Năm 2009 là năm chứng kiến sự hồi phục khá ngoạn mục của nền kinh tế thế
giới và Việt Nam sau cơn bão tài chính và suy thoái kinh tế khủng khiếp bắt đầu từ
cuộc đổ vỡ cho vay dưới chuẩn ở Mỹ nhờ các gói kích thích kinh tế của các chính phủ.
Thị trường chứng khoán vốn được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Bởi thế, theo
đà hồi phục của nền kinh tế Việt Nam là sự sôi động trở lại của thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Năm 2009 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô thị trường chứng khoán
Việt Nam. Tính đến tháng 11 năm 2009, đã có 430 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được
niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Mính HOSEvà sàn gia o
dịch chứng khoán Hà Nội HNX với tổng giá trị vốn hóa là hơn 669 nghìn tỷ đồng tương
đương 55% GDP của năm 2008. Trong đó nổi bật là sự lên ngôi của nhóm cổ phiếu
ngành bất động sản thay thế cho các cổ phiếu ngành ngân hàng trong giai đoạn 2007-2008. Các cổ phiếu ngành bất động sản tăng giá mạnh nhất trong đợt tăng điểm của chỉ
số VN-index trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009.
Cổ phiếu SJS của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà,
một trong những công ty bất động sản lớn nhất cả nước, cũng không nằm ngoài xu
hướng đó và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư và giới phân tích với
cách nhìn lạc quan và triển vọng
Nhận thức được xu hướng ấy, em mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích và định giá
cổ phiếu công ty cổ phần đầu tƣ phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà ”
nhằm tìm hiểu sâu về tình hình hoạt động của công ty đứng trên cả hai góc độ là nhà
đầu tư và nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
91 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu
tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
Sinh viên thực hiện : Tào Thị Việt Hà
Lớp : Anh 4
Khoá : 45
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tú Uyên
Hà Nội, tháng 05/2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY ............................... 3
VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ...................................................................................... 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ
PHIẾU ................................................................................................................... 3
1. Khái niệm và vai trò của phân tích công ty và định giá cổ phiếu ................ 3
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 3
1.2. Vai trò ....................................................................................................... 4
1. 3. Mối quan hệ giữa phân tích công ty và định giá cổ phiếu ..................... 6
2. Phƣơng pháp phân tích công ty và định giá cổ phiếu .................................. 7
2.1. Phân tích định tính (qualitative analysis) ................................................ 7
2.2. Phân tích định lƣợng – quatitative analysis .......................................... 16
2.3 Các phƣơng pháp định giá cổ phiếu. ...................................................... 23
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ
PHIẾU TRÊN THẾ GIỚI VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM ............................. 26
1. Kinh nghiệm phân tích công ty của thế giới và so sánh với Việt Nam. ..... 26
1.1. Về phƣơng pháp áp dụng ....................................................................... 26
1.2. Về ý nghĩa và vai trò .............................................................................. 27
2. Kinh nghiệm định giá cổ phiếu trên thế giới và so sánh với Việt Nam. .... 27
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẨU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIÊP SÔNG ĐÀ ........... 28
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ......................................................................... 29
1. Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................... 29
2. Cơ cấu sở hữu và quản trị công ty .............................................................. 29
2.1. Cơ cấu sở hữu ......................................................................................... 29
2.2. Quản trị công ty: .................................................................................... 30
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh .................................................................. 30
II. PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẨN
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ ....... 31
1. Phân tích định tính ...................................................................................... 31
1. 1 Phân tích môi trƣờng kinh tế vĩ mô Việt Nam ...................................... 31
1.2. Phân tích ngành bất động sản. ............................................................... 35
1.3. Phân tích SWOT ................................................................................... 40
2. Phân tích định lƣợng ................................................................................... 42
2.1 Phân tích các chỉ số tài chính .................................................................. 42
2.2. Phân tích Dupont.................................................................................... 55
3. Định giá cổ phiếu ......................................................................................... 56
3.1. Mô hì nh chiế t khấ u cổ tƣ́ c: .................................................................... 56
3.2. Phƣơng phá p so sá nh P/E. ..................................................................... 58
