Khóa luận Pháp luật về phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng- Thực trạng và hướng hoàn thiện

“Rửa tiền” hiện nay không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới mà ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng không tránh khỏi. Đặc biệt là khi các cơ quan chức năng tại các thị trường, trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới đang nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền thì những kẻ rửa tiền lại có động cơ và xu hướng để chuyển sang hoạt động tại các thị trường mới nổi. Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có con số cụ thể nào thống kê về quy mô và tính nghiêm trọng do hoạt động rửa tiền ở Việt Nam gây ra, mặc dù vậy, từ các số liệu về thiệt hại từ tội phạm tham nhũng, ma tuý, các tội xâm phạm sở hữu phần nào đã cho chúng ta biết một lượng tiền và tài sản tương đối lớn đã và đang được tẩy rửa hàng năm. “Vấn đề rửa tiền còn mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi càng hội nhập sâu thì nguy cơ dẫn đến rửa tiền càng lớn và tinh vi hơn”- đó là nhận định của ông Ric Power, đại diện của cơ quan Phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam, trong hội thảo về phòng chống rửa tiền do Bộ Thông tin- truyền thông, Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan Phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp quốc tổ chức ngày 21/07/2008. Rõ ràng nhận định trên của ông Ric Power là hoàn toàn có cơ sở, bởi vì theo ước tính, hiện nay, có khoảng từ 2% đến 5% GDP toàn cầu là tiền bất hợp pháp được "rửa" thông qua các hình thức khác nhau. Nếu chỉ tính mức thấp nhất là 2% thì con số này tại Việt Nam cũng được ước tính là khoảng 2,25 tỷ đô-la Mỹ . Do đó, khi các nước phát triển có các biện pháp phòng chống rửa tiền chặt chẽ, với sự hỗ trợ của nền công nghệ thông tin hiện đại và tính thông dụng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ trở thành điểm ngắm của các cá nhân và tổ chức tội phạm. Với nền kinh tế đang được tập trung để phát triển, hệ thống luật pháp và tài chính ngân hàng còn đang trong quá trình hoàn thiện, cơ chế quản lý nguồn gốc thu nhập còn chưa rõ ràng, hệ thống chế tài xử phạt chưa cụ thể và nghiêm khắc, những quốc gia đang phát triển rất dễ bị các băng nhóm tội phạm lợi dụng để chu chuyển các khoản thu do phạm pháp mà có. Mặc dù Việt Nam đã có quy định về phòng chống rửa tiền nằm trong Bộ Luật hình sự năm 1999, Luật các tổ chức tín dụng và ngày 06/07/2005 Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền nhưng các tiêu chí, quy định về các nguy cơ và hành động rửa tiền, các biện pháp phòng chống rửa tiền còn chưa thực sự xác định và chưa được hướng dẫn một cách cụ thể. Chính vì vậy mà công tác phòng chống rửa tiền hiện nay ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng - một lĩnh vực tương đối nhạy cảm trong nền kinh tế và cũng là lĩnh vực thường xuyên được các tội phạm rửa tiền chú ý đến. Thực tế, ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất hiện một số vụ liên quan tới rửa tiền qua Ngân hàng Việt Nam. Việt Nam được cảnh báo là mục tiêu của tội phạm rửa tiền vì hệ thống pháp luật phòng, chống rửa tiền còn chưa chặt chẽ; hệ thống thanh tra, giám sát; hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn nhiều hạn chế; mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn làm cho việc kiểm soát giao dịch còn nhiều khó khăn Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc rà soát, đánh giá lại các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng và tìm ra những giải pháp hoàn thiện là một việc làm cần thiết và cấp bách. Do đó, em nhận thấy vấn đề phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng là một vấn đề rất mới và phức tạp trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là lí do em chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp.

