Khóa luận Pháp luật và chính sách bồi thường thiệt hại đối với nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại Quận Long Biên, Hà Nội
Theo văn kiện Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam : “ Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, quy hoạch sử dụng đất hợp lí Đầu tư nhiều hơn cho phát triển công nghiệp dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến chuyển một bộ phận quan trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn ”. Việt Nam vốn là một đất nước thuần nông, để phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá như mục tiêu đã đề ra ở trên thì vấn đề đặt ra là phải thu hồi đất nông nghiệp làm cơ sở thực hiện các dự án phát triển đất nước. Vấn đề này tiếp tục được nhấn mạnh và hoàn thiện tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ X. Theo đó “.Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăng thêm trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng từ 3- 3,2%/ năm, tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội ”. Văn kiện đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo làm kim chỉ nam cho toàn bộ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nông nghiệp phải tiến hành song song với công nghiệp. Với vai trò của một cán bộ quản lý ở cấp cơ sở, tôi nhận thấy vấn đề bồi thường thiệt hại cho người nông dân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của đất nước đang tồn tại nhiều bất cập trong quá trình Nhà nước quản lý đất đai. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Pháp luật và chính sách bồi thường thiệt hại đối với nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại Quận Long Biên, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật của mình. Đề tài được thực hiện dựa trên phân tích Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tại Quận Long Biên, thành phố Hà Nội , hậu quả thu hồi đất nông nghiệp ( Bồi thường sau thu hồi, giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội khác đưa ra một số kiến nghị cũng như các giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại.