Đái tháo đường (Diabetes Melitus) là một căn bệnh mạn tính, gây thiếu hụt về
sự bài tiết hoặc hoạt tính Insulin – một Hormon có vai trò trong việc vận
chuyển glucose vào tế bào đích.Sự thiếu hụt đó khiến tế bào không sử dụng
được glucose gây nên tình trạng “đói năng lượng”, trong khi nồng độ glucose
huyết tăng cao.Điều này dẫn đến sự suy kiệt về sức khỏe và nhiều nguy cơ
biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Thực tế, trong cuộc sống hiện đại, bệnh ĐTĐ ngày càng phổ biến, chủ yếu là
ĐTĐ typ 2. Cũng như nhiều bệnh mạn tính, ĐTĐ typ2 buộc bệnh nhân phải
chung sống với nó suốt đời, hơn nữa phải đối mặt với nguy cơ gặp các biến
chứng mạch máu nhỏ (đục thủy tinh thể, loét vô khuẩn dẫn tới cắt cụt chi, suy
thận, ); biến chứng mạch máu lớn (rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ).
Điều này đặt một gánh nặng rất lớn về kinh tế - chất lượng cuộc sống lên
bệnh nhân, gia đình và toàn xã hội, trong đó có cơ quan bảo hiểm.Với xu
hướng bệnh ngày càng phổ biến, nhu cầu chi trả ngày càng tăng nhưng quỹ
bảo hiểm chỉ có hạn, rất cần thiết phải có chính sách lựa chọn danh mục chi
trả hợp lí, khách quan và khoa học, hướng nguồn tiền vào thuốc/dịch vụ y tế
có ưu thế về chi phí – hiệu quả.
Từ những năm 80 của thế kỉ XX tại Mĩ, khoa học về Kinh tế dược đã ra đời,
nhằm đưa ra những phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả tối ưu, áp dụng
trong việc lựa chọn thuốc trong điều trị nói chung và danh mục quỹ bảo hiểm
chi trả nói riêng. Cho đến nay, rất nhiều quốc gia đã phát triển và ứng dụng
môn khoa học này.Ngày 24/10/2013, tại hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế của
WHO trong xây dựng danh mục thuốc bảo hiểm y tế” diễn ra tại Hà Nội, tiến
sĩ Brian Goldman (Viện Karolinska, Thụy Điển) đã trình bày kinh nghiệm của
các nước EU về “Lựa chọn thuốc dựa vào bằng chứng và phân tích chi phíhiệu quả trong thanh toán thuốc BHYT”, qua đó mở ra những bước đi đầu
2
tiên về ứng dụng và phát triển Kinh tế dược tại Việt Nam. Đây là hướng đi tất
yếu của nền Y tế nước nhà những năm tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này được thực hiện trên phạm vi các thuốc
điều trị ĐTĐ typ 2 thuộc danh mục BHYT chi trả năm 2014 tại BV Tim Hà
Nội, với hai mục tiêu:
1. Áp dụng phân tích chi phí – hiệu quả trên một số phác đồ thuốc được chỉ
định phổ biến trong điều trị ĐTĐ typ 2 tại BV Tim Hà Nội năm 2014.