doc64 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3428 | Lượt tải: 14download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật về phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng- Thực trạng và hướng hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI -----***----- TÀO THU MINH NGUYỆT KT 30D PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Chuyên ngành: Luật Tài chính – Ngân hàng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Kiều Giang HÀ NỘI - 2009 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng để em có thể hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy Nguyễn Kiều Giang - người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận. Em cũng xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô trong Khoa Pháp luật Kinh tế đã tạo điều kiện tốt cho em học tập và nghiên cứu tại trường. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình động viên, chia sẻ những kinh nghiệm và những kiến thức quý báu, giúp em có thể làm tốt công việc của mình. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khoá luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của Quý Thầy, Cô để khoá luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin gửi tới tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành nhất! Hà Nội, tháng 4 năm 2009 Sinh viên Tào Thu Minh Nguyệt MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG LỜI CẢM ƠN LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………..….4 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN………………………………………..….8 Khái quát chung về hoạt động rửa tiền…………………...……………8 Khái niệm……………………………………………………...………8 Đặc điểm……………………………………………………..……......9 Các phương thức rửa tiền…………………………………..………..12 Tác hại của rửa tiền đối với kinh tế - xã hội…………………………13 Rửa tiền trong hoạt động ngân hàng và tác hại của hoạt động rửa tiền đối với hệ thống ngân hàng………………………………………..…15 Khái quát chung về pháp luật phòng chống rửa tiền……...…………18 Sự cần thiết phải có pháp luật về phòng chống rửa tiền……...……..18 Pháp luật phòng chống rửa tiền trên thế giới……………………..…19 Pháp luật phòng chống rửa tiền ở Việt Nam.......................................21 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM…………………………………………………………………...…….…23 Quy định về hoạt động rửa tiền………………………...………..…....23 Quy định về các biện pháp phòng chống rửa tiền…………...…….…25 Biện pháp xây dựng quy tắc và bộ phận giám sát trong nội bộ tổ chức tín dụng................................................................................................25 Biện pháp nhận biết khách hàng…………………………………..…26 Biện pháp báo cáo giao dịch vượt ngưỡng giá trị quy định……........31 Biện pháp báo cáo giao dịch đáng ngờ………………...……………34 Biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền….….35 Biện pháp lưu trữ hồ sơ………………………………….…………...38 Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước trong lĩnh vực phòng chống hoạt động rửa tiền trong hoạt động ngân hàng…………………………………………………...39 Quy định về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền nói chung…………39 Quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong hoạt động phòng, chống rửa tiền…………………………………………..……40 Quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong hoạt động phòng, chống rửa tiền…………………………………………….….41 Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng……………………………………………47 Quy định về chế tài xử lý vi phạm và các biện pháp tư pháp……….51 Quy định về chế tài xử lý vi phạm……………………………………51 Quy định về biện pháp tư pháp……………………………...……….56 KẾT LUẬN……………………………………………………………….…....59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. “Rửa tiền” hiện nay không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới mà ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng không tránh khỏi. Đặc biệt là khi các cơ quan chức năng tại các thị trường, trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới đang nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền thì những kẻ rửa tiền lại có động cơ và xu hướng để chuyển sang hoạt động tại các thị trường mới nổi. Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có con số cụ thể nào thống kê về quy mô và tính nghiêm trọng do hoạt động rửa tiền ở Việt Nam gây ra, mặc dù vậy, từ các số liệu về thiệt hại từ tội phạm tham nhũng, ma tuý, các tội xâm phạm sở hữu phần nào đã cho chúng ta biết một lượng tiền và tài sản tương đối lớn đã và đang được tẩy rửa hàng năm. “Vấn đề rửa tiền còn mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi càng hội nhập sâu thì nguy cơ dẫn đến rửa tiền càng lớn và tinh vi hơn”- đó là nhận định của ông Ric Power, đại diện của cơ quan Phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam, trong hội thảo về phòng chống rửa tiền do Bộ Thông tin- truyền thông, Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan Phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp quốc tổ chức ngày 