Khóa luận Quan hệ đối ngoại của Thái Lan với phương Tây từ Rama III đến Rama V (1824-1910)

Lịch sử quan hệ đối ngoại của Thái Lan (Xiêm) qua các thời kỳ luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt là quan hệ đối ngoại của Thái Lan với các nước phương Tây trong các thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, không chỉ là vấn đề nổi cộm trong lịch sử Xiêm mà còn liên quan đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Từ thế kỉ XV trở đi, các thương nhân châu Âu bắt đầu đến đặt quan hệ buôn bán với Thái Lan. Đây là nguyên nhân để chủ nghĩa thực dân xâm nhập vào thị trường Thái cũng như hầu hết các nước Đông Nam Á. “Chính sách mở rộng và bình đẳng trong các mối quan hệ với phương Tây đã giúp Xiêm tránh được sự lôi kéo của bất kì nước nào”[32, tr. 156], cũng như lợi dụng sự mâu thuẫn giữa các nước lớn để Thái Lan củng cố quyền lực trong nước, mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra xung quanh, với hướng đi đó, Thái Lan đã trở thành một nước ngày càng phát triển ở Đông Nam Á. Bước sang thế kỉ quá trình xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây được đẩy mạnh, các quốc gia châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đứng trước hiểm họa mất nước. Đứng trước tình thế đó, không giống như các vị vua phong kiến bảo thủ ở Châu Á lúc bấy giờ, các vua Rama của vương quốc Xiêm đã có những chính sách đối ngoại hết sức khôn khéo, từ chỗ biết “cân bằng lực lượng” giữ vững các quan hệ đối với các nước phương Tây đến chỗ biết “xoay chiều” trong những lúc gặp nguy hiểm và từ đây vương quốc Thái Lan bắt đầu bước vào vũ trường chính trị với đường lối ngoại giao mang bản sắc riêng của mình. Đó là nền ngoại giao “cây tre” biết uốn mình không bao giờ gãy, với đường lối đối ngoại “cởi mở” khôn khéo đó không chỉ giúp Thái Lan giữ vững được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, mà còn giúp họ tiếp cận được với thị trường thế giới, buôn bán với người châu Âu, vươn lên phát triển mạnh về kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa, trở thành một quốc gia giàu mạnh trong khu vực và ảnh hưởng trên trường quốc tế. Như vậy, mối quan hệ đối ngoại của Thái Lan với các nước phương Tây trong giai đoạn này là một mối quan hệ hết sức sinh động và hấp dẫn, nghiên cứu nó cho phép chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác đối ngoại. Trong một thời kì đầy khó khăn và phức tạp không những với riêng nước Thái Lan mà cả đối với khu vực Đông Nam Á. Nhưng với nền ngoại giao “khôn khéo”, “linh hoạt” của mình, Thái Lan đã giữ vững nền độc lập trước những thủ đoạn tinh vi và âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Có thể nói đó là một điều “phi thường” mà không một quốc gia nào ở Đông Nam Á làm được lúc bấy giờ. Hơn nữa, Thái Lan là một nước gần gũi có quan hệ lâu đời với Việt Nam, vì vậy một khi hiểu biết về nhau trong quá khứ cũng như trong hiện tại tạo cho chúng ta nhiều cơ hội, điều kiện để giao lưu học hỏi lẫn nhau cũng như trao đổi kinh nghiệm để phát triển đất nước. Đặc biệt, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đối ngoại “mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa” với các nước để nhằm tăng cường tình hữu nghị đoàn kết cùng phát triển dựa trên nguyên tắc: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của nhau. Càng cấp thiết hơn khi Việt Nam là thành viên khối ASEAN, WTO, và một số tổ chức quốc tế quan trọng khác. Vì vậy nghiên cứu về lịch sử Thái Lan nói chung và lịch sử đối ngoại Thái Lan nói riêng có ý nghĩa thiết thực để mở rộng quan hệ đối ngoại trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Thái Lan trong thời đại ngày nay. Xuất phát từ những lí do khoa học và thực tiễn nói trên tôi quyết định chọn đề tài: “Quan hệ đối ngoại của Thái Lan với phương Tây từ Rama III đến Rama V (1824-1910)” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.

