Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hoạt động thương mại ở nước
ta ngày càng phát triển phong phú và đa dạng. Các giao dịch thương mại do
đó cũng được mở rộng, trở nên phức tạp; một giao dịch thương mại có thể
liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Khi đó, người mua, người bán muốn tiết
kiệm thời gian và công sức tìm kiếm đối tác giao d ịch thường nhờ đến người
môi giới thương mại. Chính vì vậy, người môi giới thương mại có vai trò thúc
đẩy hoạt động thương mại diễn ra nhanh chóng.
Nhận thức được vai trò của người môi giới đối với sự phát triển của
thương mại, Luật thương mại năm 2005 đã đưa hoạt động môi giới vào đối
tượng điều chỉnh của Luật. Các luật chuyên ngành khác như Luật chứng
khoán năm 2006, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Luật hàng hải năm
2005 cũng quy định về hoạt động môi giới trong các lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại hiện nay vẫn
chưa có sự hiểu biết đầy đủ về những quy định của pháp luật đối với hoạt
động môi giới thương m ại. Thêm vào đó, từ khi Luật thương mại 2005 ra đời
đến nay, hoạt động môi giới thương mại đã phát triển ngày càng đa dạng,
phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề mới cần có sự xem xét để điều chỉnh. Vậy
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy đ ịnh như thế nào về môi giới
thương mại? Thực tiễn áp dụng Luật này trong bốn năm qua đã nảy sinh
những vấn đề gì? Những vấn đề gì cần được sửa đổi, bổ sung để các quy định
về môi giới thương mại sát với thực tiễn hơn, giúp hoạt động này ngày càng
phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước?
Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu đó, tôi chọn vấn đề “Những quy định
của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại. Thực
tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra.” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
97 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những quy định của luật thƣơng mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thƣơng mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
NĂM 2005 VỀ MÔI GIỚI THƢƠNG MẠI
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Sinh viên thực hiện : Ngô Thúy Hoài
Lớp : Anh 15 - K45E - KTĐN
Khóa : 45
Giáo viên hƣớng dẫn : GS.TS.NGND. Nguyễn Thị Mơ
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Mục lục
Lời mở đầu ............................................................................................................. 1
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động môi giới thương mại và pháp
luật về hoạt động môi giới thương mại ................................................................. 4
1.1 Hoạt động môi giới thương mại ................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về hoạt động môi giới thương mại ........................................... 4
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động MGTM .............................................................. 6
1.1.3 Phân biệt hoạt động MGTM và một số hoạt động trung gian thương mại
khác .................................................................................................................. 9
1.1.4 Vai trò của hoạt động môi giới thương mại ............................................ 13
1.2 Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại .............................................. 16
1.2.1 Sự cần thiết phải có pháp luật điểu chỉnh hoạt động môi giới thương mại
....................................................................................................................... 17
1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới thương mại
....................................................................................................................... 18
Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động môi
giới thương mại, tình hình thực thi các quy định về hoạt động môi giới thương
mại và những vấn đề đặt ra ................................................................................ 22
2.1 Thực trạng các quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về
hoạt động MGTM ............................................................................................ 22
2.1.1 Cách hiểu của Luật về hoạt động MGTM ............................................... 22
2.1.2 Các quy định cụ thể về hoạt động MGTM .............................................. 23
2.2 Thực trạng hoạt động môi giới thương mại ở Việt Nam trong thời gian
qua .................................................................................................................... 25
2.2.1 Nhận xét chung về những kết quả tích cực .............................................. 25
2.2.2 Tình hình hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực chứng khoán ... 28
2.2.3 Tình hình hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản ......................................................................................................... 38
2.3 Những vấn đề đặt ra ................................................................................... 52
2.3.1 Khung pháp luật cho hoạt động môi giới thương mại chưa đầy đủ ......... 52
2.3.2 Các thương nhân môi giới hoạt động chưa chuyên nghiệp ..................... 58
i
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật
thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động môi giới thương mại nhằm phát
triển hoạt động môi giới thương mại trong thời gian tới ................................... 59
3.1 Dự báo sự gia tăng của hoạt động môi giới thương mại ở Việt Nam trong
thời gian tới ...................................................................................................... 59
3.1.1 Cơ sở dự báo .......................................................................................... 59
3.1.2 Số liệu dự báo ........................................................................................ 60
3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới
thương mại ....................................................................................................... 63
3.2.1 Cần ban hành văn bản dưới luật về hoạt động môi giới thương mại ....... 63
3.2.2 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động môi giới thương mại
trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 .................................................... 63
3.2.3 Sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán năm 2006, Luật kinh doanh BĐS năm
2006 ................................................................................................................ 67
3.3 Các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới thương mại phát triển
........................................................................................................................... 72
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước .................................................................... 72
3.3.2 Kiến nghị đối với các chủ thể tiến hành hoạt động môi giới thương mại. 74
Kết luận ................................................................................................................ 78
Danh mục tài liệu tham khảo .............................................................................. 80
Danh mục chữ cái viết tắt.................................................................................... 85
Danh mục bảng biểu ............................................................................................ 86
Phụ lục 1 .............................................................................................................. 87
Phụ lục 2 .............................................................................................................. 88
Phụ lục 3 .............................................................................................................. 89
Phụ lục 4 .............................................................................................................. 90
Phụ lục 5 .............................................................................................................. 91
ii
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn
Thị Mơ đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi tỉ mỉ, tận tình
trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học
Ngoại thương đã tận tâm dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập
tại đây.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn
ủng hộ và khích lệ, động viên tôi.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Ngô Thúy Hoài
iii
Lời mở đầu
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hoạt động thương mại ở nước
ta ngày càng phát triển phong phú và đa dạng. Các giao dịch thương mại do
đó cũng được mở rộng, trở nên phức tạp; một giao dịch thương mại có thể
liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Khi đó, người mua, người bán muốn tiết
kiệm thời gian và công sức tìm kiếm đối tác giao dịch thường nhờ đến người
môi giới thương mại. Chính vì vậy, người môi giới thương mại có vai trò thúc
đẩy hoạt động thương mại diễn ra nhanh chóng.
Nhận thức được vai trò của người môi giới đối với sự phát triển của
thương mại, Luật thương mại năm 2005 đã đưa hoạt động môi giới vào đối
tượng điều chỉnh của Luật. Các luật chuyên ngành khác như Luật chứng
khoán năm 2006, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Luật hàng hải năm
2005… cũng quy định về hoạt động môi giới trong các lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại hiện nay vẫn
chưa có sự hiểu biết đầy đủ về những quy định của pháp luật đối với hoạt
động môi giới thương mại. Thêm vào đó, từ khi Luật thương mại 2005 ra đời
đến nay, hoạt động môi giới thương mại đã phát triển ngày càng đa dạng,
phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề mới cần có sự xem xét để điều chỉnh. Vậy
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định như thế nào về môi giới
thương mại? Thực tiễn áp dụng Luật này trong bốn năm qua đã nảy sinh
những vấn đề gì? Những vấn đề gì cần được sửa đổi, bổ sung để các quy định
về môi giới thương mại sát với thực tiễn hơn, giúp hoạt động này ngày càng
phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước?
Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu đó, tôi chọn vấn đề “Những quy định
của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại. Thực
tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra.” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm
2005 về môi giới thương mại, đồng thời phân tích việc áp dụng Luật trong
thực tế và chỉ ra những bất cập trong các quy định đó cũng như những vấn đề
phát sinh trong thực tiễn áp dụng; đề tài đề xuất giải pháp và kiến nghị về việc
sửa đổi, bổ sung để các quy định về môi giới thương mại của Luật này hoàn
thiện hơn, mang tính khả thi cao hơn, phù hợp với thực trạng hoạt động
thương mại hiện nay ở Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu trên, khóa luận này thực hiện các nhiệm vụ
sau:
Làm rõ những vấn đề cơ bản về môi giới thương mại như khái niệm,
đặc điểm, vai trò… của môi giới thương mại trong hoạt động thương mại;
Phân tích những quy định của Luật thương mại năm 2005 về môi giới
thương mại, tập trung chỉ ra những bất cập trong các quy định này của Luật;
Chỉ ra thực trạng áp dụng những quy định về môi giới thương mại của
Luật thương mại 2005 trong hoạt động môi giới chứng khoán và môi giới bất
động sản;
Làm rõ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi những quy định
về môi giới thương mại của Luật thương mại năm 2005;
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những quy định về môi giới
thương mại trong Luật thương mại năm 2005 và giải pháp gỡ bỏ những
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của Luật thương mại
Việt Nam 2005 về môi giới thương mại và những văn bản dưới luật có liên
quan. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này cũng bao gồm các vấn đề về môi
2
giới thương mại trong Luật thương mại năm 1997, Luật chứng khoán năm
2006 và Luật kinh doanh bất động sản năm 2006.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, khóa luận nghiên cứu những quy định của Luật thương
mại năm 2005 về môi giới thương mại. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu
những quy định có liên quan đến môi giới thương mại của Luật thương mại
1997.
Về mặt thời gian, khóa luận tập trung phân tích những vấn đề liên quan
đến hoạt động môi giới thương mại kể từ khi Luật thương mại năm 2005 ra
đời và dự báo về sự phát triển của hoạt động môi giới thương mại trong thời
gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, người viết đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp so sánh luật học.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động môi giới thương mại và
pháp luật về môi giới thương mại.
Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về môi giới
thương mại, tình hình thực thi các quy định về hoạt động môi giới thương mại
và những vấn đề đặt ra.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động môi giới thương mại
nhằm phát triển hoạt động môi giới thương mại trong thời gian tới.
3
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động môi giới thương
mại và pháp luật về hoạt động môi giới thương mại
1.1 Hoạt động môi giới thương mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động môi giới thương mại
“Môi giới” là “chủ thể (một cá nhân, một nhóm, một tổ chức, một
hãng…) làm trung gian cho hai hoặc nhiều chủ thể khác để những chủ thể này
có thể tạo được quan hệ trong giao tiếp, trong hoạt động kinh doanh”1. Cũng
có thể hiểu, “môi giới là người làm trung gian giúp hai bên tiếp xúc, trao đổi
việc gì đó”2.
Như vậy, có thể hiểu hoạt động môi giới là hoạt động kết nối người mua
và người bán, giúp người mua và người bán gặp nhau để họ tiến hành các
giao dịch nhằm thực hiện mục đích của mình.
Từ đó suy ra, môi giới thương mại (MGTM) là hoạt động trung gian
giúp các bên tiếp xúc với nhau nhằm thực hiện các hoạt động thương mại.
Theo Điều 45, Luật thương mại Việt Nam năm 1997, hoạt động MGTM
là một trong mười bốn hành vi thương mại (xem phụ lục 1). Hành vi thương
mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với
các bên có liên quan (khoản 1, Điều 5, Luật thương mại Việt Nam năm 1997).
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại
của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương
mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc
nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (khoản 2, Điều 5, Luật thương
mại Việt Nam năm 1997).
1 Từ điển Tiếng Việt, truy cập ngày 08/03/2010, .
2 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, tr1134, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
4
Theo Điều 93 Luật thương mại Việt Nam năm 1997, người môi giới
thương mại là thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng
môi giới.
Có thể thấy, Luật thương mại Việt Nam năm 1997 hiểu hoạt động
thương mại theo nghĩa rất hẹp. Do đó, phạm vi hoạt động của người MGTM
cũng chỉ thuộc lĩnh vực mua bán hàng hóa và cung ứng các dịch vụ liên quan
đến việc mua bán hàng hóa. Trong thời gian Luật thương mại năm 1997 có
hiệu lực, nhiều hoạt động môi giới nằm ngoài sự điều chỉnh của Luật nhưng
lại được quy định trong các văn bản luật khác như: Bộ luật hàng hải năm 1990
quy định về hoạt động môi giới hàng hải, Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000 quy định về hoạt động môi giới bảo hiểm…3
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cũng có cách hiểu tương tự Luật
thương mại năm 1997 về khái niệm người môi giới thương mại. Điều 150
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định rõ rằng, “môi giới thương mại
là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên
môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được
môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.
Điểm khác biệt là ở chỗ, trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005,
khái niệm về hoạt động thương mại đã được mở rộng hơn rất nhiều so với
Luật thương mại năm 1997. Theo khoản 1, Điều 3, Luật thương mại năm
2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
3 Nguyễn Thanh Thủy (2009), Những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động trung
gian thương mại, thực tiễn áp dụng và những vấn đề phát sinh., tr8-9, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
5
động nhằm mục đích sinh lợi khác. Có thể thấy, theo Luật này, khái niệm
“hoạt động thương mại” được hiểu rất rộng.
Sự mở rộng của khái niệm “hoạt động thương mại” nói trên phù hợp với
xu hướng phát triển của thương mại và cách hiểu của các nước trên thế giới
về thuật ngữ này. Sự mở rộng như thế cũng tạo cơ sở pháp lý cho các nhà môi
giới khi họ thực hiện những hoạt động MGTM.
Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận, hoạt động MGTM là hoạt
động thương mại, trong đó một người đóng vai trò là trung gian giúp người
mua và người bán hoặc các chủ thể khác gặp nhau để họ tiến hành đàm phán,
ký kết các hợp đồng thương mại.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động MGTM
Từ cách hiểu về hoạt động MGTM như trên, có thể rút ra các đặc điểm
sau đây của hoạt động MGTM:
Thứ nhất, hoạt động MGTM là hoạt động được thực hiện trong lĩnh vực
thương mại.
Đặc điểm này giúp phân biệt hoạt động môi giới trong những lĩnh vực
không nhằm mục đích sinh lợi với hoạt động môi giới thương mại nhằm mục
đích sinh lợi. Khái niệm “thương mại” đã được pháp luật của Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Những điều ước quốc tế song phương và đa
phương (ví dụ: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), các hiệp
định của Tổ chức thương mại thế giới) đều xác định hoạt động thương mại
không chỉ bao gồm hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà còn bao gồm cả
những hoạt động liên quan đến đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ4. Chính
sự phong phú của các hoạt động thương mại đã dẫn đến tính đa dạng, phức
tạp của hoạt động trung gian thương mại.
4 Tô Cẩn (2005), Khóa đào tạo về GATS/WTO tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 31/03/2005, truy cập
ngày 09/03/2010,
6
Thứ hai, hoạt động MGTM là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương
mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian.
Hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại thông thường có hai bên tham
gia. Hoạt động môi giới thương mại có ba bên tham gia: bên thuê dịch vụ môi
giới thương mại, bên môi giới thương mại và bên thứ ba. Bên môi giới có thể
hỗ trợ cho bên thuê dịch vụ môi giới trong việc gặp gỡ, giao dịch với bên thứ
ba. Mục đích của bên môi giới thương mại là nhận được thù lao mà bên thuê
dịch vụ môi giới sẽ trả cho họ.
Thứ ba, trong hoạt động MGTM, song song tồn tại hai mối quan hệ phát
sinh trên cơ sở của hai hợp đồng.
Quan hệ thứ nhất là quan hệ giữa bên thuê dịch vụ môi giới và bên môi
giới thương mại, quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng môi giới được ký
giữa người thuê môi giới và người môi giới. Quan hệ thứ hai phát sinh giữa
bên thuê dịch vụ môi giới và bên thứ ba, quan hệ này dựa trên cơ sở hợp đồng
do hai bên ký kết với nhau (có thể là hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp
đồng cung ứng dịch vụ). Thông thường, người môi giới đóng vai trò là người
giới thiệu bên thuê dịch vụ môi giới với bên thứ ba và không tiến hành giao
dịch với bên thứ ba.
Thứ tư, bên môi giới thương mại phải có tư cách pháp lý độc lập với bên
thuê dịch vụ môi giới và bên thứ ba.
Trong hoạt động MGTM, bên môi giới thương mại đóng vai trò là một
thương nhân độc lập với bên thuê dịch vụ môi giới và bên thứ ba. Bên môi
giới cung ứng dịch vụ cho bên thuê dịch vụ môi giới để nhận tiền thù lao. Bên
môi giới không phải là nhân viên làm công ăn lương của bên thuê dịch vụ môi
giới. Bên môi giới có thể là cá nhân hoặc tổ chức5.
5 Nguyễn Thanh Thủy (2009), Những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động trung
gian thương mại. Thực tiễn áp dụng và những vấn đề phát sinh., tr11-12, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
7
Thứ năm, quan hệ giữa bên môi giới và bên thuê dịch vụ môi giới là
quan hệ hợp đồng từng lần, ngắn hạn.
Người môi giới là cầu nối giữa các bên mua bán hàng hóa hay cung ứng
dịch vụ. Mỗi một người môi giới chủ yếu hoạt động trong một lĩnh vực
chuyên môn nhất định và bên thuê dịch vụ môi giới cũng không cố định. Hơn
nữa, cũng chỉ trong những trường hợp cụ thể, khi các bên không đủ thời gian
hoặc kinh nghiệm..., họ mới nhờ đến vai trò của người môi giới. Ví dụ, khi
muốn thuê tàu để chở hàng hóa xuất khẩu, người bán hàng cần nhờ đến người
môi giới để tìm kiếm người chuyên chở; trong trường hợp khác, khi người
bán hàng không có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa mà chỉ tiêu thụ trong nội địa,
người đó sẽ không cần đến dịch vụ môi giới thuê tàu.