Khóa luận Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của cả nước. Trong những năm qua, thành phố đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ về nhiều mặt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển trên là gánh nặng trong việc gia tăng dân số do tập trung quá nhiều lao động, dẫn đến cơ sở hạ tầng giao thông không còn đủ đáp ứng đòi hỏi nhu cầu đi lại của người dân. Tình hình giao thông đô thị tại Tp. HCM đang trở nên bức xúc, đặc biệt là những khu vực đô thị hóa cao hoặc mới hình thành. Xa lộ Hà Nội là tuyến giao thông quan trọng ở cửa ngõ Đông Bắc nối TP.HCM với Biên Hòa – Vũng Tàu, nơi có lưu lượng giao thông cao nhất trong số các cửa ngõ của thành phố, hiện nay đang là điểm đen về ùn tắc và tai nạn giao thông. Chính quyền thành phố trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cải tạo, mở rộng tuyến giao thông huyết mạch này nhưng vẫn không mang tính bền vững vì lưu lượng giao thông tăng quá nhanh. Tình hình đó tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhằm khắc phục tình trạng trên một cách lâu dài và bền vững, Chính phủ đã cho phép Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố, tuyến Bến Thành – Suối Tiên, với sự tài trợ của nguồn vốn ODA Nhật Bản. Nó sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình hình giao thông của TP.HCM. Dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ khởi công vào năm 2009 và đến năm 2014 sẽ đưa vào hoạt động. Trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành, theo điều 18 Luật BVMT 2005, dự án cần lập Báo cáo ĐTM. Tháng 10, năm 2006 Chủ đầu tư là Sở Giao thông công chánh (nay là Sở GTVT) thuộc UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành lập “Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Chợ Nhỏ - Bến xe Suối Tiên” nhằm nghiên cứu, đánh giá, dự báo những tác động có hại và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động trên đến môi trường khu vực Dự án. Cũng theo mục 6 điều 20 của Luật BVMT 2005, dự án cần có Kế hoạch quản lý môi trường nhằm tăng cường khả năng và hiệu quả của các giải pháp BVMT đã đề xuất. Và trong thực tế, một kế hoạch như vậy luôn được đề xuất và cập nhật nhằm đảm bảo dự án phát triển thân thiện với môi trường. Trong trường hợp này một kế hoạch như vậy chưa được đề cập đến trong báo cáo ĐTM và chưa được xây dựng cho dự án. Trên cơ sở đó, trong Khóa luận tốt nghiệp của mình, dưới sự hướng dẫn của Thầy Vương Quang Việt, sinh viên đã chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường” nhằm tìm hiểu hiện trạng môi trường khu vực Dự án, phân tích ảnh hưởng tiêu cực của Dự án đến môi trường, qua đó sinh viên sẽ xây dựng Kế hoạch Quản lý môi trường cho Dự án. Đây là một Dự án thực mà sinh viên đã áp dụng như nghiên cứu điển hình để xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam (thông tư 05/2008 BTNMT – TT) và chính sách của JBIC, Dự án đường sắt nội đô tuyến Bến Thành – Suối Tiên. Nội dung và kết quả được trình bày trong khuôn khổ Khóa luận. Do sự hiểu biết của sinh viên có hạn nên sai sót là điều khó tránh khỏi. Mọi góp ý của thầy cô và các bạn đều được trân trọng tiếp thu để nội dung của khoá luận chặt chẽ hơn.

doc63 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG THÔNG TIN VỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên Đề Tài Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường. Sự Cần Thiết Của Đề Tài Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của cả nước. Trong những năm qua, thành phố đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ về nhiều mặt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển trên là gánh nặng trong việc gia tăng dân số do tập trung quá nhiều lao động, dẫn đến cơ sở hạ tầng giao thông không còn đủ đáp ứng đòi hỏi nhu cầu đi lại của người dân. Tình hình giao thông đô thị tại Tp. HCM đang trở nên bức xúc, đặc biệt là những