doc64 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7456 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ đối ngoại của Thái Lan với phương Tây từ Rama III đến Rama V (1824-1910), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử quan hệ đối ngoại của Thái Lan (Xiêm) qua các thời kỳ luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt là quan hệ đối ngoại của Thái Lan với các nước phương Tây trong các thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, không chỉ là vấn đề nổi cộm trong lịch sử Xiêm mà còn liên quan đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Từ thế kỉ XV trở đi, các thương nhân châu Âu bắt đầu đến đặt quan hệ buôn bán với Thái Lan. Đây là nguyên nhân để chủ nghĩa thực dân xâm nhập vào thị trường Thái cũng như hầu hết các nước Đông Nam Á. “Chính sách mở rộng và bình đẳng trong các mối quan hệ với phương Tây đã giúp Xiêm tránh được sự lôi kéo của bất kì nước nào”[32, tr. 156], cũng như lợi dụng sự mâu thuẫn giữa các nước lớn để Thái Lan củng cố quyền lực trong nước, mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra xung quanh, với hướng đi đó, Thái Lan đã trở thành một nước ngày càng phát triển ở Đông Nam Á. Bước sang thế kỉ quá trình xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây được đẩy mạnh, các quốc gia châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đứng trước hiểm họa mất nước. Đứng trước tình thế đó, không giống như các vị vua phong kiến bảo thủ ở Châu Á lúc bấy giờ, các vua Rama của vương quốc Xiêm đã có những chính sách đối ngoại hết sức khôn khéo, từ chỗ biết “cân bằng lực lượng” giữ vững các quan hệ đối với các nước phương Tây đến chỗ biết “xoay chiều” trong những lúc gặp nguy hiểm và từ đây vương quốc Thái Lan bắt đầu bước vào vũ trường chính trị với đường lối ngoại giao mang bản sắc riêng của mình. Đó là nền ngoại giao “cây tre” biết uốn mình không bao giờ gãy, với đường lối đối ngoại “cởi mở” khôn khéo đó không chỉ giúp Thái Lan giữ vững được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, mà còn giúp họ tiếp cận được với thị trường thế giới, buôn bán với người châu Âu, vươn lên phát triển mạnh về kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa, trở thành một quốc gia giàu mạnh trong khu vực và ảnh hưởng trên trường quốc tế. Như vậy, mối quan hệ đối ngoại của Thái Lan với các nước phương Tây trong giai đoạn này là một mối quan hệ hết sức sinh động và hấp dẫn, nghiên cứu nó cho phép chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác đối ngoại. Trong một thời kì đầy khó khăn và phức tạp không những với riêng nước Thái Lan mà cả đối với khu vực Đông Nam Á. Nhưng với nền ngoại giao “khôn khéo”, “linh hoạt” của mình, Thái Lan đã giữ vững nền độc lập trước những thủ đoạn tinh vi và âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Có thể nói đó là một điều “phi thường” mà không một quốc gia nào ở Đông Nam Á làm được lúc bấy giờ. Hơn nữa, Thái Lan là một nước gần gũi có quan hệ lâu đời với Việt Nam, vì vậy một khi hiểu biết về nhau trong quá khứ cũng như trong hiện tại tạo cho chúng ta nhiều cơ hội, điều kiện để giao lưu học hỏi lẫn nhau cũng như