Nội dung chính của đề tài là tập trung nghiên cứu 3 lĩnh vực chính đó là đầu vào, đầu ra và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006. Trong đó, trọng tâm là hiệu quả kinh tế của mô hình.
Về đầu vào thì đây là mô hình có nhiều mặt thuận lợi so với các mô hình khác và chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào không cao, từ đó có thể giúp cho người dân giảm được chi phí đầu tư. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, đây là mô hình không cần đầu tư trang thiết bị hiện đại mà phần lớn là tận dụng các trang thiết bị trong canh tác cây lúa; Thứ hai là tận dụng diện tích đất ruộng để trồng rau nhút trong mùa nước nổi và tận dụng công lao động gia đình để phục vụ cho việc canh tác mô hình; Thứ ba là việc nhân lại nguồn giống cho vụ sau rất dễ, Mặc dù trong khâu đầu vào có nhiều thuận lợi như vậy nhưng người nông dân vẫn gặp khó khăn đó là kỹ thuật canh tác cây rau nhút, khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của mô hình.
Về hiệu quả kinh tế thì lợi nhuận thu được từ mô hình từ 7,56 – 27,49 triệu đồng/ha (mức lợi nhuận này đã tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất) và đây là một khoảng thu nhập lớn cho người nông dân trong suốt mùa nước nổi. Điều quan trọng là lợi nhuận thu được từ mô hình trong năm 2006 tăng lên 26,82% so với năm 2005, tương đương 4,24 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của mô hình này trong năm 2006 khá cao trên 50%, điều này cho thấy tính khả thi của mô hình cao.
Về mặt đầu ra của các hộ trồng rau nhút trong mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006 tương đối ổn định. Nguyên nhân là nhu cầu thị trường về rau nhút rất lớn trong mùa nước nổi do phần lớn các loại rau sống trên cạn đều không trồng được vào mùa nước nổi. Vào mùa này, phần lớn các thương lái thu mua rau nhút trong và ngoài tỉnh tập trung về xã Thạnh Mỹ Tây, Châu phú, An Giang vì nơi này có khối lượng rau nhút tương đối lớn có thể đáp ứng cho nhu cầu thị trường do địa phương này có điều kiện rất thuận lợi để canh tác mô hình này. Mặt khác, chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổi trong giai đoạn 2006 – 2010 của UBND tỉnh An Giang cũng đã mang lại cơ hội lớn về đầu ra cho nông dân An Giang đối với cây rau nhút nói riêng và mặt hàng nông sản nói chung. Bên cạnh những thuận lợi luôn có những khó khăn mà điểm khó khăn lớn nhất là giá đầu ra. Đầu vụ mức giá là 2000 đồng/kg nhưng đến cuối vụ chỉ còn 800 đồng/kg và vấn đề người dân bị ép giá thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là người nông dân chưa hợp tác để tìm cho mình một đầu ra an toàn và ổn định trong thời gian dài.
51 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau Nhút mùa nước nổi ở Thạnh Mỹ Tây – Châu Phú – An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRỊNH HOÀNG ANH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI
Ở THẠNH MỸ TÂY - CHÂU PHÚ - AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 6 - năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI
Ở THẠNH MỸ TÂY - CHÂU PHÚ - AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện : TRỊNH HOÀNG ANH
Lớp : DH4KN2 Mã số Sv: DKN030171
Người hướng dẫn : Th.S NGUYỄN LAN DUYÊN
Long Xuyên, tháng 6 - năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Lan Duyên(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
TÓM TẮT
Nội dung chính của đề tài là tập trung nghiên cứu 3 lĩnh vực chính đó là đầu vào, đầu ra và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006. Trong đó, trọng tâm là hiệu quả kinh tế của mô hình.
