Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam có những bước dài chuyển biến tích cực sang nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển, mở rộng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh luôn đặt trong những điều kiện mới, cơ hội mới cũng không ít khó khăn, thách thức so với trước đây ngay cả thị trường trong nước và quốc tế. Làm thế nào để doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, có sức mạnh cạnh tranh và giành thắng lợi trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và cạnh tranh ấy. Đó là mối quan tâm thường xuyên của hầu hết các doanh nghiệp trong nước về quản lý kinh tế nhằm tìm kiếm và phát huy tối đa lợi thế so sánh trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt nhưng không ít cơ hội và thử thách .
Trong điều kiện ấy, kiến thức về quản trị chiến lược hiện đại, các học thuyết kinh tế là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của nhà quản trị các cấp trong điều hành, tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó,chiến lược Marketing của công ty đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm của nhà sản xuất đến người tiêu dùng cũng như tìm kiếm thị trường thực sự cho sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất .
Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng của công tác Marketing trong doanh nghiệp nên em quyết định thực hiện để tài: “ phân tích chiến lược Marketing tại công ty cổ phần điện thọại di động Thành Công Mobile”.Hiện nay thị trường điện thoại di động có nhiều doanh nghiệp tham gia vào phân phối khác nhau. Đây là một thị trường lớn và cạnh tranh gay gắt .Vì vậy, chiến lược Marketing của công ty là vô cùng quan trọng nhằm giúp công ty trong việc tìm kiếm thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các đối thủ trong ngành.
83 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5748 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích chiến lược marketing tại công ty cổ phần điện thoại di động Thành Công Mobile, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THÀNH CÔNG MOBILE
NGUYỄN MẬU DUY QUANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008
Hội đồng báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THÀNH CÔNG MOBILE” do NGUYỄN MẬU DUY QUANG, sinh viên khoá 30 ngành quản trị kinh doanh đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày
TS PHẠM THANH BÌNH
Người hướng dẫn
(chữ ký)
Ngày tháng năm 2008
Chủ tịch Hội Đồng chấm báo cáo Thư ký Hội Đồng chấm báo cáo
(chữ ký) (Chữ ký)
Ngày tháng năm 2008 Ngày Tháng Năm 2008
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin ghi ơn Ba Mẹ người sinh thành và nuôi dưỡng con. Con xin cảm ơn Bác, Cô, Cậu, Dì, cùng các Anh Chị đã yêu thương, đùm bọc con để con có được ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn toàn thể quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho tôi kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặt biệt cảm ơn Thầy Phạm Thanh Bình, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Điện Thoại Di Động Thành Công Mobile, cùng toàn thể các anh chị phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng Marketing đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Sau cùng tôi cám ơn các bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Mậu Duy Quang
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN MẬU DUY QUANG. Tháng 7 năm 2008. “Phân tích chiến lược Marketing tại Công Ty Cổ Phần Điện Thoại Di Động Thành Công Mobile”.
NGUYEN MAU DUY QUANG. July 2008. “Analysis Marketing Strategies in Thanh Cong Mobile Phone Joint Stock Company”.
Mục đích của luận văn là nghiên cứu chiến lược Marketing của công ty bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị cổ động. Qua việc phân tích ta có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn của công ty từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế hạn chế. Đồng thời đưa ra những biện pháp để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.