trao đổi kinh nghiệm để phát triển đất nước. Đặc biệt, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đối ngoại “mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa” với các nước để nhằm tăng cường tình hữu nghị đoàn kết cùng phát triển dựa trên nguyên tắc: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của nhau. Càng cấp thiết hơn khi Việt Nam là thành viên khối ASEAN, WTO, và một số tổ chức quốc tế quan trọng khác. Vì vậy nghiên cứu về lịch sử Thái Lan nói chung và lịch sử đối ngoại Thái Lan nói riêng có ý nghĩa thiết thực để mở rộng quan hệ đối ngoại trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Thái Lan trong thời đại ngày nay. Xuất phát từ những lí do khoa học và thực tiễn nói trên tôi quyết định chọn đề tài: “Quan hệ đối ngoại của Thái Lan với phương Tây từ Rama III đến Rama V (1824-1910)” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử vương quốc Thái Lan với những nét độc đáo của mình là đối tượng nghiên cứu không chỉ của riêng các nhà sử học Thái, nó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới sử học quốc tế, trong đó có Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về lịch sử Thái Lan công bố ngày càng nhiều, trong đó quan hệ đối ngoại với các nước phương Tây đã được đề cập đến ở nhiều lĩnh vực ở những góc độ và cấp độ khác nhau. Chúng tôi xin được sắp xếp các công trình nghiên cứu đã được tiếp cận theo các nhóm sau: Thứ nhất nhóm tác phẩm viết về lịch sử Thái Lan nói chung thông qua đó tác giả trình bày một khái lược các vấn đề bang giao của vương quốc Thái Lan (Xiêm) qua các thời kì. Đó là các tác phẩm: Lê Văn Quang (1995), Lịch sử vương quốc Thái Lan, Nxb Tp. Hồ Chí Minh; GS Vũ Dương Ninh (1995), Lịch sử vương quốc Thái Lan, Nxb GD, Hà Nội; Lương Ninh (cb), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo Dục; Vũ Dương Ninh (1990), Thái Lan Lịch sử và hiện tại, Trường Đại Học Tổng hợp Hà Nội; D.G.E HALL (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục… Các tác phẩm trên đều ít nhiều đề cập đến lịch sử quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan với các nước phương Tây (1824 - 1910). Mỗi tác giả có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, song đều cung cấp cho chúng ta một bức tranh sinh động về lịch sử đối ngoại đầy phức tạp của Thái Lan thời kỳ Rama III – RamaV. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các tác phẩm liên quan đến đề tài của mình như: Lương Ninh (1984), Lịch sử thế giới trung đại (phần phương đông), Nxb Đại Học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội; Phan Ngọc Liên (1993), Quan hệ quốc tế trong thế giới hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Quế Lai, Thái Lan truyền thống và hiện đại, Nxb Thanh Niên… Các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí của các tác giả như: Đặng Văn Chương (2001), “Quan hệ Pháp – Xiêm từ 1662 – 1893”, Tạp chí Nghiên cứu Đông nam Á, số 3; Lê Thị Anh Đào, “Thái Lan với đường lối ngoại giao xoay chiều trong lịch sử”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 5; Đào Trịnh Hồng, “Vài nét về chính sách đối ngoại của Xiêm thế kỷ XVII”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á ,số 6; Nguyễn Văn Tận (2010), “Nhìn lại chính sách ngoại giao ‘đổi đất lấy hòa bình’ của Xiêm trong quan hệ với Anh, Pháp từ nửa sau những năm 50 của thế kỉ XIX cho đến những năm đầu của thế kỷ XX”, Tạp chí khoa học, Đại Học Huế, số 60. Tham khảo các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: Đặng Văn Chương, Quan hệ Xiêm - Việt từ 1872 đến 1847, Luận án tiến sĩ sử học, Đại học Sư phạm Huế; Phạm Đình Kha (2005), Quan hệ Xiêm - Anh từ 1661 -1909, Luận án thạc sĩ sử học, Đại học Sư phạm Huế, …. Các tác phẩm công trình nghiên cứu trên đây đã ít nhiều đề cập đến mối quan hệ bang giao giữa Thái Lan với các nước phương Tây. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát, hệ thống và đi sâu tìm hiểu mối quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan với các nước phương Tây từ thời RaMa III đến RaMa V (1824 - 1910). Tuy nhiên đây là những tài liệu quan trọng góp phần giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây từ thời Rama III đến Rama V (1824-1910). - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian: từ triều đại Rama III (năm 1824) đến hết triều đại Rama V ( năm 1910) + Không gian: chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ của Thái Lan (Xiêm) với các nước tư bản phương Tây tại Xiêm. Cụ thể là nghiên cứu quan hệ của Thái Lan với Anh, Mỹ, Pháp và một số nước tư bản phương Tây khác. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về mối quan hệ của Thái Lan với các nước phương Tây (1824-1910). Qua đó chỉ rõ bản chất, đặc trưng của mối quan hệ này để rút ra đặc điểm, tác động của nó đối với nền độc lập và phát triển của Thái Lan. - Nhiệm vụ nghiên cứu, nghiên cứu khái quát mối quan hệ của Thái Lan với các nước phương Tây trước năm 1824 và quan điểm đối ngoại của các nhà lãnh đạo Thái Lan từ năm 1824 đến năm 1910 và xem đó là cơ sở cho mối quan hệ của Thái Lan với các nước tư bản phương Tây từ thời Rama III đến thời Rama V ( 1824-1910). Nghiên cứu quan hệ đối ngoại của Thái Lan và phương Tây thời kỳ này chủ yếu là các quan hệ : Thái Lan (Xiêm) - Anh, Thái Lan - Pháp, Thái Lan - Mỹ. Qua các mối quan hệ đó rút ra đặc điểm và tác động của các mối quan hệ đó đối với nền độc lập và phát triển của Thái Lan trong thời kỳ này. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu - Nguồn tư liệu, khóa luận chủ yếu sử dụng các nguồn tư liệu chính như: + Một số hiệp định giữa Thái Lan với các nước phương Tây đã được đăng tải trong một số tác phẩm, trang west. + Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về lịch sử Thái Lan nói chung và chính sách đối ngoại, quan hệ đối ngoại nói riêng. +Một số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, tạp chí nghiên cứu. + Các tác phẩm viết về lịch sử Thái Lan. Trên cơ sở nguồn tư liệu thư tịch, kết hợp với các bài nghiên cứu cùng đánh giá với các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả đã chọn lọc, sắp xếp các nguồn tư liệu để nghiên cứu cho đề tài khóa luận của mình. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác- Lênin để nghiên cứu, nhìn nhận, đánh giá mối quan hệ nói trên. Về phương pháp cụ thể, sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để nghiên cứu vấn đề đặt ra. Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu , bảo đảm sự đúng đắn, khách quan, trung thực của sự kiện. Chú ý các sự kiện tiêu biểu nhằm chứng minh, làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài - Cung cấp một nguồn tài liệu quý giá cho người đọc khi tìm hiểu về lịch sử quan hệ đối ngoại của Thái Lan từ 1824 đến 1910. - Khóa luận đã khôi phục lại bức tranh lịch sử về mối quan hệ đối ngoại của Thái Lan với các nước phương Tây vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Nghiên cứu về mối quan hệ này rút ra được đặc điểm và những bài học kinh nghiệm của quá khứ để vận dụng vào thực tiễn. 7.Bố cục đề tài Ngoài phần mục lục, mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận được kết cấu theo 3 chương: Chương 1, Cơ sở của quan hệ đối ngoại của Thái Lan với phương Tây từ Rama III đến Rama V (1824 - 1910). Chương 2, Quan hệ của Thái Lan với các nước phương Tây từ Rama III đến Rama V( 1824-1910). Chương 3, Đặc điểm mối quan hệ và tác động của nó đối với nền độc lập và phát triển của Thái Lan. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA THÁI LAN VỚI PHƯƠNG TÂY TỪ RAMA III ĐẾN RAMA V (1824-1910) 1.1. Khái quát tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Thái Lan từ năm 1824 đến năm 1910 1.1.1. Khái quát về tình hình chính trị Nước Thái Lan từ năm 1824 đến năm 1910 dưới sự trị vì của các vị vua Rama nổi tiếng trong lịch sử: vua Chetxabôđin (Rama III), vua MôngKut (Rama IV), vua Chulalongkorn (Rama V). Đây là thời kỳ có nhiều biến động phức tạp trong lịch sử Thái Lan. Về tình hình quốc tế trong khu vực trở nên phức tạp hơn đối với Thái Lan (Xiêm). Tháng 3-1824, hiệp ước Anh - Hà Lan được ký kết, theo đó Mã Lai trở thành khu vực ảnh hưởng của Anh. Điều này có nghĩa là kể từ nay, trên bán đảo Malacca, Anh trở thành kẻ cạnh tranh chính đối với Xiêm. Mặt khác, cũng thời gian này, cuộc chiến tranh Anh - Miến Điện bùng nổ. Cuộc chiến tranh này có ảnh hưởng to lớn tới việc xác định chính sách của Xiêm khi đó. Quan hệ Xiêm - Miến Điện tiếp tục xấu đi trong không khí thù địch. Năm 1823, vua Miến Điện là Batgido đã đề nghị Minh Mạng ký kết một liên minh chống Xiêm. Nhưng hoàng đế Minh Mạng đã thông báo bức thư này cho triều đình Xiêm biết. Điều đó chứng tỏ rằng, quan hệ Xiêm - Việt ở ngay cấp độ nhà nước phong kiến trong thế kỷ XIX không phải lúc nào cũng là sự tranh chấp thù địch như người ta thường chỉ phóng đại một chiều. Trong khi đó, người Anh vốn trung thành với truyền thống tiến hành chiến tranh bằng bàn tay của người khác vẫn không ngừng lôi kéo Xiêm vào cuộc chiến tranh chống Miến Điện. Tình hình quốc tế phức tạp đó đã diễn ra trong khi nội bộ triều đình Xiêm lại có những phức tạp nhất định xung quanh việc kế ngôi vua. Sau khi vua Rama II qua đời, thì ngai vàng thuộc về Chao pha MôngKut, hoàng tử con trai cả của nhà vua và chính cung hoàng hậu lúc này mới 20 tuổi. Nhưng do tính đến diễn biến của tình hình quốc tế phức tạp như trên, đa số tầng lớp phong kiến quý tộc Xiêm cho rằng phải có một người “ già dặn” đủ kinh nghiệm hơn để cầm quyền đất nước trong lúc này. Người đó theo họ là hoàng tử Chetxabôđin 37 tuổi con của vua Rama II và bà vợ thứ. Ngay từ thời Rama II còn sống quyền hành chủ yếu đã tập trung vào tay Chetxabôđin. Vì thế mà ngày 1-08-1824 ông đã chính thức đăng quang với vương hiệu Rama III (1824-1851) còn hoàng tử Môngkut đã vào chùa đi tu. Rama III tỏ ra hết sức năng động trong chính sách đối nội và đối ngoại. Về đối ngoại, ông nối lại quan hệ với các nước phương Tây sau một thời gian “đóng cửa” cho phép các thương nhân nước ngoài vào buôn bán trên lãnh thổ Xiêm, chấp nhận nhượng bộ một số quyền lợi để giữ vững quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng cũng như với phương Tây. Về đối nội, ông ban hành nhiều chính sách phát triển đất nước, xây dựng lực lượng quốc phòng - an ninh tạo sức mạnh nội lực để bảo vệ nền độc lập chủ quyền cho đất nước. Thời kỳ này do ách áp bức bóc lột nặng nề của các thương nhân nước ngoài đã gây nên sự bất bình đẳng của nông dân và thợ thủ công, đặc biệt là vào cuối thời cầm quyền của vua Rama III. Trong điều kiện đó, Rama III đã thi hành chính sách đối nội mềm