2. So sánh Kinh tế dược về chi phí – hiệu quả của các phác đồđược chỉ định
phổ biến trong điều trị ĐTĐ typ 2 tại BV Tim Hà Nội năm 2014, cung cấp
thêm bằng chứng để lựa chọn thuốc trong điều trị
73 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 4576 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích chi phí - Hiệu quả các thuốc điều trị đái tháo đường TYP 2 thuộc danh mục BHYT chi trả tại bệnh viện tim Hà Nội năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐỖ THANH HỒNG
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢCÁC
THUỐCĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO
ĐƯỜNGTYP 2 THUỘC DANH MỤC
BHYT CHI TRẢ TẠI BỆNH VIỆN TIM
HÀ NỘINĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI - 2015
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐỖ THANH HỒNG
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢCÁC
THUỐCĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO
ĐƯỜNGTYP 2 THUỘC DANH MỤC
BHYT CHI TRẢTẠI BỆNH VIỆN TIM
HÀ NỘINĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn: 1. TS. Đỗ Xuân Thắng
2. DS. Nguyễn Minh Nam
Nơi thực hiện:1. BM Kinh tế Dược
2. BV Tim Hà Nội
HÀ NỘI - 2015
II
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đỗ Xuân Thắng, phó trưởng bộ môn Kinh tế
Dược, ĐH Dược Hà Nội. Thầy đã theo sát, hướng dẫn tôi từ những ngày đầu
làm khóa luận, cùng tôi tháo gỡ những khó khăn và truyền cho tôi tinh thần
làm việc sôi nổi, sáng tạo, miệt mài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô
khác của trường ĐH Dược Hà Nội nói chung và bộ môn Kinh tế Dược nói
riêng đã trang bị cho tôi những kiến thức nền quý giá để chuẩn bị sẵn sàng
cho việc làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Dược sĩ Nguyễn Minh Nam, phó khoa Dược BV Tim
Hà Nội. Anh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu
thập dữ liệu tại BV, tận tình trao đổi nhiều vấn đề có liên quan.
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị cán bộ công nhân viên của BV Tim Hà
Nội, đã tạo cho tôi một môi trường thân thiện, vui vẻ để có thể hoàn thành tốt
công việc của mình.
Cuối cùng, xin được tri ân gia đình và bạn bè, đã luôn đồng hành bên tôi
những lúc khó khăn, bận rộn, luôn tạo cho tôi nguồn động lực để làm việc và
phấn đấu vươn lên.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Đỗ Thanh Hồng
III
Mục lục
Mục Trang
Lời cảm ơn II
Mục lục III
Danh mục kí hiệu, chữ viết tắt V
Danh mục các bảng VII
Danh mục các hình vẽ, đồ thị IX
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 3
1.1) Bệnh Đái tháo đường: 3
1.1.1/ Định nghĩa – Phân loại – Diễn biến bệnh 3
1.1.2/ Tiêu chuẩn chẩn đoán 6
1.1.3/ Dịch tễ bệnh ĐTĐ 7
1.1.4/ Điều trị ĐTĐ typ 2 8
1.2) Tổng hợp sơ bộ về các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 10
1.2.1/ Insulin 10
1.2.2/ Thuốc hạ đường huyết dạng uống 11
1.3) Phân tích Kinh tế dược và vai trò của nó trong 13
lựa chọn thuốc điều trị ĐTĐ
1.3.1/ Phân tích Kinh tế Dược: 13
1.3.2/ Vai trò của phân tích Kinh tế Dược 19
trong lựa chọn thuốc điều trị ĐTĐ
1.4) Danh mục thuốc điều trị ĐTĐ được BHYT chi trả 19
tại Việt Nam và BV Tim HN
1.4.1/ DM thuốc điều trị ĐTĐ được BHYT chi trả tại VN 19
