Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc buôn bán giao lưu thương
mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển ở khắp mọi nơi. Chính vì vậy,
thương mại quốc tế trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Việt Nam ngày
càng tăng cường mở rộng quan hệ với thế giới trong những năm gần đây và
mối quan hệ thương mại ngày một hiệu quả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một
ví dụ điển hình. Đây là một trong những mối quan hệ kinh tế được nhiều
doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt sự quan tâm hàng đầu.
Kể từ khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, quan hệ
thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được cải thiện và xúc tiến
theo chiều hướng tích cực với tốc độ nhanh. Nhưng phải đến tháng 7/1995,
khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao, hoạt động kinh tế giữa
hai nước mới thực sự phát triển. Sau tuyên bố bình thường hoá quan hệ với
Việt Nam, việc ký kết Hiệp định T hương mại song phương (BTA) vào năm
2001 là một bước tiến hơn nữa trong quan hệ giữa hai nước, một mối quan hệ
bình đẳng, cùng có lợi trong thời kỳ mới. Với việc dỡ bỏ hàng loạt các hàng
rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh hai
chiều, Hiệp định đã tạo ra sự lưu thông hàng hoá tự do, tăng cả về số lượng và
chất lượng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Năm 2007, Việt Nam và Hoa Kỳ đã
chính thức ký hiệp định khung Thương mại và đầu tư (TIFA), hiệp định này
được đánh giá là cột mốc mới trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai
nước. TIFA tạo dựng một nền tảng để hai nước có thể phát triển quan hệ
thương mại đầu tư sâu rộng hơn qua WTO và BTA, đồng thời giải quyết
những tranh chấp thương mại song phương.
Đối với quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, sự hợp tác bình đẳng trong lĩnh
vực thương mại sẽ giúp hai nước có được những lợi ích to lớn trong tương lai.
2
Một khi mối quan hệ thương mại được phát triển thì các mối quan hệ giữa hai
quốc gia trên những lĩnh vực khác cũng được cải thiện. Tiềm năng hợp tác
kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là rất lớn và cần nha nh chóng
tạo môi trường thuận lợi nhằm biến tiềm năng này thành hiệu quả kinh tế thực
sự. Do đó việc tìm hiểu và nghiên cứu về mối quan hệ thương mại giữa hai
quốc gia là việc làm cần thiết hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài khóa
luận tốt nghiệp: “ Quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập” được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu cơ
sở lý luận của mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời
phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai quốc
gia trong giai đoạn 2000 – 2009, từ đó đề xuất những triển vọng, giải pháp
nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Khóa luận được
thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và thống kê thông
tin.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
bao gồm ba chương:
Chương I : Cơ sở lý luận chung của quan hệ thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa
Việt Nam – Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập
Chương III: Các giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại
hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Nguyễn Lệ
Hằng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Bài khóa
luận không tránh khỏi những sai sót, sửa chữa cần phải bổ sung nên em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
95 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và hoa kỳ trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA
VÀ DỊCH VỤ GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hƣơng Giang
Lớp : Anh 8
Khóa : 45B
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Lệ Hằng
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
BTA Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
TIFA Hiệp định khung Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ
TBCN Tư bản chủ nghĩa
TPC Uỷ ban Chính sách Thương mại
NT Nguyên tắc đối xử quốc gia
PNTR Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn
CPCS Uỷ ban An toàn sản phẩm cho người tiêu dùng Hoa Kỳ
L/C Thư tín dụng
SP Sản phẩm
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Tên Trang
1. Hình 1. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ
giai đoạn 2000 – 2009…………………………………….. 44
2. Hình 2. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang
Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2005……………………………. 45
3. Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu một số hàng hóa của Việt
Nam sang Hoa Kỳ năm 2009……………………………… 46
4. Hình 3. Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2009…………………………………….. 47
5. Hình 4. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt
Nam giai đoạn 2000 – 2009……………………………….. 48
6. Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ sang
Việt Nam năm 2009……………………………………….. 48
7. Hình 5. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang Hoa Kỳ giai đoạn 2006 – 2009………………………. 51
8. Hình 6. Kim ngạch xuất khẩu gỗ từ Việt Nam sang Hoa
Kỳ giai đoạn 2003 – 2009…………………………………. 53
10. Hình 7. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang
Hoa Kỳ giai đoạn 2006 – 2009……………………………. 54
11. Hình 8. Kim ngạch xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang
Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2009……………………………. 55
12. Bảng 3. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ vào
Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009.......................................... 57
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUAN HỆ THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ ....................................................................... 3
I. Cơ sở lý luận chung của thƣơng mại quốc tế....................................... 3
1. Khái niệm về quan hệ kinh tế quốc tế và thƣơng mại quốc tế ........... 3
2. Một số lý thuyết cơ bản về thƣơng mại quốc tế .................................. 4
2.1. Thuyết trọng thƣơng ..................................................................... 4
2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ................................ 6
