Trước yêu cầu tự do hoá tài chính đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu,
Chính phủ kết hợp với Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có
nhiều chủ trương trong đổi mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực
cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước vốn còn tồn tại
nhiều hạn chế. Có thể nói, xét theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì
cổ phần hoá dường như là giải pháp tối ưu không những để đáp ứng quy định
của WTO khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức mà còn nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong đó có các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Cho đến nay, việc cổ phần
hoá Ngân hàng thương mại nhà nước đã có những khởi đầu và đang dần được
triển khai theo lộ trình. Tuy nhiên, những gì đạt được vẫn được đánh giá là
chậm so với kế hoạch, và trên thực tế, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều
vướng mắc. Điều này có thực sự ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và hướng phát
triển hoạt động của các ngân hàng thương mại sau khi cổ phần hoá? Có thể
nói đây là vấn đề quan trọng thu hút nhiều sự quan tâm không chỉ của những
nhà hoạch định chính sách khi mà NHTM ngày càng giữ vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế. Gần đây, khi Ngân hàng
Vietinbank là ngân hàng thương mại nhà nước thứ hai được cổ phần hoá vào
tháng 5/2009 thì cổ phần hoá và định hướng phát triển sau cổ phần hoá lại trở
thành đề tài được bàn luận sôi nổi trong thời gian qua. Qua một quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu, thấy được tầm quan trọng của chiến lược phát triển hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sau cổ phần hoá đối với nền
kinh tế, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển hoạt động kinh doanh
của các Ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá – lấy
Vietcombank làm điểm nghiên cứu”.
112 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa – lấy vietcombank làm điểm nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA –
LẤY VIETCOMBANK LÀM ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Hoa Nữ
Lớp : Anh 1 - TCNHA
Khóa : 45
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hiền
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... 1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ...................................... 3
I. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thƣơng mại. ............................................................................. 3
1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân
................................................................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm .................................................................................... 3
1.1.2 Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại........................ 4
1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế quốc dân. . 6
1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................ 7
1.2.1. Các hoạt động kinh doanh cơ bản ............................................... 7
1.2.2. Sự khác biệt hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
với các tổ chức kinh tế khác. .............................................................. 13
1.3. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng
.............................................................................................................. 14
1.3.1. Quy mô, số lượng dịch vụ kinh doanh ...................................... 14
1.3.2. Chất lượng: an toàn, kịp thời và tiện ích. .................................. 15
1.3.3. Hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ số tài chính ................... 16
II. Cổ phần hoá và tác động của cổ phần hoá đến hoạt động kinh doanh
của một ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ............................................. 22
2.1 Cổ phần hoá ngân hàng thương mại Nhà nước ................................ 22
2.1.1 Khái niệm cổ phần hoá .............................................................. 22
2.1.2 Đặc điểm của cổ phần hoá ngân hàng thương mại nhà nước ...... 23
2.2 Tác động của cổ phần hoá đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
.............................................................................................................. 24
2.2.1 Tạo ra hệ thống quản trị năng động và hiệu quả......................... 24
2.2.2 Tăng năng lực tài chính cho các Ngân hàng thương mại ............ 25
2.2.3 Cổ phần hoá sẽ tạo áp lực bắt buộc Ngân hàng thương mại Nhà
nước phải nâng cao khả năng sinh lời (ROA, ROE). .......................... 25
III. Bài học kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hoá các NHTMNN của
Trung Quốc ............................................................................................. 26
3.1 Tiến trình cổ phần hoá các NHTMNN Trung Quốc .......................... 26
3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình CPH các NHTMNN Trung
Quốc ...................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG SAU CỔ PHẦN HOÁ
..................................................................................................................... 33
I. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh của các NHTM
Vietcombank trƣớc cổ phần hoá (2003 – 2007) ..................................... 33
1.1 Quy mô, số lượng dịch vụ kinh doanh ............................................. 33
1.1.1 Doanh số, lợi nhuận và thị trường .............................................. 33
1.1.2 Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ của Vietcombank.................... 47
1.2. Chất lượng các loại hình dịch vụ của Ngân hàng Vietcombank ...... 49
1.3. Hiệu quả hoạt động của Vietcombank ............................................. 50
1.4. Một số hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 55
1.4.1 Một số hạn chế .......................................................................... 55
1.4.2. Các nguyên nhân ...................................................................... 57
II. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh của Vietcombank sau
cổ phần hoá (2008-2009) ......................................................................... 60
