trần Vĩnh Ngọc
Lớp : Pháp 2- K42F
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Thu Hương
Hà Nội, tháng 11/ 2007
Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
MỤC LỤC
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Lời mở đầu…………………………………………………………1
Chương I: Giới thiệu chung về văn hóa tiêu dùng và siêu
thị.......3
I. Khái quát về văn hóa tiêu dùng……………...........................................3
1. Khái niệm văn hóa.....................................................................................3
2. Khái niệm văn hóa tiêu dùng.....................................................................4
II. Khái quát về siêu thị...............................................................................15
1. Khái niệm chung về siêu thị....................................................................15
2. Phân loại siêu thị......................................................................................16
3. Vị trí, vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện
đại...................18
III. Tầm quan trọng của văn hóa tiêu dùng trong chiến lược phát triển
siêu
thị.....................................................................................................................20
1. Ảnh hưởng của văn hóa tiêu dùng tới chiến lược phát triển siêu
thị.....................................................................................................................21
2. Một số siêu thị nước ngoài tiêu biểu phát triển phù hợp với sự biến đổi
văn hóa tiêu
dùng.............................................................................................24
Chương II: Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của
TP.Hồ Chí Minh và thực trạng hoạt động của siêu thị Việt
Nam…………………………………………………………………………29
I. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí Minh.........29
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
1. Điều kiện tự nhiên, bối cảnh chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, công
nghệ tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh hiện
nay.................................................29
2. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí Minh..........32
3. So sánh văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí
Minh..............37
II. Thực trạng hoạt động của siêu thị Việt Nam hiện nay...........................43
1. Tình hình hoạt động của siêu thị Việt Nam hiện nay..............................44
2. Đánh giá hoạt động của siêu thị Việt Nam phù hợp với văn hóa tiêu
dùng...……….……………………………………………………………….53
III. Siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài với văn hóa tiêu dùng Việt Nam.....58
Chương III: Các giải pháp phát triển siêu thị Việt Nam phù hợp
với văn hóa tiêu dùng...............................................................................60
I. Dự báo xu hướng văn hóa tiêu dùng trong tương
lai............................60
1. Dự báo những biến đổi tác động tới văn hóa tiêu dùng trong tương
lai...60
2. Xu hướng văn hóa tiêu dùng trong thời gian tới………………………..62
3. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển siêu thị Việt Nam trước
xu hướng văn hóa tiêu dùng mới.....................................................................64
II. Các giải pháp phát triển siêu thị Việt Nam phù hợp với văn hóa tiêu
dùng.................................................................................................................68
1. Các giải pháp từ phía Nhà nước..............................................................68
2. Các giải pháp từ phía người kinh doanh siêu thị ở Hà Nội và ở
TP.HCM..........................................................................................................73
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Kết luận…………………………………………………………...87
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………89
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
1. Sơ đồ
Sơ đồ 1: Tháp nhu cầu của Maslow 6
Sơ đồ 2: Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 8
Sơ đồ 3: Siêu thị trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại 19
2. Bảng biểu
Bảng 1: Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị hiện hành 17
Bảng 2: Phân loại siêu thị tới năm 2005 theo tiêu chuẩn phân loại trong
Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại 44
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Từ những bước đi đầu tiên đầy khó khăn cách đây hơn 10 năm cho đến
nay, siêu thị Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước
nhà, song song với đó là sự hình thành lối sống văn minh, hiện đại mới ở các
đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, so với các siêu thị có yếu tố nước ngoài thì các
siêu thị nội địa đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chỉ mới đáp ứng được
một phần rất ít trong tổng cầu tiêu dùng trong nước, nhường phần lớn thị phần
cho các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ hay các cửa hàng bán lẻ nhỏ và
các tập đoàn kinh doanh siêu thị ở nước ngoài. Trước áp lực cạnh tranh đến từ
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các siêu thị Việt Nam nói riêng và ngành
kinh doanh bán lẻ của Việt Nam nói chung có rất nhiều cơ hội nhưng cũng
gặp không ít thách thức. Ý thức được điều này, các siêu thị Việt Nam đã có
những nỗ lực không ngừng để vươn lên ngang tầm với các tập đoàn bán lẻ
quốc tế như liên kết thành tập đoàn, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu
tư… Nhưng không lâu nữa chúng ta sẽ mở cửa hoàn toàn cho các nhà phân
phối nước ngoài vào Việt Nam (01/01/2009), liệu rằng chỉ trong một thời gian
ngắn chúng ta có chuẩn bị được đầy đủ tiềm lực cho cuộc cạnh tranh khốc liệt
này không? Phải chăng các doanh nghiệp bán lẻ đang đầu tư theo hướng ngắn
hạn và không có chiều sâu, nhắm vào các đối thủ cạnh tranh mà quên mất
người quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp chính là khách hàng?