Về đầu vào thì đây là mô hình có nhiều mặt thuận lợi so với các mô hình khác và chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào không cao, từ đó có thể giúp cho người dân giảm được chi phí đầu tư. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, đây là mô hình không cần đầu tư trang thiết bị hiện đại mà phần lớn là tận dụng các trang thiết bị trong canh tác cây lúa; Thứ hai là tận dụng diện tích đất ruộng để trồng rau nhút trong mùa nước nổi và tận dụng công lao động gia đình để phục vụ cho việc canh tác mô hình; Thứ ba là việc nhân lại nguồn giống cho vụ sau rất dễ,… Mặc dù trong khâu đầu vào có nhiều thuận lợi như vậy nhưng người nông dân vẫn gặp khó khăn đó là kỹ thuật canh tác cây rau nhút, khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của mô hình.
Về hiệu quả kinh tế thì lợi nhuận thu được từ mô hình từ 7,56 – 27,49 triệu đồng/ha (mức lợi nhuận này đã tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất) và đây là một khoảng thu nhập lớn cho người nông dân trong suốt mùa nước nổi. Điều quan trọng là lợi nhuận thu được từ mô hình trong năm 2006 tăng lên 26,82% so với năm 2005, tương đương 4,24 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của mô hình này trong năm 2006 khá cao trên 50%, điều này cho thấy tính khả thi của mô hình cao.
Về mặt đầu ra của các hộ trồng rau nhút trong mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006 tương đối ổn định. Nguyên nhân là nhu cầu thị trường về rau nhút rất lớn trong mùa nước nổi do phần lớn các loại rau sống trên cạn đều không trồng được vào mùa nước nổi. Vào mùa này, phần lớn các thương lái thu mua rau nhút trong và ngoài tỉnh tập trung về xã Thạnh Mỹ Tây, Châu phú, An Giang vì nơi này có khối lượng rau nhút tương đối lớn có thể đáp ứng cho nhu cầu thị trường do địa phương này có điều kiện rất thuận lợi để canh tác mô hình này. Mặt khác, chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổi trong giai đoạn 2006 – 2010 của UBND tỉnh An Giang cũng đã mang lại cơ hội lớn về đầu ra cho nông dân An Giang đối với cây rau nhút nói riêng và mặt hàng nông sản nói chung. Bên cạnh những thuận lợi luôn có những khó khăn mà điểm khó khăn lớn nhất là giá đầu ra. Đầu vụ mức giá là 2000 đồng/kg nhưng đến cuối vụ chỉ còn 800 đồng/kg và vấn đề người dân bị ép giá thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là người nông dân chưa hợp tác để tìm cho mình một đầu ra an toàn và ổn định trong thời gian dài.
MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục sơ đồ
Danh mục chữ viết tắt
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Cơ sở hình thành 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Về thời gian 2
1.3.3. Về không gian 2
1.3.4. Về nội dung 2
1.4. Ý nghĩa 2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế 4
2.2. Các loại chi phí trong mô hình TRNMNN 4
2.3. Kênh phân phối 5
2.4. Khái niệm về tổ hợp tác, hợp tác xã 5
2.4.1. Hợp tác xã 5
2.4.2. Tổ hợp tác 6
2.5. Thị trường 6
2.6. Phương pháp nghiên cứu 6
2.6.1. Nguồn dữ liệu 6
2.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 7
2.7. Một số yếu tố về kỹ thuật 7
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở XÃ THẠNH MỸ TÂY - HUYỆN CHÂU PHÚ - TỈNH AN GIANG 10
3.1. Giới thiệu sơ lược 10
3.1.1. Sơ lược về mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 10
3.1.2. Hai loại rau nhút trong mô hình 10
3.2. Sơ đồ mô hình 11
3.3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình TRNMNN 13
3.3.1. Ưu điểm 13
3.3.2. Nhược điểm 13
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
4.1. Nguồn lực của hộ nông dân 14
