Khóa luận Phát triển kinh tế tư nhân ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân là một giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa. Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Thuyết Tự do hóa đã được vận dụng ở nhiều nước và cải cách, mở cửa trở thành phương thức thúc đẩy tăng trưởng của các nước đang phát triển, và nhất là các nền kinh tế chuyển đổi. Kinh tế tư nhân có thể khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền kinh tế, có thể thấy chưa nước nào có thể thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường mà lại thiếu vắng khu vực kinh tế này. Nước ta đang trong tiến trình trở thành nền kinh tế thị trường được quản lý bởi Nhà nước, trong đó có sự tham gia và đóng góp rất tích cực của khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù vậy, những tồn tại và hạn chế trong hệ thống chính sách của Việt Nam đã bị bộc lộ rõ trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu thêm, tìm hiểu kinh nghiệm từ các nước phát triển. Từ đó, Việt Nam có thể tránh được sai lầm mà các nước này đã vấp phải đồng thời học tập được những cái hay, áp dụng vào nền kinh tế, sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước. Tóm lại, việc nhận thức về vai trò, thực trạng và xu thế phát triển của kinh tế tư nhân đang trở thành nhu cầu cấp thiết của không chỉ các nhà hoạch định chính sách vĩ mô mà còn với bất kỳ ai quan tâm tới tình hình kinh tế đất nước hiện nay.

pdf87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển kinh tế tư nhân ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------***-------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NHẬT BẢN VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên: Trần Việt Khánh Mã sinh viên: 0852010102 Lớp: Anh 11 – Khối 3 QT Khóa: 47 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Hà Nội, tháng 5 năm 2012 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN ..................... 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 9 1.1.1. Kinh tế tư nhân ........................................................................................... 9 1.1.2. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản tư nhân . 11 1.2. Các hình thức của kinh tế tư nhân .................................................................. 12 1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân ......................................................................... 14 1.3.1. Đặc điểm chung của kinh tế tư nhân tại tất cả các quốc gia ................... 14 1.3.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường ..................... 17 1.3.3. Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển và chuyển đổi trong đó có Việt Nam ....................................................................... 20 1.4. Vai trò của kinh tế tư nhân.............................................................................. 20 1.4.1. Vai trò xã hội học của kinh tế tư nhân ..................................................... 21 1.4.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân tại các quốc gia 23 1.4.3. Vai trò đặc biệt của kinh tế tư nhân đối với Việt Nam ............................. 26 1.5. Những hạn chế của kinh tế tư nhân ................................................................ 27 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NHẬT BẢN ................................................................................................... 29 2.1. Vài nét về Nhật Bản và khu vực kinh tế tư nhân Nhật Bản ............................ 29 2.2. Các giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân Nhật Bản .................................. 32 2.2.1. Giai đoạn tái kiến thiết đất nước (1945 – 1954) ...................................... 32 2.2.2. Giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng cao độ (1955 – 1962) ................ 35 2.2.3. Giai đoạn thứ hai của thời kỳ tăng trưởng cao (1963 – 1972) ................ 39 3 2.2.4. Giai đoạn tăng trưởng ổn định (1973 – 1984) ......................................... 41 2.2.5. Giai đoạn thay đổi cơ cấu nền kinh tế lần thứ nhất (1985 – 1999) ......... 43 2.2.6. Giai đoạn thay đổi cơ cấu nền kinh tế lần thứ hai (2000 – đến nay) ....... 