1.4.2/ DM thuốc điều trị ĐTĐ được BHYT chi trả tại 21
BV Tim Hà Nội
IV
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1)Đối tượng nghiên cứu 24
2.2)Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1/ Đặc điểm nghiên cứu 24
2.2.2/ Lựa chọn phác đồ phân tích 25
2.2.3/ Tiêu chí đo lường chi phí – hiệu quả 25
2.2.4/ Thu thập dữ liệu 26
2.2.5/ Phân tích và xử lí dữ liệu 27
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1) Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 30
3.2) Kết quả phân tích chi phí và hiệu quả 31
3.2.1/ Chi phí và hiệu quả của phác đồ 1 31
3.2.2/ Chi phí và hiệu quả của phác đồ 2 34
3.3.3/ So sánh chi phí – hiệu quả giữa PĐ1 và PĐ2 36
3.3) Phân tích độ nhạy và phân tích phân nhóm 37
3.3.1/ Phân tích độ nhạy 37
3.3.2/ Phân tích phân nhóm 40
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN 48
4.1/ Việc thực hiện mục tiêu của nghiên cứu 48
4.1.1/ Mục tiêu 1 48
4.1.2/ Mục tiêu 2 49
4.2/ Thuận lợi và hạn chế của nghiên cứu 49
4.2.1/ Thuận lợi của nghiên cứu 49
4.2.2/ Hạn chế của nghiên cứu 50
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO A
PHỤ LỤC C
V
Danh mục kí hiệu, chữ viết tắt
ADA: American Diabetes Association: Hiệp hội Đái tháo đường Mĩ
ALT: alanin transaminase
AST:aspartat transaminase
BA: Bệnh án
BHYT: Bảo hiểm Y tế
BN: Bệnh nhân
BV: Bệnh viện
BYT: Bộ Y tế
ĐH: Đường huyết
ĐTĐ: Đái tháo đường
EU: European Union: Liên minh châu Âu
FDA: Food and Drug Administration: Cục quản lý Thực phẩm và Dược
phẩmMĩ
HA: Huyết áp
HDL: High density lipoprotein: Lipoprotein có tỷ trọng cao
ICER: Incremental Cost – Effectiveness Ratio: Tỉ số gia tăng chi phí – hiệu
quả
IDF: International Diabetes Federation: Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế
Ins: Insulin
VI
LDL: Low density lipoprotein: Lipoprotein có tỷ trọng thấp
MODY: Motirity Onset Diabetes of the Young: Đái tháo đường thiết lập ở
người trẻ tuổi
NPH: Neutre Protamine Hagedorn: một loại Insulin tác dụng trung bình
PĐ: Phác đồ
PE: Pharmacoeconomics: Kinh tế dược
QALY: Quality Adjusted Life Year: Số năm sống điều chỉnh theo chất lượng
cuộc sống
SMBG: Self – Monitoring of Blood Glucose: Nồng độ Glucose trong máu do
bệnh nhân tự giám sát
TW: Trung ương
WHO: World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới
WP: Western Pacific: Tây Thái Bình Dương
WTP: Willingness to pay: Ngưỡng sẵn sàng chi trả
XN: Xét nghiệm
VII
Danh mục các bảng
Bảng Trang
Bảng 1: Phân loại Insulin 11
Bảng 2: Đặc điểm các phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả 17
Bảng 3: Lưới chi phí – hiệu quả 18
Bảng 4: Danh mục thuốc ĐTĐ được BHYT chi trả theo thông tư số 20
31/2011/TT-BYT
Bảng 5: Danh mục trúng thầu thuốc tân dược điều trị ĐTĐ 22
của BV Tim Hà Nội, tháng 3/2014
Bảng 6: Giá thầu một số thuốc ĐTĐ theo báo cáo của các 23
BV TW 2013 – 2014
Bảng 7: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 30
Bảng 8: Chi phí và hiệu quả phác đồ 1 33
Bảng 9: Chi phí và hiệu quả phác đồ 2 35
Bảng 10: Kết quả nghiên cứu (phân tích chính) 36
Bảng 11: Phân tích độ nhạy đơn biến: giá thuốc 37
Bảng 12: Phân tích độ nhạy đơn biến: thay đổi ICER tương đối 38