2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo ...................................... 7
2.4. Lý thuyết Heckscher – Ohlin (H – O) ........................................... 9
3. Đặc điểm chủ yếu của thƣơng mại quốc tế ........................................ 11
4. Tầm quan trọng của thƣơng mại quốc tế .......................................... 12
II. Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ .............................. 13
1. Khái quát về Hoa Kỳ .......................................................................... 13
1.1. Lịch sử, địa lý, con ngƣời ............................................................ 13
1.2. Hệ thống chính trị pháp luật ....................................................... 16
1.3.Cơ chế hoạch định chính sách thƣơng mại ................................. 18
1.4. Một số nét về nền kinh tế Hoa Kỳ ............................................... 21
2. Lợi ích của hai quốc gia trong việc thúc đẩy mối quan hệ thƣơng mại
trong bối cảnh hội nhập ......................................................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA
VÀ DỊCH VỤ GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP ................................................................................................. 27
I. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ......... 27
1. Một số nét khái quát về lịch sử thƣơng mại giữa hai quốc gia ......... 27
2. Các thỏa thuận quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia 28
2.1. Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) ................... 28
2.1.1. Tiến trình đàm phán ................................................................. 28
2.1.2. Nội dung cơ bản ........................................................................ 30
2.1.3. Ý nghĩa của Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)
............................................................................................................. 38
2.2. Quy chế Thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR) ............... 40
2.3. Hiệp định khung về Thƣơng mại và Đầu tƣ (TIFA) .................. 42
II. Thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giai
đoạn 2000 – 2009 .................................................................................... 43
1. Kim ngạch buôn bán hai chiều trong giai đoạn 2000 – 2009 ............ 43
1.1. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ....................... 43
1.2. Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam ....................... 46
2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ........ 50
2.1. Hàng dệt may ............................................................................... 50
2.2. Gỗ và sản phẩm gỗ ....................................................................... 52
2.3. Hàng thủy sản .............................................................................. 53
2.4. Giày dép ....................................................................................... 55
2.5. Các sản phẩm khác ...................................................................... 56
3. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam ........... 57
III. Đánh giá chung về quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
trong bối cảnh hội nhập ......................................................................... 58
1. Những thuận lợi .................................................................................. 58
2. Những điểm hạn chế và thách thức ................................................... 60
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ THƢƠNG
MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
..................................................................................................................... 65
I. Triển vọng thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh hội
nhập ......................................................................................................... 65
1. Dự báo sự phát triển của nền kinh tế thế giới ................................... 65
2. Dự báo triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ trong thời gian tới ..................................................................... 67
II. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập ........................................................... 68
1. Những giải pháp vĩ mô ....................................................................... 68
1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật phù hợp
với những thỏa thuận đã ký kết giữa hai nƣớc ................................. 68
1.2. Tăng cƣờng quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nƣớc ............. 70
1.3. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trƣờng và các
hoạt động xúc tiến thƣơng mại .......................................................... 71
1.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................ 73
2. Những giải pháp vi mô ....................................................................... 75
2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng ................................. 75
2.2. Tích cực tìm hiểu các phong tục tập quán và các quy tắc thƣơng
mại ....................................................................................................... 77
2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ..................... 80
2.4. Giải pháp về vốn .......................................................................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 87
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc buôn bán giao lưu thương
mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển ở khắp mọi nơi. Chính vì vậy,
thương mại quốc tế trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Việt Nam ngày
càng tăng cường mở rộng quan hệ với thế giới trong những năm gần đây và
mối quan hệ thương mại ngày một hiệu quả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một
ví dụ điển hình. Đây là một trong những mối quan hệ kinh tế được nhiều
doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt sự quan tâm hàng đầu.