III. ĐÁ NH GIÁ HIỆ U QUẢ HOẠ T ĐỘ NG TÀ I CHÍ NH CỦ A CÔNG TY VÀ
NGUYÊN NHÂN. ................................................................................................ 59
1. Thành công đạt đƣợc và nguyên nhân : ...................................................... 59
1.1. Thành công ............................................................................................. 59
1.2. Nguyên nhân: .......................................................................................... 60
2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................. 61
2.1. Hạn chế : ................................................................................................. 61
2.2. Nguyên nhân: ......................................................................................... 61
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NẦNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG
NGHIỆP SÔNG ĐÀ................................................................................................ 63
I. TRIỂN VỌNG NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2010 VÀ KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ............................ 63
1. Triển vọng ngành bất động sản năm 2010-05-25 ....................................... 63
1.1. Điểm sáng ............................................................................................... 63
1.2. Điểm tối ................................................................................................... 64
2. Kế hoạ ch, chiế n lƣợ c củ a công ty. ............................................................... 65
2.1. Chiến lƣợc sản phẩm .............................................................................. 65
2.2. Chiến lƣợc thị trƣờng ............................................................................. 66
2.3. Kế hoạ ch về mô hì nh tổ chƣ́ c ................................................................. 66
2.4. Kế hoạ ch về doanh thu, lợ i nhuậ n ......................................................... 66
2.5. Kế hoạ ch triể n khai cá c dƣ̣ á n ............................................................... 67
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ..... 67
1. Chú trọng tiếp thị sản phẩm , nâng cao hơn nƣ̃ a thƣơng hiệ u Sudico nhằ m
đẩ y mạ nh năng lƣ̣ c cạ nh tranh . ...................................................................... 67
1.1.Thƣơng hiệu ngày càng đƣợc quan tâm thị trƣờ ng bấ t độ ng sả n ......... 67
1.2. Các phƣơng thƣ́ c nâng cao thƣơng hiệ u công ty .................................. 67
2. Nâng cao tỷ trọ ng vố n nợ trong cơ cấ u vố n mộ t cá ch hợ p lý nhằ m tậ n dụ ng
đò n bả y tà i chí nh. ............................................................................................ 70
2.1. Cơ cấ u vố n và rủ i ro tà i chí nh: .............................................................. 70
2.2. Đò n bả y tà i chí nh (financial leverage): ................................................. 70
2.3. Cơ cấ u vố n hợ p lý : ................................................................................. 71
3. Nâng cao hiệ u quả đầ u tƣ cá c dƣ̣ á n ........................................................... 72
3.1. Kiể m soá t tố t hơn cá c chi phí đầ u và o ................................................... 72
3.2. Nâng cao công tá c quả n lý dƣ̣ á n ........................................................... 72
III. MỘ T SỐ KIẾ N NGHỊ VỚ I BỘ /NGÀNH/CƠ QUAN CHƢ́ C NĂNG ....... 73
1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và Bộ xây dựng ........................... 73
1.1. Ngân hàng Nhà nƣớc cần đẩ y mạ nh tí n dụ ng bấ t độ ng sả n : ............... 73
1.2. Bộ xây dựng cần đơn giả n hó a cá c thủ tụ c hà nh c hính trong kinh doanh
BĐS ................................................................................................................ 74
2. Khuyến nghị đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc ................................ 76
2.1. Nâng cao tí nh hiệ u quả : .......................................................................... 77
2.2. Phát triển bền vững và ổn định ............................................................... 79
3. Khuyế n nghị đầ u tƣ cổ phiế u SJS đố i vớ i nhà đầ u tƣ ................................ 81
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 83
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu sở hữu
Bảng 2: Một số dự án lớn đang thựchiện
Bảng 3: Biến động doanh thu qua các năm
1
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Năm 2009 là năm chứng kiến sự hồi phục khá ngoạn mục của nền kinh tế thế
giới và Việt Nam sau cơn bão tài chính và suy thoái kinh tế khủng khiếp bắt đầu từ
cuộc đổ vỡ cho vay dưới chuẩn ở Mỹ nhờ các gói kích thích kinh tế của các chính phủ.
Thị trường chứng khoán vốn được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Bởi thế, theo
đà hồi phục của nền kinh tế Việt Nam là sự sôi động trở lại của thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Năm 2009 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô thị trường chứng khoán
Việt Nam. Tính đến tháng 11 năm 2009, đã có 430 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được
niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Mính HOSEvà sàn giao
dịch chứng khoán Hà Nội HNX với tổng giá trị vốn hóa là hơn 669 nghìn tỷ đồng tương
đương 55% GDP của năm 2008. Trong đó nổi bật là sự lên ngôi của nhóm cổ phiếu
ngành bất động sản thay thế cho các cổ phiếu ngành ngân hàng trong giai đoạn 2007-
2008. Các cổ phiếu ngành bất động sản tăng giá mạnh nhất trong đợt tăng điểm của chỉ
số VN-index trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009.
