Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang trở thành xu thế chính của nề n
kinh tế thế giới hiện nay. Nó đòi hỏi các quốc gia, các dân tộc phải có sự hội
nhập sâu rộng, giao lưu, hợp tác cùng nhau phát triển. Không nằm ngoài xu
thế đó, Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện các hiệp định AFTA, đã gia
nhập WTO và tiến hành mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào ngà y
1/1/2009. Cùng với tiến trình đó, các loại hình phân phối bán lẻ hiện đại theo
mô hình của các nước tiên tiến như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâ m
thương mại đã xuất hiện và ngày càng phổ biến tại một số đô thị ở Việt Nam
để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân. Đây vừa là những
cơ hội mới cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, đồng thời cũng là thách thức
không nhỏ trong kinh doanh bán lẻ. Với việc mở cửa giao lưu kinh tế và thu
hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, cạnh tranh trên thị trường bán lẻ đang trở
nên gay gắt. Trước tình hình này, để tồn tại và phát triển thì điều kiện tiê n
quyết là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và nước ngoài phải đánh giá được
thực trạng kinh doanh dịch vụ bán lẻ của mình để tìm ra giải pháp phát triển
và cạnh tranh có hiệu quả.
Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại tại các nước
có nền kinh tế thị trường cho thấy đây là hình thức tổ chức thương mại rất có
hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các hình thức phâ n
phối hàng hóa. Hoạt động bán lẻ thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại
ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhậ n
có tác dụng góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế; tuy nhiên cũng không
tránh khỏi những tồn tại, hạn chế nhất định.
Thời điểm mở của hoàn toàn thị trường bán lẻ đang đến gần, thị trường
bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn nhạy cảm và phát triển nhanh với việc
2
tăng tốc của các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước. Ai cũng muốn tạo
lập cho mình vị thế vững chắc trên thị trường. So với các doanh nghiệp bán lẻ
nước ngoài có ưu thế lớn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm lâu năm thì các
doanh nghiệp trong nước còn rất non trẻ.
Được đánh giá là thị trường bán lẻ phát triển năng động và đầy tiề m
năng, triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là rất lớn. Trong bối
cảnh đó, để tránh bị thôn tính và loại bỏ, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xuất phát từ những nhận thức trên, em đã quyết định chọn đề tài "Phát
triển hoạt động bán lẻ hiện đại-triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ
nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam" làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
110 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3451 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại-Triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại-triển vọng cho
các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Huyền
Lớp : Pháp 4
Khoá : K43F
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Lê Hằng
Hà Nội, 2008
MỤC LỤC
LờI Mở ĐầU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: Lý LUậN CHUNG Về BáN Lẻ ....................................................... 4
1.1. Những vấn đề chung về hoạt động bán lẻ........................................... 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động bán lẻ ............................................. 4
1.1.1.1.Khái niệm ................................................................................. 4
1.1.1.2.Đặc điểm của hoạt động bán lẻ ................................................ 5
1.1.2. Vị trí, chức năng, vai trò của bán lẻ trong kênh phân phối ........................ 5
1.1.2.1.Vị trí ......................................................................................... 5
1.1.2.2.Chức năng của hoạt động bán lẻ .............................................. 7
1.1.3. Sự phát triển của các hình thức bán lẻ ......................................................... 8
1.1.3.1.Chợ ........................................................................................... 9
1.1.3.2.Cửa hàng chuyên doanh ........................................................... 9
1.1.3.3.Cửa hàng bách hoá................................................................... 9
1.1.3.4.Siêu thị ................................................................................... 10
1.1.3.5.Bán lẻ qua mạng Internet........................................................ 10
1.1.3.6.Nhượng quyền bán lẻ .............................................................. 10
1.1.4. Định giá bán lẻ ............................................................................................ 11
1.1.4.1.Chiến lược định giá phổ biến .................................................. 11
1.1.4.2. Giá bán khuyến khích của nhà sản xuất ................................. 12
1.1.4.3.Định giá trong thương mại bán lẻ qua Internet ....................... 12
1.2. Hệ thống bán lẻ hiện đại ................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm ..................................................................................................... 14
1.2.2.1.Hệ thống bán lẻ áp dụng phương pháp tự phục vụ (self-service) 14
1.2.2.2.Hệ thống bán lẻ hiện đại áp dụng nghệ thuật trưng bày hàng
hóa (Merchandising) .......................................................................... 15
1.2.2.3.Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày với chất lượng
được đảm bảo ...................................................................................... 16
1.2.3. Các loại hình bán lẻ hiện đại phổ biến....................................................... 16
1.2.3.1. Siêu thị................................................................................... 16
1.2.3.2. Trung tâm thương mại ........................................................... 17
CHƢƠNG 2: THựC TRạNG HOạT ĐộNG BáN Lẻ TRÊN THị TRƢờNG BáN
Lẻ VIệT NAM ...................................................................................................... 20
