Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng thương mại Vũ Nhi Vũ

Trong nền kinh tế đất nước, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một thành phần trong quần thể kinh tế ấy, là một đơn vị độc lập trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa – dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của con người. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn bỏ ra chi phí thấp nhất mà thu lại lợi nhuận tối đa. Để đạt được đều ấy thì mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng đến tình hình tài chính của chính mình. Tình hình tài chính của một doanh nghiệp là vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhất là những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm vô cùng cần thiết. Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách, chế độ quy định về tài chính tín dụng của Nhà nước, vạch rõ khả năng tiềm tàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thông qua việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn, các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra những đề xuất các biện pháp cần thiết và có hiệu quả để khai thác tới mức cao nhất những khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh. Tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính được lập theo định kỳ trong đó bảng cân đối kế toán được sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích vì nó phản ánh khá đâỳ đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả của việc phân tích tình hình tài chính cho ta biết thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích. Vì vậy đây chính là lý do em chọn đề tài tốt nghiệp là: “Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế – Đầu tư – Xây dựng Vũ Nhi Vũ”. Khóa luận ngoại trừ phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:  Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp: nói về những khái niệm, phương pháp, nội dung của phân tích tài chính.  Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế - Đầu tư – Xây dựng Vũ Nhi Vũ: như giới thiệu tổng quan về công ty và tình hình tài chính của công ty trong 3 năm.  Chương 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình hoạt động tài chính của công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế - Đầu tư – Xây dựng Vũ Nhi Vũ: đưa ra những giải pháp và kiến nghị về tình hình tài chính công ty.

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng thương mại Vũ Nhi Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – THIẾT KẾ – XÂY DỰNG – ĐẦU TƯ VŨ NHI VŨ. Tổng quan về công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế – Đầu tư – Xây dựng Vũ Nhi Vũ: Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Quá trình hình thành công ty: _ Trong xu thế toàn cầu hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ 21 này, có lẽ chưa bao giờ hoài bão của mỗi công dân và nỗi doanh nghiệp lại giống nhau như thế. Đó là khát vọng tự đổi mới mình trong lao động, năng động, sáng tạo trong quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, tối ưu hóa lợi ích doanh nghiệp, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. _ Cùng với xu thế đó, công Ty TNHH Tư vấn – Thiết kế - Đầu tư – Xây dựng thương mại Vũ Nhi được thành lập vào năm 2007: Địa chỉ: 125 Trần Minh Quyền – P.10 – Q.10 – Tp.HCM. Vốn điều lệ ban đầu: 6.800.000.000 đồng. Công ty TNHH Vũ Nhi Vũ được cấp phép chứng nhận kinh doanh số 4102047304 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp.HCM. Sự phát triển của công ty từ khi thành lập đến nay: _ Từ khi thành lập đến nay mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do thay đổi địa bàn hoạt động cũng như tiếp cận với thị trường mới và phải đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế, Công ty đã không ngừng nghiên cứu, đổi mới phương thức quản lý, tăng cường đội ngũ cán bộ nhân viên có tay nghề, kỹ thuật cao để từng bước khẳng định vị trí và làm ăn có hiệu quả, đời sống cán bộ công nhân viên được ổn định và ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua, công ty đã hoàn thành khá nhiều công trình với quy mô tiêu biểu như: Thiết kế các hạng mục Nhà hàng, Khách sạn và khu vui chơi giải trí khu du lịch sinh thái thác Giang Điền. Tư vấn, thiết kế Nhà máy cán thép – Cty TNHH Bảo Trân. Thiết kế kĩ thuật thi công khu du lịch sinh thái – cho thuê và kinh doanh biệt thự cao cấp. Thiết kế kĩ thuật thi công khu du lịch tổng hợp. Tư vấn thiết kế kĩ thuật thi công nhà máy sản xuất gốm. Xây