2.1 Hình thức và tổ chức của Vietcombank sau khi tiến hành cổ phần hoá.
.............................................................................................................. 61
2.2 Quy mô, số lượng sản phẩm dịch vụ kinh doanh .............................. 63
2.2.1 Doanh số, lợi nhuận và thị trường .............................................. 63
2.2.2. Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ ............................................... 68
2.3. Chất lượng của các sản phẩm dịch vụ............................................. 70
2.4. Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương những
năm sau cổ phần hoá thông qua các chỉ số tài chính. ............................ 71
III. Đánh giá chung về sự phát triển hoạt động kinh doanh Ngân hàng
của VCB sau cổ phần hoá ....................................................................... 74
3.1. Thành tựu đạt được ......................................................................... 74
3.2. Những hạn chế ................................................................................ 75
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN
HOÁ ............................................................................................................ 78
I. Tình hình cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc tại Việt
Nam.......................................................................................................... 78
II. Những thuận lợi và khó khăn của NHTM Nhà nƣớc sau cổ phần hoá
.................................................................................................................. 79
2.1. Những thuận lợi ............................................................................. 80
2.1.1 Nguồn vốn tự có tăng đảm bảo an toàn hoạt động và phát triển
hoạt động kinh doanh ......................................................................... 80
2.1.2. Năng lực quản lý điều hành tăng lên góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh.......................................................................................... 81
2.2. Những khó khăn .............................................................................. 83
2.2.1 Cơ chế hoạt động ....................................................................... 84
2.2.2. Sự biến động của nguồn lực ...................................................... 85
2.2.3. Áp lực cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng .............. 86
III. Giải pháp phát triển hoạt động các NHTM Nhà nƣớc Việt Nam sau
cổ phần hoá.............................................................................................. 87
3.1. Các giải pháp vĩ mô ........................................................................ 87
3.2. Các giải pháp vi mô ........................................................................ 91
IV. Kiến nghị ........................................................................................... 98
4.1 Kiến nghị với Chính phủ .................................................................. 98
4.2 Kiến nghị với NHNN ........................................................................ 99
4.3 Kiến nghị với các ngân hàng thương mại nhà nước đã và sẽ cổ phần
hoá ...................................................................................................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 102
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng việt
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNTVN Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
CPH Cổ phần hoá
NHTW Ngân hàng Trung Ương
NH Ngân hàng
BQL Ban quản lý
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
TTCK Thị trường chứng khoán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Vietcombank giai đoạn 2003 – 2007
..................................................................................................................... 34
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của NH Vietcombank theo nguồn huy
động giai đoạn (2004 – 2007)...................................................................... 35
Bảng 2.3: Dƣ nợ tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2003 – 2007. ....... 37
Bảng 2.4: Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank từ năm 2003 –
2007 ............................................................................................................. 40
Bảng 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank từ năm 2003 –
2007 ............................................................................................................. 41
Bảng 2.6: Hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank từ năm 2003 -2007
..................................................................................................................... 43
Bảng 2.7: Hệ số CAR của NHNTVN giai đoạn 1996 – 200 ...................... 51
Bảng 2.8: Tình hình vốn tự có và chỉ số CAR của NHNTVN giai đoạn 2003 –
2007 ............................................................................................................. 52
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu tài chính của Vietcombank từ năm 2003 – 2007
..................................................................................................................... 53
Bảng 2.10: Chỉ tiêu NIM qua từ năm 2003 - 2007 .................................... 54
Bảng 2.11: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên từ 2003-2007 ..................... 55
Bảng 2.12: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Vietcombank
2008, 2009 ................................................................................................... 64
Bảng 2.13: Các chỉ số tài chính của Vietcombank những năm gần đây . 72
Bảng 2.14 : Chỉ tiêu NIM của Vietcombank các năm sau cổ phần hóa ... 73
Bảng 2.15: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên những năm sau cổ phần hóa
..................................................................................................................... 73
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Hoạt động đầu tƣ của Vietcombank năm 2003 - 2007 ......... 38
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trƣớc thuế của NHNTVN giai đoạn 2003-2007 .. 53
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trƣớc thuế của Vietcombank từ 2003 - 2010 ...... 74
Sơ đồ 1: Mô hình NHNTVN và các công ty con ...................................... 62
LỜI CẢM ƠN
Khoá luận tốt nghiệp này là một trong những cột mốc có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với cá nhân người viết. Đây là cơ hội quý báu để tác giả có thể
hệ thống hoá các kiến thức và vận dụng những kỹ năng thiết thực đã được rèn
luyện trên giảng đường Đại học Ngoại Thương suốt bốn năm qua.
Trong quá trình hoàn thành khoá luận, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và chân thành tới giảng viên – thạc sỹ Nguyễn Thị Hiền – bộ môn
Ngân hàng thương mại – khoa Tài chính Ngân hàng – Trường Đại học Ngoại
Thương. Chân thành cảm ơn cô về những chỉ bảo hết sức tận tình trong thời
gian qua từ lúc xây dựng ý tưởng đến khi hoàn thiện khoá luận này.