47 2.3. Kinh nghiệm rút ra từ phát triển kinh tế tư nhân của Nhật Bản ..................... 51 2.3.1. Về phía Nhà nước ..................................................................................... 51 2.3.2. Về phía doanh nghiệp ............................................................................... 57 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............ 59 3.1. Kinh tế tư nhân Việt Nam và yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới ............. 59 3.1.1. Quan điểm của Nhà nước về khu vực kinh tế tư nhân ............................. 59 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay ................. 61 3.1.3. Yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới ..................................................... 74 3.2. Một số đề xuất trong việc vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản nhằm phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam ........................................................................ 77 3.2.1. Về phía Nhà nước ..................................................................................... 77 3.2.2. Về phía doanh nghiệp ............................................................................... 83 KẾT LUẬN.................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Tên đầy đủ Viết tắt 1 Chương trình Phát triển Dự án Mê kông: Mekong Project Development Facility MPDF 2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV 3 Hệ số sử dụng vốn: Incremental Capital – Output Rate ICOR 4 Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch: General Agreement of Tariffs and Trade GATT 5 Hợp tác xã HTX 6 Mô hình hợp tác Nhà nước – tư nhân: Public Private Partnerships PPP 7 Ngân hàng Thế giới: World Bank WB 8 Quỹ Tiền tệ Quốc tế: International Monetary Fund IMF 9 Tập đoàn Tài chính Quốc tế: International Finance Corporation IFC 10 Tổ chức Thương mại Thế giới: World Trade Organization WTO 11 Tổng sản phẩm quốc dân: Gross National Product GNP 12 Tổng sản phẩm trong nước: Gross Domestic Product GDP 5 DANH MỤC ĐỒ THỊ – BẢNG BIỂU Đồ thị: STT Ký hiệu Tên đồ thị Số Trang 1 Đồ thị 2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản gia nhập và rút lui qua các thời kỳ 40 Bảng biểu: STT Ký hiệu Tên bảng biểu Số Trang 1 Bảng 2.1 Phân bố doanh nghiệp theo quy mô các ngành phi nông nghiệp 26 2 Bảng 3.1 Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2011 56 3 Bảng 3.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2006 – 2010 58 4 Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 59 5 Bảng 3.4 Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế giai đoạn 2006 – 2010 59 6 Bảng 3.5 Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2001– 2010 62 6 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế tư nhân là một giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa. Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Thuyết Tự do hóa đã được vận dụng ở nhiều nước và cải cách, mở cửa trở thành phương thức thúc đẩy tăng trưởng của các nước đang phát triển, và nhất là các nền kinh tế chuyển đổi. Kinh tế tư nhân có thể khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền kinh tế, có thể thấy chưa nước nào có thể thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường mà lại thiếu vắng khu vực kinh tế này. Nước ta đang trong tiến trình trở thành nền kinh tế thị trường được quản lý bởi Nhà nước, trong đó có sự tham gia và đóng góp rất tích cực của khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù vậy, những tồn tại và hạn chế trong hệ thống chính sách của Việt Nam đã bị bộc lộ rõ trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu thêm, tìm hiểu kinh nghiệm từ các nước phát triển. Từ đó, Việt Nam có thể tránh được sai lầm mà các nước này đã vấp phải đồng thời học tập được những cái hay, áp dụng vào nền kinh tế, sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước. Tóm lại, việc nhận thức về vai trò, thực trạng và xu thế phát triển của kinh tế tư nhân đang trở thành nhu cầu cấp thiết của không chỉ các nhà hoạch định chính sách vĩ mô mà còn với bất kỳ ai quan tâm tới tình hình kinh tế đất nước hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân: khái niệm, đặc điểm, vai trò… - Nghiên cứu thực trạng phát triển của thành phần kinh tế tư nhân Nhật Bản để tìm ra các kinh nghiệm. - Phân tích, đánh giá thực trạng của kinh tế tư nhân Việt Nam. Từ đó dự báo xu hướng phát triển trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp phát triển thông qua việc vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản. 