Kể từ khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, quan hệ
thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được cải thiện và xúc tiến
theo chiều hướng tích cực với tốc độ nhanh. Nhưng phải đến tháng 7/1995,
khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao, hoạt động kinh tế giữa
hai nước mới thực sự phát triển. Sau tuyên bố bình thường hoá quan hệ với
Việt Nam, việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA) vào năm
2001 là một bước tiến hơn nữa trong quan hệ giữa hai nước, một mối quan hệ
bình đẳng, cùng có lợi trong thời kỳ mới. Với việc dỡ bỏ hàng loạt các hàng
rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh hai
chiều, Hiệp định đã tạo ra sự lưu thông hàng hoá tự do, tăng cả về số lượng và
chất lượng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Năm 2007, Việt Nam và Hoa Kỳ đã
chính thức ký hiệp định khung Thương mại và đầu tư (TIFA), hiệp định này
được đánh giá là cột mốc mới trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai
nước. TIFA tạo dựng một nền tảng để hai nước có thể phát triển quan hệ
thương mại đầu tư sâu rộng hơn qua WTO và BTA, đồng thời giải quyết
những tranh chấp thương mại song phương.
Đối với quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, sự hợp tác bình đẳng trong lĩnh
vực thương mại sẽ giúp hai nước có được những lợi ích to lớn trong tương lai.
1
Một khi mối quan hệ thương mại được phát triển thì các mối quan hệ giữa hai
quốc gia trên những lĩnh vực khác cũng được cải thiện. Tiềm năng hợp tác
kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là rất lớn và cần nhanh chóng
tạo môi trường thuận lợi nhằm biến tiềm năng này thành hiệu quả kinh tế thực
sự. Do đó việc tìm hiểu và nghiên cứu về mối quan hệ thương mại giữa hai
quốc gia là việc làm cần thiết hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài khóa
luận tốt nghiệp: “Quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập” được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu cơ
sở lý luận của mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời
phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai quốc
gia trong giai đoạn 2000 – 2009, từ đó đề xuất những triển vọng, giải pháp
nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Khóa luận được
thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và thống kê thông
tin.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
bao gồm ba chương:
Chương I : Cơ sở lý luận chung của quan hệ thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa
Việt Nam – Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập
Chương III: Các giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại
hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Nguyễn Lệ
Hằng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Bài khóa
luận không tránh khỏi những sai sót, sửa chữa cần phải bổ sung nên em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUAN HỆ THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
I. Cơ sở lý luận chung của thƣơng mại quốc tế
1. Khái niệm về quan hệ kinh tế quốc tế và thƣơng mại quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế là “Mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa hai hoặc
nhiều nước, là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước”
(GS.TS Võ Thanh Thu, 2005, trích dẫn trong Quan hệ kinh tế quốc tế, trang
1). Nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực
như: lĩnh vực dịch vụ quốc tế (du lịch, giao thông, vận tải,…); lĩnh vực đầu tư
quốc tế (đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, tín dụng quốc tế); lĩnh vực tài chính
(vay nợ, thanh toán quốc tế); lĩnh vực chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quốc
tế;… và trong đó phải kể đến lĩnh vực thương mại quốc tế, một lĩnh vực đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế thế giới.