Đề tài sử dụng các biện pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh chênh lệch, thu thập các số liệu thứ cấp, khảo sát tình hình thực tế thị trường trong quá trình thực hiện.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số biện pháp: Bổ sung nhân sự có trình độ chuyên môn về thị trường, thực hiện các chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và thực hiện chiến lược sản phẩm mới, tăng cường hoạt động chiêu thị cổ động … giúp công tác tiêu thụ đạt kết quả cao.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iiv
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3.Phạm vi nghiên cứu của đề bài 2 1.4. Cấu trúc đề bài 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 5
2.1.Giới thiệu sơ nét về công ty 5
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5 2.1.2.Tình hình phát triển 5
2.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty 6
2.2.1.Chức năng 6
2.2.2.Nhiệm vụ 6
2.3.Cơ cấu tổ chức quản lý 7
2.4. Tình hình nhân sự của công ty 9 2.5. Mục tiêu ,phương hướng hoạt động trong thời gian tới 10
CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1.Cơ sở lý luận 11
3.1.1.Sự ra đời và phát triển Marketing 11
3.1.2.Khái niệm 11
3.1.3. Phân loại Marketing 12
3.1.4.Mục tiêu và chức năng của marketing 13
3.1.5 Marketing- Mix 15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46
4.1.Phân tích môi trường vĩ mô 46
4.1.1.Các yếu tố về kinh tế 46
4.1.2.Các yếu tố về chính trị và pháp luật 46
4.1.3.Các yếu tố về văn hoá 46
4.1.4.Các yếu tố về tự nhiên 46
4.1.5.Các yếu tố về công nghệ kỹ thuật 47
4.2.Phân tích môi trường vi mô 47
4.2.1Nhà cung cấp 47
4.2.2Khách hàng 47
4.2.3Các trung gian Marketing 48
4.2.4. Đối thủ cạnh tranh 48 4.3.Chiến lược sản phẩm 49
4.3.1.Chiến lược tập hợp sản phẩm 49
4.3.2.Chiến lược dòng sản phẩm 50
4.3.3.Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm 50
4.4.Chiến lược giá 51
4.4.1. Mục tiêu giá của công ty 51
4.4.2.Sự định giá cho sản phẩm của công ty 51
4.4.3.Chiến lược điều chỉnh giá 53
4.4.4 Chiến lược thay đổi giá 54
4.4.5.Chiến lược định giá cho một sản phẩm mới 55
4.5.Chiến lược phân phối 56
4.5.1. Cấu trúc kênh phân phối của công ty 56
4.5.2.Chính sách hỗ trợ thành viên trong kênh phân phối 57
4.5.3.Chiến lược phân phối rộng rãi 58
4.5.4.Chiến lược phân phối chọn lọc 59
4.5.5.Doanh thu tiêu thụ tại các thị trường qua hai năm 59
4.5.6.Đánh giá chiến lược phân phối của công ty 60
4.6.Chiến lược xúc tiến 61
4.6.1.Mục tiêu của chiến lược 61
4.6.2.Các thành phần trong xúc tiến 61
4.6.3.Các chiến lược xúc tiến 65
4.7.Ma trận SWOT 68
4.8.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của công ty 69
4.8.1. Bộ máy tổ chức nhân sự 69
4.8.2. Chiến lược sản phẩm 69
4.8.3.Chiến lược giá 69
4.8.4 Chiến lược phân phối 70
4.8.5.Chiến lược xúc tiến 70
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1Kết luận 72
5.2.Kiến nghị 73 Tài Liệu Tham Khảo 74
DOANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC
DT Doanh thu
CPKM Chi phí khuyến mãi
CPQC Chi phí quảng cáo
DVT Đơn vị tính
Trđ Triệu đồng
TL Tỉ lệ
DOANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tình Hình Nhân Sự Của Công Ty 9
Bảng 4.1. Các Dòng Sản Phẩm Công Ty Nhập Năm 2007 49
Bảng 4.2. Các Sản Phẩm Công Ty Nhập 2007 50
Bảng 4.3. Các Sản Phẩm Công Ty Hạn Chế 50
Bảng 4.4. Giá Bán Sản Phẩm Của Công Ty 52
Bảng 4.5. Chiết Khấu Của Đại Lý Cấp 1 53
Bảng 4.6. Chiết Khấu Của Đại Lý Cấp 1 53
Bảng 4.7. Chiết Khấu Của Đại Lý Cấp 1 53
Bảng 4.8. Chiết Khấu Của Đại Lý Cấp 2 54
Bảng 4.9. Các Sản Phẩm Giảm Giá Năm 2008 54
Bảng 4.10.Sản Phẩm Điện Thoại Mới Pavapen Trong Năm 2008 55
Bảng 4.11.Sản Lượng Điện Thoại Tiêu Thụ Tại Thành Phố Khi Triển Khai Chiến Lược Phân Phối Rộng Rãi 58
Bảng 4.12.Doanh Thu Tiêu Thị Tại Các Thị Trường Qua Hai Năm 59
Bảng 4.13.Chi Phí Quảng Cáo Của Công Ty Qua Hai Năm 61
Bảng 4.14.Bảng Chiết Khấu Đại Lý Cấp 1 62
Bảng 4.15.Bảng Chiết Khấu Cho Đại Lý Cấp 2 63
Bảng 4.16. Chi Phí Cho Hoạt Động Khuyến Mãi Qua 2 Năm 2006 - 2007 63
DOANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức 7
Hình 3.1. Mục Tiêu Của Marketing 13
Hình 3.2. Chức Năng Của Marketing: Phát Hiện Và Thoả Mãn Nhu Cầu Của Khách Hàng 15
Hình 3.3. 4P Trong Marketing Mix 17