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Kinh tế tư nhân Nhật Bản (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì thành phần này chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp Nhật Bản): tình hình, xu hướng, các kinh nghiệm rút ra. + Kinh tế tư nhân Việt Nam: tình hình, xu hướng, các giải pháp phát triển. - Thời gian: + Nhật Bản: từ sau chiến tranh thế giới thứ II (1945) đến nay (nửa đầu năm 2012). + Việt Nam: từ sau thời kỳ Đổi Mới (1986) đến nay (nửa đầu năm 2012). 4. Cơ sở trong việc lựa chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản được cả thế giới trầm trồ thán phục vì những thành tựu về khoa học kỹ thuật mà họ đã làm được. Có được thành quả to lớn trên chính là do họ đã sớm ý thức được tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân nội địa từ hàng trăm năm trước đây. Sự thành công này đã biến nước Nhật trở thành một điểm đến lý tưởng cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế nhằm tìm kiếm những nguyên lý về sự thành công trong hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển và rút ra được các bài học kinh nghiệm, áp dụng vào đất nước mình. Nhật Bản cũng là một quốc gia châu Á, họ có các điều kiện về tự nhiên, dân số và những đặc điểm cổ truyền rất thân quen, gần gũi với Việt Nam. Nhật Bản trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ II và Việt Nam trong thời kỳ sau Đổi Mới (1986) đều có những nét khá tương đồng. Sau chiến tranh, Nhật Bản đã mau chóng phục hồi kinh tế và có bước phát triển nhảy vọt trong một thời gian dài. Sự thành công của Nhật Bản thể hiện ở việc điều hòa thu nhập giữa hai khu vực kinh tế là Nhà nước và tư nhân cũng như ở việc điều hòa phúc lợi xã hội. Đó là cơ sở để kích thích sản xuất và tạo ra tăng trưởng mới trong thời kỳ về sau. 8 Chính vì vậy, việc phân tích các nhân tố, đặc điểm kinh tế dẫn đến sự phát triển của Nhật Bản, và nghiên cứu mô hình kinh tế tư nhân Nhật Bản để so sánh và tìm ra các kinh nghiệm cần thiết, áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ sau Đổi Mới là một việc rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn rất cao. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp duy vật lịch sử, các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, so sánh, đối chiếu, dự báo. Thêm vào đó, khóa luận kết hợp sử dụng phương pháp bảng số liệu, các đồ thị… để trình bày thông tin và phân tích nhằm tìm ra các xu hướng, đặc điểm biến động của hiện tượng…. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài các phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục đồ thị - bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, thì khóa luận được bố cục theo 3 chương chính như sau: Chương 1: Lý luận chung về kinh tế tư nhân Chương 2: Thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Nhật Bản Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản vào phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay. Với những hiểu biết còn hạn chế cũng như giới hạn về mặt thời gian nên trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, người viết rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý chân thành của thầy cô và các bạn có quan tâm đến vấn đề này để giúp cho bài viết được hoàn thiện hơn. Qua đó người viết cũng xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong trường vì những chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt bốn năm đại học vừa qua và nhất là cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn người viết trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. 