21/07/2008. Rõ ràng nhận định trên của ông Ric Power là hoàn toàn có cơ sở, bởi vì theo ước tính, hiện nay, có khoảng từ 2% đến 5% GDP toàn cầu là tiền bất hợp pháp được "rửa" thông qua các hình thức khác nhau. Nếu chỉ tính mức thấp nhất là 2% thì con số này tại Việt Nam cũng được ước tính là khoảng 2,25 tỷ đô-la Mỹ Theo số liệu của cơ quan UNODC trong dự án “Tăng cường năng lực của các cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật trong công tác phòng chống rửa tiền ở Việt Nam” . Do đó, khi các nước phát triển có các biện pháp phòng chống rửa tiền chặt chẽ, với sự hỗ trợ của nền công nghệ thông tin hiện đại và tính thông dụng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ trở thành điểm ngắm của các cá nhân và tổ chức tội phạm. Với nền kinh tế đang được tập trung để phát triển, hệ thống luật pháp và tài chính ngân hàng còn đang trong quá trình hoàn thiện, cơ chế quản lý nguồn gốc thu nhập còn chưa rõ ràng, hệ thống chế tài xử phạt chưa cụ thể và nghiêm khắc, những quốc gia đang phát triển rất dễ bị các băng nhóm tội phạm lợi dụng để chu chuyển các khoản thu do phạm pháp mà có. Mặc dù Việt Nam đã có quy định về phòng chống rửa tiền nằm trong Bộ Luật hình sự năm 1999, Luật các tổ chức tín dụng và ngày 06/07/2005 Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền nhưng các tiêu chí, quy định về các nguy cơ và hành động rửa tiền, các biện pháp phòng chống rửa tiền còn chưa thực sự xác định và chưa được hướng dẫn một cách cụ thể. Chính vì vậy mà công tác phòng chống rửa tiền hiện nay ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng - một lĩnh vực tương đối nhạy cảm trong nền kinh tế và cũng là lĩnh vực thường xuyên được các tội phạm rửa tiền chú ý đến. Thực tế, ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất hiện một số vụ liên quan tới rửa tiền qua Ngân hàng Việt Nam. Việt Nam được cảnh báo là mục tiêu của tội phạm rửa tiền vì hệ thống pháp luật phòng, chống rửa tiền còn chưa chặt chẽ; hệ thống thanh tra, giám sát; hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn nhiều hạn chế; mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn làm cho việc kiểm soát giao dịch còn nhiều khó khăn… Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc rà soát, đánh giá lại các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng và tìm ra những giải pháp hoàn thiện là một việc làm cần thiết và cấp bách. Do đó, em nhận thấy vấn đề phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng là một vấn đề rất mới và phức tạp trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là lí do em chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực tế, vấn đề phòng chống rửa tiền trên thế giới đã xuất hiện cách đây khoảng 4 thập kỷ và đã được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là các quốc gia phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề phòng chống rửa tiền mới được dư luận quan tâm trong vài năm trở lại đây. Do vậy, các công trình nghiên cứu về phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng còn tương đối ít. Tuy nhiên từ tháng 07/2007 khi dự án “Tăng cường năng lực của các cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật trong công tác phòng chống rửa tiền ở Việt Nam” được khởi động thì vấn đề phòng chống rửa tiền ở Việt Nam mới được các cơ quan chức năng và dư luận xã hội quan tâm và nhìn nhận một cách nghiêm túc và xác đáng. Do vậy, đề tài “Pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng: Thực trạng và hướng hoàn thiện” là một đề tài mang tính mới, sẽ tập trung đi vào nghiên cứu vấn đề này một cách nghiêm túc trên cơ sở học hỏi và rút kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn của hoạt động rửa tiền trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam; tìm hiểu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng chống rửa tiền trên cơ sở so sánh với các khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (Financial Action Task Force on Money Laudering - FATF) Lực lượng đặc nhiệm tài chính(FATF) được Hội nghị Thượng đỉnh G7 thành lập tại Paris năm 1989; FATF là một tổ chức tập hợp nhiều chuyên gia thực thi pháp luật, tài chính; chức năng của FATF là xây dựng và phát triển các chính sách phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố. FATF đã xây dựng Bốn mươi Khuyến nghị xuất bản lần đầu tiên vào năm 1990, được sửa đổi hai lần vào các năm 1996 và 2003. Năm 2001, FATF cũng đưa ra Tám khuyến nghị đặc biệt chống tài trợ cho khủng bố. và Luật mẫu về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố 2005 của Liên hợp quốc để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng chống rửa tiền để công tác phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn trên thực tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: khoá luận nghiên cứu những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn của hoạt động rửa tiền nói chung, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng chống rửa tiền và các quy định có liên quan khác nằm ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. - Phạm vi nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu, khoá luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng. 6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là Phương pháp duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài là: phương pháp giải thích, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp… 8. Kết cấu của khoá luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của bản luận văn gồm 02 chương: Chương I: Khái quát chung về hoạt động rửa tiền và pháp luật phòng, chống rửa tiền. Ở chương này, tác giả giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về hoạt động rửa tiền nói chung cũng như hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng nói riêng và giới thiệu về pháp luật phòng, chống rửa tiền. Chương II: Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Ở chương này, tác giả tập trung đi sâu phân tích những quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN Khái quát chung về hoạt động rửa tiền. Khái niệm Trong vài thập kỷ gần đây, thuật ngữ “rửa tiền”(money laundering) đã được sử dụng rộng rãi do tính phổ biến và ảnh hưởng của hoạt động này trên toàn thế giới. Nhìn bề ngoài, hoạt động rửa tiền có vẻ như vô hại bởi nó không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản con người, không đưa đến những cảnh tượng hãi hùng, cũng không mấy liên quan đến đời sống hàng ngày của mỗi con người. Tuy nhiên, hoạt động rửa tiền luôn được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà xã hội học, kinh tế học, luật học… Nghiên cứu về rửa tiền, có rất nhiều định nghĩa được đưa ra như sau: Rửa tiền (tiếng Anh là Money Laundering) cách nói ẩn dụ của việc “làm sạch đồng tiền”, là hoạt động giao dịch tài chính đặc biệt để giấu tên, nguồn và nơi đến của đồng tiền, là việc biến đồng tiền phạm pháp thành đồng tiền hợp pháp để sử dụng Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: . Một cách hiểu phổ biến khác được đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận là: rửa tiền là hành động chuyển lợi nhuận thu được từ hoạt động phạm pháp thành lợi nhuận hợp pháp. Th.S Nguyễn Hải Bình, Phòng, chống rửa tiền trên thế giới và một số lưu ý khi áp dụng tại Việt Nam, tạp chí Ngân hàng số 11/2005, trang 33 Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) - một tổ chức được công nhận là tổ chức đặt tiêu chuẩn quốc tế cho những nỗ lực phòng, chống rửa tiền - định nghĩa: rửa tiền là quá trình xử lý tiền do phạm tội mà có, nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng Những câu hỏi thường gặp trong phòng, chống rửa tiền : . Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về rửa tiền, nhưng có thể nói, hiểu một cách đơn giản nhất thì : rửa tiền là việc giấu giếm hoặc nguỵ trang những đặc điểm và nguồn gốc bất hợp pháp của tiền và tài sản có được từ những hoạt động tội phạm và nhằm tạo cho những khoản tiền và tài sản đó một nguồn gốc có vẻ như hợp pháp. Đặc điểm Từ những phân tích trên đây có thể nhận xét, mặc dù hoạt động rửa tiền được định nghĩa khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận của từng tác giả nhưng nhìn chung đã nêu bật lên những đặc điểm sau đây của hoạt động này: Một là, nguồn gốc của tiền đem rửa là tiền hoặc tài sản có được từ các hoạt động tội phạm. Các hoạt động tội phạm này được coi là nguồn của hoạt động rửa tiền. Ở từng quốc gia khác nhau thì cách quy định tội phạm nguồn là khác nhau. Nhưng hầu như phạm vi tội phạm nguồn thường được quy định rất rộng. Theo khuyến nghị của FATF có tới 20 nhóm tội phạm được chỉ định là tội phạm nguồn của tội rửa tiền như: tham gia nhóm tội phạm có tổ chức, buôn người, bóc lột tình dục, buôn lậu ma tuý, tham nhũng… Theo Bốn mươi khuyến nghị của FATF, Pháp luật Việt Nam mặc dù chưa chính thức quy định trực tiếp tội phạm rửa tiền và quy định tội phạm nguồn của tội rửa tiền, nhưng đã gián tiếp quy định tại Bộ Luật Hình sự 1999 điều 250 (tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có) và điều 251 (tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có). Theo điều 250 và điều 251, có thể thấy về nguyên tắc, bất kỳ tội phạm nào mà từ việc phạm tội, người phạm tội có thể thu lợi về tiền hoặc tài sản thì cũng có thể trở thành nguồn của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có. Như vậy dù nguồn gốc của tiền đem rửa là rất đa dạng nhưng xét về bản chất thì đó là tiền bất hợp pháp do có được từ những hoạt động phạm tội. Vì thế mà tiền này còn được gọi một cách ẩn dụ là “tiền bẩn”. Do đó, có tiền bẩn tức là trước đó đã xảy ra một hành vi phạm tội và người có tiền bẩn sẽ có nhu cầu rửa tiền để che dấu nguồn gốc bất hợp pháp đó của nó đồng thời tiền bẩn cũng là động lực để những chủ thể này tiếp tục phạm tội mới để kiếm lời. Chính điều này cũng phần nào tạo nên tính chất nguy hiểm của hoạt động rửa tiền. Hai là, chủ thể của hoạt động rửa tiền khá đa dạng. Đó có thể là người trực tiếp thực hiện tội phạm hoặc người liên quan đến tội phạm hoặc người bị tội phạm mua chuộc... Tuy nhiên các chủ thể này đều có đặc điểm chung là: người đã được hưởng lợi từ hoạt động tội phạm nguồn. Ba là, mục đích của hoạt động rửa tiền là hướng tới sự hợp pháp hoá các khoản tiền và tài sản có được từ các hoạt động tội phạm. Tức là, nhằm biến tiền bẩn thành tiền sạch, hay nói cách khác là nhằm che dấu nguồn gốc thực, nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, biến chúng thành những đồng tiền có vẻ như có được từ những hoạt động hợp pháp. Từ đó số tiền tưởng như là không liên quan tới tội phạm ấy sẽ không bị các cơ quan chức năng nghi ngờ, điều tra, tịch thu và sung công quỹ. Đồng thời, bản thân chủ thể của hoạt động rửa tiền sẽ không bị cơ quan chức năng phát hiện và truy tố về hành vi phạm tội trước đó. Khi việc rửa tiền thành công thì chủ thể rửa tiền sẽ dùng số tiền đó phục vụ cho mục đích cá nhân (mua sắm các tài sản khác, đầu tư vào các doanh nghiệp, cho vay…) hoặc chuyển tiền toàn thế giới nhằm tài trợ cho các tội phạm khác, đây cũng chính là điều cả thế giới đang lo ngại, bởi khi một vụ rửa tiền thành công, tiền bẩn biến thành tiền sạch thì bọn tội phạm có thể dùng số tiền ấy để tiếp tay cho các tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm khủng bố, gây nên những sự bất ổn cho xã hội và nền chính trị toàn cầu. Bốn là, hoạt động rửa tiền luôn được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những tác động mang tính tiêu cực của nó gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới nền kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa (những tác động tiêu cực này sẽ được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo của khoá luận). Đồng thời, hoạt động rửa tiền luôn luôn mang lỗi cố ý của người thực hiện nhằm che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền và tài sản. Chính vì sự nguy hiểm của hành vi này mà ngay trong khuyến nghị đầu tiên của FATF trong 40 Khuyến nghị về phòng chống rửa tiền, đã yêu cầu “các quốc gia cần hình sự hoá tội rửa tiền trên cơ sở công ước Liên Hợp quốc 1988 chống lại việc buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần (Công ước Viên 1988) và Công ước 2000 về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (công ước Parlemo)” 40 khuyến nghị của FATF, . Đồng thời yêu cầu các quốc gia quy định một phạm vi rộng nhất các tội phạm nguồn của tội rửa tiền và ít nhất ở mỗi nước, tội phạm nguồn phải bao gồm các tội phạm thuộc danh mục đã được 40 khuyến nghị chỉ định. Năm là, hoạt động rửa tiền xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Thật vậy, ngày nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì hàng ngàn tỉ đô la Mỹ được chu chuyển trên khắp thế giới với tốc độ tính bằng giây suốt 24/24 giờ trong ngày Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, trang 19, NXB Công an Nhân dân Hà Nội, 2007 . Lợi dụng tình hình đó, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau mà những khoản tiền bất hợp pháp đang được chu chuyển, tẩy rửa khắp nơi trên thế giới, gây nên vấn nạn rửa tiền trên toàn cầu. Điều này làm hoạt động rửa tiền không chỉ đơn thuần gây nguy hiểm cho từng quốc gia đơn lẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới và yêu cầu phải có một giải pháp quốc tế để phòng chống rửa tiền trên phạm vi toàn cầu. Sáu là, hình thức rửa tiền ngày càng trở nên tinh vi hơn. Thực tế cho thấy, song song với các hoạt động tội phạm ngày càng phức tạp là các hình thức rửa tiền ngày càng tinh vi, khó phát hiện và khó điều tra được. Nếu như trước đây các hình thức rửa tiền thường là dùng tiền mặt mua vàng bạc, đá quý, bất động sản … hoặc vận chuyển tiền mặt xuyên quốc gia … thì hiện nay cùng với sự hợp tác của các ngân hàng trên toàn thế giới, tội phạm rửa tiền thường sử dụng hệ thống ngân hàng để thực hiện hàng loạt giao dịch tài chính phức tạp, khó lần dấu vết nhằm đưa những đồng tiền phi pháp vào hệ thống tài chính, trộn lẫn với những khoản thu nhập hợp pháp, lũng đoạn nền kinh tế theo xu hướng có lợi cho các cá nhân, tổ chức tội phạm, thậm chí gây ra cả tệ nạn tham nhũng làm suy yếu cả hệ thống chính trị. Phương thức rửa tiền Các phương thức rửa tiền rất phong phú, đa dạng gắn liền với khe hở trong hệ thống pháp luật phòng, chống rửa tiền của mỗi nước. Từ thực tiễn phòng, chống rửa tiền của nhiều nước có thể nêu lên một số phương thức rửa tiền điển hình sau của tội phạm rửa tiền: Danh mục các vụ phòng, chống rửa tiền, Vận chuyển tiền mặt với số lượng lớn xuyên quốc gia Thông qua mua vàng bạc, kim cương, đá quý,… là những tài sản gọn nhẹ, giá trị cao, có thể mua đi, bán lại mọi nơi, mọi lúc Thông qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp, đầu tư vào thị trường chứng khoán, đầu tư ra nước ngoài… Thông qua việc chơi xổ số, cá cược, đánh bạc,.. Thông qua hệ thống ngân hàn
Luận văn liên quan