khu vực đô thị hóa cao hoặc mới hình thành. Xa lộ Hà Nội là tuyến giao thông quan trọng ở cửa ngõ Đông Bắc nối TP.HCM với Biên Hòa – Vũng Tàu, nơi có lưu lượng giao thông cao nhất trong số các cửa ngõ của thành phố, hiện nay đang là điểm đen về ùn tắc và tai nạn giao thông. Chính quyền thành phố trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cải tạo, mở rộng tuyến giao thông huyết mạch này nhưng vẫn không mang tính bền vững vì lưu lượng giao thông tăng quá nhanh. Tình hình đó tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhằm khắc phục tình trạng trên một cách lâu dài và bền vững, Chính phủ đã cho phép Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố, tuyến Bến Thành – Suối Tiên, với sự tài trợ của nguồn vốn ODA Nhật Bản. Nó sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình hình giao thông của TP.HCM. Dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ khởi công vào năm 2009 và đến năm 2014 sẽ đưa vào hoạt động. Trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành, theo điều 18 Luật BVMT 2005, dự án cần lập Báo cáo ĐTM. Tháng 10, năm 2006 Chủ đầu tư là Sở Giao thông công chánh (nay là Sở GTVT) thuộc UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành lập “Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Chợ Nhỏ - Bến xe Suối Tiên” nhằm nghiên cứu, đánh giá, dự báo những tác động có hại và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động trên đến môi trường khu vực Dự án. Cũng theo mục 6 điều 20 của Luật BVMT 2005, dự án cần có Kế hoạch quản lý môi trường nhằm tăng cường khả năng và hiệu quả của các giải pháp BVMT đã đề xuất. Và trong thực tế, một kế hoạch như vậy luôn được đề xuất và cập nhật nhằm đảm bảo dự án phát triển thân thiện với môi trường. Trong trường hợp này một kế hoạch như vậy chưa được đề cập đến trong báo cáo ĐTM và chưa được xây dựng cho dự án. Trên cơ sở đó, trong Khóa luận tốt nghiệp của mình, dưới sự hướng dẫn của Thầy Vương Quang Việt, sinh viên đã chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường” nhằm tìm hiểu hiện trạng môi trường khu vực Dự án, phân tích ảnh hưởng tiêu cực của Dự án đến môi trường, qua đó sinh viên sẽ xây dựng Kế hoạch Quản lý môi trường cho Dự án. Đây là một Dự án thực mà sinh viên đã áp dụng như nghiên cứu điển hình để xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam (thông tư 05/2008 BTNMT – TT) và chính sách của JBIC, Dự án đường sắt nội đô tuyến Bến Thành – Suối Tiên. Nội dung và kết quả được trình bày trong khuôn khổ Khóa luận. Do sự hiểu biết của sinh viên có hạn nên sai sót là điều khó tránh khỏi. Mọi góp ý của thầy cô và các bạn đều được trân trọng tiếp thu để nội dung của khoá luận chặt chẽ hơn. Mục Tiêu Nghiên Cứu Mục tiêu lâu dài: Bảo vệ môi trường khu vực dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên. Đảm bảo một môi trường sống lành mạnh cho dân cư khu vực dự án khi tuyến đường sắt được thi công và vận hành. Mục tiêu cụ thể: Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và những tác động có hại đến môi trường của Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành – Suối Tiên; Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành-Suối Tiên. Phạm Vi Nghiên Cứu Khu vực các quận của Tp Hồ Chí Minh có tuyến đường sắt đi qua như quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và quận 9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương Pháp Thu Thập, Phân Tích Tổng Hợp Số Liệu Tập hợp các số liệu đã có, so sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, phân tích tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng để thực hiện chương 3, với các thông tin về Dự án Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Dự án thu thập tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP). Cùng với đó là tham chiếu tài liệu “Báo cáo Khảo sát nền môi trường” khu vực Dự án do Trung tâm nghiên cứu Dịch