9 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Kinh tế tư nhân1 Tính tất yếu khách quan của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân: Cùng với trình độ phát triển lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được như ngày nay, mục đích theo đuổi lợi ích cá nhân của mỗi con người vẫn chưa hề mất đi, điều này đòi hỏi cần hình thành một cơ chế có thể kích thích con người đồng thời thực hiện các mục tiêu của xã hội. Đó là tiền đề cho sự ra đời của cơ chế thị trường với sự tồn tại khách quan của những hình thức sở hữu đa dạng. Trong số đó, sở hữu tư nhân, tương ứng với kinh tế tư nhân được xem như động lực quan trọng cho sự phát triển. Khi đem so sánh với những hình thức sở hữu khác trong lịch sử phát triển nhân loại, có thể nhận thấy rằng, trong một nền kinh tế thị trường, hình thức sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên đã có thời kỳ mà không ít người, nhất là những nhà lý luận đi theo mô hình Xô Viết đã lên án thành phần kinh tế tư nhân một cách gay gắt và đưa ra chủ trương xóa bỏ nó. Nghiêm trọng hơn, họ đã coi khu vực kinh tế này là vật cản lớn trong tiến trình xây dựng xã hội mới. Vậy nhưng thực tiễn đã chứng minh ngược lại, Chủ nghĩa Xã hội Xô Viết đã bị sụp đổ trong khi kinh tế tư nhân lại đang phát triển không ngừng, càng ngày càng thể hiện được sức mạnh rất to lớn của nó. Từ hiện tượng lịch sử này cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân không những liên quan đến việc thành hay bại của một quốc gia, nó còn có tác động rất lớn đến tiến trình phát triển đi lên của toàn thể nhân loại. Nói tóm lại, sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân được nhìn nhận là một tất yếu khách quan, nằm trong tiến trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. 1 : Trong khóa luận này, để tránh lặp lại từ, người viết sẽ sử dụng các cụm từ: “khu vực tư nhân”, “tư nhân”, “doanh nghiệp”, “DNNVV”, “khu vực kinh tế tư nhân” đều để chỉ “kinh tế tư nhân”. Trong những trường hợp cần phân biệt với doanh nghiệp Nhà nước, người viết sẽ giải thích cụ thể hơn. 10 Nó vẫn đang tiếp tục phát huy những ưu thế, tác dụng trong thời đại mới và sẽ còn tồn tại lâu dài trong tương lai về sau. Sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân: Có thể nói, nền kinh tế ở mọi quốc gia trên thế giới đều gồm hai bộ phận cấu thành cơ bản là khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, tương ứng với đó là hai hình thức: sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Trong đó, sở hữu Nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước chính là người đại diện cho nhân dân để nắm giữ các tư liệu sản xuất, còn sở hữu tư nhân là sở hữu cá nhân của những người sản xuất kinh doanh ở cả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, theo điều 211, Bộ Luật Dân sự 2005: “Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân”. Định nghĩa về kinh tế tư nhân: Trên thế giới hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa và cách hiểu thống nhất về kinh tế tư nhân. Ví dụ như tại Trung Quốc, “kinh tế tư nhân” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, khu vực tư nhân trong Nhà nước, khu vực phi nông nghiệp,… và theo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XVI của Trung Quốc lại gọi đó là khu vực doanh nghiệp dân doanh. Cho dù được định nghĩa theo cách nào đi chăng nữa thì kinh tế tư nhân vẫn được hiểu “là một hình thức kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với quy mô nhỏ, tổ chức quản lý sản xuất dựa vào sức lao động của mình là chính và do vậy sản phẩm làm ra do tư nhân chi phối2”. Cách hiểu này là phù hợp với cách hiểu của xã hội về hình thức sở hữu tư nhân tương ứng với đó là thành phần kinh tế tư nhân của mọi nền kinh tế trên thế giới. 2 : www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com, ngày truy cập 03/04/2012, Phát triển kinh tế tư nhân, 11 1.1.2. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản tư nhân Hiện nay, có không ít người còn nhầm lẫn và không phân biệt được giữa hai khái niệm là “kinh tế tư nhân” và “kinh tế tư bản tư nhân” vì vốn dĩ chúng cũng có khá nhiều điểm giống nhau. Việc nhầm lẫn này đôi khi khiến cách hiểu về các khái niệm trên trở nên sai lạc, ảnh hưởng nhiều đến việc nghiên cứu và vận dụng nó vào quá trình phát triển của nền kinh tế. Để phân biệt được sự khác nhau giữa “kinh tế tư nhân” và “kinh tế tư bản tư nhân”, trước hết cần tìm hiểu qua về các khái niệm “sản phẩm thặng dư”, “giá trị sản phẩm thặng dư” và “giá trị thặng dư”. 