theo giá thuốc
VIII
Bảng 13: Phân tích độ nhạy đơn biến: mức chi trả giá khám bệnh 40
Bảng 14: Phân tích phân nhóm: Nam giới 41
Bảng 15: Phân tích phân nhóm: Nữ giới 42
Bảng 16: Phân tích phân nhóm: Số năm ĐTĐ < 10 năm 43
Bảng 17: Phân tích phân nhóm: Số năm ĐTĐ ≥ 10 năm 44
Bảng 18: Phân tích phân nhóm: BMI ≥ 23.0 45
Bảng 19: Tổng hợp kết quả phân tích phân nhóm 46
IX
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình Trang
Hình 1: Quy trình lựa chọn và sàng lọc dữ liệu 27
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (Diabetes Melitus) là một căn bệnh mạn tính, gây thiếu hụt về
sự bài tiết hoặc hoạt tính Insulin – một Hormon có vai trò trong việc vận
chuyển glucose vào tế bào đích.Sự thiếu hụt đó khiến tế bào không sử dụng
được glucose gây nên tình trạng “đói năng lượng”, trong khi nồng độ glucose
huyết tăng cao.Điều này dẫn đến sự suy kiệt về sức khỏe và nhiều nguy cơ
biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Thực tế, trong cuộc sống hiện đại, bệnh ĐTĐ ngày càng phổ biến, chủ yếu là
ĐTĐ typ 2. Cũng như nhiều bệnh mạn tính, ĐTĐ typ2 buộc bệnh nhân phải
chung sống với nó suốt đời, hơn nữa phải đối mặt với nguy cơ gặp các biến
chứng mạch máu nhỏ (đục thủy tinh thể, loét vô khuẩn dẫn tới cắt cụt chi, suy
thận, ); biến chứng mạch máu lớn (rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ).
Điều này đặt một gánh nặng rất lớn về kinh tế - chất lượng cuộc sống lên
bệnh nhân, gia đình và toàn xã hội, trong đó có cơ quan bảo hiểm.Với xu
hướng bệnh ngày càng phổ biến, nhu cầu chi trả ngày càng tăng nhưng quỹ
bảo hiểm chỉ có hạn, rất cần thiết phải có chính sách lựa chọn danh mục chi
trả hợp lí, khách quan và khoa học, hướng nguồn tiền vào thuốc/dịch vụ y tế
có ưu thế về chi phí – hiệu quả.
Từ những năm 80 của thế kỉ XX tại Mĩ, khoa học về Kinh tế dược đã ra đời,
nhằm đưa ra những phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả tối ưu, áp dụng
trong việc lựa chọn thuốc trong điều trị nói chung và danh mục quỹ bảo hiểm
chi trả nói riêng. Cho đến nay, rất nhiều quốc gia đã phát triển và ứng dụng
môn khoa học này.Ngày 24/10/2013, tại hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế của
WHO trong xây dựng danh mục thuốc bảo hiểm y tế” diễn ra tại Hà Nội, tiến
sĩ Brian Goldman (Viện Karolinska, Thụy Điển) đã trình bày kinh nghiệm của
các nước EU về “Lựa chọn thuốc dựa vào bằng chứng và phân tích chi phí-
hiệu quả trong thanh toán thuốc BHYT”, qua đó mở ra những bước đi đầu
2
tiên về ứng dụng và phát triển Kinh tế dược tại Việt Nam. Đây là hướng đi tất
yếu của nền Y tế nước nhà những năm tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này được thực hiện trên phạm vi các thuốc
điều trị ĐTĐ typ 2 thuộc danh mục BHYT chi trả năm 2014 tại BV Tim Hà
Nội, với hai mục tiêu:
1. Áp dụng phân tích chi phí – hiệu quả trên một số phác đồ thuốc được chỉ
định phổ biến trong điều trị ĐTĐ typ 2 tại BV Tim Hà Nội năm 2014.
2. So sánh Kinh tế dược về chi phí – hiệu quả của các phác đồđược chỉ định
phổ biến trong điều trị ĐTĐ typ 2 tại BV Tim Hà Nội năm 2014, cung cấp
thêm bằng chứng để lựa chọn thuốc trong điều trị.