Mặc dù đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người nhưng tầm quan
trọng về kinh tế, xã hội và chính trị của thương mại quốc tế mới được chú ý
trong vài thế kỷ trở lại đây. Thương mại quốc tế có thể hiểu một cách đơn
giản là việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia tuân theo nguyên tắc trao đổi
ngang giá nhằm mang lại lợi ích cho các bên. Hàng hóa trong thương mại
quốc tế có thể chia làm hai loại chính là hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô
hình. Hàng hóa hữu hình gồm có: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, lương
thực thực phẩm, các sản phẩm tiêu dùng. Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai
trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động mua
bán các loại hàng hóa này được gọi là thương mại hàng hóa. Hàng hóa vô
hình có thể kể đến như: các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát minh,
phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị
máy móc, dịch vụ du lịch,… Đây là bộ phận có tỉ trọng ngày một gia tăng phù
hợp với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và việc phát triển
3
các ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Hoạt động mua bán các đối tượng này
được gọi là thương mại dịch vụ.
2. Một số lý thuyết cơ bản về thƣơng mại quốc tế
2.1. Thuyết trọng thƣơng
Chủ nghĩa trọng thương là hệ thống tư tưởng đầu tiên của giai cấp tư
sản ra đời trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, phát sinh
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn
sang kinh tế thị trường. Nó ra đời vào khoảng từ thế kỷ XVI và tồn tại đến thế
kỷ XVIII. Về mặt lịch sử, đây là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất
nhỏ và tích lũy tiền tệ ở ngoài phạm vi các nước Châu Âu, bằng cách ăn cướp
và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường
ngoại thương. Vì vậy, vấn đề tích lũy tiền tệ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho
sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Các tác giả của chủ nghĩa trọng thương là một
nhóm phức tạp, trong đó gồm có nhiều thương gia. Tuy ít có sự nhất quán và
tính liên tục trong số các học giả trọng thương nhưng giữa họ cũng có một số
điểm chung nhất định.
Trước hết, học thuyết trọng thương đề cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ
là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. Do đó, mục tiêu chủ yếu của mỗi nước là
phải gia tăng được khối lượng tiền tệ. Điểm xuất phát của chủ nghĩa trọng
thương cho rằng sự phồn vinh của một quốc gia được đo bằng lượng tài sản
mà quốc gia đó nắm giữ (vàng, bạc). Một nước càng có nhiều tiền thì càng
giàu có, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ.
Hoạt động thương mại được những người theo chủ nghĩa trọng thương đặc
biệt coi trọng và trước hết là ngoại thương. Đối với họ, những hoạt động nào
không dẫn đến tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, không có lợi và
chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải vì nó làm
tăng thêm khối lượng tiền tệ. Theo chủ nghĩa trọng thương, khi tham gia vào
thương mại quốc tế, muốn có nhiều tiền thì phải thực hiện xuất siêu, phải đạt
4
được thặng dư thương mại, nhất là với các nước thuộc địa. Về lợi nhuận trong
thương mại, họ cho rằng nó là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra,
là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt giống như chiến
tranh. Họ cho rằng trao đổi phải có một bên thua để bên kia được, một dân tộc
muốn làm giàu được phải có sự hy sinh đánh đổi bởi một dân tộc khác. Vai
trò của Nhà nước được đề cao trong chủ nghĩa trọng thương đối với việc điều
tiết nền kinh tế. Trong điều kiện mới ra đời, chủ nghĩa tư bản non yếu chỉ có
thể tồn tại và phát triển dưới sự ủng hộ, giúp đỡ của Nhà nước. Để có thể đẩy
mạnh xuất khẩu, thực hiện xuất siêu thì phải dùng các biện pháp hỗ trợ của
Nhà nước như: khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ về mặt tài chính, trợ giá, bù
giá cho nhà xuất khẩu,… Muốn hạn chế nhập khẩu thì Nhà nước phải áp dụng
các biện pháp bảo hộ mậu dịch. Vào cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa trọng
thương bắt đầu suy yếu, lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương với thể
chế nghiêm ngặt qua việc giữ độc quyền ngoại thương đã bắt đầu mâu thuẫn
với đông đảo các tầng lớp tư sản công nghiệp, nông nghiệp và nội thương.