vụ và Công nghệ Môi trường (ETC) thực hiện dưới sự giám sát của liên danh NJPT. Phương Pháp Khảo Sát Phương pháp này áp dụng để khảo sát các thành phần môi trường khu vực dự án. Quá trình là cần thiết, với mục đích khẳng định các số liệu tham khảo về thành phần môi trường khu vực Dự án là đáng tin cậy. Phương pháp này nhằm đánh giá cảm quan các thành phần môi trường khu vực Dự án (được nêu trong chương 3 của khóa luận này) sau khi sinh viên đã được tham chiếu “Báo cáo Khảo sát nền môi trường” khu vực Dự án. Phương Pháp Phỏng Vấn Phương pháp áp dụng để phỏng vấn nhân dân trong khu vực Dự án. Trong quá trình thực tập tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (VITTEP), sinh viên được thực hiện một số cuộc phỏng vấn nhân dân các phường Long Bình, quận 9 và phường 22, quận Bình Thạnh để tìm hiểu rõ hơn về đền bù và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án. Phương pháp này giúp sinh viên hiểu được một cách chân thực nhất điều kiện sống của người dân khi chưa có và khi thực hiện Dự án. Điều đó khái quát được một số tác động của Dự án đến môi trường xã hội (chương 3). Phương Pháp So Sánh Dùng để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án và các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN - 1995, TCVN - 2001, TCVN - 2006). Sau khi có được các số liệu về hiện trạng môi trường khu vực Dự án cũng như phân tích các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, những số liệu này sẽ được đối chiếu với tiêu chuẩn phù hợp nhằm kết luận mức độ ô nhiễm môi trường. Một số tiêu chuẩn sử dụng để đối chiếu như: TCVN 5942:1995 (tiêu chuẩn nước mặt), TCVN 5944:1995 (tiêu chuẩn nước ngầm),… Phương pháp này được áp dụng để hoàn thành chương 3 và 4 của Khóa luận này. Phương Pháp Tham Khảo Ý Kiến Của Các Chuyên Gia Trong quá trình viết khóa luận, sinh viên đã tham khảo một số ý kiến từ các chuyên gia môi trường của VITTEP như cử nhân Huỳnh Phước Lộc (cử nhân kinh tế môi trường), cử nhân Phú Trần Liêm (cử nhân môi trường) về kế hoạch quản lý môi trường trong khoá luận của mình. Sự hướng dẫn của các chuyên gia đã giúp sinh viên có cơ sở thực hiện việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (chương 4). NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực Dự án: môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái. Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội: tại Quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và quận 9: dân số, điều kiện sống, giáo dục, nghề nghiệp … Phân tích các ảnh hưởng của Dự án: đến môi trường tự nhiên và dân cư trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành. Tổng quan về Kế hoạch quản lý môi trường: Khái niệm, quá trình phát triển và nội dung. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án: tìm hiểu khung pháp lý quản lý môi trường cho Dự án; xác định Tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm giữa các tổ chức này; đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động và lập chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành. TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khóa luận tốt nghiệp được trình bày như sau: Chương 1 Giới thiệu chung Là chương đề cập đến những thông tin về Khóa luận tốt nghiệp: sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu đề tài của Khóa luận. Chương 2 Tổng quan về Kế hoạch quản lý môi trường Là chương xây dựng khái niệm Kế hoạch Quản lý Môi trường, điểm lại quá trình thực hiện KQM ở một số dự án và những nội dung chính của Kế hoạch QLMT. Chương 3 Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên và Các ảnh hưởng đến môi trường Chương này giới thiệu khái quát dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án và ảnh hưởng của dự án đến môi trường. Chương 4 Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án Đây là một nội dung lớn của khóa luận, trình bày những nội dung quan trọng của Kế hoạch quản lý môi trường như: cơ sở pháp lý, nguyên tắc và tổ chức thực hiện, các giải pháp giảm thiểu - quản lý môi trường và quan trắc môi trường. Chương 5 Kết luận chung Rút ra một số kết luận về quá trình xây dựng Kế hoạch Quản lý Môi trường cho Dự án. Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp còn có 2 phụ lục: (i) Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án: Trình bày đầy đủ các kết quả khảo sát nền môi trường của Dự án và (ii) Hướng dẫn Nội dung Kế hoạch Quản lý Môi trường của Nhà thầu: Đề xuất cách trình bày một Báo cáo Kế hoạch quản lý môi trường của Nhà thầu. Nội dung Khóa luận có tổng cộng 73 trang (bao gồm cả 2 phụ lục), với 35 bảng và 18 hình. Chương 2 TỔNG QUAN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Việc xây dựng và ban hành Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) là một bước quan trọng trong công cuộc BVMT ở Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký lệnh ban hành ngày 10/01/1994. Luật này quy định việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, phục vụ quá trình phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ khu vực và toàn cầu. Luật bảo vệ môi trường bao gồm Lời nói đầu, bảy chương và 55 điều. Trong luật BVMT năm 1994, việc quy định lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ nằm trong một phần của Chương II (Phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường) gồm điều 17 và 18. Luật lần đầu tiên đề cập đến nghiên cứu ĐTM như một công cụ để quản lý môi trường. Tiếp theo Nghị định 175/CP được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, đã dành trọn 3 chương (từ điều 9 đến 20) quy định cụ thể về đối tượng, nội dung, yêu cầu ĐTM và quy định lập, thẩm định báo cáo ĐTM. Từ đây, một số văn bản pháp luật ra đời có quy định nghĩa vụ ĐTM. Tuy nhiên trong các văn bản đầu này chưa đề cập đến khái niệm “Kế hoạch Quản lý Môi trường”. Trong Luật BVMT năm 2005 dành riêng Mục 2, Chương III gồm 6 Điều để hướng về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT quy định rõ các đối tượng phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM); báo cáo ĐTM và bản cam kết Bảo vệ Môi trường, phân cấp thẩm định báo cáo ĐTM và bản cam kết BVMT, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước sau khi phê duyệt báo cáo ĐTM. Và lần đầu tiên khái niệm Kế hoạch quản lý môi trường được đề cập đến một cách đơn giản trong Luật bảo vệ môi trường 2005. Theo đó các dự án cần có chương trình quản lý và giám sát môi trường (Mục 6 điều 20). Thực tế cho thấy nghiên cứu ĐTM ở Việt Nam cho đến năm 2009 đã có 15 năm phát triển và các nhà quản lý cũng như tư vấn đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. Các văn bản của Luật và dưới Luật (nhất là Luật BVMT 2005) được qui định tỷ mỉ và chi tiết qua các thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, một lần nữa khái niệm Kế hoạch quản lý môi trường lại không được hướng dẫn tỷ mỷ như nó cần phải có. Những năm qua, trong các loại hình dự án đầu tư phát triển nổi lên loại hình ODA. Đây là một dạng đầu tư đặc biệt với số vốn lớn thường đầu tư vào các công trình hạ tầng và mang ý nghĩa xã hội nhiều hơn so với mục đích kinh tế (so với các dự án FDI). Tuy nhiên chính các loại hình dự án này luôn đi kèm những đòi hỏi mang tính nhân văn cao, tính xã hội cao và đôi khi đi kèm cả những áp lực về chính trị. Có thể nói trong chừng mực nào đó các nhà tư vấn, nhà quản lý trong nước đã học được những khái niệm mới về công bằng, về nhân quyền và bảo vệ môi trường thông qua đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức tài chính nước ngoài qua các dự án ODA của WB, ADB, JBIC… Các nhà tài trợ có các yêu cầu riêng của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các dự án do mình tài trợ. Cũng như các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường, các nhà tài trợ đòi hỏi phải