Hình 3.4.Cấu Trúc Biến Động Chiến Lựợc Marketing-Mix Của Doanh Nghiệp 18
Hình 3.5. Chu Kì Sống Của Sản Phẩm 22
Hình 3.6. Các Dạng Khác Nhau Của Chu Kỳ Sống Sản Phẩm 23
Hình 3.7. Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Việc Định Giá 27
Hình 3.8. Mô Hình 3C’s (Cost-Competitor-Customers)Trong Thiết Kế Giá 28
Hình3.9. Mục Tiêu Chiến Lược Định Giá 29
Hình 3.10.Cấu Trúc Kênh Phân Phối Sản Phẩm Tiêu Dùng 32
Hình 3.11.Kênh Phân Phối Sản Phẩm Công Nghiệp 33
Hình 3.12.Vai Trò Của Xúc Tiến Trong Marketing 35
Hình 3.13.Mô Hình Truyền Thông Marketing 36
Hình 3.14.Hiệu Quả Của Công Cụ Xúc Tuyến 37
Hình 3.15.Các Giai Đoạn Của Chu Kỳ Sống Sản Phẩm 39
Hình3.16. Chiến Lược Kéo Và Chiến Lược Đẩy 41
Hình 3.17.Ưu Nhược Điểm Của Một Số Phương Tiện Quảng Cáo 43
Hình 3.18.Một Số Công Cụ Khuyến Mãi 45
Hình 4.1. Cấu Trúc Kênh Phân Phối 56
Hình 4.2. Đồ Thị Phân Phối Sản Phẩm Của Công Ty 57
Hình 4.3. Doanh Thu Tiêu Thụ Tại Thị Trường Cả Nước 60
Hình 4.4. Chiến Lược Xúc Tiến Trong Các Giai Đoạn Của Chu Kỳ Sống Sản Phẩm Của Công Ty………………………………………………………… . …..65
Hình 4.4. Chiến Lược Xúc Tiến Trong Chu Kỳ Sống Sản Phẩm Của Công Ty 66
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam có những bước dài chuyển biến tích cực sang nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển, mở rộng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh luôn đặt trong những điều kiện mới, cơ hội mới cũng không ít khó khăn, thách thức so với trước đây ngay cả thị trường trong nước và quốc tế. Làm thế nào để doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, có sức mạnh cạnh tranh và giành thắng lợi trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và cạnh tranh ấy. Đó là mối quan tâm thường xuyên của hầu hết các doanh nghiệp trong nước về quản lý kinh tế nhằm tìm kiếm và phát huy tối đa lợi thế so sánh trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt nhưng không ít cơ hội và thử thách .
Trong điều kiện ấy, kiến thức về quản trị chiến lược hiện đại, các học thuyết kinh tế là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của nhà quản trị các cấp trong điều hành, tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó,chiến lược Marketing của công ty đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm của nhà sản xuất đến người tiêu dùng cũng như tìm kiếm thị trường thực sự cho sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất .
Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng của công tác Marketing trong doanh nghiệp nên em quyết định thực hiện để tài: “ phân tích chiến lược Marketing tại công ty cổ phần điện thọại di động Thành Công Mobile”.Hiện nay thị trường điện thoại di động có nhiều doanh nghiệp tham gia vào phân phối khác nhau. Đây là một thị trường lớn và cạnh tranh gay gắt .Vì vậy, chiến lược Marketing của công ty là vô cùng quan trọng nhằm giúp công ty trong việc tìm kiếm thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các đối thủ trong ngành.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích môi trường vi mô, môi trường vĩ mô đã tác động đến doanh nghiệp .
Phân tích hoạt động Marketing – Mix của công ty , cụ thể là chiến lược 4P bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược xúc tiến, chiến lược phân phối để nhận xét xem công ty đã đạt kết quả như thế nào khi áp dụng việc phối hợp các chiến lược trên. Dựa vào đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với công ty nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty .
Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài, các điểm mạnh cũng như hạn chế thông qua ma trận SWOT. Từ đó đưa ra biện pháp nhằm khắc phục điểm yếu, tận dụng và phát huy thế mạnh sẵn có để nâng cao năng lực sản xuất.
Dựa vào những phần trên để đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa công ty trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, khẳng định được vị trí trên thương trường.
1.3.Phạm vi nghiên cứu của đề bài
Địa bàn nghiên cứu : Tại văn phòng của công ty , cụ thể phòng kinh doanh 382B-B1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3 Tp. Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu :Từ tháng 4/2008 đến tháng 6\2008 .Thực hiện nghiên cứu và phân tích các số liệu của hai năm gần nhất 2006 – 2007.
Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm hai năm 2006 -2007 thông qua một số chỉ tiêu phân tích như: cơ chế quản lý, tình hình tài chính, thị trường tiêu thụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh …
Tình hình hoạt động Marketing của công ty trong thời gian qua bao gồm các chỉ tiêu về số lượng, chủng loại sản phẩm, các chính sách giá cả, các hình thức phân phối vận chuyển và cuối cùng là chiến lược xúc tiến..
Các yếu tố chủ quan và khách quan từ môi trường vi mô, vĩ mô tác động đến sự phát triển của công ty.
1.4. Cấu trúc đề bài
Chương 1: Đặt vấn đề:
Nêu khái quát lý do và ý nghĩa của việc chọn đề bài, mục tiêu cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu đề bài, giới hạn về mặt không gian và thời gian đề bài .
Chương 2:Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận :
Những khái niệm về Marketing, các thành phần của Marketing – Mix, ma trận đánh giá cụ thể là ma trận SWOT .
Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài dựa vào việc thu thập, xử lý và đánh giá thông qua số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban của công ty, trong đó chủ yếu là phòng kinh doanh
Dùng phương pháp so sánh chênh lệch đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty,
Phân tích các chiến lược về giá, sản phẩm, phân phối, xúc tiến
Phân tích ma trận SWOT nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing, từ đó tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp giúp công ty hoạt động tốt hơn.
Chương 3: Tổng quan
Giới thiệu sơ nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty, chức năng nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích các chiến lược Marketing – Mix mà công ty đang thực hiện, phân tích các ma trận đánh giá, ma trận SWOT để thấy được tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận: Tổng hợp từ các kết quả phân tích trên để đưa ra nhận xét tổng quát về tình hình thực tế của công ty. Công ty có những lợi thế gì cần phát huy và những sai lầm cần khắc phục nhằm mục tiêu mà công ty đặt ra .
Kiến nghị : Đưa ra kiến nghị và một số giải pháp phù hợp với công ty để công ty có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.Giới thiệu sơ nét về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần điện thoại di động Thành Công Mobile được thành lập vào ngày 21 tháng 2 năm 1996.
Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Điện Thoại Di Động Thành Công
Trụ sở chính tại : 382B – B1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Phường 8 Quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tell : 08. 5265838
Fax : 08. 5265848
Chi Nhánh tại : 86 Trần Hưng Đạo Quận Hoàn Kiếm Hà Nội
Tell : 04. 9428284
Fax : 04. 9428281
2.1.2.Tình hình phát triển
Công ty có tổng vốn đầu tư là 10.000.000.000 đ. Hiện nay công ty đang kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau như :
Kinh doanh điện thoại di động
Mua bán bất động sản
Thẻ sim và thẻ cào điện thoại di động
Thu cước ( pháp nhân công ty thành công )
Trong đó kinh doanh điện thoại di động là thu nhập chính của công ty . Với hơn 12 năm kinh nghiệm hiện nay công ty đang kinh doanh các loại điện thoại di đông sau .
Phân phối chính thức ba hãng điện thoại di động là :
+ Bavapen
+ V.Fone
+ Philips
Nhập khẩu hàng chính bốn hãng điện thoại di động là:
+ Gigabyte
+ Apple Iphone
+ Motorola
+ Sony Ericsson
2.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty
2.2.1.Chức năng
Theo giấy phép thành lập, công ty được phép kinh doanh các mặt hàng sau:
Kinh doanh điện thoại di động
Kinh doanh bất động sản
Mua bán sim và thẻ cào điện thoại di động
Chăm sóc khách hàng
2.2.2.Nhiệm vụ
Mục tiêu chiến lược của công ty là tạo lập và củng cố hình ảnh của công ty trước xã hội và khách hàng, đảm bảo sự thành công nhất trí trong nội bộ của công ty để hoàn thành sứ mệnh phát triển thị trường, ổn định và bền vững. Do môi trường kinh doanh luôn biến động nên phải nghiên cứu , phát triển lĩnh vực chủ yếu để đạt mức lợi nhuận, tăng doanh số bán, năng suất cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
2.3.Cơ cấu tổ chức quản lý
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguồn : Phòng Kinh Doanh
Chức năng và nhiệm vụ
Tổng Giám đốc :là người chịu trách nhiệm toàn bộ hiệu quả sản xuất kinh doanh trước hội đồng quản trị, chụi trách nhiệm về các hợp đồng kinh tế , có quyền quyết định toàn bộ kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh. Đồng thời phân bổ nguồn lực cho các phòng ban, bỏ và bãi nhiệm vụ các chức vụ Phó Giám
Đốc, trưởng các phòng ban . Kí hợp đồng thương mại, ấn định mức lương thưởng theo đúng pháp luật Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .
Phó Giám Đốc :Thay mặt cho giám đốc giải quyết các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được uỷ quyền, giám sát điều hành hệ thống phân phối và trực tiếp kiểm soát hoạt động kinh doanh.
Giám Đốc Kinh Doanh :Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, làm tham mưu cho giám Đốc về chiến lược phát triển thị trường .
Giám Đốc Tài Chính Kế Toán :Thống kê phân tích đánh giá và nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính và kế hoạch kinh doanh của công ty .
Phòng Marketing: quản lý và điều hành các hoạt động quảng cáo – tiếp thị của các sản phẩm của công ty, có nhiệm vụ phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xác định nhu cầu, ước muốn của khác hàng để phục vụ một cách tốt nhất cho việc thiết kế sản phẩm, xây dựng các chương trình hoạt động phù hợp để phục vụ thị trường mục tiêu. Thường xuyên nghiên cứu , mở rộng kênh phân phối, thu thập, phân tích tổng hợp thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh để đề xuất chiến lược Marketing phù hợp hữu hiệu.
Phòng kinh doanh : làm tham mưu cho giám Đốc về chiến lược phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phân phối hàng hoá cho thị trường .
Phòng nhân sự : xây dựng cơ cấu tổ chức, tổ chức điều hành công tác tài chính, quản trị tham mưu cho giám đốc, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự của công ty.
Phòng Marketing :quản lý và điều hành các hoạt động quảng cáo - tiếp thị của các sản phẩm của công ty, có trách nhiệm phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xác định nhu cầu ước muốn của khách hàng để phục vụ một cách tốt nhất. Xây dựng các chương trình hoạt động phù hợp để phục vụ thị trường mục tiêu.Tổng hợp thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh để đề xuất chiến lược Marketing phù hợp .
Phòng kỹ thuật : nghiên cứu đổi mới sản phẩm, tìm lỗi sản phẩm, cài đặt các phần mềm tiện ích để sản phẩm hoàn thiện hơn.
Bộ phận Showroom : trưng bày hàng mẫu, giải quyết thắc mắc của khách hàng. Bảo hành máy cho khách hàng .
2.4. Tình hình nhân sự của công ty
Bảng 3.2. tình hình nhân sự của công ty :
Năm 2006 Năm 2007
Diễn giải Số lượng cơ cấu Số lượng cơ cấu chênh
(%) (%) + %
Tổng số lao động 92 96 4 4,2
Theo giới tính
Nam 41 42,7 43 44,8 2 2,1
Nữ 51 53,1 53 55,2 2 2,1
2. Theo trình độ
Đại học 50 54,3 45 46,8 -5 -7,5
Cao đẳng 10 10,8 19 19,8 9 9
Trung cấp 20 21,7 18 18,8 -2 -2,9
Phổ thông 12 13 14 14,6 2 1,6
Nguồn : Phòng Kinh Doanh
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động có trình độ và năng động trong quản lý, vững vàng về kinh nghiệm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh được tiến hành trôi chảy , mang lại hiệu quả kinh tế .
Tình hình lao đông 2007 tăng 4,2 so với năm 2006, cả lao đông nam và nữ đều tăng 2,1%. Theo tính chất thì lao động có trình độ đại học giảm, công ty có lựơc lượng lao động được sử dụng chủ yếu ở bậc đại học tập trung ở các phòng kinh doanh .
Lao động phổ thông tập trung ở bôn phận showroom bán hàng, lực lượng bảo vệ và lái xe .
Công ty chú trọng đến đội ngũ nhân viên, chăm lo đời sống của họ, giữ gìn lược lượng cán bộ nồng cốt bằng các chính sách ưu đãi .
2.5. Mục tiêu ,phương hướng hoạt động trong thời gian tới
Trên cơ sở mục tiêu chung của công ty cổ phần Thành Công Mobile, công ty cổ phần Thành Công Mobile đã xác định nhiệm vụ trong trong thời xin tới để hoàn thành kế hoạch đã đề ra:
Nâng cao toàn diện chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giải quyết.
Đầu tư đào tạo tuyển dụng mới: Đào tạo nhân viên bán hàng yếu kém nâng cao năng lực và khả năng bán hàng, để trở thành chuyên nghiệp hơn