2.1. Đặc điểm của thị trường bán lẻ Việt Nam ........................................ 21
2.1.1. Các mô hình phân phối, bán lẻ hiện có ở Việt Nam ................................. 21
2.1.2. Việt Nam -Thị trường bán lẻ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư
nước ngoài ............................................................................................................ 22
2.1.3. Yếu tố chính trị pháp luật tác động tới hoạt động bán lẻ.......................... 29
2.1.3.1.Quy chế siêu thị-trung tâm thương mại ................................... 29
2.1.3.2.Lộ trình cam kết mở cửa của Việt Nam ................................... 31
2.1.3.3.Đề án "Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010,
định hướng đến năm 2015 và 2020" .................................................. 32
2.1.4. Mặt bằng cho hoạt động kinh doanh bán lẻ .............................................. 33
2.1.5. Văn hóa-thói quen mua sắm của người tiêu dùng .................................... 35
2.2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường
Việt Nam .................................................................................................. 36
2.2.1. Hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài ................................ 36
2.2.1.1.Doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam ......................... 36
2.2.1.2.Quy mô và vị trí của các siêu thị và trung tâm thương mại. .... 39
2.2.1.4.Hàng hóa trong siêu thị, trung tâm thương mại ...................... 42
2.2.1.5.Giá thành sản phẩm. ............................................................... 43
2.2.1.6.Nguồn nhân lực và quản lý ..................................................... 44
2.2.1.7.Hoạt động Marketing .............................................................. 44
2.2.1.8.Uy tín và thương hiệu của các siêu thị nước ngoài tại Việt Nam ...... 45
2.2.2. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ................................................................. 46
2.2.2.1.Tiềm lực tài chính ................................................................... 47
2.2.2.2.Quy mô siêu thị ....................................................................... 47
2.2.2.3.Hàng hóa trong siêu thị .......................................................... 48
2.2.2.4.Giá cả hàng hóa và nguồn hàng ............................................. 49
2.2.2.5.Nguồn nhân lực và quản lý ..................................................... 50
2.2.2.6.Cơ sở hậu cần (Logistic)......................................................... 51
2.2.2.7.Hoạt động Marketing .............................................................. 51
2.3. Đánh giá chung ................................................................................. 52
2.3.1. Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài ............................................................... 52
2.3.1.1.Lợi thế của các doanh nghiêp bán lẻ nước ngoài .................... 52
2.3.1.2.Khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài ................ 53
2.3.2. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ................................................................. 56
2.3.2.1.Thành tựu ............................................................................... 56
2.3.2.2.Những yếu kém tồn tại ........................................................... 63
2.3.2.3.Nguyên nhân của những tồn tại .............................................. 68
CHƢƠNG 3: TRIểN VọNG PHáT TRIểN CHO CáC DOANH NGHIệP BáN
Lẻ NƢớC NGOàI Và GIảI PHáP CHO CáC DOANH NGHIệP BáN Lẻ VIệT
NAM ..................................................................................................................... 73
3.1. Những căn cứ chính để định hướng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại . 73
3.1.1. Quá hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ..................................... 73
3.1.2. Những thay đổi trong thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng Việt
Nam ....................................................................................................................... 75
3.1.3. Mức độ siêu thị hoá và lối sống công nghiệp ........................................... 75
3.1.4. Lợi thế cạnh tranh của hệ thống bán lẻ hiện đại so với các loại hình bán
lẻ truyền thống ....................................................................................................... 76
3.2. Xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới ................ 76
3.2.1. Xu hướng kinh doanh chuyên môn hóa mặt hàng ................................... 76
3.2.2. Xu hướng cạnh tranh toàn cầu hóa ............................................................ 77
3.2.3. Hệ thống phân phối truyền thống sẽ bị thu hẹp ........................................ 77
3.2.4. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại sẽ được mở rộng .................... 78
3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động bán lẻ tại Việt Nam ......... 79
3.3.1. Mục tiêu hướng tới của đề án .................................................................... 79
3.3.2. Định hướng phát triển đối với hệ thống bán lẻ hiện đại ........................... 80
3.4. Triển vọng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài ...... 81
3.5. Giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ............................ 83
3.5.1. Giải pháp từ phía nhà nước ........................................................................ 83
3.5.1.1.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi
trường thuận lợi để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ...................... 83
3.5.1.2.Giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển
hệ thống bán lẻ hiện đại ..................................................................... 84
3.5.1.3.Phối hợp trong công tác quản lý hệ thống bán lẻ hiện đại ...... 87
3.5.1.4.Khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ thực hiện liên kết ....... 88
3.5.1.5.Phát triển hài hòa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống ... 89
3.5. 1.6.Các giải pháp khác ................................................................ 90
