Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng thương nghiệp dịch vụ tại ngân hàng công thương An Giang

Đề tài sẽ hành phân tích các chỉ số như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và một số các chỉ số khác đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tín dụng thương nghiệp-dịch vụ tại chi nhánh NHCT An giang, để thấy được thực trạng cho vay của ngân hàng. Qua đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh . Nội dung của đề tài gồm: • Phần mở đầu: Nhận định lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. • Phần nội dung:  Chương 1: Những vấn đề cơ bản trong tín dụng ngân hàng. Nêu khái quát về khái niệm, vai trò,chức năng,bản chất tín dụng và các loại hình tín dụng ngân hàng cho thấy được vị trí tính dụng quan trọng như thế nào đến đời sống xã hội hiện nay.  Chương 2: Giới thiệu khái quát về ngân hàng Công thương An Giang. Nêu lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng, thủ tục và các điều kiện vay vốn của khách hàng. Phân tích sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh để dịnh hướng cho chiến lược cho vay sắp tới và nắm được vị trí ngành thương nghiệp-dịch vụ trong vai trò cấp tín dụng của chi nhánh.  Chương 3: Phân tích tín dụng thương nghiệp- dịch vụ. Để thấy được thực trạng cấp tín dụng thương nghiệp- dịch vụ đối với khách hàng nhằm tìm ra những sai sót, hạn chế. Từ đó, có giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong lĩnh vực này.  Chương 4: Kết luận và kiến nghị.

doc56 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng thương nghiệp dịch vụ tại ngân hàng công thương An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  ĐỖ THỊ BÍCH TUYỀN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : ĐỖ THỊ BÍCH TUYỀN Lớp : DH5TC. Mã số Sv: DTC041765 Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN TRÍ TÂM CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : Người chấm, nhận xét 1 : Người chấm, nhận xét 2 : . Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …… LỜI CẢM TẠ -----00000----- Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quí thầy cô trường Đại học An Giang, đặc biệt là các thầy cô trong khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức quí báu trong suốt quá trình học tập. Em xin kính lời cảm ơn đến thầy Nguyễn trí Tâm đã hướng dẫn em hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang, cùng các cô chú, anh chị ở các phòng khách hàng doanh nghiệp đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt cho em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Sau cùng, em xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người luôn quan tâm, động viên em về tất cả mọi mặt. Một lần nữa, xin hãy nhận nơi em lời cảm ơn chân thành nhất! Long Xuyên, ngày16/06/2008 Người thực hiện Đỗ thị Bích Tuyền Lớp DH5TC PHẦN TÓM TẮT Đề tài sẽ hành phân tích các chỉ số như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và một số các chỉ số khác đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tín dụng thương nghiệp-dịch vụ tại chi nhánh NHCT An giang, để thấy được thực trạng cho vay của ngân hàng. Qua đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh . Nội dung của đề tài gồm: Phần mở đầu: Nhận định lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. Phần nội dung: Chương 1: Những vấn đề cơ bản trong tín dụng ngân hàng. Nêu khái quát về khái niệm, vai trò,chức năng,bản chất tín dụng và các loại hình tín dụng ngân hàng cho thấy được vị trí tính dụng quan trọng như thế nào đến đời sống xã hội hiện nay. Chương 2: Giới thiệu khái quát về ngân hàng Công thương An Giang. Nêu lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng, thủ tục và các điều kiện vay vốn của khách hàng. Phân tích sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh để dịnh hướng cho chiến lược cho vay sắp tới và nắm được vị trí ngành thương nghiệp-dịch vụ trong vai trò cấp tín dụng của chi nhánh. Chương 3: Phân tích tín dụng thương nghiệp- dịch vụ. Để thấy được thực trạng cấp tín dụng thương nghiệp- dịch vụ đối với khách hàng nhằm tìm ra những sai sót, hạn chế. Từ đó, có giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong lĩnh vực này. Chương 4: Kết luận và kiến nghị. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1 3 1.1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG. 3 1.2. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG TÍN DỤNG. 3 1.2.2. Chức năng của tín dụng: 3 1.2.2.1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. 3 1.2.2.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. 4 1.2.2.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. 4 1.3. VAI TRÒ TÍN DỤNG. 4 1.3.1. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. 4 1.3.2. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả. 5 1.3.3. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, và ổn định trật tự xã hội. 5 1.4. CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 5 1.4.1. Theo mục đích của tín dụng. 5 1.4.2. Theo thời hạn tín dụng. 6 1.4.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng. 6 1.4.4. Theo phương thức cho vay. 6 1.4.5. Theo phương thức hoàn trả nợ vay. 6 CHƯƠNG 2 8 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN . 8 2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC. 8 2.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CÁC BỘ PHẬN. 9 2.3.1. Ban giám đốc: 9 2.3.2. Phòng Tổ chức hành chính: 9 2.3.3. Phòng Kế toán giao dịch: 10 2.3.4. Phòng Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp: 10 2.3.5. Phòng tiền tệ kho quỹ: 10 2.3.6. Phòng thông tin điện toán: 10 2.3.7. Phòng quản lý rủi ro: 10 2.4. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG CHO VAY THƯƠNG NGHIỆP. 10 2.4.1. Nguyên tắc vay vốn. 10 2.4.2. Điều kiện vay vốn. 11 2.4.2.1. Điều kiện vay vốn có bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bên thứ 3 và bảo lãnh của bên thứ 3. 11 2.4.2.2. Điều kiện vay vốn có bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. 12 2.4.2.3. Điều kiện vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản ( trừ bảo lãnh của bên thứ 3). 12 2.4.3. Hồ sơ vay vốn. 13 2.4.4. Phương thức cho vay trong tín dụng thương nghiệp-dịch vụ. 14 2.4.4.1. Phương thức cho vay từng lần. 14 2.4.4.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 15 2.4.5. Thời hạn và thể loại cho vay. 15 2.4.5.1. Thời hạn cho vay. 15 2.4.5.2. Thể loại cho vay. 16 2.4.6. Quy trình cho vay tại NHCT chi nhánh An Giang. 16 2.4.7. Những hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang: 16 2.4.8. Vai trò của chi nhánh NHCT An Giang đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang. 17 2.4.9. Định hướng hoạt động của NHCT An Giang năm 2008: 17 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005 – 2007 ): 17 2.5.1. Tình hình nguồn vốn. 17 2.5.2. Tình hình sử dụng vốn: 23 2.5.2.1. Tổng doanh số cho vay. 23 2.5.2.2. Tổng doanh số thu nợ. 25 2.5.2.3. Tổng dư nợ. 27 2.5.2.4. Tổng nợ xấu. 28 2.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 30 2.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHCT CHI NHÁNH AN GIANG. 32 2.6.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn. 32 2.6.2. Dư nợ / Vốn huy động. 33 2.6.3. Dư nợ / Tổng nguồn vốn. 33 2.6.4. Nợ xấu / Dư nợ. 33 2.6.5. Lợi nhuận / doanh thu. 33 CHƯƠNG 3 34 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ Ở AN GIANG. 34 3.1.1. Thuận lợi. 34 3.1.2. Khó khăn. 35 3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NHCT AN GIANG QUA 3 NĂM (2005 – 2007). 35 3.2.1. Doanh số cho vay tín dụng thương nghiệp-dịch vụ(TN-DV) . 35 3.2.1.1. Doanh số cho vay tín dụng thương nghiệp theo khách hàng. 35 3.2.1.2. Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay . 37 3.2.2. Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV . 38 3.2.2.1. Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng. 38 3.2.2.2. Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay . 39 3.2.3. Dư nợ tín dụng TN-DV . 40 3.2.3.1. Dư nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng . 40 3.2.3.2. Dư nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay. 42 3.2.4. Nợ xấu tín dụng TN-DV. 43 3.2.5. Một số giải pháp giảm rủi ro tín dụng TN-DV: 44 CHƯƠNG 4 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 45 4.1. KẾT LUẬN. 45 4.2. KIẾN NGHỊ. 46 DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn 18 Bảng 2.2: Tổng vốn huy động qua 3 năm (2005 – 2007 ) 20 Bảng 2.3 : Doanh số cho vay theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). 24 Bảng 2.4: Tổng doanh số thu nợ qua 3 năm (2005 – 2007) . 25 Bảng 2.5. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh: 26 Bảng 2.6: Tổng dư nợ qua 3 năm (2005 -2007 ) . 27 Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu qua 3 năm (2005 -2007). 29 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2005 – 2007 ). 30 Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2005 – 2007). 32 Bảng 3.1: Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007): 35 Bảng 3.2: Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005– 2007) 37 Bảng 3.3: Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007). 38 Bảng 3.4: Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). 39 Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007).. 40 Bảng 3.6: Dư nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007) . 42 Bảng 3.7: Nợ xấu tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007) . 43 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCT tỉnh An Giang. 9 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại NHCT An Giang. 16 Đồ thị 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua tại NHCT qua 3 năm (2005 -2007). 