Dường như các siêu thị Việt Nam vẫn đang an tâm với lợi thế am hiểu thị
trường địa phương hơn các tập đoàn bán lẻ quốc tế, nhưng với thời gian lợi
thế này sẽ mất đi một khi các tập đoàn này chú trọng đầu tư nghiên cứu người
tiêu dùng nội địa.
Trần Vĩnh Ngọc 1 Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng nhưng chưa mang
tính hệ thống và chưa đủ cơ sở cho các doanh nghiệp bán lẻ nước nhà trong
hoạch định chiến lược. Vấn đề đặt ra đối với các nhà kinh doanh siêu thị nội
địa là chọn hướng đi nào cho sự phát triển lâu dài của mình với năng lực hạn
chế trong một thời gian giới hạn.
Với việc chọn đề tài “Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng tại Hà
Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt
Nam”, tác giả muốn đề xuất một hướng đi mang tính chiến lược cho các siêu
thị Việt Nam là tìm hiểu và đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng Việt
Nam. Tác giả chọn phạm vi tìm hiểu văn hóa tiêu dùng là Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh vì đây là hai trung tâm kinh tế- chính trị - văn hóa lớn nhất
cả nước và 70% siêu thị Việt Nam tập trung tại hai thành phố lớn này.
Bài khóa luận được chia thành 3 chương:
Chƣơng I: Giới thiệu chung về văn hóa tiêu dùng và siêu thị
Chƣơng II: Đặc điểm văn hóa tiêu dùng tại Hà Nội và tại Thành phố
Hồ Chí Minh và thực trạng hoạt động của siêu thị Việt Nam
Chƣơng III: Các giải pháp phát triển siêu thị Việt Nam hiện nay phù
hợp với văn hóa tiêu dùng
Qua 3 chương đó, tác giả mong muốn đưa ra một cái nhìn khái quát về
văn hóa tiêu dùng tại Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nhận diện
những vấn đề đặt ra với siêu thị Việt Nam trong tiến trình gia nhập nền kinh
tế thế giới.
Trước khi đi vào nội dung chính của bài khóa luận, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành trước hêt tới cô giáo hướng dẫn của tôi Tiến sĩ Phạm Thu Hương
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp,
sau là gia đình và các bạn tôi đã có những đóng góp để tôi hoàn thành bài
khóa luận này.
Sinh viên thực hiện
Trần Vĩnh Ngọc 2 Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN HOÁ
TIÊU DÙNG VÀ SIÊU THỊ
I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ TIÊU DÙNG
1. Khái niệm văn hoá
1.1. Định nghĩa văn hóa
Hiện có khoảng trên bốn trăm định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa là
một cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Có thể tiếp cận văn hóa từ khái
niệm cụ thể nhất đến khái niệm khái quát nhất, từ cách hiểu theo nghĩa hẹp
nhất đến cách hiểu theo nghĩa rộng nhất.