4.1.1. Giống đầu vào 14
4.1.2. Đất đai 15
4.1.3. Nguồn lao động 17
4.1.4. Trang thiết bị 18
4.1.5. Quy mô 19
4.2. Điều kiện phát triển mô hình TRNMNN ở Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 21
4.2.1. Thuận lợi 21
4.2.2 . Khó khăn 22
4.3. HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 24
4.3.1. Chi phí sản xuất trong mô hình TRNMNN 24
4.3.2. HQKT trong mô hình TRNMNN 26
4.3.3. Kênh phân phối 29
4.3.4. Các lợi ích mang lại từ mô hình 32
4.4. Các giải pháp để phát triển và nâng cao HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 33
4.4.1. Đưa mô hình TRNMNN vào tổ hợp tác nông nghiệp của xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang 33
4.4.2. Trồng rau nhút mùa nước nổi kết hợp với nuôi tôm 33
4.4.3. Giảm chi phí sản xuất: chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV 33
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
5.1. Kết luận 35
5.2. Kiến nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Giống đầu vào 14
Bảng 4.2: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006 16
Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006 17
Bảng 4.4: Trang thiết bị phục vụ sản xuất của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006 18
Bảng 4.5: Quy mô và cơ cấu giống của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006 20
Bảng 4.6: Chi phí trong mô hình TRNMNN của các hộ nông dân ở xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006 24
Bảng 4.7: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006 27
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Ảnh của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây 12
Hình 3.2: Ảnh rau nhút đã được thu hoạch ở xã Thạnh Mỹ Tây 12
Hình 4.1: Món lẩu cua đồng 29
Hình 4.2: Dĩa rau lẩu mắm phong lan 29
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang 11
Sơ đồ 4.1: Kênh phân phối sản phẩm rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây trong mùa nước nổi năm 2005 và năm 2006 31
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AG An Giang
BQ Bình quân
CPTTB Chi phí trang thiết bị
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
HQKT Hiệu quả kinh tế
LĐ Lao động
NK Nhân khẩu
NN Nông nghiệp
UBND Ủy Ban Nhân Dân
THT Tổ hợp tác
TRNMNN Trồng rau nhút mùa nước nổ
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở hình thành
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sông nước nổi bật với đặc trưng riêng mà thiên nhiên đã ban tặng, đó là hàng năm đều có mùa nước nổi kéo dài suốt 5 tháng liền, có nơi thì xây đê bao khép kín để bảo vệ mùa màng, có nơi thì sống chung với dòng nước phù sa với nhiều chủng loại cá tôm.
Những nơi không có tuyến đê bao thì đa phần người nông dân nhàn rỗi, chẳng có việc gì làm do đó không có thêm nguồn thu nhập nào khác ngoài khoản thu từ canh tác lúa hay hoa màu. Trong khi đó, họ phải chi tiêu trong suốt mấy tháng mùa nước nổi thật lãng phí. Ngược lại, những nơi có tuyến đê bao khép kín thì người dân lại lao động vất vả quanh năm do phần lớn những nơi này áp dụng một năm 3 vụ lúa. Tuy nhiên, mô hình này hiện nay đang dần kém hiệu quả do canh tác lâu năm đất bị bạc màu dẫn đến năng suất không cao, từ đó việc canh tác của người nông dân không có lời.
Vì vậy, để người nông dân có thêm nguồn thu nhập và ổn định thì cần phải có một mô hình thích hợp lại vừa tận dụng được những lợi thế mà tự nhiên đã ban cho vùng sông nước này, đó chính là mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi (TRNMNN) và mô hình này đang được xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang áp dụng hiện nay.