dẻo, thậm chí theo truyền thống gia trưởng Phật giáo, trước hoàng cung Rama III cho treo một chiếc trống để thần dân qua đó có thể gặp được nhà vua khi cần. Rama III cho xây dựng một loạt các căn nhà đặc biệt để ban phát ân huệ cho người nghèo, thủ tiêu một số loại thuế như thuế đánh bắt cá, thuế lượm trứng rùa,… Thậm chí, đôi khi Rama III còn tha thuế cho những người dân quá nghèo. Nói tóm lại, Rama III đã làm tất cả những gì có thể làm được để có được uy tín trong nhân dân, để đoàn kết những người bị chính giai cấp phong kiến bóc lột xung quanh nhà vua dưới ngọn cờ của Phật giáo và chủ nghĩa gia trưởng. Ngày 3-04-1851 Rama III qua đời, nhưng các con của ông không chiếm được ngai vàng mà ngôi vua thuộc về Chao pha Môngkut, con trưởng của Rama II (1809-1824) và chính cung hoàng hậu, người đúng ra đã lên ngôi hợp pháp từ năm 1824 sau khi vua Rama II qua đời. Môngkut lên ngôi với vương hiệu là Rama IV, 27 năm sống trong tu viện dưới thời Rama III không phải là uổng công với Môngkut. Ông luôn suy nghĩ, một mai lên ngai vàng sẽ lãnh đạo đất nước ra sao? Sau khi lên ngôi, ông đã tiến hành củng cố, “đổi mới” bộ máy chính quyền chóp bu, ông dựa vào tầng lớp đại phong kiến cao cấp, mà quan trọng là những người có cùng tư tưởng hoặc học vấn Tây phương như mình, ông tiến hành thay đổi một loạt chức vụ quan trọng khác làm chỗ dựa cho mình. Rama IV cũng kiên quyết đoạn tuyệt với những truyền thống cũ không hợp lý của nền ngoại giao Xiêm. Về đối ngoại, Rama IV tiến hành chính sách “mở cửa” quan hệ với các nước tư bản phương Tây. Trước sức ép của chủ nghĩa thực dân phương Tây, để giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước, Rama IV đã phải chấp nhận nhượng bộ một số quyền lợi của đất nước, thực hiện chính sách “đổi đất lấy hòa bình” bằng việc ký các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây như: với Anh (1855), với Mỹ (1856), Đan Mạch (1856), Bồ Đào Nha (1859), Hà Lan (1860), Phổ (1862),... Chính nhờ chính sách “lựa chiều” hết sức khôn khéo đó đã đưa Xiêm vượt qua nguy hiểm, nền độc lập tưởng chừng mong manh nhưng vẫn được giữ vững. Dưới thời hoàng tử Chulalongkorn cầm quyền (1868), Rama V đã từng bước củng cố lại đất nước bằng công cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực theo hướng “mở cửa” theo tinh thần phương Tây, nhưng vẫn cố gắng bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước cũng như quyền lợi của giai cấp phong kiến. Đoạn tuyệt với những tập tục vững chắc đầu tiên là việc nhà vua tuyên bố bãi bỏ việc quỳ lạy nhà vua. Theo ông thần phục trong điều kiện bắt buộc không có nghĩa là hạ mình. Ông chủ trương phải thủ tiêu chế độ nô lệ ở Xiêm. Sở dĩ như vậy vì vào cuối thế kỷ XIX, nô lệ ở Xiêm chiếm tới 1/3 dân số Xiêm. Chế độ nô lệ là một cản trở lớn trên con đường phát triển kinh tế hàng hóa của Xiêm khi đó mặc dù Rama IV đã có những biện pháp để hạn chế chế độ nô lệ trước đó. Năm 1874 Chulalongkorn đã ban hành sắc lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ vì nợ trong vùng lãnh thổ Xiêm. Với các đối tượng nô lệ khác, ông cũng quy định rút ngắn thời hạn giải phóng họ. Đồng thời, tính đến những tập tục truyền thống lâu đời “không thể thay đổi trong một đêm được”. Phải đến năm 1905, đạo luật bãi bỏ chế độ nô lệ dưới hình thức mới được ban hành và chế độ nô lệ mới bị thủ tiêu ở Xiêm. Trước đó, năm 1899 chế độ lao dịch cho nhà nước cũng bị xóa bỏ, nông dân được giải phóng khỏi lao dịch trong 3 tháng trong mỗi năm. Hai cải cách trên đây