Khóa luận Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán vnsVNS

“Thị trường chứng khoán” đến thời điểm hiện nay đã không còn là một khái niệm xa lạ với người dân Việt Nam nữa, mà nó đã đi vào không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trở thành một phần trong đời sống xã hội của người Việt. Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu xảy ra và chứng kiến những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến thị trường chứng khoán thế giới, các nhà đầu tư Việt Nam mới có nhận thức, cái nhìn đúng đắn hơn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đó không phải là nơi cứ có tiền là có thể tham gia được. Khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, ngoài vốn, họ còn phải có kiến thức về tài chính – ngân hàng, phải năng động để cập nhật thông tin trong nước cũng như trên thế giới, phải có chiến lược, sự phân tích và quyết định đúng đắn thì mới có thể tham gia vào thị trường. Chính từ những yêu cầu đó mà vai trò của công ty chứng khoán, mà đặc biệt là vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán mới được nhìn nhận và đánh giá lại. Môi giới không chỉ là người trung gian, dẫn dắt người bán và người mua gặp nhau để hưởng hoa hồng, mà người môi giới còn phải có kiến thức, có kinh nhiệm, luôn luôn nắm bắt được những biến đổi của nền kinh tế và hiểu được khách hàng của mình, từ đó đưa ra lời khuyên, đưa ra những kiến nghị hợp lý để nhà đầu tư đạt được lợi ích cao nhất. Hoạt động môi giới mà hiệu quả thì sẽ là một trong những tiền đề vững chắc giúp thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững. Và ngược lại, một thị trường chứng khoán sôi động, tăng trưởng mạnh thì chắc chắn hoạt động môi giới của nó phải rất phát triển. Mặc dù hoạt động môi giới ở Việt Nam hiện nay ngày càng có những bước tiến bộ, nhưng vẫn chưa đạt được trình độ chuyên nghiệp như ở các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Vậy hoạt động môi giới của công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay ra sao? Để tìm hiểu vấn đề này người viết đã chọn đề tài “Phát 2 triển hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNS ” là đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.

pdf114 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3633 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán vnsVNS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNS Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Tú Uyên Lớp : Nhật 7 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS Nguyễn Đình Thọ Hà Nội, tháng 5 năm 2010 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................. DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chƣơng I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ................ 4 I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN .................................................................. 4 1. Khái niệm và đặc điểm của Công ty chứng khoán ............................. 4 1.1. Khái niệm và phân loại Công ty chứng khoán ............................... 4 1.2. Đặc điểm của Công ty chứng khoán .............................................. 5 2. Các nghiệp vụ cơ bản của Công ty chứng khoán ............................. 10 2.1. Hoạt động tự doanh ..................................................................... 10 2.2. Hoạt động bảo lãnh phát hành .................................................... 12 2.3. Hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán ........... 14 2.4. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư ............................................ 16 2.5. Các hoạt động hỗ trợ khác .......................................................... 17 2.6. Hoạt động môi giới chứng khoán................................................. 18 II. HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN...... 18 1. Khái quát chung về Môi giới chứng khoán ...................................... 18 2. Đặc trưng, chức năng và vai trò của hoạt động Môi giới chứng khoán .................................................................................................... 21 2.1. Đặc trưng của hoạt động Môi giới chứng khoán ......................... 21 2.2. Chức năng của Môi giới chứng khoán ......................................... 22 2.3. Vai trò của Môi giới chứng khoán ............................................... 24 3. Quy trình thực hiện một giao dịch chứng khoán ............................. 26 4. Các loại hình Môi giới chứng khoán................................................ 29 4.1. Phân loại theo loại dịch vụ cung cấp ........................................... 29 4.2. Phân loại theo hoạt động của nhà môi giới chứng khoán ............ 30 5. Phát triển hoạt động Môi giới của công ty chứng khoán ................. 32 5.1. Chỉ tiêu định tính ......................................................................... 32 5.2. Chỉ tiêu định lượng ...................................................................... 33 6. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động Môi giới chứng khoán ......................................................................................... 35 6.1. Các nhân tố chủ quan .................................................................. 35 6.2. Các nhân tố khách quan .............................................................. 39 III. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI Ở MỘT SỐ THỊ TRƢỜNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI ............................................... 43 1. Sở giao dịch chứng khoán New York ............................................... 43 2. Sở giao dịch chứng khoán London .................................................. 45 Chƣơng II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNS ........................................................... 47 I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNS ... 47 1. Sự ra đời ........................................................................................... 47 2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................... 48 3. Các sản phẩm dịch vụ ....................................................................... 50 4. Giá trị mà VNS mang lại cho khách hàng ....................................... 51 5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán VNS. ...................................................................................................... 53 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNS .............................................................. 56 1. Thực trạng hoạt động môi giới ......................................................... 56 1.1. Cách thức đặt lệnh giao dịch ....................................................... 56 1.2. Nộp và rút tiền tài khoản giao dịch chứng khoán ........................ 60 1.3. Phí môi giới ................................................................................. 61 1.4. Nhân lực cho hoạt động môi giới ................................................. 63 1.5. Cơ sở hạ tầng, thiết bị và công nghệ của hoạt động môi giới .... 655 1.6. Các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trong hoạt động môi giới ................................................................................................... 677 1.7. Kết quả hoạt động môi giới ....................................................... 711 2. Đánh giá ......................................................................................... 777 III. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ .................................................. 83 Chƣơng III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNS ........................................ 88 I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNS TRONG THỜI GIAN TỚI .......................................................................................................... 88 II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNS ................................................. 88 III. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC ............................................... 94 KẾT LUẬN ............................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 1044 PHỤ LỤC................................................................................................ 1055 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 - Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán ........................................ 8 Sơ đồ 2 - Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán VNS ................. 49 DANH MỤC BẢNG Bảng 1 – Tài sản và nguồn vốn của VNS qua các năm ................................. 54 Bảng 2 – Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của VNS qua các năm ...................... 54 Bảng 3 – Kết quả hoạt động kinh doanh của VNS qua các năm ................... 55 Bảng 4 – Biểu phí giao dịch của VNS ........................................................... 61 Bảng 5 – Biểu phí giao dịch của công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB .............................................................................................................. 62 Bảng 6 – Biểu phí giao dịch của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long ................................................................................................................... 622 Bảng 7 – Số lượng và trình độ nhân viên của hoạt động môi giới tại VNS.... 64 Bảng 8 - Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán của VNS ............. 711 Bảng 9 - Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán của VNS qua các năm ................................................................................................................... 733 Bảng 10 – Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán của VNS qua các năm ................................................................................................................... 744 Bảng 11 – Theo dõi số lượng tài khoản giao dịch đóng, mở tại VNS qua các quý ............................................................................................................... 76 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 - Cơ cấu nhân viên của VNS ....................................................... 644 Biểu đồ 2 - Cơ cấu nhân viên môi giới theo trình độ của VNS ...................... 65 Biểu đồ 3 - Cơ cấu nhân viên môi giới của VNS theo chứng chỉ ................. 