Bên cạnh đó, để thấy được tính cần thiết của mô hình TRNMNN, hiện nay nhu cầu về loại rau này trên thị trường rất lớn. Do rau nhút là một loại rau quen thuộc, nó đã gắn kết với con người Việt Nam tự bao giờ. Từ một bữa cơm gia đình, một buổi tiệc ở quán ăn cho đến nhà hàng, khách sạn đều dùng loại rau quen thuộc này. Đặc biệt là trong những năm gần đây, từ những nhà hàng đặc sản đến các quán nhậu bình dân đều xuất hiện nhiều món lẩu: lẩu bò, lẩu cá, lẩu mắm, lẩu cua,… Bên cạnh cái lẩu nóng hổi là một dĩa rau với đầy đủ màu sắc và mùi vị: rau muống, bông điên điển, bông súng, bông thiên lý,…và một loại rau không thể thiếu đó là rau nhút.
Mặt khác, mô hình TRNMNN là một trong những mô hình trong Đề án 31 về “Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong mùa nước nổi” của tỉnh An Giang đã được thử nghiệm thành công trong năm 2003. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ mạnh trong mùa nước nổi, các hộ nông dân đã trồng rau các loại theo nhiều mô hình sản xuất khác nhau, trong đó có mô hình TRNMNN, tỷ lệ lãi/chi phí của các mô hình này là 1,08 đến 1,62 lần tùy loại và cao gấp 3 đến 5 lần so với trồng lúa. Riêng mô hình TRNMNN trên đất ruộng có lãi từ 11 đến 22 triệu đồng/ha, tỷ lệ lãi/chi phí gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa với khoản lãi này đã góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân và làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong Tỉnh.
Từ nhu cầu thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng trồng rau nhút ở Xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang vào mùa nước nổi để thấy được hiệu quả của mô hình.
Từ đó, áp dụng và khai thác hết tiềm năng sẵn có nhằm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân và tạo ra lượng sản phẩm để cung cấp cho thị trường cả nước.
Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh tế (HQKT) của mô hình TRNMNN tại Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những hộ nông dân TRNMNN ở Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
1.3.2. Về thời gian
Nghiên cứu đầu vào, đầu ra và hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang từ năm 2005 đến năm 2006.
Thời gian bắt đầu thực hiện đề tài từ ngày 08/02/2007 và thời gian kết thúc là ngày 09/06/2007.
1.3.3. Về không gian
Chỉ nghiên cứu 3 ấp có áp dụng mô hình TRNMNN (Thạnh Hòa, Mỹ Bình, Tây An) trong tổng số 6 ấp của xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
1.3.4. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu đầu vào, đầu ra và HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Trong đó, trọng tâm là nghiên cứu về HQKT của mô hình.
Các kết luận và kiến nghị trong đề tài này chủ yếu dựa vào kết quả điều tra, khảo sát thực tế từ mô hình và thông tin trực tiếp từ hộ nông dân áp dụng mô hình TRNMNN, các thương lái thu mua rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Bên cạnh đó, còn dựa trên kết quả phân tích tổng hợp trong quá trình phân tích số liệu.
1.4. Ý nghĩa
Trong cuộc sống hàng ngày không phải chỉ có những vật thể quý hiếm mới có giá trị mà mọi vật đều có giá trị riêng của nó. Từ một ngọn cỏ, một cọng rau cho đến vàng, bạc, kim cương hay đá quý, mỗi loại đều có giá trị khác nhau. Chúng ta có thể nuôi sống mình và làm giàu cho mình từ những vật thể này. Vì vậy, nghiên cứu mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang (AG) sẽ chứng minh điều trên.
Muốn làm giàu không bắt buộc phải kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vàng, bạc hay kinh doanh bất động sản mà ta có thể kinh doanh một cái gì đó đơn giản hơn, phù hợp với khả năng của mình hơn. Ví dụ như: mua bán phế liệu, trồng rau cải hay nuôi gia súc, gia cầm,… Nếu chúng ta biết phát huy cái mình có, biết nắm bắt cơ hội thị trường, tìm hiểu thị trường và tận dụng những lợi thế mà tự nhiên đã mang lại thì nhu cầu nuôi sống mình sẽ được thoả mãn và ước mơ làm giàu sẽ trở thành hiện thực.