Khoá luận tốt nghiệp cũng không thể hoàn thành nếu không có sự động
viên, khích lệ từ phía nhà trường, bạn bè và đặc biệt là từ phía người thân, gia
đình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Mặc dù bản thân người viết đã hết sức cố gắng, song do thời gian, kinh
nghiệm và tài liệu nghiên cứu bị hạn chế nên khoá luận cũng không tránh
khỏi những thiếu sót đáng tiếc. Nhân đây, tác giả mong muốn được đón nhận
những ý kiến góp ý, phản hồi mang tính xây dựng từ phía thầy cô và độc giả
để có thể phát triển và hoàn thiện xuất sắc đề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Đặng Thị Hoa Nữ
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trước yêu cầu tự do hoá tài chính đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu,
Chính phủ kết hợp với Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có
nhiều chủ trương trong đổi mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực
cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước vốn còn tồn tại
nhiều hạn chế. Có thể nói, xét theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì
cổ phần hoá dường như là giải pháp tối ưu không những để đáp ứng quy định
của WTO khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức mà còn nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong đó có các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Cho đến nay, việc cổ phần
hoá Ngân hàng thương mại nhà nước đã có những khởi đầu và đang dần được
triển khai theo lộ trình. Tuy nhiên, những gì đạt được vẫn được đánh giá là
chậm so với kế hoạch, và trên thực tế, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều
vướng mắc. Điều này có thực sự ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và hướng phát
triển hoạt động của các ngân hàng thương mại sau khi cổ phần hoá? Có thể
nói đây là vấn đề quan trọng thu hút nhiều sự quan tâm không chỉ của những
nhà hoạch định chính sách khi mà NHTM ngày càng giữ vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế. Gần đây, khi Ngân hàng
Vietinbank là ngân hàng thương mại nhà nước thứ hai được cổ phần hoá vào
tháng 5/2009 thì cổ phần hoá và định hướng phát triển sau cổ phần hoá lại trở
thành đề tài được bàn luận sôi nổi trong thời gian qua. Qua một quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu, thấy được tầm quan trọng của chiến lược phát triển hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sau cổ phần hoá đối với nền
kinh tế, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển hoạt động kinh doanh
của các Ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá – lấy
Vietcombank làm điểm nghiên cứu”.
2
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trình bày những lý luận cơ bản về
hoạt động kinh doanh và việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại, phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam trước và sau cổ phần hoá. Từ đó đề ra các giải pháp
nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhà
nước sau cổ phần hoá, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Vietcombank nói
riêng và các ngân hàng thương mại nói chung.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh và định
hướng phát triển của NHTMCP Vietcombank. Đồng thời khoá luận cũng đưa
ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại cổ phần nhà nước trong tương lai.
- Đề tài sử dụng số liệu thống kê từ năm 2003 – 2010
Phƣơng pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện
chứng, khoá luận sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp so sánh
Nội dung nghiên cứu: Kết cấu khoá luận bao gồm 3 phần:
- Phần I : Phần lý luận cơ sở chung
- Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại Thương sau cổ phần hoá
- Phần III: Các giải pháp phát triển hoạt động của NHTMNN sau cổ
phần hoá
3
CHƢƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thƣơng mại.
1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân
1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian với hoạt động
cơ bản nhất là huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính số tiền đó
cho các cá nhân, tổ chức vay lại. Ở mỗi quốc gia ngân hàng thương mại lại có
một định nghĩa riêng.
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên
cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính.
Ở Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào
thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức
khác mà số tiền của họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng
hay dịch vụ tài chính.
Ở Ấn Độ: Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản kí thác để
cho vay hay tài trợ và đầu tư.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ: Ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn
thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái,
nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác…
Ở Việt Nam theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, sửa đổi bổ
sung năm 2004 thì: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với
trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện nghiệp vụ
chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
4
1.1.2 Các chức năng cơ bản của ngân hàng thƣơng mại
Với sự xuất hiện hình thức ngân hàng sơ khai nhất cách đây hơn 2000
năm, qua thời gian hệ thống ngân hàng trên thế giới được phát triển ngày càng
hiện đại hơn. Theo đó, chức năng của các ngân hàng thương mại được mở
rộng cùng với quá trình hiện đại hoá và phát triển. Với những ngân hàng đa
năng như ngày nay, có rất nhiều chức năng của ngân hàng có thể liệt kê ra,
chẳng hạn như: chức năng bảo hiểm, chức năng uỷ thác, chức năng môi giới,
chức năng kế hoạch đầu tư, chức năng ngân hàng đầu tư và bảo lãnh,… Tuy
vậy, về cơ bản từ truyền thống đến hiện đại ngân hàng thương mại có các
chức năng cơ bản sau:
Chức năng trung gian tín dụng
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại
đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với
chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa
đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi
suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên
tham gia: người gửi tiền và người đi vay.
- Đối với người gửi tiền: họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn
rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa ngân hàng
còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ
thanh toán tiện lợi.
- Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn kinh doanh
tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp, chi tiêu, thanh toán mà không chi phí nhiều
về sức lực thời gian cho việc tìm kiếm những nơi cung ứng vốn riêng lẻ.
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại.
Chức năng trung gian thanh toán
5
Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ
quỷ của các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu
của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi cho họ để thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu
bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Việc ngân hàng thương mại
thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với nền
kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách
hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm
thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán,… Tuỳ theo yêu cầu, khách hàng có thể chọn
cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế
khôn