So với những chính sách kinh tế thời Trung cổ, chủ nghĩa trọng thương
là một bước tiến lớn. Nó cắt đứt với những truyền thống tự nhiên, giáo huấn
luân lý trong kinh thánh ở thời kỳ trước đó. Cách lập luận về thặng dư trong
hoạt động ngoại thương đến nay vẫn còn giá trị khi cho rằng năng lực sản
xuất trong nước vượt quá mức cầu thì việc khuyến khích xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu là điều đúng đắn. Tuy nhiên, các học giả trọng thương dánh giá
quá cao vai trò của Nhà nước, họ chưa biết và không thừa nhận các quy luật
kinh tế. Do đó, lý luận của chủ nghĩa trọng thương còn mang nặng tính kinh
nghiệm. Bên cạnh đó, các học giả này còn mắc sai lầm khi coi vàng, bạc là
hình thức của cải duy nhất của các quốc gia, coi thương mại là một “trò chơi”
có tổng lợi ích bằng không. Họ chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa trong
thương mại quốc tế, chưa tìm thấy hiệu quả trong quá trình chuyên môn hóa
5
sản xuất, trao đổi và chưa nhận thức được rằng các kết luận họ đưa ra không
thể áp dụng cho mọi trường hợp.
2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723 – 1790) là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở
Anh và trên thế giới, ông là người đã mở ra giai đoạn mới của sự phát triển
các học thuyết kinh tế thị trường. Tác phẩm nổi tiếng của ông “Sự giàu có của
các quốc gia” (The Wealth of Nations) được xuất bản vào năm 1776. Trong
tác phẩm này, ông đã xác định hai nhiệm vụ chính của kinh tế chính trị: thứ
nhất là phân tích thực tiễn khách quan nền kinh tế và giải thích tính quy luật
phát triển của nó; thứ hai là đưa ra những đề nghị cụ thể về chính sách kinh tế
cho Nhà nước và doanh nghiệp. Ông tỏ ý nghi ngờ về giả thuyết của chủ
nghĩa trọng thương khi cho rằng sự giàu có của một quốc gia chỉ phụ thuộc
vào số của cải mà quốc gia đó nắm giữ. Theo Adam Smith, nguồn gốc của sự
giàu có không phải là do ngoại thương mà là do sản xuất công nghiệp. Ông
cho rằng sự giàu có thực sự thể hiện ở tổng số hàng hóa và dịch vụ mà quốc
gia ấy sẵn có. Thương mại quốc tế phải dựa trên cơ sở tự nguyện, các bên
cùng có lợi và sự trao đổi phải là ngang giá. Mọi hành vi kinh tế của mỗi cá
nhân đều được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình, đó là tư lợi. Mỗi người khi
làm được việc gì thì chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nhưng khi thực hiện được
mục đích đó, họ lại đồng thời đáp ứng lợi ích của tập thể xã hội. Do đó, Nhà
nước không cần can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân, mà
hãy để cho họ tự do hoạt động và khi hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế cũng
được điều tiết theo hướng tích cực. Đây chính là cơ sở để hình thành nên lý
thuyết lợi thế tuyệt đối.
Lợi thế tuyệt đối của một quốc gia về một sản phẩm nghĩa là quốc gia
đó sản xuất ra sản phẩm đó với các chi phí thấp hơn các nước khác. Cơ sở
mậu dịch g