3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1) Bệnh Đái tháo đường (Diabetes Melitus):
1.1.1/ Định nghĩa -Phân loại - Diễn biến bệnh:
1.1.1.1/ Định nghĩa:
- Theo định nghĩa của WHO [10]: “Đái tháo đường là một bệnh mạn tính có
tính chất di truyền hoặc mắc phải, gây nên sự thiếu hụt trong sản xuất Insulin
của tuyến tụy, hoặc sự kém hiệu quả của Insulin với cơ quan đích. Sự thiếu
hụt này làm tăng nồng độ Glucose trong máu, gây hại cho các hệ thống của cơ
thể, đặc biệt là hệ mạch máu và thần kinh.”
- Theo ADA năm 2014 [1]: “Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hóa
đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, gây ra bởi sự giảm tiết Insulin, hoặc giảm
hoạt tính của Insulin, hoặc cả hai. Sự tăng đường huyết mạn tính dẫn tới
những tác hại lâu dài, rối loạn chức năng hoặc suy yếu các cơ quan, đặc biệt
là mắt, thận, hệ thần kinh, tim và mạch máu”.
Như vậy, Đái tháo đường là một bệnh:
+ Mạn tính
+ Do di truyền hoặc mắc phải
+ Gây rối loạn bài tiết/cảm thụ Insulin
+ Kết quả: tăng Glucose huyết
+ Hệ quả: gây hại cho các hệ cơ quan, đặc biệt: tim mạch, thần kinh.
Để hiểu rõ hơn về ĐTĐ, sau đây nghiên cứu sẽ trình bày về Phân loại và Diễn
biến bệnh.
1.1.1.2/ Phân loại - Diễn biến bệnh:
- Phân loại và cơ chế bệnh sinh:
+ ĐTĐ typ1: hay “ĐTĐ phụ thuộc Insulin”, chiếm 5 – 10% số trường hợp
ĐTĐ, do cơ thể sinh ra các tự kháng thể phá hủy tế bào tiết Insulin: tế bào
beta đảo tụy. Sự sản sinh các tự kháng thể này liên quan tới kiểu gen (do di
4
truyền hoặc do môi trường) [1].Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình như:
tiểu nhiều, khát nước, sút cân và mệt mỏi [10]
+ ĐTĐ typ2: hay “ĐTĐ không phụ thuộc Insulin”, chiếm 90 – 95% số trường
hợp ĐTĐ. Hai yếu tố kết hợp để hình thành bệnh là sự kháng Insulin của các
tế bào đích (tế bào cơ) và sự giảm tiết Insulin của tế bào beta đảo tụy.
Về sự kháng Insulin: do nồng độ cao các acid béo tự do và cytokine tiền viêm
trong máu, dẫn đến sự giảm nhạy cảm của Insulin với thụ thể tại tế bào đích,
khiến tế bào đích không thể sử dụng Insulin để vận chuyển Glucose, làm nồng
độ Glucose huyết tăng.
Tại tụy: có sự mất cân bằng trong bài tiết: tế bào alpha (tiết Glucagon gây
kích thích sản sinh Glucose) hoạt động mạnh hơn tế bào beta (tiết Insulin giúp
vận chuyển Glucose vào tế bào đích), cũng làm tăng nồng độ Glucose huyết.
Sự thiếu hụt Glucose trong tế bào đích và quá thừa Glucose trong máu kích
thích tụy phải bài tiết thêm Insulin.Điều này dẫn đến suy kiệt tại tuyến
tụy.Bệnh nhân ĐTĐ lâu dài (trên 15 năm) có thể dẫn đến teo tụy. [9]
Nguyên nhân gây ra ĐTĐ typ2 là sự kết hợp của nhiều yếu tố: kiểu gen, môi
trường và lối sống. Một lối sống không tích cực: nạp quá nhiều calo so với
lượng tiêu thụ, béo phì, trầm cảm hoặc một số chất gây ô nhiễm môi
trường, đi cùng với một kiểu gen nhạy cảm có thể gây nên bệnh.
+ Một số loại ĐTĐ khác:
* ĐTĐ thai kì: gặp trong khoảng 4% thai phụ, và có thể tiến triển thành ĐTĐ
typ2.
* ĐTĐ do khuyết tật gen của tế bào beta đảo tụy: còn gọi là “ĐTĐ thiết lập ở
người trẻ tuổi” – MODY, đặc trưng bởi sự giảm tiết Insulin mà không có hoặc
có rất ít sự kháng Insulin tại tế bào đích, thường phát hiện ở người dưới 25
tuổi.
5
* ĐTĐ thứ cấp: chiếm khoảng 1-2% trường hợp ĐTĐ, trong đó ĐTĐ là hệ
quả của một bệnh lý (bệnh u tuyến tụy, hội chứng Cushing, ) hoặc một
thuốc (lợi tiểu thiazide, glucocorticoid, ) [9]
- Diễn biến bệnh:
Khởi phát và các biến chứng cấp tính:
Với ĐTĐ typ1, như đã nói, các triệu chứng điển hình thường xuất hiện rõ rệt:
tiểu nhiều, khát nước, sút cân và mệt mỏi. Khi không kiểm soát được tình
trạng đường huyết tăng cao, biến chứng cấp tính là nhiễm toan ceton dẫn tới
hôn mê sâu.
Với ĐTĐ typ2, các triệu chứng trên không điển hình, bệnh thường thể hiện rõ
ở giai đoạn có biến chứng. Biến chứng cấp tính là tăng thẩm thấu do tăng
glucose huyết (HHS: Hyperglycemic Hyperosmolar State) dẫn tới mất nước
nội và ngoại bào, sốt, hôn mê sâu.
Biến chứng mạn tính:
Biến chứng mạn tính là điều các BN ĐTĐ phải đối mặt về lâu dài. Nhóm biến
chứng này thể hiện ở nhiều hệ cơ quan và được chia thành hai loại:
+ Biến chứng mạch máu nhỏ (Microvascular): là các biến chứng ở mắt, thận,
thần kinh ngoại vi.
*Biến chứng ở mắt: ĐTĐ gây tổn hại các mạch máu nhỏ ở võng mạc, và là
nguyên nhân hàng đầu gây mù hoặc khuyết tật về thị giác như đục thủy tinh
thể, tăng nhãn áp,
*Biến chứng ở thận: ĐTĐ cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây
suy thận, với tần số phụ thuộc vào quần thể, mức độ nghiêm trọng và thời
gian mắc bệnh.
*Biến chứng thần kinh ngoại vi: là biến chứng thường gặp nhất với khoảng
50% BN ĐTĐ mắc phải, và là nguyên nhân hàng đầu của phẫu thuật cắt bỏ
các chi dưới không do chấn thương. Biến chứng này phụ thuộc vào mức độ và
6
thời gian của tình trạng tăng Glucose huyết. Tổn thương dây thần kinh ngoại
vi, cùng với tổn thương mạch máu nhỏ gây nên sự mất cảm giác của chi, làm
loét chi (điển hình là bàn chân) dẫn tới phải cắt cụt chi. Đây là biến chứng gây
tốn kém nhiều nhất trong điều trị.
+ Biến chứng mạch máu lớn (Macrovascular): BN ĐTĐ tăng nguy cơ mắc
bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh
mạch máu não, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipoprotein. Các bệnh
này làm tình trạng ĐTĐ trầm trọng thêm, tạo nên một vòng xoáy bệnh lý mạn
tính, phá hủy sức khỏe người bệnh.[7,8,9,10]
1.1.2/ Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Theo ADA (2014), bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ nếu có một trong các xét
nghiệm sau là dương tính: [2]
+ HbA1C ≥ 6,5%. XN này phải được thực hiện ở phòng xét nghiệm được
chuẩn hoá theo chương trình chuẩn hoá Glycohemoglobin Quốc Gia
(National Glyco-hemoglobin Standardlization Program: NGSP). Không
dùngXN này để chẩn đoán bệnh ĐTĐ trong các trường hợp: thiếu máu, bệnh
Hemoglobin.