1.1.2.1. Sản phẩm thặng dư và giá trị sản phẩm thặng dư Từ khi con người xuất hiện và biết tham gia quá trình sản xuất ra của cải vật chất thì “sản phẩm thặng dư” đã xuất hiện, đây là điều đã được lịch sử chứng minh. “Sản phẩm thặng dư” thực chất là sản phẩm xuất hiện sự dư thừa. Nó làm thỏa mãn nhu cầu cho con người đồng thời là điều kiện cần thiết cho việc tái sản xuất mở rộng và tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm xã hội trong mỗi nền kinh tế hàng hóa luôn được biểu hiện trên cả hai mặt là giá trị và hiện vật, thế nên một lẽ tất yếu là “sản phẩm thặng dư” cũng phải được biểu hiện trên cả hai mặt là giá trị sản phẩm thặng dư và hiện vật. Như vậy có thể kết luận, phạm trù “giá trị sản phẩm thặng dư” tồn tại ở tất cả các nền sản xuất hàng hóa, nó cũng là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế. 1.1.2.2. Giá trị thặng dư “Giá trị thặng dư” là một phạm trù kinh tế duy nhất có ở Chủ nghĩa Tư bản, nó xuất hiện ở phương thức sản xuất của Tư bản Chủ nghĩa và có thể nói rằng: “ở đâu có tư bản thì ở đó sẽ có giá trị thặng dư”. Phần giá trị tăng thêm (dôi ra so với giá trị lúc ban đầu) được gọi là giá trị thặng dư. Nó có các đặc điểm sau: i) là “giá trị”, tức “lao động vật hóa”; ii) là “giá trị thặng dư”, hay “lao động thặng dư vật hóa”. Luôn luôn tồn tại liên hệ bên trong giữa “giá trị” và “giá trị thặng dư”, được thể hiện ở việc, nếu lao động đã hao phí mà không mang “giá trị” (không sản xuất hàng hóa) thì lao động thặng dư không thể biểu hiện được thành giá trị thặng dư. Lịch sử đã chứng minh rằng, lao động 12 thặng dư mà không được trả công vốn đã tồn tại trong cả hai nền kinh tế là Phong kiến và Chiếm hữu nô lệ, tuy nhiên lao động thặng dư mà không được trả công đó đã không sản xuất ra giá trị thặng dư. Trên cơ sở nền sản xuất hàng hóa có sự phát triển cao thì nền sản xuất của Tư bản chủ nghĩa mới có thể ra đời. 1.1.2.3. Kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản tư nhân Kinh tế tư nhân, về mặt lịch sử, đã xuất hiện từ giai đoạn cuối ở phương thức sản xuất của Công xã nguyên thủy khi mà chế độ tư hữu bắt đầu xuất hiện, nhưng đây vẫn là “kinh tế tư nhân” và chưa là “kinh tế tư bản tư nhân”. Ở đây, cả hai phạm trù là “sản phẩm thặng dư”, “giá trị sản phẩm thặng dư” đã xuất hiện và được phát triển, song phạm trù “giá trị thặng dư” chưa hề xuất hiện. Kinh tế tư bản tư nhân lại ra đời trên cơ sở đã sẵn có các điều kiện nhất định, bao gồm: i) Thứ nhất, để tiền biến thành tư bản thì nó phải được tập trung trong tay của một số cá nhân, đủ khả năng thành lập những doanh nghiệp tư bản. Ở trong xã hội tư bản, đặc biệt là tại nước Anh đã tiến hành quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản thông qua việc dùng bạo lực nhằm tước đoạt các tư liệu sản xuất từ những người sản xuất nhỏ, khiến họ thực sự trở thành những kẻ vô sản. ii) Thứ hai, sức lao động cần phải trở thành hàng hóa. Như vậy, trên cơ sở của nền sản xuất hàng hóa có sự phát triển cao thì kinh tế tư bản tư nhân mới ra đời và phạm trù “giá trị thặng dư” cũng bắt đầu xuất hiện. Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng thành phần kinh tế tư bản tư nhân chính là một bộ phận cấu thành của kinh tế tư nhân, nó ra đời sau khi kinh tế tư nhân đã xuất hiện được một thời gian dài trước khi quá trình tích lũy tư bản được diễn ra. 1.2. Các hình thức của kinh tế tư nhân Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều cách xác định về cơ cấu của kinh tế tư nhân. Ví dụ như tại Nga, sau thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), kết cấu của khu vực tư nhân nước Nga lúc bấy giờ đã được Lênin chỉ ra, nó bao gồm các thành phần: kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế nông dân kiểu gia trưởng và kinh tế tư bản tư nhân. 13 Tại Việt Nam, thời kỳ từ khi Đổi Mới (1986) đến nay, trong các văn kiện qua các kỳ Đại hội, Đảng Cộng sản đã đề ra đường lối phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần, và trong đó có thành phần kinh tế tư nhân. Về nhận thức đối với kinh tế tư nhân, Đảng ta khẳng định đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân đối
Luận văn liên quan