Cổ phiếu SJS của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà,
một trong những công ty bất động sản lớn nhất cả nước, cũng không nằm ngoài xu
hướng đó và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư và giới phân tích với
cách nhìn lạc quan và triển vọng
Nhận thức được xu hướng ấy, em mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích và định giá
cổ phiếu công ty cổ phần đầu tƣ phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà”
nhằm tìm hiểu sâu về tình hình hoạt động của công ty đứng trên cả hai góc độ là nhà
đầu tư và nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu trước hết là tìm hiểu cơ sở lý luận về phân tích và định
giá cổ phiếu dựa trên những kinh nghiệm về phân tích công ty và định giá cổ phiếu trên
thế giới và Việt Nam. Sau đó áp dụng vào phân tích Công ty cổ phần đầu tư phát triển
đô thị và khu công nghiệp Sông Đà để có cái nhìn sâu về thực trạng hoạt động của công
ty nói chung và hoạt động tài chính nói riêng trong mối tương quan với quá khứ, với
ngành và tổng thể nền kinh tế vĩ mô. Từ đó làm nền tảng để xác mức giá cổ phiểu và
đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mô hình phân tích và định giá cổ phiếu
được áp dụng vào phân tích Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công
nghiệp Sông Đà.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng;
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê
5. Kết cấu
Khóa luận được chia làm ba chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích công ty và định giá cổ phiếu
Chương 2: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô
thị và khu công nghiệp Sông Đà
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Công ty cổ phần đầu
tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
Lời cảm ơn
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cố giáo truờng Đại học
Ngoại Thương nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàng nói
riêng đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Sau đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Tú Uyên đã nhiệt
tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đẹp khóa luận này.
Xin kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ và thành đạt!
2
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY
VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1. Khái niệm và vai trò của phân tích công ty và định giá cổ phiếu
1.1. Khái niệm
1.1.1.Khái niệm phân tích công ty – company analysis.
Phân tích công ty là quá trình đánh giá một doanh nghiệp một cách tổng thể
theo phương pháp top-down bao gồm phân tích bên ngoài bên ngoài doanh nghiệp là
môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành và phân tích bên trong doanh nghiệp dựa
trên các dữ liệu thu thập được1.
Phân tích công ty bao gồm phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích
công ty nhằm mục đích định giá cổ phiếu (trong đầu tư chứng khoán thì còn được gọi là
phân tích tài chính doanh nghiệp hay phân tích cơ bản – fundamental analyis) và phục
vụ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong đó hoạt động tài chính.
1.1.2. Khái niệm định giá cổ phiếu
Khái niệm: Định giá cổ phiếu là quá trình tính toán và xác định giá trị lý
thuyết (hay giá trị nội tại, gián trị thực- intrinsic value) của cổ phiếu dựa trên những
phân tích cơ bản ước lượng các dòng tiền trong tương lai và khả năng sinh lời của
công ty. Định giá cổ phiếu của công ty để phục vụ cho các mục đích: đưa ra các quyết
định mua, bán và nắm giữ cổ phiếu; cổ phần hóa doanh nghiệp; phát hành chứng
khoán lần đầu ra công chúngIPO; mua lại và sáp nhập doanh nghiệp M&A2
Khi nói đến giá cổ phiếu, cần phân biệt giá trị nội tại với các giá trị khác của
cổ phiếu bao gồm giá trị nội tại với giá trị thị trường, mệnh giá và giá trị sổ sách.
Mệnh giá là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu, là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu, theo quy
định hiện hành của Việt Nam hiện nay, mệnh giá cổ phiếu là 10 000 VND. Mệnh giá cổ
phiếu không có giá trị thực tế đối với người đầu tư khi đã đầu tư, và nó không liên quan
j đến giá trị thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị đối với cty tại
thời điểm phát hành, nó thể hiện đc số tiền tối thiểu mà công ty có thể nhận đc từ mỗi
cổ phiếu phát hành. Giá trị sổ sách (book value) và giá trị thị trường. Giá trị sổ sách là
1
2 Warrent Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, bang Nebraska, Hoa Kỳ là nhà đầu tư thành công
nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway – một trong những tập đoàn tài chính-
bảo hiểm đa quốc gia lớn nhất nước Mỹ và thế giới có lợi suất cổ phiếu lên đến 76% từ 2000-nay, so với 11.3%
của lợi suất S&P 500 - và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản
chừng 37 tỉ USD.
3
giá trị kế toán của một tài sản hoặc một doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của tài sản bằng
chi phí mua sắm trừ khi phần khấu hao lũy kế của tài sản đó. Giá trị sổ sách của doanh
nghiệp bằng giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả
và giá trị cổ phiếu ưu đãi được được ghi trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Giá
trị thị trường (market value) là giá của tài sản hoặc được giao dịch trên thị trường.
Thường thì giá trị trường của tài sản hoặc doanh nghiệp thường cao hơn giá trị kế toán.