Ở châu Âu, từ văn hoá bắt nguồn từ tiếng Latinh là Cultus, là trồng trọt,
nuôi dưỡng… Từ đó mà trong tiếng Anh và tiếng Pháp có culture, tiếng Đức
có kultur, tiếng Nga có kultura đều chỉ sự giáo dục và đào tạo con người.
Trong tiếng Việt, từ văn hoá có cội nguồn từ chữ Hán: văn là vẻ đẹp, là giá
trị; văn hoá là trở thành đẹp, thành có giá trị.
Trong cuộc sống hiện đại, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để
chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa
chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn),
của một lĩnh vực (văn hóa kinh doanh)… Trong khi theo nghĩa rộng thì văn
hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra.
Như vậy, văn hóa là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều ý nghĩa khác
nhau. Tuy nhiên nếu xét đến mối quan hệ giữa văn hóa với con người thì có
thể định nghĩa văn hóa một cách khái quát nhất như sau: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
Trần Vĩnh Ngọc 3 Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội” [10].
Các yếu tố cấu thành văn hóa
Từ định nghĩa văn hóa, có thể thấy cấu trúc (thành phần) văn hóa bao
gồm chủ thể văn hóa và khách thể văn hóa.
Chủ thể văn hóa: là những người sáng tạo ra văn hóa và những người
thụ hưởng các giá trị văn hóa.
Khách thể văn hóa: là các sản phẩm văn hóa do con người sáng tạo
ra. Các sản phẩm này có thể là dạng vật chất như cái ăn, mặc, ở… nhưng cũng
có thể là hình thái tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ… Dù dưới hình thức nào
thì khi nghiên cứu khách thể văn hóa cũng không thể tách rời giá trị vật chất
và giá trị tinh thần vốn luôn song song tồn tại trong các sản phẩm văn hóa đó.
2. Khái niệm văn hóa tiêu dùng
2.1. Khái niệm văn hóa tiêu dùng
Cho đến nay hầu như chưa có định nghĩa khái quát nào về văn hóa tiêu
dùng. Để có được cái nhìn đúng hướng và rõ ràng về văn hóa tiêu dùng chúng
ta cần xuất phát từ định nghĩa văn hóa và cần hiểu được mối quan hệ giữa văn
hóa và văn hóa tiêu dùng.
Các yếu tố cơ bản nhất trong định nghĩa văn hóa là chủ thể văn hóa và
khách thể văn hóa. Do vậy văn hóa tiêu dùng cũng bao gồm các giá trị vật
chất và giá trị tinh thần tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng do con người
sáng tạo ra để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng.
Khi khái niệm văn hóa được giới hạn trong từng lĩnh vực, chúng ta có
văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng… Như vậy văn hóa
tiêu dùng chính là văn hóa trong hoạt động tiêu dùng.
Từ những lý luận cơ bản trên chúng ta có thể rút ra cách hiểu đơn giản
nhất văn hóa tiêu dùng là tất cả những gì liên quan đến tiêu dùng, bao gồm
các sản phẩm tiêu dùng và phong cách, tập quán tiêu dùng làm cho quan
Trần Vĩnh Ngọc 4 Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
điểm tiêu dùng của các cá nhân, các cộng đồng, các dân tộc có những nét
khác biệt nhau.
Nghiên cứu văn hóa tiêu dùng tức là nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, thói
quen tiêu dùng, khả năng thanh toán của người tiêu dùng đối với các sản
phẩm tiêu dùng. Trước đó cần phải tìm hiểu về sự khác biệt môi trường sống
có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Nghiên cứu văn hóa
tiêu dùng là một khâu quan trọng trong nghiên cứu thị trường, giúp các nhà
kinh doanh tung ra các sản phẩm phù hợp với sở thích và bản sắc của từng
dân tộc, từng nền văn hóa nhằm thu được lợi nhuận cao và kinh doanh bền
vững.