có Đánh giá tác động môi trường cho dự án, và đặc biệt các dự án cần có một Kế hoạch hành động tổng hợp nhằm thực thi hiệu quả các hoạt động, giải pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đã đề ra trong nghiên cứu ĐTM thường gọi là Kế hoạch quản lý môi trường. Nội dung Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động tiêu cực do dự án gây ra và được thể hiện dưới hình thức một kế hoạch tổng thể trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đã được phân tích, đánh giá. Như vậy yêu cầu của cả Việt Nam và các nhà tài trợ đều tương đồng với nhau về mặt bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các đòi hỏi của nhà tài trợ về quản lý môi trường chi tiết hơn, cụ thể hóa về các mặt kỹ thuật, tài chính, thời gian và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong khi đó tại Việt Nam, Luật mới chỉ qui định cần có chương trình quản lý và giám sát môi trường trong ĐTM. Và thực tế thực hiện ĐTM ở Việt Nam cho thấy đến năm 2009, kế hoạch này đã được đưa vào trong báo cáo ĐTM nhưng hầu hết đều thiếu tính khả thi mà chỉ mang tính đối phó với qui định của pháp luật. Có thể nhận xét vấn đề phát sinh do một số lý do sau: (i) văn bản nhà nước chưa có qui định, hướng dẫn chi tiết; (ii) các nhà tư vấn chưa quen với công việc mới; (iii) và các nhà quản lý cũng chưa hình dung ra sự cấp thiết và các đòi hỏi của một Kế hoạch quản lý môi trường. Mặc dù vậy cũng cần khẳng định một điều: mục tiêu BVMT của chính phủ Việt Nam tương đồng với chính sách của các nước phát triển. Pháp luật và qui định về BVMT của Việt Nam đang tiếp cận gần với các yêu cầu của các tổ chức tài chính nước ngoài về BVMT. Tóm lại: Kế hoạch quản lý môi trường là một văn bản khung về công tác quản lý môi trường bao gồm các chương trình giám sát và các báo cáo theo quy định. Kế hoạch quản lý môi trường có tính đặc thù đối với từng dự án hay địa điểm (Thuật ngữ quản lý dự án ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006). Mục tiêu cơ bản của việc lập Kế hoạch quản lý môi trường: Đảm bảo phòng tránh ảnh hưởng xấu (trực tiếp hay gián tiếp) đến môi trường, dân cư và người thực hiện dự án; Đảm bảo xác định, đánh giá đầy đủ các rủi ro và chuẩn bị các biện pháp giảm thiểu; Đảm bảo là các công việc được tiến hành sẽ chỉ ảnh hưởng tối thiểu tới môi trường trong phạm vi cho phép; Duy trì việc trao đổi thông tin với tất cả các bên có liên quan. Kế hoạch quản lý môi trường phải được xây dựng cho các giai đoạn sau: Thiết kế sơ bộ Dự án; Thi công (triển khai Dự án); Vận hành. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG QUA CÁC DỰ ÁN Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của mình với các dự án đóng vai trò chiến lược quan trọng. Các dự án này luôn phải tuân thủ các qui định yêu cầu BVMT của Việt Nam nhưng bên cạnh đó các dự án cũng cần đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nhà tài trợ về BVMT, trong đó có yêu cầu về xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường. Một số dự án điển hình với Kế hoạch quản lý môi trường được điểm lại như sau: 2.2.1 Dự Án Cải Tạo Hệ Thống Đường Của Việt Nam (Road network Improvement Project) Dự án do WB tài trợ và Ban quản lý dự án PMU 18 thay mặt cho Nhà nước Việt Nam làm chủ đầu tư. Nghiên cứu ĐTM và Kế hoạch quản lý môi trường do tư vấn Berger Group, Inc. thực hiện hoàn thành tháng 12 năm 2003. Tài liệu được xây dựng theo hướng dẫn của WB (OP 4.01- Annex B). Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng với một số nội dung chính sau: Tổng quan dự án Các hợp phần của Chương trình cải thiện hệ thống giao thông bộ Kế hoạch giảm thiểu tác động Kế hoạch giám sát môi trường Phát triển năng lực và đào tạo Tiến độ thực hiện và chi phí Mối liên hệ giữa Kế hoạch quản lý môi trường và dự án 2.2.2 Dự Án Phát Triển Giao Thông Thành Phố Hà Nội (Hanoi Urban Transport Development project) Dự án do WB tài trợ là một phần quan trọng của Qui hoạch tổng thể Giao thông đô thị Hà Nội. Dự án có tên phát triển giao thông thành phố Hà Nội viết tắt là HUTDP. Kế hoạch quản lý môi trường cho giai đoạn tiền khả thi được tư vấn MVA Asia Limited thực hiện tháng 4 năm 2006. Kế hoạch quản lý môi trường này là một phần của báo cáo ĐTM cho dự án. Các yêu cầu của nhà tài trợ WB thể hiện trong đánh giá môi trường (OP/BP/GP 4.01). Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng với một số nội dung chính sau: Giới thiệu chung Tổng quan dự án, mục tiêu và khung pháp lý của Kế hoạch QLMT Mô tả dự án Tên, vị trí, các hợp phần Tóm tắt các tác động của dự án Các giải pháp giảm thiểu Giai đoạn thiết kế Giai đoạn xây dựng Giai đoạn vận hành Liên quan tới cộng đồng và các trở ngại Quan trắc môi trường Quản lý môi trường và quan trắc 2.2.3 Dự Án Đường Cao Tốc Long Thành – Dầu Giây (Express way Long Thanh – Dau Giay) Dự án có tên là xây dựng đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Dự án gồm 2 đoạn đường từ nút giao thông An Phú tới quốc lộ 51. Và đoạn từ nút giao quốc lộ 51 đến Dầu Giây. Dự án do JBIC (Ngân hàng Nhật bản về Hợp tác quốc tế) tài trợ. Báo cáo nghiên cứu ĐTM do Trung tâm khoa học công nghệ và BVMT xây dựng. Kế hoạch quản lý môi trường do nhóm chuyên gia SAPROF (Nhóm trợ giúp đặc biệt của dự án) tư vấn xây dựng hoàn thành tháng 8 năm 2007. Chủ đầu tư đại diện cho phía Việt Nam là VEC. Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng với một số nội dung chính sau: Giới thiệu chung Tổng quan dự án Mục tiêu và khung pháp lý của Kế hoạch QLMT Cơ sở pháp lý và các tiêu chuẩn áp dụng Mô tả dự án Tên, vị trí, các hợp phần Tóm tắt các tác động của dự án Kế hoạch quản lý môi trường Kế hoạch giảm thiểu tác động Kế hoạch giám sát môi trường (các thành phần môi trường) Phát triển năng lực Kế hoạch thực hiện và Chi phí Mối liên hệ giữa Kế hoạch quản lý môi trường và dự án Nhận xét chung: Các dự án trên đều thuộc nhóm các dự án ODA đầu tư vào công trình hạ tầng cơ sở. Các dự án đều tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về BVMT của chính phủ Việt Nam thông qua trình và nộp các báo cáo ĐTM. Bên cạnh đó dự án tuân thủ yêu cầu của nhà đầu tư về đánh giá môi trường. Các Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng như một phần không thể tách rời của báo cáo ĐTM. Các kế hoạch này được xem xét và bổ sung theo từng giai đoạn phát triển của dự án. Một điểm đặc biệt là cho đến nay các kế hoạch này luôn được tư vấn thực hiện như một phần trợ giúp của cơ quan tài trợ. NỘI DUNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Để đi đến quyết định lập kế hoạch quản lý môi trường cần: Xem lại kế hoạch triển khai dự án; Kiểm kê các hoạt động chính của dự án; Đối chiếu các hoạt động đó với điều kiện thực tế của khu vực; Cân nhắc các tác động có thể của các hoạt động này đối với môi trường tự nhiên, dân cư trong khu vực dự án. Quyết định về việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường. Khẳng định quyết tâm BVMT thông qua các chương trình hành động. Kế hoạch quản lý môi trường bao gồm 4 thành phần chương trình chủ yếu được trình bày trong Bảng 2.1 sau đây. Bảng 2.1 Thành phần chương trình của Kế hoạch quản lý môi trường Giảm thiểu Các vấn đề môi trường Các biện pháp giảm thiểu Chi phí Trách nhiệm thể chế Quan trắc Biến số cần đo đạc Địa điểm Cách thức đánh giá Thời điểm đánh giá Chi phí Trách nhiệm Xây dựng năng lực Nhu cầu thiết bị (số lượng và chi phí) Nhu cầu đào tạo (loại hình, xác định đối tượng, địa điểm, chi phí). Tổ chức thực hiện Hệ thống điều phối/tổ chức thực hiện từ công tác quan trắc đến công tác đưa ra quyết định quản lý môi trường Nội dung Kế hoạch quản lý môi trường bao gồm: Khái quát Dự án; Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án; Xác định các vấn đề môi trường của Dự án; Đối chiếu Luật và Quy định của các bê