Chính vì những điều trên, kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tế mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang sẽ giúp cho người dân địa phương khắc phục những mặt hạn chế, vượt qua được những khó khăn trong việc trồng rau nhút và an tâm áp dụng mô hình TRNMNN. Đồng thời, từ việc nghiên cứu này sẽ giúp cho các hộ nông dân ở địa phương khác tìm được mô hình thích hợp nhằm mang lại thêm nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống cho gia đình mình. Mặt khác, hiệu quả của mô hình cũng mang tính xã hội cao và được thể hiện ở chỗ, tâm lý người dân không còn e ngại khi mùa nước nổi đến, xem đó là một lợi thế lớn mà thiên nhiên đã ban tặng để chủ động khai thác làm ăn. Từ đó, Tỉnh có hướng giải quyết lao động nông nhàn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, một vấn đề đã gây bức xúc từ lâu.
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù của kinh tế học phản ảnh về mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế có nhiều quan niệm khác nhau. Có thể điểm qua một số quan niệm về HQKT như sau:
Quan niệm thứ nhất cho rằng, HQKT được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan niệm này thì HQKT đồng nghĩa với lợi nhuận.
Quan niệm thứ hai cho rằng, HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó của một quá trình sản xuất.
Quan niệm thứ ba cho rằng, HQKT là sự so sánh giữa phần kết quả tăng thêm với phần chi phí tăng thêm để làm ra sản phẩm.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và đặc biệt là sự phù hợp của mô hình nên chỉ nghiên cứu quan niệm thứ nhất còn quan niệm thứ hai và thứ ba chỉ mang tính tham khảo.
Trên cơ sở quan niệm thứ nhất, trong đề tài còn kết hợp phân tích một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận như: trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ thuật trồng rau nhút, lao động gia đình,…
Như trên, HQKT có nhiều quan niệm khác nhau, mỗi quan niệm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nên khi phân tích HQKT của các hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải kết hợp các chỉ tiêu để vừa phản ảnh được cả về mức độ, quy mô vừa phản ảnh được cả về chất lượng của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2. Các loại chi phí trong mô hình TRNMNN
- Chi phí chuẩn bị ban đầu bao gồm 3 loại chi phí: cọc tràm, dây gân, dây bẹ
- Chi phí rau giống (C): được tính theo công thức sau:
C = Mật độ trồng (kg/ha) * Diện tích trồng rau (ha) * Đơn giá bình quân
Đơn giá bình quân =
Trong đó:
pi là giá của giống rau nhút thứ i
n là số lượng rau nhút
Giá rau nhút giống được tính theo giá bình quân (BQ) chung trong năm 2005 và năm 2006 ở cả 3 ấp nghiên cứu.
- Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): được tính theo giá của các loại phân bón, thuốc BVTV thực tế mà các hộ nông dân đã dùng trong suốt quá trình trồng rau.
Định phí gồm có 2 phần:
Thứ nhất là chi phí cọc tràm và chi phí dây gân, 2 loại chi phí này được khấu hao trong 3 năm
Thứ hai là chi phí trang thiết bị (CPTTB), chi phí này được khấu hao trong 4 năm và được tính như sau:
CPTTB = Tổng chi phí trang thiết bị của từng ấp/(4 * Diện tích đất trồng rau bình quân 2 năm của từng ấp)
- Chi phí tiền vay = Vốn vay + lãi vay
- Chi phí lao động: được chia thành hai loại, chi phí lao động gia đình chăm sóc và chi phí thuê lao động thu hoạch. Chi phí lao động gia đình chăm sóc được tính bằng cách quy đổi ngày công lao động gia đình ra giá trị bằng tiền theo giá thuê lao động tại địa phương. Giá thuê lao động tại địa phương là:
+ Năm 2005 là 30.383 đồng/người/ngày công.
+ Năm 2006 là 35.415 đồng/người/ngày công.