2.2. Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tiêu dùng
Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tiêu dùng, bao gồm chủ thể tiêu dùng
(người tiêu dùng và người sáng tạo ra sản phẩm tiêu dùng) và khách thể tiêu
dùng (các sản phẩm tiêu dùng).
2.2.1. Chủ thể tiêu dùng
Tiêu dùng là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, do vậy
khi nghiên cứu chủ thể tiêu dùng cần đi sâu tìm hiểu người tiêu dùng với vai
trò là chủ thể tiêu dùng cũng như nhu cầu và quá trình thông qua quyết định
mua hàng của họ.
Người tiêu dùng: là những người mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục
vụ cho tiêu dùng của cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh
hoạt. Tập hợp những người tiêu dùng tạo nên thị trường người tiêu dùng với
những đặc trưng cơ bản sau:
+ Khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn
hóa và sở thích tạo nên tính đa dạng trong nhu cầu của họ trong việc mua sắm
và sử dụng hàng hóa.
+ Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng.
Trần Vĩnh Ngọc 5 Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
+ Thị trường người tiêu dùng bao gồm người mua sắm nhằm mục đích
tiêu dùng cá nhân. Hành vi mua hàng của họ mang đậm dấu ấn cá nhân của
mỗi người, qua đó phần nào thể hiện văn hóa tiêu dùng của người đó. Do đó
nhu cầu cá nhân luôn có nhịp độ thay đổi nhanh chóng hơn mọi nhu cầu khác.
Trong xã hội hiện đại người tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng
thậm chí quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Đối với một dân
tộc, quốc gia, người tiêu dùng là nhân tố tạo ra và thay đổi văn hóa tiêu dùng
của dân tộc, quốc gia đó. Một khi đã tham gia vào sân chơi chung WTO,
chúng ta cần quan tâm nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng
Việt Nam nếu không muốn những người nước ngoài chiếm thị phần lớn trong
thị trường người tiêu dùng Việt Nam.
Nhu cầu tiêu dùng: đây là khái niệm căn bản trong hoạt động tiêu
dùng. Nhu cầu là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản
nào đó [1,13]. Nhu cầu không giống nhau ở mỗi người và ở mỗi thời điểm
khác nhau. Để lý giải điều này, chúng ta có thể tham khảo tháp nhu cầu đưa ra
bởi Abraham Maslow (1954). Theo đó, nhu cầu của con người được sắp xếp
theo trật tự hình tháp từ dưới lên, từ nhu cầu cơ bản nhất đến nhu cầu ít cơ
bản nhất.
Thứ tự quan trọng của chúng là: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu
cầu xã hội, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu tự khẳng định mình.
Sơ đồ 1: Tháp nhu cầu của Maslow
Trần Vĩnh Ngọc 6 Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Tù kh¼ng
®Þnh
§•îc t«n träng
Giao tiÕp x· héi
An toµn
Sinh lý
Nguồn: Quản trị Marketing, Philip Kotler (2003), trang 211
+ Nhu cầu sinh lý: nhu cầu về ăn, mặc, ở, tình dục…
+ Nhu cầu an toàn: nhu cầu được bảo vệ, an tâm trước nguy hiểm
+ Nhu cầu xã hội: nhu cầu được giao lưu tình cảm với xã hội.
+ Nhu cầu được quý trọng: muốn được tôn trọng, công nhận về năng
lực.