có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đã trực tiếp giải phóng sức lao động và khuyến khích nông dân sản xuất, nông nghiệp hàng hóa phát triển. Năm 1892, Rama V bắt đầu tiến hành mạnh mẽ cuộc cải cách hành chính, sau khi cử nhiều đoàn nghiên cứu đi tham quan ở nước ngoài, chủ yếu là châu Âu, Chulalongkorn quyết định lấy mô hình nhà nước quân chủ lập hiến kiểu Đức làm mô hình xây dựng nhà nước Xiêm lúc này. Năm 1902, Chulalongkorn cho thành lập trường đào tạo về chính trị cho các thành viên của hoàng gia để họ có được khả năng quản lý, lãnh đạo các hoạt động khác nhau trong chính phủ. Chulalongkorn còn có nhiều cải cách quan trọng trong các lĩnh vực khác như: Luật pháp, quân sự,... tạo nên sức mạnh nội lực phòng thủ đất nước. Như vậy, từ năm 1824 đến năm 1910 là thời kỳ có nhiều biến động với nhiều khó khăn phức tạp về chính trị ở Thái Lan. Tuy nhiên các nhà cầm quyền với nhiều chính sách khôn khéo, phù hợp đã chèo lái được đất nước vượt qua sóng gió, hiểm nguy, giữ vững nền độc lập và phát triển đất nước . 1.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế Nằm ở vị trí địa lý quan trọng ở khu vực Đông Nam Á – Thái Lan gắn với lục địa châu Á, vừa vươn mình ra biển giữa một bên là Ấn Độ Dương ở phía Tây và một bên là Thái Bình Dương ở phía Đông. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi này nên ngay từ khi hình thành, Thái Lan đã thực hiện chính sách thông thương với thế giới bên ngoài. Bên cạnh mối quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực, Thái Lan (Xiêm) trở thành địa chỉ dừng chân và trạm trung chuyển hàng hóa trên con đường thương mại Đông - Tây. Trước khi người phương Tây đến thì ở Xiêm đã có mặt đông đảo các thương nhân như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… Từ cuối thế kỷ XVI, sau khi giành được độc lập trước quân Miến Điện vào năm 1590, Xiêm bước vào giai đoạn phát triển mới. Hòa bình đã làm cho đất nước Xiêm được hồi sinh và mang đến sự thịnh vượng và phát triển rực rỡ ở thế kỷ XVII. Trong suốt các thế kỷ sau đó, nền kinh tế hàng hóa của Xiêm tiếp tục phát triển, buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nước Xiêm lúc này trở thành trung tâm kinh tế phát triển bậc nhất Đông Nam Á. Kinh đô Bangkok của vương triều là một thành phố quốc tế có hoạt động thương mại tấp nập và cởi mở. Các thương gia Trung Quốc, Trung Đông và nhiều vùng khác đã đến đây buôn bán. Các vị vua Rama vì thế thường suy nghĩ với tầm nhìn quốc tế. Với việc mở cửa nền kinh tế vào năm 1855, Bangkok đã trở thành trung tâm buôn bán của khu vực: Thật khó có thể tìm được bến cảng nào rộng lớn, được bảo vệ chắc chắn, có khả năng cho phép hàng nghìn tàu cập bến. Sự phát triển của các yếu tố bên ngoài như thị trường đường thế giới và dòng người Hoa nhập cư ngày một tăng đã làm cho lao động làm thuê, dịch vụ bán buôn và bán lẻ phát triển một cách tự nhiên và dễ dàng. Trong thời gian từ 1882 đến 1910 đã có gần một triệu người Trung Quốc đến Xiêm sinh sống và làm ăn, chiếm khoảng 10% tổng dân số Thái Lan. Trong suốt quá trình phát triển của mình, chính quyền trung ương Xiêm trước sau như một thực hiện chính sách bảo hộ cho các hoạt động kinh doanh của Hoa Kiều. Để đổi lại Hoa kiều phải chia lợi tức từ việc kinh doanh buôn bán cho tầng lớp quan lại Xiêm. Đó là mối quan hệ "có đi có lại”, cộng sinh, không thể thiếu được giữa Hoa kiều và giai cấp thống trị Xiêm. Việc ký các hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài dưới thời Môngkut đã tạo điều kiện “mở cửa” cho tư bản
Luận văn liên quan