3.5.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ................................. 90
3.5.2.1.Thay đổi nhận thức kinh doanh và xây dựng phong cách chuyên
nghiệp ................................................................................................ 90
3.5.2.2.Nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở vật chất để kinh doanh có hiệu
quả hơn .............................................................................................. 92
3.5.2.3.Thực hiện đa dạng hóa thị trường và phát triển dịch vụ khách hàng
............................................................................................................................ 92
3.5.2.4.ứng dụng chiến lược Marketing hỗn hợp trong kinh doanh..... 93
3.5.2.5.Xây dựng chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực ... 95
3.5.2.6.Tiến hành liên kết tạo sức mạnh để cạnh tranh với các công ty bán
lẻ nước ngoài....................................................................................... 96
3.5.3. Giải pháp khác ............................................................................................ 97
3.5.3.1.Đối với các doanh nghiệp sản xuất ......................................... 97
3.5.3.2.Đối với người tiêu dùng .......................................................... 98
KếT LUậN ..........................................................................................................100
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang trở thành xu thế chính của nền
kinh tế thế giới hiện nay. Nó đòi hỏi các quốc gia, các dân tộc phải có sự hội
nhập sâu rộng, giao lưu, hợp tác cùng nhau phát triển. Không nằm ngoài xu
thế đó, Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện các hiệp định AFTA, đã gia
nhập WTO và tiến hành mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào ngày
1/1/2009. Cùng với tiến trình đó, các loại hình phân phối bán lẻ hiện đại theo
mô hình của các nước tiên tiến như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm
thương mại đã xuất hiện và ngày càng phổ biến tại một số đô thị ở Việt Nam
để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân. Đây vừa là những
cơ hội mới cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, đồng thời cũng là thách thức
không nhỏ trong kinh doanh bán lẻ. Với việc mở cửa giao lưu kinh tế và thu
hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, cạnh tranh trên thị trường bán lẻ đang trở
nên gay gắt. Trước tình hình này, để tồn tại và phát triển thì điều kiện tiên
quyết là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và nước ngoài phải đánh giá được
thực trạng kinh doanh dịch vụ bán lẻ của mình để tìm ra giải pháp phát triển
và cạnh tranh có hiệu quả.
Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại tại các nước
có nền kinh tế thị trường cho thấy đây là hình thức tổ chức thương mại rất có
hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các hình thức phân
phối hàng hóa. Hoạt động bán lẻ thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại
ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận
có tác dụng góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế; tuy nhiên cũng không
tránh khỏi những tồn tại, hạn chế nhất định.
Thời điểm mở của hoàn toàn thị trường bán lẻ đang đến gần, thị trường
bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn nhạy cảm và phát triển nhanh với việc
1
tăng tốc của các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước. Ai cũng muốn tạo
lập cho mình vị thế vững chắc trên thị trường. So với các doanh nghiệp bán lẻ
nước ngoài có ưu thế lớn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm lâu năm thì các
doanh nghiệp trong nước còn rất non trẻ.
Được đánh giá là thị trường bán lẻ phát triển năng động và đầy tiềm
năng, triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là rất lớn. Trong bối
cảnh đó, để tránh bị thôn tính và loại bỏ, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xuất phát từ những nhận thức trên, em đã quyết định chọn đề tài "Phát
triển hoạt động bán lẻ hiện đại-triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ
nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam" làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm về hoạt động bán lẻ, hoạt động bán lẻ hiện đại,
vị trí, vai trò của bán lẻ trong kênh phân phối.
- Nghiên cứu thực trạng, tình hình phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam và nước ngoài. Đánh giá các thành tựu đạt được và các yếu kém còn
tồn tại.
- Định hướng, mục tiêu phát triển của thị trường bán lẻ, từ đó đánh giá
triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và đề xuất một số giải
pháp phát triển các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiêm cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của một số mô hình bán lẻ hiện
đại, bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại và chuỗi cửa hàng tiện lợi tại
2 đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2
Sử dụng các phương pháp: phương pháp luận duy vật biện chứng;
phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bán lẻ
Chương 2: Thực trạng hoạt động bán lẻ trên thị trường bán lẻ Việt Nam
Chương 3: Triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và
giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Lệ Hằng đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thày cô
và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN LẺ
1.1. Những vấn đề chung về hoạt động bán lẻ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động bán lẻ
1.1.1.1.Khái niệm
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ, trong đó có hai định
nghĩa được thừa nhận rộng rãi như sau:
Trong cuốn "Quản trị Marketing", Phillip Kotler đã đưa ra định nghĩa
bán lẻ:
Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người
tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thương
mại.1
Trong cuốn "Retail management", Micheal Levy định nghĩa:
Bán lẻ là một loạt các hoạt động kinh doanh làm gia tăng giá trị cho sản
phẩm dịch vụ được bán cho người tiêu dùng cuối cùng vì mục đích sử dụng
cho cá nhân hoặc gia đình.2
Như vậy hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng
hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu
cầu sử dụng cá nhân, phi thương mại.