dựng khách sạn Hiền Anh. Xây dựng và trang trí nội thất khách sạn Sài Gòn Mới. Xây dựng và cải tạo khách sạn Asian. Xây dựng và trang trí nội thất văn phòng Tổng công ty Mía Đường 2. Xây dựng, cải tạo, mở rộng chi nhánh ngân hàng Đầu tư – Phát triển BIDV. Cải tạo văn phòng nhà máy cơ khí thực phẩm Biên Hòa. Xây dựng và trang trí nội thất trung tâm thương mại Cái Răng – Cần Thơ. Làm đường và hạ tầng thoát nước khu nhà ở địa chỉ tại 2A Nguyễn Văn Đậu. Cải tạo và nâng cấp bệnh viên Nhi Đồng 1. Xây dựng nhà hát Hóc Môn. Xây dựng một số biệt thự cao cấp… _ Năm 2010 công ty đã đổi tên mới là Công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế - Đầu tư – Xây dựng thương mại Vũ Nhi Vũ với trụ sở công ty mới tại 121 (phía sau) đường Bà Huyện Thanh Quan P.9 Quận 3 TP.HCM. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: Chức năng của công ty: Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường. Thi công cơ giới. Thiết kế đồ họa. Mua bán, cho thuê nhà. Mua bán, gia công sản xuất, lắp ráp hàng trang trí nội – ngoại thất bằng gỗ và vật liệu xây dựng. (Không sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ tại trụ sở). Tư vấn xây dựng. (Trừ thiết kế công trình, giám sát thi công, khảo sát xây dựng). Đầu tư xây dựng khu vui chơi, giải trí bãi biển, khu du lịch sinh thái. Nhiệm vụ của công ty: Với tâm niệm khách hàng là tài sản quý báu nhất của doanh nghiệp, do đó nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao đạt được sự hài lòng của khách hàng: Cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ đúng tiến độ. Cung cấp sản phẩm , dịch vụ với giá cả cạnh tranh. Các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp kèm theo dịch vụ bảo hành và các dịch vụ gia tăng giá trị khác. Các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn yêu cầu về an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Tổ chức bộ máy quản lý công ty: Cơ cấu quản lý của công ty: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu quản lý công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế - Đầu tư – Xây dựng thương mại Vũ Nhi Vũ Chức năng – nhiệm vụ của từng phòng ban công ty: Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng như: Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý công ty, trực tiếp đưa ra các quyết định quản lý, chỉ đạo tới các phòng ban, các đội sản xuất. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước, Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Phó giám đốc: Là người cộng sự cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đối với các phòng ban và các đội sản xuất trong giới hạn trách nhiệm của mình. Công ty có hai phó giám đốc : Phó giám đốc kỹ thuật. Phó giám đốc kinh tế -tài chính. Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng quản lý về mặt nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng,…; theo dõi giờ công lao động, thực hiện và thanh toán lương cho toàn công ty; ban hành điều lệ, quy chế nội quy hoạt động của các bộ phận trong công ty. Chịu trách nhiệm tổ chức công tác bảo vệ tài sản công ty, phổ biến kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động trên các công trường . Phòng quản lý sản xuất: Nhận nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chủ trì trong công tác đấu thầu, đồng thời giám sát kỹ thuật, theo dõi khối lượng và tiến độ thi công của các công trình. Tổ chức lập hồ sơ thanh toán, quyết toán theo từng giai đoạn và sau khi hoàn thành bàn giao công trình, theo dõi việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật . Phòng tài chính kế toán: Có chức năng quản lý toàn bộ tài sản về mặt giá trị vốn sản xuất kinh doanh của toàn bộ công ty, tổ chức và thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê tại công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phòng tài chính cấp trên về việc thực hiện chế độ tài chính kế toán của nhà nước. Phòng kỹ thuật thi công: Chịu sự quản lý của công ty là trực tiếp chỉ đạo thi công tại các công trường là các chủ nhiệm công trình, đội trưởng sản xuất cán bộ kỹ thuật. Có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, đối chiếu chất lượng của các công trình so với các bản vẽ dự án; giải quyết những đề xuất của các chủ đầu tư. Tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của công ty: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán- tài chính của công ty: _ Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, tại công ty chỉ thiết lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc tài chính kế toán thống kê. Trên các công trình bố trí các nhân viên, kế toán làm công việc tổ chức thu nhận, kiểm tra các chứng từ ban đầu định kỳ chuyển về phòng tài chính kế toán để xử lý. _ Hình thức kế toán công ty sử dụng là nhật ký chứng từ. Niên độ kế toán được áp dụng là 1 năm (từ ngày 1/1 đến ngày 31/12), kỳ hạch toán là hàng quý và đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hình thức ghi sổ của công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế - Đầu tư – Xây dựng thương mại Vũ Nhi Vũ. Ghi chú: : Hằng ngày : Cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của công ty: Sơ đồ 2.3: Tổ chức kế toán của công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế - Đầu tư – Xây dựng thương mại Vũ Nhi Vũ. Chức năng và đặc điểm của từng bộ phận kế toán – tài chính: Phòng kế toán được tổ chức như sau : Kế toán trưởng: Là người phụ trách phòng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phòng tài chính kế toán cấp trên về việc tổ chức công tác kế toán, thực hiện chế độ tài chính kế toán hiện hành, tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý kinh tế, tài chính và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty . Kế toán tổng hợp: Có chức năng tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp trên máy vi tính, lập các sổ sách, báo cáo tài chính kế toán định kỳ theo qui định, xác định giá thành thực hiện công trình và tính lương cho bộ phận gián tiếp. Kế toán chi phí giá thành sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi tập hợp các chi phí sản xuất đồng thời được phân công theo dõi kế toán các khoản công – nợ nội bộ. Kế toán thanh toán: Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tính và trả lương, thưởng cho người lao động dựa vào bảng chấm công. Kế toán thanh toán sẽ lập bảng thanh toán lương và trích nộp các quỹ, theo dõi các nghiệp vụ về thu chi tiền mặt qua nghiệp lập các phiếu chi. Có trách nhiệm theo dõi các quan hệ với ngân hàng về tiền gửi, tiền vay ngân hàng và các đơn vị kinh tế khác. Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt và quản lý tiền mặt trong quỹ, cùng với kế toán lao động tiền lương và tiền mặt, kế toán thanh toán tiến hành thu chi tiền mặt tại các đơn vị. Tình trạng kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua: _ Công ty đang hợp tác cùng một số đơn vị khác trong việc thi công một số công trình quan trọng ở một số địa phương trong cả nước. _ Về tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty: do đặc thù của ngành xây dựng là thường phải ứng trước một lượng vốn tương đối lớn để phục vụ cho thi công công trình nên yêu cầu huy động được vốn một cách hợp lý, đồng thời tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn luôn được đặt lên hàng đầu trong Công ty. Hiện nay, Công ty đang huy động vốn từ các nguồn sau đây: Vốn chủ sở hữu: do các cổ đông đóng góp bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tiền vốn... Vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại. Vốn vay, chủ yếu là vay ngân hàng _ Với mỗi loại vốn, Công ty có cách quản lý và sử dụng khác nhau cho phù hợp và đúng với mục đích sử dụng. Nguồn vốn chủ sở hữu được quản lý chặt chẽ để đầu tư mở rộng sản xuất theo chiến lược phát triển chung, nguồn vốn này luôn được bảo toàn và phát triển. Nguồn vốn tự bổ sung được dùng để đầu tư tài sản cố định đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất. Nguồn vốn vay ngân hàng được quản lý chặt chẽ và giám sát để đầu tư tài sản có hiệu quả kinh tế cao, hoặc bổ sung cho vốn lưu động đáp ứng nhu cầu kinh doanh và đảm bảo hiệu quả kinh tế. _ Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện đủ các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, ... Đối với lợi nhuận, Công ty cũng đã tiến hành chia một phần lợi nhuận thu được cho các cổ đông, phần còn lại bổ sung vào làm vốn sản xuất kinh doanh. _ Công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên của Công ty được thực hiện tốt, tuân thủ Luật lao động thể hiện qua các nội quy và thoả ước lao động tập thể của Công ty đã được người lao động nhất trí thông qua. Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là quan hệ bình đẳng được thể hiện thông qua hợp đồng lao động. _ Việc phân phối thu nhập trong Công ty được thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Công ty xây dựng quy chế trả lương và định mức lao động chi tiết tới từng công đoạn sản xuất để đảm bảo việc trả lương công bằng và hợp lý, phù hợp với đóng góp của từng cá nhân người lao động, đảm bảo cho người lao động có thể tái tạo sức lao động. _ Hàng năm, Công ty cũng tổ chức trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, trao quà cho con thương binh, và gia đình liệt sỹ, tham gia các hoạt động văn hoá thể thao do chính quyền địa phương tại nơi Công ty đóng trụ sở tổ chức, ... Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế – Đầu tư – Xây dựng Vũ Nhi Vũ: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty: Trong những năm gần đây, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng với những cố gắng không ngừng công ty đã hình thành được một số vị thế nhất định so với các công ty khác trong cùng ngành và trong nền kinh tế thị trường. Công ty luôn có những đổi mới trong cách tổ chức và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ thị trường, công ty đã đề ra những phương hướng chiến lược kinh doanh nhằm thay đổi diện mạo của công ty. Với vị thế như hiện nay, công ty đã không ngừng cố gắng đầu tư, cải tạo và nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát huy thế mạnh của mình trên nhiều góc độ sao cho phù hợp với những yếu tố khách quan trong hoạt động kinh doanh. Nắm bắt được vai trò quan trọng của chỉ tiêu lợi nhuận, công ty luôn cố gắng bằng mọi biện pháp để cải thiện kết quả, làm cho lợi nhuận kỳ sau cao hơn kỳ trước. Từ những báo cáo kết quả kinh doanh của những năm gần đây đã cho thấy sự cố gắng đáng kể cũa công ty đặc biệt nhất là 3 năm vừa qua 2008-2010. Cụ thể là: Theo số liệu trong bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2008-2010, ta thấy: Bảng 2.1: Bảng tài sản và nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: nghìn đồng, % Chỉ tiêu  2008  Năm 2009  Năm 2010  2009/2008  2010/2009   1. Tài sản lưu động  105.408.584  86.859.500  139.130.925  -18.549.084  52.271.425   2.TSCĐ  26.506.315  30.127.342  30.518.473  3.621.027  391.131   3. Nguồn vốn chủ sở hữu  6.229.730  3.527.748  5.791.526  -2.701.982  2.263.778   ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009 và 2010)  _ Về tài sản: tài sản lưu động năm 2009 giảm so với 2008 là 18.569.084 nghìn đồng và năm 2010 tăng so với 2009 là 52.271.425 nghìn đồng. Còn tài sản cố định năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3.621.027 nghìn đồng, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 391.131 nghìn đồng. _ Về nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2008 là 6.229.730 nghìn đồng, năm 2009 là 3.527.748 nghìn đồng, năm 2010 là 5.791.526 nghìn đồng. Năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2008 là 2.701.982 nghìn đồng, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 2.263.778 nghìn đồng. Bảng 2.2: Bảng doanh thu và lợi nhuận của công ty Đơn vị tính: nghìn đồng, % Chỉ tiêu  2008  Năm 2009  Năm 2010  2009/2008  2010/2009   1. Doanh thu thuần  136.546.924  131.362.102  169.799.000  -5.184.822  38.436.898   2. Lợi nhuận trước thuế  2.694.328  1.601.441  3.479.130  -1.541.291  1.877.689   (Nguồn: Bảng kết quả kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010)  _ Về tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2008 là 136.546.924 nghìn đồng, năm 2009 là 131.362.102 nghìn đồng, năm 2010 là 169.799.000 nghìn đồng. Doanh thu giai đoạn 2008-2010 biến động là khá lớn, tăng giảm không đều, năm 2009 doanh thu sụt giảm nghiêm trọng (giảm 5.184.822 nghìn đồng), năm 2010 doanh thu tăng mạnh (tăng 38.436.898 nghìn đồng) chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề tài chính của công ty chưa thực sự ổn định. Doanh thu không ổn định kéo theo lợi nhuận của công ty thu được qua các năm cũng biến động khá lớn, năm 2008 là 2.694.328 nghìn đồng, năm 2009 là 1.601.441 nghìn đồng, năm 2010 là 3.479.130 nghìn đồng. Từ đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2009 đã gặp rất nhiều khó khăn như tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu, sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành trong nước và ngoài nước nên công ty đã bị lỗ 16.895.982 nghìn đồng. Nhưng với sự nỗ lực và cố gắng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ấy cho đến năm 2010 công ty đã làm ăn bắt đầu có lãi với mức lợi nhuận đạt được trước thuế lên tới 3.479.130 nghìn đồng. Sơ bộ tình hình tài chính của công ty ta nhận thấy: Nhìn chung tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2008-2010 có khá nhiều biến động, sự tăng giảm lớn về tài sản và nguồn vốn qua các năm, lợi nhuận thu được chưa thực sự ổn định. Tuy nhiên qua sự so sánh trên chúng ta chưa thể kết luận một cách đầy đủ công ty làm ăn đạt hiệu quả cao hay thấp, có bảo toàn và phát triển vốn của mình một cách đầy đủ hay không mà chúng ta cần phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty và dựa trên cơ sở đó mới có thể kết luận cơ cấu đó có hợp lý hay không. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán: Theo quan điểm luân chuyển vốn ta có cân đối sau: [I(A)+IV(A)+I(B)] .TÀI SẢN = [B] .NGUỒN VỐN _ Qua bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008 -2010 của công ty ta thấy: Năm 2008: VT = 5.377.080 + 35.166.129 + 26.506.315 = 130.147.308 nghìn đồng. VP = 6.229.730 nghìn đồng. Chêch lệch = VT- VP = 123.917.578 nghìn đồng. Năm 2009: VT = 432.774 + 43.258.209 + 30.117.342 = 73.808.325 nghìn đồng. VP = 3.527.748 nghìn đồng. Chêch lệch = 70.280.577 nghìn đồng. Năm 2010: VT = 7.253.833 + 54.785.392 + 30.518.473 = 92.557.698 nghìn đồng. VP = 5.791.526 nghìn đồng. Chêch lệch = 86.766.172 nghìn đồng. _ Qua thực tế tài chính của Công ty cho thấy cả trong 3 năm 2008 - 2010 doanh nghiệp đều ở tình trạng thiếu vốn. Số vốn năm 2008 thiếu: 123.917.578 nghìn đồng. Số vốn năm 2009 thiếu: 73.808.325 nghìn đồng. Số vốn năm 2010 thiếu: 92.557.698 nghìn đồng. _ Chênh lệch giữa số thiếu năm 2009/2008 và năm 2010/2009 là: Năm 2009/2008: 73.808.325 – 123.917.578 = -50.109.253 nghìn đồng. Năm 2010/2009: 92.557.698 – 73.808.325 = 18.749.373 nghìn đồng. _ Như vậy, Công ty không thể tài trợ cho tất cả tài sản của mình bằng nguồn vốn chủ sở hữu mà phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn để tài trợ. Ở năm 2009 số vốn thiếu tuy đã giảm dần xuống nhưng đến năm 2010 lại tăng lên so với năm 2009 là 18.749.373 nghìn đồng cho thấy mức chiếm dụng vốn của doanh nghiệp còn tăng cao . Vì vậy ta phải xét các mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán theo cân đối : [I(A) + II(A) + IV(A) + (B)]. TÀI SẢN = [B + VAY] .NGUỒN VỐN Năm 2008: VT = 130.147.308 nghìn đồng. VP = 6.229.730 + 39.891.577 = 46.121.307 nghìn đồng. Chênh lệch = VT - VP = 130.147.308 – 46.121.307 = 84.026.001 nghìn đồng. Năm 2009: VT = 73.808.325 nghìn đồng. VP = 3.527.748 + 64.551.432 = 68.079.180 nghìn đồng. Chênh lệch = VT - VP = 73.808.325 – 68.079.180 =5.729.145 nghìn đồng. Năm 2010: VT = 92.557.698 nghìn đồng. VP = 5.791.526 + 85.772.766 = 91.564.292 nghìn đồng. Chênh lệch = VT - VP = 92.557.698 – 91.564.292 = 993.406 nghìn đồng. _ Cân đối này thể hiện Công ty đang làm ăn phát đạt, hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển mở rộng nhưng doanh nghiệp thiếu vốn để kinh doanh mở rộng phải đi vay thêm vì nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã không đủ bù đắp cho tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có của mình như phân tích ở cân đối 1 cả trong 3 năm. Nhưng do lượng vốn đi vay cũng không đáp ứng nổi mức vốn thiếu nên cả hai thời điểm doanh nghiệp đều đi chiếm dụng vốn. Số vốn đi chiếm dụng trong 3 năm 2008 – 2010 lần lượt là: 84.026.001 nghìn đồng, 5.729.145 nghìn đồng và 993.406 nghìn đồng, số vốn đi chiếm qua 3 năm đã giảm dần đi cho thấy doanh nghiệp đã có những bước phát triển trong kinh doanh, khắc phục được phần nào lượng vốn thiếu hụt phải đi vay bên ngoài. Đây là điều tốt trong doanh nghiệp nhưng cần phải cố gắng hơn nữa vì điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản phải trả của Công ty trong thời gian tới. Nhưng tình hình thực tế của công ty thực khác so với cân đối vì công ty sẽ không chỉ đi vay bên ngoài mà còn phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nữa như các khoản phải cho người bán, cho công nhân viên, cho nội bộ công ty, các khoản nợ đến hạn và số vốn người mua ứng trước cho công ty nên ta phải đi phân tích theo: [III(A) + V(A)] TÀI SẢN = [A - VAY] NGUỒN VỐN Đầu năm: VT = 61.129.859 + 3.735.426 = 64.865.285 nghìn đồng. VP = 127.653.094 -39.891.577 = 87.761.517 nghìn đồng. Chênh lệch = VP - VT = 87.761.517 – 64.865.285 = 22.896.232 nghìn đồng. Năm 2009: VT = 40.778.563 +2.389.954 = 43.168.517 nghìn đồng. VP = 113.459.094 – 64.551.432 = 48.907.662 nghìn đồng. Chênh lệch = VP - VT = 48.907.662 – 43.168.517 = 5.739.145 nghìn đồng. Năm 2010: VT =

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5 - CHUONG 2.doc
  • doc1 - mau bia.doc
  • doc2 - TRANG BIA PHU-BANG HINH ANH.doc
  • doc3 - LOI MO DAU.doc
  • doc4 - CHUONG 1.doc
  • doc6 - CHUONG 3.doc
Luận văn liên quan