Về giá trị lý thuyết và giá trị thị trường, cặp giá trị này thường được dùng để
chỉ giá tri của các chứng khoán. Giá trị thị trường của một chứng khoán là giá trị của
chứng khoán đó khi được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Giá trị lý thuyết (giá
trị nội tại) là giá trị của chứng khoán đó được xác định bằng các phương pháp định giá
chứng khoán theo các lý thuyết về định giá chứng khoán. Trong một thị trường hiệu quả
thì giá trị thị trường của chứng khoán phản ánh đúng hoặc gần đúng giá trị nội tại của
nó.
Khi nhắc đến giá trị thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu, người ta thường
mua vào khi giá trị thị trường thấp hơn giá trị thực của nó (undervalued) với kì vọng giá
cổ phiếu sẽ lên và bán ra khi giá trị thị trường thấp hơn giá thị nội tại của nó
(overvalued) với kì vọng giá cổ phiếu sẽ giảm.
Khi định giá cổ phiếu cần tuân theo hai nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là giá
trị thời gian của tiền tệ: Giá trị tiền theo thời gian, trên cơ sở toán học, là số tiền nhận
được hôm nay có giá trị hơn số tiền nhận được vài tháng hoặc vài năm sau với cùng số
lượng. Vì thế, khi định giá cổ phiếu luôn phải chiết khấu các dòng tiền trong tương lai
về hiện tại. Nguyên tắc thứ hai là mối quan hệ giữa lợi suất và rủi ro. Trong tài chính,
lợi suất và rủi ro có mối quan hệ ngược nhau. Công ty càng rủi ro cao thì lợi suất yêu
cầu phải cao và ngược lại.
1.2. Vai trò
1.2.1. Vai trò của phân tích công ty:
Đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung, phân tích công ty là công
cụ đắc lực trong quá trình lập kế hoạch, quản lý và đưa ra quyết định của các nhà quản
trị doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các kết quả phân tích công ty sẽ cung cấp một cái
nhìn chuyên sâu về từng mảng, từng bộ phận hoạt động của công ty. Đối với hoạt động
tài chính nói riêng, các kết quả phân tích công ty về tình hình hoạt động tài chính (phân
tích định lượng) giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính, khả năng sinh lời và
4
khả năng tăng trưởng của công ty và là công cụ dự báo tài chính bao gồm dự báo dòng
tiền, dự báo doanh thu, dự báo lợi nhuận.
Đối với các cổ đông, nhờ các kết quả phân tích công ty các cổ đông có thể
đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty và định giá được khả năng sinh lời của
mỗi đồng vốn bỏ ra. Từ đó có thể đưa ra các quyết định tăng thêm vốn góp, chuyển
nhượng vốn hay rút vốn khỏi doanh nghiệp.
Đối với các định chế tài chính trong đó có ngân hàng, phân tích công ty là công
cụ để đánh giá rủi ro tín dụng. Đây chính là ứng dụng của phân tích công ty trong phân
tích tín dụng bao gồm 5C: phẩm chất (character), năng lực (capacity), điều kiện
(condition), thế chấp (collateral) và vốn (capital). Từ đó đưa ra các quyết định về cấp
tín dụng đồng thời gián tiếp giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
Đối với các đối tác trong đó có nhà cung cấp, các kết quả phân tích công ty sẽ
cung cấp những thông tin về uy tín về triển vọng của công ty và khả năng thanh khoản
các khoản nợ ngắn hạn, từ đó đưa ra các chính sách bán chịu, chiết khấu hay giảm giá.
Đối với các nhà phân tích và tư vấn tài chính, phân tích công ty sẽ giúp họ tư
vấn các nhà đầu tư là các khách hàng của mình trong việc mua, bán, nắm giữ cổ phiếu.
Đối với nhà đầu tư, phân tích công ty là kim chỉ nam để lựa chọn đầu tư cổ
phiếu trong đầu tư chứng khoán. Một nhà đầu tư thông minh thường không chỉ quan
tâm đến phân tích kĩ thuật mà còn chủ yếu dựa vào phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản
nhằm tính toán về đánh giá triển vọng tăng trưởng, thị trường, doanh số, các chỉ số tài
chính, tình hình pháp lý và hệ thống quản trị của doanh nghiệp và triển vọng của ngành
hoạt động, của nền kinh tế quốc dân nhằm tìm ra các doanh nghiệp xứng đáng để đầu
tư. Nhà đầu tư phải tìm hiểu về công ty trước khi có quyết định đầu tư. Hơn nữa, nếu
chỉ dựa vào phân tích kĩ thuật và bỏ qua phân tích cơ bản mà vẫn tiến hành đầu tư quả
là rất nguy hiểm.
Đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước, các phân tích công ty sẽ giúp họ
đưa ra quyết định về phân bổ ngân sách, cấp vốn, quốc hữu hóa hoặc phục vụ mục đích