Nhà bán lẻ là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm dịch vụ
nhất định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Doanh
thu của nhà bán lẻ chủ yếu từ hoạt động bán lẻ mang lại. Bất kể tổ chức nào
1 Nguồn: Phillip Kotler (2003), "Quản trị Marketing", NXB Thống Kê, trang 314
2 Nguồn: Micheal Levy (2003), "Retail management", NXB McGraw Hill Higher Education
4
(nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ) bán cho người tiêu dùng cuối cùng
đều đang làm chức năng của bán lẻ.
1.1.1.2.Đặc điểm của hoạt động bán lẻ
Với định nghĩa như trên, bán lẻ có những đặc điểm cơ bản sau:
Người bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với
người tiêu dùng cuối cùng nên họ nắm bắt rõ nhu cầu, thị hiếu và thói quen
mua sắm của khách hàng. Do vậy người bán lẻ có khả năng thích ứng với nhu
cầu của người tiêu dùng cao hơn và năng động hơn trong hoạt động bán hàng
so với các loại hình trung gian khác.
Người bán lẻ phải cung cấp hàng hoá đa dạng từ các hàng hoá thông
thường giá trị thấp cho đến các chủng loại hàng hoá có giá trị cao, tiêu dùng
dài ngày nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Các
dịch vụ cung ứng cũng rất phong phú, đòi hỏi người bán hàng phải hiểu rõ
những hàng hoá dịch vụ mà mình cung ứng để giúp khách hàng lựa chọn và
từ đó có thể bán được nhiều hàng hoá hơn. Cũng chính từ đặc điểm này mà
khả năng an toàn trong kinh doanh của người bán lẻ thường cao hơn so với
người bán buôn.
Nhờ vào lợi thế kinh tế về quy mô mà hiệu quả kinh doanh của chuỗi
hệ thống cửa hàng bán lẻ thường cao hơn so với những của hàng bán lẻ đơn
độc, do vậy chuỗi hệ thống của hàng bán lẻ trở thành một trong những ngành
kinh doanh lớn nhất trên thế giới.
Người bán lẻ là thành viên cuối cùng trong kênh phân phối hàng hoá và
dịch vụ, do vậy hàng hoá họ bán ra sẽ trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối
cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Và hàng hoá sau khi từ tay người
bán lẻ đến với người tiêu dùng cuối cùng sẽ không có cơ hội quay trở lại thị
trường nữa.
1.1.2. Vị trí, chức năng, vai trò của bán lẻ trong kênh phân phối
1.1.2.1.Vị trí
5
Các nhà sản xuất thường đưa hàng hóa và dịch vụ của mình ra thị
trường thông qua các kênh phân phối. Kênh phân phối theo định nghĩa của
Stern và EL. Ansary là một hệ thống các tổ chức độc lập liên quan đến quá
trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho sử dụng hoặc tiêu dùng. Nó
được hình dung như một chuỗi bao gồm các khâu trung gian khác nhau có
liên quan đến đường đi của sản phẩm, dịch vụ giúp sản phẩm từ nhà sản xuất
đến tay người tiêu dùng. Trung gian trong các kênh phân phối có thể là đại lý
môi giới, nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Tuy không có quy mô lớn, không có khả
năng về vốn so với nhà bán buôn nhưng nhà bán lẻ có những phương tiện bán
hàng đa dạng, hệ thống cửa hàng phong phú như cửa hàng bách hoá, cửa hàng
tổng hợp, siêu thị, các cửa hàng khuyến mại, giảm giá. Các nhà bán lẻ nằm ở
vị trí cuối cùng trong kênh phân phối. Họ mua lại hàng từ các nhà sản xuất,
nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn để bán trực tiếp cho nhười tiêu dùng cuối
cùng. Người bán lẻ không những là những người quan hệ trực tiếp với người
tiêu dùng mà còn hoạt động như một đại lý mua hàng cho công chúng bằng
cách xác định, lựa chọn hàng hóa, thỏa thuận mức giá với nhà cung cấp nhằm
thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cho tất cả mọi người trong xã hội.