- Chi phí thuê đất, được tính theo giá bình quân chung của địa phương là 250.000 đồng/1000m2/vụ
Lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí
Diện tích đất trồng rau BQ/hộ = (Diện tích đất trồng rau BQ/ấp)/n
Trong đó: n là số hộ điều tra trong ấp
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu = (Lợi nhuận/Doanh thu)*100
=> Ý nghĩa cho biết một đồng doanh thu cho ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.3. Kênh phân phối
Kênh phân phối được xem là “đường đi của sản phẩm hàng hoá dịch vụ từ nhà cung ứng đến tay người tiêu dùng”.
2.4. Khái niệm về tổ hợp tác, hợp tác xã
2.4.1. Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
2.4.2. Tổ hợp tác
Tổ hợp tác (THT): “Tổ hợp tác được thành lập từ 3 cá nhân trở lên, có chung mục đích. Tổ hợp tác có thể có các tên gọi khác nhau như tổ hợp tác, nhóm liên kết, tổ liên kết, câu lạc bộ”.
Lĩnh vực hoạt động của THT: “Tổ hợp tác có thể hoạt động trong các lĩnh vực, phục vụ cho mục đích kinh tế và phi kinh tế cho các thành viên của tổ hoặc phục vụ mục đích phi kinh tế, có lợi chung cho cộng đồng”.
2.5. Thị trường
Thị trường là một môi trường mà ở đó xảy ra cạnh tranh giữa các sản phẩm “có thể thay thế cho nhau vì cùng mục đích sử dụng của người tiêu dùng”.
2.6. Phương pháp nghiên cứu
2.6.1. Nguồn dữ liệu
- Thu thập thông tin sơ cấp.
- Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân và đối tác của các hộ nông dân này là thương lái thu mua rau nhút tại địa phương.
- Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:
+ Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản
+ Chọn 3 ấp có áp dụng mô hình TRNMNN (Thạnh Hòa, Mỹ Bình, Tây An) trong tổng số 6 ấp ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang, sau đó chọn ngẫu nhiên 65 hộ để phỏng vấn.
Trong đó:
Ấp Thạnh Hòa: 4 hộ
Ấp Mỹ Bình: 56 hộ
Ấp Tây An: 5 hộ
Nguyên nhân 2 ấp Thạnh Hòa và Tây An có số hộ nghiên cứu ít hơn rất nhiều so với số hộ nghiên cứu ở ấp Mỹ Bình là do ở 2 ấp này có số hộ áp dụng mô hình TRNMNN rất ít, do 2 nguyên nhân:
Thứ nhất là mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây xuất phát từ ấp Mỹ Bình nên mô hình này đã được số đông hộ dân ở ấp Mỹ bình áp dụng.
Thứ hai là về mặt địa lí thì ấp Mỹ Bình có nhiều thuận lợi hơn so với 2 ấp kia đó là cạnh diện tích đất nông nghiệp của ấp Mỹ Bình có 1 tuyến kênh rộng khoảng 10 m. Tuyến kênh này làm cho tốc độ dòng chảy của nước chậm lại khi nước từ sông lớn vào ruộng và đây là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của rau nhút.
2.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dùng phần mềm Excel để tổng hợp các số liệu, sau đó phân tích các số liệu đã tổng hợp.
Phương pháp thống kê mô tả.
Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh: lợi nhuận, chi phí và tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu.
2.7. Một số yếu tố về kỹ thuật
Mô hình TRNMNN được áp dụng chủ yếu ở ĐBSCL, nơi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi: có nguồn nước ngọt quanh năm, đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, mực nước lũ hàng năm cao và kéo dài rất thuận lợi cho việc trồng rau nhút.
( Về diện tích trồng, trong mô hình này không bắt buộc phải theo một diện tích cố định, diện tích lớn hay nhỏ đều có thể áp dụng mô hình TRNMNN mà điều kiện bắt buộc phải có để áp dụng mô hình này là phải có mùa nước