+ Nhu cầu tự khẳng định mình: nhu cầu thể hiện bản thân qua hành động
Theo Maslow, con người luôn cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng
nhất trước tiên. Đây là những nhu cầu thiếu hụt vì nếu thiếu các nhu cầu này
con người sẽ đấu tranh để có được nó. Khi nhu cầu đó đã được thỏa mãn rồi
con người sẽ hướng tới thỏa mãn nhu cầu quan trọng tiếp theo và cứ thế nhu
cầu của con người càng ngày càng phát triển và đòi hỏi cao hơn bởi những
nhu cầu bậc cao luôn khó để đạt đến hơn và phải thỏa mãn nhu cầu cơ bản
mới có thể hướng tới nhu cầu bậc cao này. Quá trình tiêu dùng theo đó cũng
diễn ra liên tục bởi một nhu cầu được thỏa mãn sẽ tạo ra một chuỗi những nhu
cầu khác. Như vậy, những nhu cầu cơ bản đóng vai trò như nguồn định hướng
và những nhu cầu cao hơn là những nấc thang trong hoạt động tiêu dùng của
một cá nhân. Việc biết được một cá nhân đang có nhu cầu nào trong tháp nhu
Trần Vĩnh Ngọc 7 Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
cầu sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc xác định các biện pháp nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Có thể thấy nhu cầu tồn tại như một phần cơ bản thuộc bản chất con
người trước khi các doanh nghiệp làm nên sản phẩm. Doanh nghiệp không tạo
ra nhu cầu mà là tác động đến nhu cầu bằng cách làm ra sản phẩm thích hợp
nhất với người tiêu dùng mục tiêu. Luôn tồn tại những nhu cầu chưa được
thỏa mãn, thậm chí chưa được gọi tên, do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
luôn có thị phần nếu biết cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng Việt
Nam.
Quá trình thông qua quyết định mua hàng: đây là quá trình nhu cầu
của con người được thể hiện ra thành mong muốn, yêu cầu cụ thể đối với sản
phẩm hay nói cách khác thể hiện ở hành vi tiêu dùng của con người. Đó chính
là quá trình đấu tranh giữa mong muốn đạt đến nhu cầu cao hơn của con
người với những tác nhân của môi trường làm cho nhu cầu đó có xu hướng
xuống bậc thấp hơn. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu ảnh
hưởng của các tác nhân này. Theo Philip Kotler các tác nhân đuợc chia thành
4 nhóm: các yếu tố văn hóa, các yếu tố xã hội, các yếu tố cá nhân và các yếu
tố tâm lý. Các yếu tố này ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nhiệm vụ
của họ là nghiên cứu và theo dõi chúng để hiểu biết về hành vi người tiêu
dùng. Có thể thấy tác động của các yếu tố đến ý thức người mua qua mô hình
Sơ đồ 2: Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến hành vi của ngƣời tiêu dùng
Văn hóa
Xã hội
Nền văn hóa Nhóm tham khảo Cá nhân
Tuổi và đường đời Tâm lý
Nhánh văn Nghề nghiệp Động cơ Người
hóa Gia đình Hoàn cảnh KT Nhận thức mua
Lối sống Hiểu biết
Tầng lớp Vai trò và địa vị Cá tính và tự ý thức Niềm tin, thái độ
XH
Trần Vĩnh Ngọc 8 Lớp Pháp 2- K42F
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Nguồn: Quản trị Marketing, Philip Kotler (2003), trang 198
- Các yếu tố văn hóa: bao gồm nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp
xã hội của một con người.
+ Nền văn hóa: Nền văn hóa là nguồn gốc cơ bản nhất của những hành
vi của một người. Những giá trị văn hóa đi sâu vào tâm thức của một con
người. Khi tiêu dùng, mọi sở thích, mong muốn, cách thức lựa chọn của một
người đều phản ánh rõ nét những giá trị văn hóa mà người đó đã và đang chịu
ảnh hưởng.
+ Nhánh văn hóa: Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ
hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn, bao gồm các dân tộc, tôn giáo, các
nhóm chủng tộc và các vùng địa lý. Những yếu tố này luôn có ảnh hưởng sâu
sắc tới sự quan tâm, cách đánh giá về giá trị hàng hóa, dịch vụ của mỗi người.
+ Tầng lớp xã hội: Sự tồn tại các tầng lớp xã hội là vấn đề tất yếu trong
hầu hết mọi xã hội. Các tầng lớp xã hội (đẳng cấp xã hội) có một số đặc điểm.
Thứ nhất là sự hình thành tầng lớp xã hội không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố
d