18 Đồ thị 2.2: : Tổng vốn huy động qua 3 năm (2005 – 2007 ). 21 Đồ thị 2.3 : Doanh số cho vay theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). 24 Đồ thị 2.4: Tổng doanh số thu nợ qua 3 năm (2005- 2007 ). 26 Đồ thị 2.5: Tổng dư nợ qua 3 năm (2005 -2007 ) . 27 Đồ thị 2.6: Tổng nợ xấu tại NHCT An Giang qua 3 năm (2005 – 2007). 29 Đồ thị 2.7 : Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2005 – 2007). 31 Đồ thị 3.1: Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007): 36 Đồ thị 3.2: Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm(2005–2007). 37 Đồ thị 3.3: Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007). 38 Đồ thị 3.4: Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). 39 Đồ thị 3.5: Dư nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007). 41 Đồ thị 3.6: : Dư nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). 42 Đồ thị 3.7: Nợ xấu tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007) 43 KÝ HIỆU VIẾT TẮT TDNH Tín dụng ngân hàng NHCT Ngân hàng Công thương NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước HĐTD Hợp đồng tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước TN-DV Thương nghiệp-dịch vụ PHẦN MỞ ĐẦU ((( LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Gia nhập WTO là một bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam, điều đó sẽ làm gia tăng tốc độ luân chuyển hàng hoá trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển. Điều này cũng làm hàng loạt các doanh nghiệp ra đời, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, muốn thế đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi máy móc, cải tiến cơ cấu quản lý, tập trung mở rộng sản xuất kinh doanh. Để làm được tất cả điều này thì doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có thể tìm các nguồn vốn cung ứng khác, trong đó có nguồn vốn vay từ ngân hàng, đây là nguồn vốn rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường và do đó nó cũng giữ vị trí rất trọng yếu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nếu vốn kinh doanh không đủ sẽ không những làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận mà còn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình giao dịch kinh doanh. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vốn tín dụng ngân hàng ngày càng lớn và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Cùng với xu hướng đó, bên cạnh các ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh lần lượt được hình thành nhằm cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển .Với vai trò là người trung gian đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế - xã hội và thực hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế thông qua lãi suất để tìm kiếm lợi nhuận. Gia nhập WTO không những tạo nên sự phát triển hệ thống ngân hàng mà đi liền theo đó cũng tạo nên những thách thức mới buộc các ngân hàng phải đối mặt và tập trung giải quyết. Đó là môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt, đặc biệt là các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, với nguồn tài chính rất mạnh, khoa học công nghệ hiện đại, cùng với cơ chế quản lý chặt chẽ đem lại hiệu quả cao và nhất là sự đa dạng về các loại hình sản phẩm dịch vụ đã thực sự hấp dẫn được khách hàng trong nước… tất cả những điều đó đã tạo nên một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các ngân hàng trong nước. Là một ngân hàng thương mại nhà nước chi nhánh ngân hàng Công thương (NHCT) tỉnh An Giang sẽ làm gì để có thể giữ vững được khách hàng hiện tại cũng như thu hút được khách hàng tiềm năng của mình trong tương lai? Xuất phát từ đó em đã chọn đề tài : “Phân tích tình hình tín dụng thương nghiệp-dịch vụ tại Ngân hàng Công thương-An Giang”. Để tìm thấy sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động kinh doanh trước và sau khi hội nhập. Trong khâu tín dụng thương nghiệp có thể nói vừa là lợi thế của ngân hàng này, vừa là một lĩnh vực đầu tư còn nhiều tiềm năng và là một ngành chiếm vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế An Giang. Quan hệ tín dụng này vừa tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển vừa đem lại thu nhập cho ngân hàng. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Trên cơ sở phân tích quá trình cho vay đối với tín dụng thương nghiệp, mà đưa ra những hạn chế và rủi ro trong lĩnh vực này, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tín đụng thương nghiệp, một trong những nguồn thu nhập chủ yếu của NHCT tỉnh An Giang. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đề tài tập trung nghiên cứu về tín dụng thương nghiệp-dịch vụ trong 3 năm (2005 – 2007) tại chi nhánh NHCT tỉnh An Giang. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Xuất phát từ các môn học có kiến thức liên quan đến tín dụng ngân hàng, kết hợp với các tư liệu báo chí, mạng internet, các số liệu thu thập từ hoạt động của NHCT tỉnh An Giang …tác giả sử dụng phương pháp phân tích và so sánh những dãy số biến động qua các năm để đưa ra nhận xét và đánh giá về tình hình hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thương nghiệp-dịch vụ tại chi nhánh NHCT tỉnh An Giang. PHẦN NỘI DUNG ((( NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG. Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng được biểu hiện qua sơ đồ sau : BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG TÍN DỤNG. Bản chất của tín dụng: Tín dụng thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sở hữu và người sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng này là quan hệ chuyển nhượng giữa người cho vay và người đi vay. Do đó, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay như thế nào thì quan hệ tín dụng như thế ấy. Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay chỉ là quan hệ điều hoà việc sử dụng vốn theo một kế hoạch do nhà nước vạch ra sẵn, quan hệ tín dụng ở đây chỉ là hình thức chứ không tự thể hiện cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường quan hệ giữa người cho vay và người đi vay là quan hệ trao đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng vốn trên cơ sở so sánh giữa lợi nhuận và chi phí nên quan hệ ở đây hình thành trên cơ sở cân nhắc và tính toán cẩn thận giữa lợi ích thu được và chi phí sử dụng vốn. Chức năng của tín dụng: Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển kinh tế. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng. Ở khâu tập trung vốn tiền tệ, nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, xã hội… Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, là sự chuyển hoá sử dụng các nguồn vốn đã tập trung để đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá cũng như nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả. Vì vậy, tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn và thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội, điều này được thể hiện qua các mặt : Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành. Nhờ đó, mà làm giảm bớt các chi phí liên quan như in tiền, đúc tiền, vận chuyển và bảo quản tiền… Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toná qua ngân hàng ngày càng được mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế vừa tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội phát triển. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hoá, chi phí trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.Vì vậy, qua đó tín dụng không những phản ánh được các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp mà còn thực hiện việc kiểm soát các hoạt động này nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm luật pháp…trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. VAI TRÒ TÍN DỤNG. Từ việc thực hiện các chức năng vốn có, tín dụng có vai trò tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội như sau: Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông, nên hiện tượng thừa và thiếu vốn luôn xảy ra. Từ đó tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn. Thêm vào đó, khi mở rộng sản xuất, kinh doanh thì yêu cầu về vốn đối với từng doanh nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, để đẩy mạnh phát triển sản xuất không thể chỉ trong chờ vào vốn tự có, doanh nghiệp còn phải biết tận dụng “kênh” vốn khác trong xã hội, từ đó, tín dụng với tư cách tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Thực hiện được điều đó, tín dụng vừa giúp doanh nghiệp tập trung vốn nhanh cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phân công và hợp tác quốc tế ngày một sâu rộng, quá trình điều tiết vốn không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn hình thành các quan hệ tín dụng quốc tế. Do vậy, tín dụng còn góp phần phát triển các mối quan hệ đối ngoại. Với vai trò này, tín dụng luôn là trợ thủ đắc lực và là người bạn đường cho các doanh nghiệp trong tiến trình sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả. Với chức năng tập trung và tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng đã trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Lượng tiền dôi thừa nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình lưu thông tiền tệ, dẫn đến mất cân đối hàng - tiền và hệ thống giá cả bị biến động là điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát. Mặt khác, tín dụng còn tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những nhân tố tích cực tiết giảm việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế đó cũng chính là bộ phận “tiền” mà nhà nước rất khó quản lý và dễ bị tác động bởi quy luật lưu thông tiền tệ.
Luận văn liên quan