+ Glucose huyết tương lúc đói: ≥ 126 mg/dL (7.8 mmol/L). Trạng thái “đói”
được định nghĩa: “không nạp thêm calo trong ít nhất 8 giờ”.
+ Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200mg/dL (11.1mmol/L) + triệu
chứng tăng đường huyết.
+ Glucose huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g Glucose: ≥ 200mg/dL
(11.1mmol/L)
Các xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ nên được lặp lại để xác định chẩn đoán, trừ
trường hợp có triệu chứng tăng đường huyết rõ ràng.
7
1.1.3/ Dịch tễ bệnh Đái tháo đường:
Trên thế giới: theo một nghiên cứu năm công bố vào năm 2010 [4], tỉ lệ mắc
ĐTĐ trên toàn thế giới năm 2010 trong lứa tuổi từ 20 – 79 là 6.4%,chiếm
khoảng 285 triệu người trưởng thành. Vào năm 2030, con số này dự kiến tăng
lên 7.7%, chiếm khoảng 439 triệu người trưởng thành. Từ 2010 đến 2030, số
người bị tiểu đường sẽ tăng thêm 69% ở các nước đang phát triển và 20% ở
các nước phát triển. Như vậy, tỉ lệ mắc tiểu đường là khá cao và có xu hướng
tăng mạnh, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Tính đến năm 2014: 10 nước đứng đầu về số người mắc ĐTĐ là: Ấn Độ,
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Nga, Brazil, Ý, và
Bangladesh.Trong 20 năm tới, tỉ lệ gia tăng mạnh nhất về ĐTĐ sẽ rơi vào
châu Phi, với ít nhất 80% số trường hợp không được chẩn đoán. [9]
- Tỉ lệ mắc ĐTĐ theo chủng tộc: theo một nghiên cứu tại Mĩ [9], chủng tộc
người Hispanic, người Mĩ bản địa, người Mĩ gốc Phi, và người Mĩ gốc Á có tỉ
lệ mắc ĐTĐ cao hơn hơnở người da trắngNon-hispanic.
- Tỉ lệ mắc ĐTĐ theo độ tuổi:ĐTĐ typ2 thường xảy ra ở người từ40tuổi trở
lên, và sự phổ biếncủabệnhtăngtheo tuổi. Do vây, sự lão hóa dân số là mộtlý
dokhiến ĐTĐ typ2 ngày càng phổ biến.Tuy nhiên, tỉ lệ mắc ĐTĐ typ2 ở
nhóm tuổi trẻ hơn đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt với các chủng tộc
nhạy cảm hoặc người béo phì. [9]
Tại Việt Nam: theo số liệu thống kê năm 2014 của liên đoàn ĐTĐ thế giới
khu vực Tây Thái Bình Dương (IDF WP), có 3.3 triệu người ở độ tuổi từ 20 –
79 tuổi mắc ĐTĐ, chiếm khoảng 5.3% dân số ở độ tuổi này. Trong số 3.3
triệu người, có tới 53.3% số trường hợp mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán.
Cũng theo IDF WP, chi phí cho 1 BN ĐTĐ tại Việt Nam năm 2014 là 149.9
USD, chiếm khoảng 7.4% GDPbình quân đầu người [5].
8
Như vậy, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, ĐTĐ (chủ yếu là ĐTĐ typ2) là
căn bệnh đang và sẽ hoành hành với tần suất cao, đi cùng với xu hướng già
hóa dân số và sự thay đổi lối sống. Bệnh tăng nhanh ở các nước đang phát
triển, với tỉ lệ chưa được chẩn đoán cao (50-80%) và thường BN chỉ nhận biết
khi đã có biến chứng– điều này thực sự khiến ĐTĐ trở thành một mối nguy
hiểm tiềm tàng cho xã hội. Cuộc chiến của con người chống lại ĐTĐ trong
tương lai càng trở nên gay gắt.