655 Biểu đồ 4 - Cơ cấu doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán của VNS năm 2007 ................................................................................................... 722 Biểu đồ 5 - Cơ cấu doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán của VNS năm 2008 ................................................................................................... 722 Biểu đồ 6 - Doanh thu môi giới của VNS .................................................... 733 Biểu đồ .7 - Doanh thu và chi phí môi giới của VNS ................................... 755 Biểu đồ 8 - Mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với dịch vụ môi giới của VNS ..................................................................................................................... 78 Biêu đồ 9 - Mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với dịch vụ môi giới của VNS ................................................................................................................... 822 Biểu đồ 10 - Đánh giá từ nhà đầu tư về mức độ quan trọng của các vấn đề trong hoạt động môi giới .............................................................................. 84 Biểu đồ 11 - Đánh giá từ nhà đầu tư về những vấn đề cần cải thiện trong dịch vụ môi giới của VNS ................................................................................... 844 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Thị trường chứng khoán” đến thời điểm hiện nay đã không còn là một khái niệm xa lạ với người dân Việt Nam nữa, mà nó đã đi vào không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trở thành một phần trong đời sống xã hội của người Việt. Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu xảy ra và chứng kiến những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến thị trường chứng khoán thế giới, các nhà đầu tư Việt Nam mới có nhận thức, cái nhìn đúng đắn hơn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đó không phải là nơi cứ có tiền là có thể tham gia được. Khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, ngoài vốn, họ còn phải có kiến thức về tài chính – ngân hàng, phải năng động để cập nhật thông tin trong nước cũng như trên thế giới, phải có chiến lược, sự phân tích và quyết định đúng đắn thì mới có thể tham gia vào thị trường. Chính từ những yêu cầu đó mà vai trò của công ty chứng khoán, mà đặc biệt là vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán mới được nhìn nhận và đánh giá lại. Môi giới không chỉ là người trung gian, dẫn dắt người bán và người mua gặp nhau để hưởng hoa hồng, mà người môi giới còn phải có kiến thức, có kinh nhiệm, luôn luôn nắm bắt được những biến đổi của nền kinh tế và hiểu được khách hàng của mình, từ đó đưa ra lời khuyên, đưa ra những kiến nghị hợp lý để nhà đầu tư đạt được lợi ích cao nhất. Hoạt động môi giới mà hiệu quả thì sẽ là một trong những tiền đề vững chắc giúp thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững. Và ngược lại, một thị trường chứng khoán sôi động, tăng trưởng mạnh thì chắc chắn hoạt động môi giới của nó phải rất phát triển. Mặc dù hoạt động môi giới ở Việt Nam hiện nay ngày càng có những bước tiến bộ, nhưng vẫn chưa đạt được trình độ chuyên nghiệp như ở các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Vậy hoạt động môi giới của công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay ra sao? Để tìm hiểu vấn đề này người viết đã chọn đề tài “Phát 1 triển hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNS” là đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện 3 mục đích sau: Thứ nhất là khái quát chung về công ty Chứng khoán và hoạt động Môi giới của công ty chứng khoán để có được cái nhìn tổng quan nhất về công ty Chứng khoán và hoạt động Môi giới chứng khoán. Thứ hai là trình bày thực trạng hoạt động Môi giới tại một công ty chứng khoán, mà cụ thể ở đây là Công ty cổ phần Chứng khoán VNS. Thứ ba là dựa trên thực trạng hoạt động Môi giới đó, người viết sẽ đưa ra giải pháp để giúp Công ty cổ phần Chứng khoán VNS phát triển hơn nữa hoạt động Môi giới của mình trong tương lai. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Môi giới là một lĩnh vực có tầm hoạt động lớn, đa dạng về hình thức và cách thức. Trong điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế, người viết chỉ nghiên cứu nghiệp vụ môi giới trong phạm vi một công ty là Công ty cổ phần Chứng khoán VNS. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động Môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNS từ khi công ty được thành lập, tức là từ cuối năm 2007 đến hết năm 2009, trong phạm vi chính là Hội sở của công ty tại Hà Nội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài này dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về Chứng khoán, Thị trường chứng khoán và hoạt động Môi giới chứng khoán. Người viết đã áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm: phương pháp phân tích tài liệu (thu thập các thông tin, số liệu từ tài liệu của công ty VNS), phương pháp quan sát (thu thập thông tin bằng cách tri thức trực tiếp và ghi lại những yếu tố liên quan đến hoạt động môi giới của công ty VNS), phương pháp điều tra và thống kê – tổng hợp. 2 5. Bố cục của đề tài Ngoài Lời mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 phần chính như sau: Chương I: Khái quát chung về công ty Chứng khoán và hoạt động Môi giới của công ty Chứng khoán. Chương II: Thực trạng hoạt động Môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNS. Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động Môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNS. 3 Chƣơng I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1. Khái niệm và đặc điểm của Công ty chứng khoán 1.1. Khái niệm và phân loại Công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu lưu thông, buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán. Qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ những nguồn vốn nhỏ lẻ được tập hợp lại. Có thể đưa ra một khái niệm như sau: “Công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tư cách pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp” (GS.NGƯT Đinh Xuân Trình và PGS.TS. Nghuyễn Thị Quy, “Giáo trình Thị trường chứng khoán” của Trường ĐH Ngoại Thương, NXB Giáo Dục). Với vai trò quan trọng là một tổ chức tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán – thị trường tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trường, công ty chứng khoán được xây dựng và phát triển rất đa dạng về loại hình và quy mô. Nếu căn cứ vào mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán, có thể phân chia công ty chứng khoán thành 2 nhóm sau: - Công ty chứng khoán đa năng: Đây là loại hình công ty chứng khoán thực hiện tất cả các nghiệp vụ như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính khác. Đây chính là mô hình mà các Ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách vừa là chủ thể kinh doanh chứng khoán, vừa là chủ thể kinh doanh bảo hiểm và vừa là chủ thể kinh doanh tiền tệ. 4 - Công ty chứng khoán chuyên doanh: Đây là loại hình công ty chứng khoán độc lập và chỉ chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán. Nếu căn cứ vào việc thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán, có thể phân chia công ty chứng khoán thành các loại sau: - Công ty Môi giới chứng khoán: là công ty chứng khoán chỉ thực hiện việc trung gian, mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. - Công ty Bảo lãnh phát hành chứng khoán: là công ty chứng khoán có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá. - Công ty Kinh doanh chứng khoán: là công ty chứng khoán chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tự doanh, có nghĩa là công ty chứng khoán tự bỏ vốn đầu tư chứng khoán và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. - Công ty Trái phiếu: là công ty chứng khoán chuyên mua bán các loại trái phiếu. - Công ty chứng khoán không tập trung: là các công ty chứng khoán hoạt động chủ yếu trên thị trường OTC và họ đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường. - Ngoài ra còn có mô hình công ty chứng khoán thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Hiện nay ở Việt Nam, các công ty chứng khoán được thành lập theo hình thức chuyên doanh. Dù là các công ty chứng khoán cổ phần hay công ty chứng khoán trách nhiệm hữu hạn một thành viên của các Ngân hàng thương mại đều chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán mà không tham gia kinh doanh tiền tệ hay bảo hiểm. 1.2. Đặc điểm của Công ty chứng khoán 1.2.1. Công ty chứng khoán là trung gian trên thị trường tài chính Trung gian tài chính là các tổ chức tài chính làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người có vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính tực tiếp – người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, sự dẫn vốn diễn ra phải thông qua một cầu nối đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các trung gian tài chính. 5 Các tổ chức trung gian tài chính có thể là các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính… Công ty chứng khoán với đặc điểm là một trung gian tài chính sẽ đóng vai trò là một trung gian đầu tư. Công ty chứng khoán không chỉ là cầu nối giữa tổ chức phát hành với nhà đầu tư mà còn là cầu nối giữa các nhà đầu tư với nhau. Các công ty chứng khoán cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ môi giới, tư vấn và quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ ngân hàng đầu tư (bao gồm cả việc bảo lãnh phát hành các chứng khoán thuộc khu vực công và khu vực tư nhân, trợ giúp trong lĩnh vực hợp nhất và sáp nhập các công ty), thực hiện giao dịch mua bán (với tư cách là đối tác trong giao dịch) các cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ của thị trường tiền tệ. 1.2.2. Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh có điều kiện Điều kiện kinh doanh của công ty chứng khoán phát sinh là do công ty chứng khoán hoạt động trong lĩnh vực tài chính – lĩnh vực cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng sống còn, nên cần phải có những quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho nền kinh tế. Hay nói cách khác, kinh doanh chứng khoán là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các diều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới 2 hình thức sau: - Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên khác nhau, như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động…). - Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy
Luận văn liên quan