1.1.4/ Điều trị ĐTĐ typ 2:
Mục tiêu điều trị: kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.
1.1.4.1/ Kiểm soát đường huyết:
- Theo ADA 2014, hai chỉ số được dùng để đánh giá việc kiểm soát đường
huyết là: nồng độ Glucose huyết tương do BN tự theo dõi (SMBG) và
HbA1C.
- Mục tiêu kiểm soát đường huyết cần đạt: phụ thuộc vào cá thể BN: các yếu
tố nguy cơ liên quan đến tăng Glucose huyết, thời gian mắc bệnh, tuổi thọ còn
lại, các biến chứng tim mạch, khả năng chăm sóc của gia đình và xã hội. (phụ
lục 1 và phụ lục 2).
- Phác đồ điều trị ĐTĐ typ2: (phụ lục 3)
Khi BN được chẩn đoán xác định ĐTĐ typ2, bước điều trị đầu tiên là thay đổi
lối sống (chế độ ăn uống hợp lý, giảm calo, kiểm soát cân nặng và tăng hoạt
động thể lực).
Nếu đường huyết không trở về mức mục tiêu sau 3 tháng, BN bước vào liệu
trình dùng thuốc với chỉ định đầu tay là Metformin (trừ khi BN có chống chỉ
định với Metformin)
Sau 3 tháng, BN được đánh giá lại. Nếu mục tiêu kiểm soát đường huyết
không đạt, BN được chuyển sang phác đồ 2 thuốc, trong đó Metformin kết
9
hợp với một thuốc điều trị ĐTĐ thuộc nhóm khác như: Sulfonylureas,
Thiazolidinedion, Chủ vận receptor GLP-1, Ức chế DPP-4, Insulin.
Sau 3 tháng tiếp theo, BN được đánh giá lại và phải chuyển sang phác đồ 3
thuốc (kết hợp thêm 1 nhóm thuốc khác 2 nhóm đang dùng) nếu mục tiêu
kiểm soát đường huyết tiếp tục thất bại.
Cuối cùng, khi các phác đồ trên đều không hiệu quả, BN chuyển sang phác đồ
Insulin phức tạp (Insulin nhiều mũi) kết hợp với 1 hoặc 2 thuốc hạ ĐH non-
insulin khác [2]
1.1.4.2/ Ngăn ngừa biến chứng do ĐTĐ:
-Biến chứng trên tim mạch: BN cần kiểm soát huyết áp và nồng độTriglycerid
máu (LDL, HDL), với mức HA và Triglycerid mục tiêu tùy theo từng cá thể.
ADA khuyến cáo mục tiêu điều trị cho đa số người trưởng thành mắc ĐTĐ:
HbA1C< 7.0%, HA< 140/80 mmHg, Triglycerid< 100 mg/dL (2.6 mmol/l) [2]
Ngoài ra, sử dụng thuốc chống đông và ngừng hút thuốc cũng được ADA
khuyến cáo để ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
- Biến chứng trên thận: kiểm soát tốt HA và HbA1C sẽ làm giảm nguy cơ biến
chứng trên thận. BN cần thường xuyên kiểm tra các thông số về thận như
nồng độ albumin niệu và độ thanh thải creatinin.
-Biến chứng trên mắt: tương tự như biến chứng trên thận, HA và HbA1C cũng
là các thông số BN cần kiểm soát. BN cần có bài kiểm tra mắt sau khi có chẩn
đoán xác định ĐTĐ typ2 và lặp lại ở những năm sau đó.
-Biến chứng thần kinh ngoại vi: các BN sau chẩn đoán xác định ĐTĐ typ2
cần có bài kiểm tra sàng lọc hàng năm để phát hiện sớm các biến chứng thần
kinh ngoại vi, sử dụng thuố